intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thử nghiệm mô hình nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) năng suất cao tại Khánh Hòa

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

62
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung phát triển hết sức mạnh mẽ trong những năm gần đây và giữ một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển thủy sản của cả nước. Nghiên cứu thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ thương phẩm năng suất cao (15 tấn/ha/vụ) được thực hiện trong năm 2011-2012 tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Cam Ranh - Khánh Hòa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thử nghiệm mô hình nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) năng suất cao tại Khánh Hòa

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG<br /> (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) NĂNG SUẤT CAO TẠI KHÁNH HÒA<br /> EXPERIMENTS ON HIGH PRODUCTIVE FARMING MODEL OF WHITELEG SHRIMP<br /> (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) IN KHANH HOA<br /> Ngô Văn Lực1<br /> Ngày nhận bài: 29/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 28/02/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung phát triển hết sức mạnh mẽ trong những<br /> năm gần đây và giữ một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển thủy sản của cả nước. Nghiên cứu thử nghiệm<br /> mô hình nuôi tôm thẻ thương phẩm năng suất cao (15 tấn/ha/vụ) được thực hiện trong năm 2011 - 2012 tại Viện Nghiên cứu<br /> Nuôi trồng Thủy sản Cam Ranh - Khánh Hòa. Tôm được nuôi trong 3 ao có diện tích 500m2, đáy phủ bạt và nuôi theo hình<br /> thức thâm canh, sử dụng chế phẩm sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển<br /> tốt. Các biện pháp kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh được thực hiện nghiêm ngặt, do đó, tôm nuôi<br /> khỏe mạnh, không bị bệnh. Sau 90 ngày nuôi, với mật độ nuôi 150 con/m2, tỷ lệ sống đạt 86 - 89%, năng suất bình quân đạt<br /> 15,3 tấn/ha/vụ. Sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận thu được đạt 54,08 triệu đồng/ha/vụ. Nghiên cứu cho thấy, có thể áp<br /> dụng mô hình nuôi tôm năng suất cao, sử dụng chế phẩm sinh học để nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường ao nuôi.<br /> Từ khóa: kỹ thuật nuôi, mô hình nuôi, năng suất cao, tôm thẻ chân trắng<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Whiteleg shrimp grow-out culture industry in Khanh Hoa province in particular and in Vietnam in general has<br /> significantly developed in recent years and played a very important role in the national fisheries development<br /> policies. Study on experimental model of high productive shrimp farming (15 tons/ha/crop) was carried out in 2011 - 2012<br /> in Cam Ranh Institute of Aquaculture, Khanh Hoa province. The shrimp was cultured in 500 m2 with HDPE bottom coverd ponds and applying the intensive culture model using probiotics. The results showed that the whiteleg shrimp well<br /> grew and developed under the environments. The technical cultured methods, water quality managements and diseases<br /> prevention and treatments were strictly and well managed, therefore, the shrimp was healthy and free diseased infections.