HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ<br />
TẠI KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG THU BỒN – HỘI AN<br />
Triệu Trân Huân1<br />
Võ Văn Minh2<br />
Triệu Thy Hòa3<br />
Tóm tắt: Bài báo này tập trung nghiên cứu hệ thực vật bậc cao ven bờ tại hạ lưu<br />
sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An. Nghiên cứu đã xác định hệ thực vật bậc cao<br />
gồm có 46 loài thuộc 43 chi 29 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao, đó là: ngành Dương xỉ<br />
(Polypodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae). Hệ thực vật bậc cao ven bờ<br />
khu vực hạ lưu sông Thu Bồn có sự phân bố tương đối đồng đều tại các điểm trên toàn<br />
khu vực. Có 4 kiểu thảm thực vật chính tại khu vực đó là: Quần hợp Cứt lợn (Ageratum<br />
conyzoides) – Xuyến chi (Bidens pilosa); Quần hợp Sài đất (Wedelia chinensis); Quần<br />
hợp Cỏ lác (Cyperus malaccensis) – Lau (Saccharum arundinaceum) – Sậy (Phragmites<br />
communis); Quần hợp Dừa nước (Nypa fruticans)<br />
Từ khóa: thực vật bậc cao, phân bố thực vật, quần hợp, hạ lưu sông Thu Bồn<br />
1. Mở đầu<br />
Sông Thu Bồn là sông lớn của khu vực Trung và Nam Trung Bộ, với hệ thống các<br />
nhánh sông chằng chịt ở hạ lưu và chảy ra biển ở Cửa Đại, Hội An. Sông có độ dốc lớn,<br />
hằng năm thường xuyên có lũ xuất hiện, gây ngập lụt và sạt lở ở nhiều nơi. Để đối phó với<br />
hiện tượng sạt lở thì hiện nay người ta có xu hướng sử dụng thực vật thích hợp để giữ lại<br />
bờ sông, nó ít tốn kém và cung cấp nhiều lợi ích. Nội dung cơ bản của giải pháp trên là<br />
nghiên cứu lựa chọn những loại thực vật có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều<br />
kiện ngập nước thường xuyên hoặc ở khu vực mái bờ chịu sự dao động của nước để trồng<br />
ở bờ sông nhằm phòng chống sạt lở vùng bờ.<br />
Việc nghiên cứu hệ thực vật ven sông có vai trò quan trọng để có thể đưa ra giải<br />
pháp quản lý, bảo vệ hệ sinh thái vùng bờ và phòng chống sạt lở. Ở khu vực hạ lưu sông<br />
Thu Bồn – Hội An, các nghiên cứu về hệ thực vật chỉ mới tập trung vào rừng dừa nước<br />
Bảy Mẫu [3], về quần xã cỏ biển [5], chưa có các đề tài nghiên cứu về thảm thực vật ven<br />
sông Thu Bồn.<br />
Bài báo này cung cấp dữ liệu khoa học về hiện trạng phân bố hệ thực vật bậc cao<br />
ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đoạn đi qua thành phố Hội An, là cơ sở để đưa ra<br />
các giải pháp tối ưu nhằm phòng chống và kiểm soát hiện tượng sạt lở ở khu vực này.<br />
2. Nội dung<br />
2.1 Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp khảo cứu tài liệu<br />
1<br />
<br />
ThS, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng<br />
PGS.TS, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng<br />
3<br />
ThS, Khoa Lý-Hóa-Sinh, Trường Đại học Quảng Nam<br />
2<br />
<br />
35<br />
<br />
TRIỆU TRÂN HUÂN – VÕ VĂN MINH – TRIỆU THY HÒA<br />
- Phương pháp lập tuyến điều tra thực vật: Để tiến hành thu thập các số liệu về thành<br />
phần loài của hệ thực vật ven bờ chúng tôi sử dụng phương pháp lập tuyến điều tra 2 bên<br />
bờ sông. Lập 4 tuyến, mỗi tuyến dài 1km được đánh dấu tọa độ bằng máy GPS thuộc 4 địa<br />