<br /> After 90 day culture periods, at a density of 150 individuals/m2, survival rate ranged 86 – 89%, and average yield gained<br /> 15.3 tons/ha/crop. After deducting production costs, the profits achieved about 54.08 millions VND/ha/crop. This study<br /> showed a potential application of this high productive shrimp farming model using probiotics for improving cultured<br /> productivity and protecting environments.<br /> Từ khóa: culture technique, cultured model, high productivity, Whiteleg shrimp<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề nuôi<br /> tôm thẻ chân trắng ở nước ta phát triển hết sức<br /> mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong kim<br /> ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Đồng thời,<br /> cũng giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thu<br /> nhập và cải thiện đời sống của nhiều nông ngư<br /> <br /> 1<br /> <br /> dân (Tổng cục Thủy sản, 2011a). Khánh Hòa là địa<br /> phương có diện tích nuôi tôm vào loại lớn ở miền<br /> Trung, tập trung chủ yếu tại các vùng Cam Lâm,<br /> Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa và Vạn Ninh.<br /> Ngành thủy sản đóng góp 60% tổng kim ngạch<br /> xuất khẩu của địa phương, xếp thứ ba cả nước về<br /> kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm (hơn 300<br /> <br /> ThS. Ngô Văn Lực: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 42 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> triệu USD) và luôn được xác định là ngành kinh tế<br /> mũi nhọn của tỉnh (Nguyễn Văn Phát, 2011; Thủ<br /> tướng Chính phủ, 2010).<br /> Tôm thẻ chân trắng, đối tượng nhập nội vào<br /> nước ra từ năm 2002, có nhiều ưu điểm nổi bật so<br /> với tôm sú như sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi<br /> ngắn, năng suất cao và thích ứng tốt với các yếu tố<br /> môi trường (Tổng cục Thủy sản, 2011; Viện Nghiên<br /> cứu Nuôi trồng Thủy sản III, 2009). Chính vì vậy,<br /> tôm thẻ chân trắng đã và đang là đối tượng nuôi<br /> phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước, thay<br /> thế cho các đối tượng nuôi kém hiệu quả và các<br /> diện tích nuôi tôm sú bỏ hoang do bị nhiễm bệnh.<br /> Tuy nhiên, việc chạy đua theo lợi nhuận, thiếu quy<br /> hoạch và không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật<br /> (chất lượng giống, mật độ, quy trình chuẩn bị ao,<br /> các biện pháp phòng trị bệnh, xả chất thải) đã làm<br /> gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh xảy ra trong<br /> thời gian gần đây ở nhiều vùng nuôi và gây thiệt hại<br /> đáng kể cho người nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát<br /> triển Nông thôn, 2008a; Cục Thống kê Khánh Hòa,<br /> 2010; Đào Văn Trí, 2009; Viện Nghiên cứu Nuôi<br /> trồng Thủy sản III, 2009). Hiện nay, nhiều quy trình<br /> nuôi tôm tiên tiến, thân thiện với môi trường đang<br /> được áp dụng nhằm nâng cao năng suất và tính ổn<br /> định cho hệ thống nuôi, trong đó, mô hình nuôi tôm<br /> sử dụng chế phẩm sinh học đang thể hiện được<br /> nhiều ưu điểm nổi bật. Nghiên cứu được thực hiện<br /> nhằm thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng<br /> thương phẩm năng suất cao theo hình thức thâm<br /> canh, sử dụng chế phẩm sinh học. Sự thành công<br /> của mô hình góp phần quan trọng trong việc nâng<br /> cao năng suất tôm nuôi, giảm nguy cơ dịch bệnh,<br /> bảo vệ môi trường sinh thái và gia tăng tính ổn định<br /> và bền vững cho nghề nuôi.<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm<br /> 2011 đến tháng 6 năm 2012 tại Viện Nghiên cứu<br /> Nuôi trồng Thủy sản Cam Ranh - Khánh Hòa.<br /> 1. Bố trí thí nghiệm<br /> Tôm he chân trắng cỡ Postlarvae 12 - 15 được<br /> thả nuôi thương phẩm trong thời gian khoảng<br /> 3 tháng. Tôm giống được nuôi trong ao có diện<br /> tích 500m2 có lót bạt. Ao có hệ thống sục khí đảm<br /> bảo đủ lượng oxy cung cấp cho tôm nuôi. Trong<br /> nghiên cứu này, thức ăn công nghiệp Nuri của công<br /> ty TNHH Uni-President Việt Nam với hàm lượng<br /> protein từ 36 - 42% được sử dụng tùy theo giai đoạn<br /> tôm nuôi. Đồng thời, chế phẩm vi sinh BRF-02 được<br /> sử dụng để xử lý môi trường nước ao nuôi. Sản<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> phẩm do công ty TNHH MTV TMDV Văn Kiếm Nhân<br /> nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam<br /> với thành phần gồm các nhóm vi khuẩn có lợi như:<br /> Bacillus licheniformis, B. Megaterium, B. Subtilis, B.<br /> polymyxa và Aspergillus oryzae.<br /> 2. Quy trình nuôi tôm he chân trắng<br /> Hệ thống công trình ao nuôi:<br /> Ao nuôi tôm he chân trắng có diện tích 500m2,<br /> độ sâu 1,8m được cấp nước ở mức 1,2 - 1,4m.<br /> Nguồn nước được bơm trực tiếp ngoài biển, qua ao<br /> lắng và ao xử lý hóa chất trước khi bơm vào ao nuôi.<br /> Bờ và đáy ao được phủ bạt chống thấm HDPE. Hệ<br /> thống cung cấp khí: Ao nuôi tôm được bố trí 2 hệ<br /> thống quạt nước (máy 2 HP, 5 cánh quạt, đặt cách<br /> bờ 2 - 3m) và sục khí đáy (máy thổi khí 2 HP, đẩy khí<br /> vào các ống nhựa sau đó xuống các dây khí có gắn<br /> đá bọt trong ao, số lượng là 1 cục/10m2).<br /> Cải tạo ao:<br /> Ao nuôi được cải tạo đúng quy trình kỹ thuật<br /> 5 - 10 ngày (tháo cạn nước, hút sạch bùn đáy, phơi<br /> khô đáy ao, trải bạt và rửa bạt), cấp nước qua lưới<br /> lọc với mức nước 1,2 - 1,5m. Nước sau khi cấp<br /> được xử lý hóa chất để loại diệt trừ mầm bệnh bằng<br /> Chlorin A 20 - 30ppm. Sau 5 ngày, tiến hành kiểm<br /> tra dư lượng Chlorine, bón phân, gây màu nước cho<br /> ao nuôi.<br /> Gây màu nước:<br /> Nước sau khi xử lý Chlorin A 5 ngày, tiến hành<br /> bón vôi Dolomite với lượng 100 kg/ha để tạo pH<br /> và độ kiềm thích hợp (pH từ 7,5 - 8,5; độ kiềm<br /> 80 - 120mg CaCO3/L). Sau đó, tiến hành bón phân<br /> đạm (Đạm Urea, NPK) và phân lân (KH2PO4) với<br /> lượng lần lượt là 5 và 2g/m3. Tiếp theo sử dụng chế<br /> phẩm vi sinh BRF-02 với lượng 0,5 - 1,0ppm. Sau<br /> 3 - 5 ngày, khi nước lên màu đạt độ trong 40cm, màu<br /> vàng nhạt, có thể tiến hành kiểm tra và thả giống.<br /> Kiểm tra các yếu tố môi trường:<br /> Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường trước khi thả<br /> giống: Oxy hòa tan trên 4 mg/L; pH 7,5 - 8,5; nhiệt<br /> độ nước 28 - 30oC; độ kiềm: 80 - 120mg CaCO3/L;<br /> NH3 < 0,1mg/L; H2S < 0,03mg/L; độ trong 30 - 40cm;<br /> độ mặn 15 - 25‰.