điểm: Cẩm Kim, Thanh Hà, Cẩm Nam, Cẩm Thanh.<br />
- Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ngoài thực địa: Sử dụng phương pháp thu mẫu<br />
thực địa theo Nguyễn Nghĩa Thìn [8]. Các mẫu thu gồm có bộ phận dinh dưỡng và bộ<br />
phận sinh sản. Mỗi mẫu đều được gắn nhãn (etyket) ghi số hiệu mẫu, địa điểm và nơi lấy,<br />
các đặc điểm quan trọng như dạng thân; màu sắc lá, hoa, quả; mùi vị đặc trưng (nếu có);<br />
có nhựa mủ hay không; môi trường sống...Mẫu vật được xử lý ngay sau mỗi đợt thu mẫu,<br />
ép tạm thời bằng giấy báo, buộc chặt, cho vào túi nilon và tẩm cồn 70%.<br />
- Phương pháp xác định danh tính khoa học: Sử dụng phương pháp so sánh hình<br />
thái kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và một số tài liệu như: Thực vật chí<br />
Đông Dương (Flore générale de l'Indo-Chine); Bộ Thực vật chí Việt Nam (The Flora of<br />
Vietnam); Cây cỏ Việt Nam (3 tập) của Phạm Hoàng Hộ (1999).<br />
- Phương pháp lập bản đồ: Căn cứ vào số liệu về phân bố thực vật trong quá trình<br />
điều tra thực địa (bằng GPS), đánh dấu trên bản đồ, sử dụng phần mềm Mapinfo, xây<br />
dựng bản đồ phân bố thực vật.<br />
2.2 Kết quả nghiên cứu<br />
2.2.1. Thành phần loài thực vật bậc cao ven bờ tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn<br />
Thành phần loài sinh vật là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sự đa<br />
dạng cũng như khả năng bền vững của hệ sinh thái. Kết quả điều tra theo tuyến nghiên cứu<br />
đã xác định được 46 loài thực vật bậc cao thuộc 43 chi 29 họ thực vật thuộc 2 ngành thực<br />
vật bậc cao, đó là: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 1 loài, ngành Thực vật hạt kín<br />
(Angiospermae) có 45 loài.<br />
Bảng 1. Danh mục thành phần loài TVBC ven bờ hạ lưu sông Thu Bồn<br />
Stt<br />
<br />
Họ<br />
<br />
Loài<br />
Tên Khoa học<br />
<br />
Tên VN<br />
<br />
Ds<br />
<br />
I. NGÀNH DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA)<br />
1<br />
<br />
Họ Ráng (Pteridaceae)<br />
<br />
Acrostichum aureum<br />
<br />
Ráng đại<br />
<br />
C<br />
<br />
II. NGÀNH THỰC VẬT HẠT KÍN (ANGIOSPERMAE)<br />
<br />
36<br />
<br />
2<br />
<br />
Họ Rau dền (Amaranthaceae)<br />
<br />
Amaranthus spinosus<br />
<br />
Dền gai<br />
<br />
C<br />
<br />
3<br />
<br />
Họ Hoa tán (Apiaceae)<br />
<br />
Centella asiatica<br />
<br />
Rau má<br />
<br />
C<br />
<br />
4<br />
<br />
Họ Ráy (Araceae)<br />
<br />
Alocasia macrorrhizos<br />
<br />
Ráy<br />
<br />
C<br />
<br />
5<br />
<br />
Họ Cau dừa (Arecaceae)<br />
<br />
Nypa fruticans<br />
<br />
Dừa nước<br />
<br />
B<br />
<br />
6<br />
<br />
Họ Cúc Asteraceae)<br />
<br />
Ageratum conyzoides<br />
<br />
Cứt lợn<br />
<br />
C<br />
<br />
7<br />
<br />
Bidens pilosa<br />
<br />
Xuyến chi<br />
<br />
C<br />
<br />
8<br />
<br />
Eupatorium odoratum<br />
<br />
Cỏ lào<br />
<br />
B<br />
<br />
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ…<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Họ<br />
<br />
9<br />
<br />
Loài<br />
Tên Khoa học<br />
<br />
Tên VN<br />
<br />
Ds<br />