<br /> Thả giống:<br /> Nguồn tôm giống: Tôm giống ở giai đoạn Post<br /> larvae 12 được sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ sạch<br /> bệnh đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn của Bộ Nông<br /> nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp<br /> và Phát triển nông thôn, 2008b, c). Chỉ tiêu cảm<br /> quan: tôm bơi thành đàn, ngược dòng, phản xạ<br /> nhanh nhẹn. Ngoại hình tự nhiên, tươi sáng, tỷ lệ<br /> thân cân đối, không có dấu hiệu lạ trên thân, đồng<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 43<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> đều về kích cỡ. Tiến hành xét nghiệm các bệnh<br /> tôm thông thường (Vi khuẩn, nguyên sinh động vật<br /> và các bệnh vi rút - bệnh Vi rút Taura (TSV), bệnh<br /> đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh vi<br /> rút hoại tử mô và cơ quan tạo máu (IHHNV), bệnh<br /> MBV (MBV)) theo quy định tại các cơ sở uy tín như<br /> trường, viện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và<br /> Phát triển nông thôn (2008 a, c). Trước khi tiến hành<br /> thả tôm, cần thuần hóa các yếu tố môi trường đặc<br /> biệt là nhiệt độ và độ mặn nhằm giảm thiểu nguy cơ<br /> tôm bị sốc. Mật độ thả là 150 con/m2.<br /> Chăm sóc quản lý:<br /> Tôm được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn<br /> công nghiệp, chia làm 4 - 5 lần/ngày. Bổ sung thêm<br /> khoáng (1 - 5mg/kg thức ăn) và vitamin C (5g/kg<br /> <br /> thức ăn). Tôm được cho ăn với lượng thức ăn theo<br /> hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên, có điều<br /> chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe của tôm, môi<br /> trường và dịch bệnh. Thường xuyên theo dõi các<br /> yếu tố môi trường, màu nước, hoạt động của tôm,...<br /> để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ sử dụng vôi,<br /> chế phẩm sinh học,... nhằm duy trì các yếu tố môi<br /> trường thích hợp cho tôm nuôi.<br /> 3. Theo dõi các yếu tố môi trường<br /> Các chỉ số yếu tố môi trường trong ao nuôi như<br /> nhiệt độ, pH, oxy, độ kiềm, độ mặn, độ trong, độ sâu,<br /> màu nước, N-NH3, N-NO2, H2S và các chỉ số COD<br /> (Chemical Oxygen Demand) và BOD (Biological<br /> Oxygen Demand) được xác định bằng các phương<br /> pháp thông dụng liệt kê ở bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường<br /> Yếu tố<br /> <br /> Dụng cụ đo<br /> <br /> Độ chính xác<br /> <br /> Thời điểm đo<br /> <br /> Ghi chú<br /> <br /> Nhiệt độ (oC)<br /> <br /> Nhiệt kế<br /> <br /> 1<br /> <br /> 6h, 14h<br /> <br /> Hàng ngày<br /> <br /> pH<br /> <br /> Test pH<br /> <br /> 0,3<br /> <br /> 6h, 14h<br /> <br /> Hàng ngày<br /> <br /> DO (mg/L)<br /> <br /> Test oxy<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 6h, 14h<br /> <br /> Hàng ngày<br /> <br /> N-NH3 (mg/L)<br /> <br /> Test NH3<br /> <br /> 0,01<br /> <br /> 6h<br /> <br /> 7 ngày/lần<br /> <br /> H2S (mg/L)<br /> <br /> Test H2S<br /> <br /> 0,01<br /> <br /> 6h<br /> <br /> 7 ngày/lần<br /> <br /> N-NO2 (mg/L)<br /> <br /> Test NO2<br /> <br /> 0,01<br /> <br /> 6h<br /> <br /> 7 ngày/lần<br /> <br /> Độ kiềm (mg/L)<br /> <br /> Test so màu<br /> <br /> 17<br /> <br /> 9h<br /> <br /> 3 ngày/lần<br /> <br /> Độ mặn (‰)<br /> <br /> Tỷ trọng kế<br /> <br /> 1<br /> <br /> 9h<br /> <br /> 3 ngày/lần<br /> <br /> Độ trong (cm)<br /> <br /> Đĩa secchi<br /> <br /> 5<br /> <br /> 14h<br /> <br /> 3 ngày/lần<br /> <br /> Độ sâu (cm)<br /> <br /> Thước gỗ<br /> <br /> 5<br /> <br /> 14h<br /> <br /> 3 ngày/lần<br /> <br /> Màu nước<br /> <br /> Cảm quan<br /> <br /> 14h<br /> <br /> Hàng ngày<br /> <br /> BOD<br /> <br /> Winkler<br /> <br /> 0,1 mg/L<br /> <br /> 9h<br /> <br /> 10 ngày/lần<br /> <br /> COD<br /> <br /> Kali bicromat<br /> <br /> 0,1 mg/L<br /> <br /> 9h<br /> <br /> 10 ngày/lần<br /> <br /> 4. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu<br /> Định kỳ 15 ngày, tiến hành kiểm tra tốc độ sinh<br /> trưởng của tôm 1 lần, mỗi lần kiểm tra 30 cá thể.<br /> Khối lượng tôm được cân bằng cân điện tử có độ<br /> chính xác 0,01g; chiều dài của tôm được xác định<br /> bằng giấy đo với độ chính xác là 1mm.<br /> Tỷ lệ sống của tôm được xác định bằng cách<br /> sử dụng chài để kiểm tra và ước lượng. Định kỳ 15<br /> ngày/lần, tiến hành chài ở 4 điểm trong ao để xác<br /> định tỷ lệ sống của tôm. Tỷ lệ sống của tôm được<br /> tính dựa trên số lượng tôm thu và tôm thả ban đầu.<br /> <br /> 44 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Hệ số thức ăn (FCR) được tính bằng lượng<br /> thức ăn sử dụng cho toàn vụ nuôi chia cho khối<br /> lượng tôm thu hoạch.<br /> Doanh thu bằng sản lượng x giá bán và lợi<br /> nhuận bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí.<br /> 5. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Toàn bộ số liệu được tính toán và vẽ đồ thị trên<br /> phần mềm Microsoft Excel. Số liệu được trình bày<br /> trong báo cáo là giá trị trung bình (TB) ± độ lệch<br /> chuẩn (SD).<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Diễn biến các yếu tố môi trường<br /> Bảng 2. Diễn biến các yếu tố môi trường ao nuôi tôm he chân trắng năng suất cao<br /> Yếu tố<br /> <br /> Khoảng dao động<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Tiêu chuẩn<br /> <br /> Nhiệt độ ( C)<br /> <br /> 24 - 32<br /> <br /> 28 - 30<br /> <br /> 25 - 32<br /> <br /> pH<br /> <br /> 7,3 - 8,6<br /> <br /> 7,6 - 8,2<br /> <br /> 7-9<br /> <br /> DO (mg/L)<br /> <br /> 4,2 - 7,4<br /> <br /> 4,8 - 5,6<br /> <br /> ≥4<br /> <br /> N-NH3 (mg/L)<br /> <br /> 0 - 0,25<br /> <br /> 0,02<br /> <br /> < 0,1<br /> <br /> H2S (mg/L)<br /> <br /> 0 - 0,03<br /> <br /> 0,01<br /> <br /> < 0,02<br /> <br /> o<br /> <br /> N-NO2 (mg/L)<br /> <br /> 0,01 - 0,05<br /> <br /> 0,02<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Độ kiềm (mg/L)<br /> <br /> 80 - 125<br /> <br /> 100 - 110<br /> <br /> 80 - 150<br /> <br /> Độ mặn (‰)<br /> <br /> 10 - 20<br /> <br /> 14 - 16<br /> <br /> 18 - 22<br /> <br /> Độ trong (cm)<br /> <br /> 20 - 80<br /> <br /> 40 - 45<br /> <br /> 30 - 50<br /> <br /> 150 - 180<br /> <br /> 160 - 170<br /> <br /> Độ sâu (cm)<br /> Màu nước<br /> <br /> 1,2 - 1,8<br /> <br /> Vàng nhạt - vàng đậm<br /> <br /> Xanh, vàng<br /> <br /> BOD<br /> <br /> 4,5 - 7,5<br /> <br /> 5,0 - 5,5<br /> <br /> < 10<br /> <br /> COD<br /> <br /> 4,5 - 8,5<br /> <br /> 6,5 - 7,0<br /> <br /> 10 - 20<br /> <br /> Nhìn chung các yếu tố môi trường trong ao nuôi được quản lý tốt, phạm vi dao động đều nằm trong giới<br /> hạn cho phép, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng đã được khuyến cáo bởi các nhà<br /> khoa học và các cơ quan chức năng (Nguyễn Đình Trung, 2004; Nguyễn Trọng Nho và ctv., 2006; Lê Minh Cát<br /> và ctv., 2006) (bảng 2).<br /> 2. Các biện pháp chăm sóc và quản lý<br /> Quản lý thức ăn:<br /> Tôm được cho ăn 4 - 5 lần/ngày (vào 6 giờ, 10 giờ, 14 giờ, 17 giờ và 20 giờ). Khi chuẩn bị thức ăn, các loại<br /> chất dinh dưỡng bổ sung, đặc biệt là vitamin C 5g/kg thức ăn, được thêm vào thức ăn nhằm nâng cao sức đề<br /> kháng của tôm trước sự thay đổi các yếu tố môi trường và một số tác nhân gây bệnh. Lượng thức ăn, tỷ lệ cho<br /> ăn, cách kiểm tra sàng ăn được cho ở bảng 3.<br /> Bảng 3. Chế độ cho tôm ăn và kiểm tra thức ăn<br /> Khối lượng (gam)<br /> <br /> Tỷ lệ cho ăn (% BW)<br /> <br /> Tỷ lệ thức ăn cho vào sàng ăn (%)<br /> <br /> Thời gian kiểm tra sàng ăn (giờ)<br /> <br /> 2,0 - 3,0<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> 2,5<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,0 - 5,0<br /> <br /> 5,0<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5,0 - 7,5<br /> <br /> 5,0 - 3,0<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7,5 - 9,5<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> 1,5 - 2<br /> <br /> 9,5 - 12<br /> <br /> ≤ 3,0<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> 1,5 - 2<br /> <br /> Cách điều chỉnh lượng thức ăn: Thức ăn chiếm<br /> tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu chi phí đầu tư nuôi tôm<br /> (50 - 60%). Do đó, việc tính toán điều chỉnh thức ăn<br /> có ý nghĩa quyết định đến lợi nhuận của vụ nuôi,<br /> ngoài ra còn góp phần quản lý tốt chất lượng nước<br /> ao nuôi. Lượng thức ăn cho tôm ăn nên được giảm<br /> trong các trường hợp tôm lột xác nhiều, thời tiết<br /> xấu (âm u, mây mưa,...), màu nước xấu, các thông<br /> số môi trường biến động lớn, tôm bị bệnh,... lượng<br /> <br /> thức ăn giảm khoảng 20 - 50% lượng bình thường.<br /> Ngược lại tôm lột xác xong, ngày nắng đẹp, màu<br /> nước và môi trường ao nuôi tốt cho ăn bình thường.<br /> Quản lý môi trường ao nuôi:<br /> Chế độ bổ sung nước:<br /> Ao nuôi được quản lý theo mô hình ít thay nước,<br /> sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường.<br /> Chỉ cấp thêm nước vào ao nuôi khi môi trường có<br /> những biến động lớn về các yếu tố môi trường, đặc<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 45<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> biệt là pH, độ mặn, mật độ tảo hay nước bị thất<br /> thoát nhiều. Mực nước luôn duy trì trong khoảng<br /> 1,2 - 1,4m. Nước trước khi thay được xử lý hóa chất<br /> như nước cấp vào ao nuôi ban đầu với các thông<br /> số chất lượng nước tương đồng giữa nước cấp và<br /> nước trong ao.<br /> Chế độ quạt nước:<br /> Trong nuôi tôm công nghiệp việc quạt nước<br /> góp phần gia tăng mật độ nuôi, năng suất nuôi<br /> trên một đơn vị diện tích. Sục khí và quạt nước<br /> không chỉ có tác dụng cung cấp oxy mà còn có<br /> tác dụng xáo trộn đều các yếu tố môi trường trong<br /> ao, giúp tảo phát triển ổn định. Ngoài ra, quạt<br /> <br /> nước còn giúp gom tụ chất thải từ đó tạo điều<br /> kiện xuất hiện những vùng đáy sạch cho tôm sinh<br /> sống, ăn mồi đồng thời có thể siphon lại bỏ chất<br /> thải ra ngoài khi cần thiết. Tùy theo mật độ thả<br /> nuôi cao hay thấp, tôm lớn hay nhỏ mà duy trì số<br /> lượng máy và thời gian quạt trong ngày, để vừa<br /> đảm bảo nhu cầu ôxy cần thiết cho tôm mà hiệu<br /> quả kinh tế. Chế độ quạt được bố trí như Bảng 4.<br /> Tuy nhiên, cần có sự thay đổi tùy thuộc vào giai<br /> đoạn tôm nuôi, sức khỏe tôm, môi trường ao nuôi,<br /> trường hợp xử lý thuốc và hóa chất, khi cho tôm<br /> ăn, thời tiết diễn biến bất thường (quá nắng, mưa<br /> to, âm u,...),...<br /> <br /> Bảng 4. Chế độ quạt nước và sục khí ao nuôi<br /> Tháng nuôi<br /> <br /> Số giờ chạy<br /> (giờ)<br /> <br /> Thời gian chạy<br /> <br /> Loại máy<br /> <br /> Tháng 1<br /> <br /> 8<br /> <br /> 22 – 6 h<br /> <br /> Quạt/sục<br /> <br /> Tháng 1-2<br /> <br /> 10<br /> <br /> 20 – 7 h<br /> <br /> Quạt/sục<br /> <br /> Tháng 2-3<br /> <br /> 24<br /> <br /> 0 – 24 h<br /> <br /> Quạt + sục<br /> <br /> Quản lý tảo:<br /> Định kỳ 5 - 7 ngày xử lý vi sinh BRF-02 với liều<br /> dùng 18g/500m2 để làm sạch đáy và môi trường ao<br /> nuôi. Biện pháp này một mặt giúp cân bằng hệ sinh<br /> vật trong ao bao gồm cả tảo, mặt khác giúp phân<br /> giải các hợp chất hữu cơ trong ao một cách từ từ,<br /> qua đó, các muối dinh dưỡng được cung cấp đều<br /> đặn cho sự phát triển của tảo. Đồng thời, định kỳ<br /> 5 - 7 ngày, bón vôi CaCO3 hoặc vôi Dolomite với<br /> liều dùng 100kg/ha. Biện pháp kỹ thuật này có nhiều<br /> vai trò quan trọng. Một mặt việc bổ sung vôi vào<br /> sẽ tạo ra Ca2+, HCO3-, và CO32- một cách từ từ tạo<br /> điều kiện ổn định độ kiềm, độ cứng, pH và cung cấp<br /> carbon cho nhu cầu sinh trưởng của tảo. Khi các<br /> yếu tố này ổn định, các yếu tố môi trường khác cũng<br /> duy trì trong phạm vi thích hợp, đặc biệt là sẽ hạn<br /> chế được tác hại của các loại khí độc H2S và NH3<br /> vào cuối vụ nuôi. Ngoài ra, trong trường hợp cần<br /> thiết, thay nước cũng là biện pháp giúp ổn định tảo<br /> phát triển. Trong trường hợp tảo phát triển quá mức,<br /> nước có màu vàng đậm, biến động pH, oxy, carbonic<br /> và các khí độc lớn, có thể tiến hành các biện pháp<br /> giảm tảo bằng cách sử dụng a xít chanh 1 - 2 ppm,<br /> hay sử dụng formol 0,5 - 1 ppm. Trong trường hợp<br /> tảo kém phát triển, có thể sử dụng các biện pháp<br /> bón phân, bón vôi và chế phẩm vi sinh như gây màu<br /> nước đầu vụ nuôi để kích thích tảo phát triển. Khi xử<br /> lý vi sinh hoặc vôi, hòa các sản phẩm này vào nước<br /> <br /> 46 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Lưu ý<br /> <br /> - Tùy mục đích để chọn loại máy chạy<br /> - Khi cho ăn chạy máy sục khí<br /> - Chạy khi môi trường biến đổi, mưa, trời âm u,<br /> xử lý thuốc hay hóa chất,…<br /> rồi tạt đều xuống ao nuôi hoặc gần chỗ đặt máy quạt<br /> nước để phân tán nhanh và đều.<br /> Biện pháp phòng trị bệnh:<br /> Công tác phòng bệnh trong quá trình sản xuất<br /> được giảm sát nghiêm ngặt ở tất cả các công đoạn<br /> của quy trình nuôi như cải tạo ao, xử lý nước cấp<br /> vào ao, kiểm soát chất lượng con giống đạt chuẩn,<br /> sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, bổ<br /> sung các chất dinh dưỡng, khoáng và vitamin,...<br /> quản lý tốt các yếu tố môi trường nước, định kỳ sử<br /> dụng vôi, chế phẩm sinh học. Ngoài ra, hằng ngày<br /> còn tiến hành theo dõi sức khỏe tôm thông qua<br /> sàng ăn, quan sát hoạt động bơi lội, màu sắc, các<br /> cơ quan gan tụy mang, nhằm phát hiện dấu hiệu<br /> bất thường của tôm để kịp thời xử lý. Nhìn chung<br /> công tác phòng bệnh tại trại được thực hiện đầy đủ<br /> và đúng yêu cầu kỹ thuật (Đỗ Thị Hòa và ctv., 2006;<br /> Bùi Quang Tề, 2009), do đó, tôm khỏe mạnh, sinh<br /> trưởng tốt và không bị bệnh.<br /> 3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu<br /> Tốc độ tăng trưởng:<br /> Theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm trong ao<br /> nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá<br /> tình hình sức khỏe của tôm và hiệu quả của các<br /> biện pháp kỹ thuật chăm sóc quản lý sử dụng,<br /> là cơ sở để điều chỉnh lượng thức ăn và quản lý<br /> môi trường.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2