<br />
Wedelia chinensis<br />
<br />
Sài đất<br />
<br />
C<br />
<br />
10<br />
<br />
Họ Gạo (Bombacaceae)<br />
<br />
Ceiba pentandra<br />
<br />
Bông gòn<br />
<br />
G<br />
<br />
11<br />
<br />
Họ Vòi voi (Boraginaceae)<br />
<br />
Heliotropium indicum<br />
<br />
Vòi voi<br />
<br />
C<br />
<br />
12<br />
<br />
Họ Màn màn (Capparaceae)<br />
<br />
Gynandropsis gynandra<br />
<br />
Màn màn<br />
<br />
C<br />
<br />
13<br />
<br />
Họ Phi lao (Casuarinaceae)<br />
<br />
Casuarina equisetifolia<br />
<br />
Phi lao<br />
<br />
G<br />
<br />
14<br />
<br />
Họ Bàng (Combretaceae)<br />
<br />
Terminalia catappa<br />
<br />
Bàng<br />
<br />
G<br />
<br />
15<br />
<br />
Họ Trúc đào (Apocynaceae)<br />
<br />
Plumeria rubra<br />
<br />
Hoa sứ<br />
<br />
G<br />
<br />
Cyperus malaccensis<br />
<br />
Cỏ lác<br />
<br />
C<br />
<br />
Cyperus sp.<br />
<br />
Cỏ năng<br />
<br />
C<br />
<br />
Acalypha indica<br />
<br />
Tai tượng ấn<br />
<br />
C<br />
<br />
Euphorbia hirta<br />
<br />
Cỏ sữa lá lớn<br />
<br />
C<br />
<br />
Ricinus communis<br />
<br />
Thầu dầu<br />
<br />
B<br />
<br />
Sauropus androgynous<br />
<br />
Rau ngót<br />
<br />
B<br />
<br />
Crotalaria mucronata<br />
<br />
Lục lạc 3 lá<br />
<br />
B<br />
<br />
Mimosa pudica<br />
<br />
Trinh nữ<br />
<br />
C<br />
<br />
Mimosa pigra<br />
<br />
Mai dương<br />
<br />
B<br />
<br />
Clerodendrum<br />
aniculatum<br />
<br />
Xích đồng<br />
nam<br />
<br />
B<br />
<br />
Sida rhombifolia<br />
<br />
Ké hoa vàng<br />
<br />
C<br />
<br />
Urena lobata<br />
<br />
Ké hoa đào<br />
<br />
B<br />
<br />
16<br />
17<br />
<br />
Họ Cói (Cyperaceae)<br />
<br />
18<br />
19<br />
20<br />
<br />
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)<br />
<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
<br />
Họ Đậu<br />
(Fabaceae)<br />
Họ Hoa môi (Lamiaceae)<br />
Họ Bông (Malvaceae)<br />
<br />
28<br />
<br />
Họ Xoan (Meliaceae)<br />
<br />
Melia azedarach<br />
<br />
Xoan<br />
<br />
G<br />
<br />
29<br />
<br />
Họ Chuối (Musaceae)<br />
<br />
Musa paradisiaca<br />
<br />
Chuối nhà<br />
<br />
C<br />
<br />
30<br />
<br />
Họ Dâu tằm (Moraceae)<br />
<br />
Artocarpus heterophyllus<br />
<br />
Mít<br />
<br />
G<br />
<br />
31<br />
<br />
Họ Hương đào (Myrtaceae<br />
<br />
Psidium guajava<br />
<br />
Ổi ta<br />
<br />
G<br />
<br />
32<br />
<br />
Họ Hòa thảo (Poaceae)<br />
<br />
Cynodon dactylon<br />
<br />
Cỏ gà<br />
<br />
C<br />
<br />
33<br />
<br />
Panicum repens<br />
<br />
Cỏ ống<br />
<br />
C<br />
<br />
34<br />
<br />
Phragmites communis<br />
<br />
Sậy<br />
<br />
C<br />
<br />
35<br />
<br />
Spinifex littoreus<br />
<br />
Cỏ chông<br />
<br />
C<br />
<br />
36<br />
<br />
Saccharum<br />
arundinaceum<br />
<br />
Lau<br />
<br />
C<br />
<br />
37<br />
<br />
TRIỆU TRÂN HUÂN – VÕ VĂN MINH – TRIỆU THY HÒA<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Họ<br />
<br />
37<br />
<br />
Loài<br />
Tên Khoa học<br />
<br />
Tên VN<br />
<br />
Ds<br />
<br />
Bambusa aff. funghomii<br />
<br />
Tre<br />
<br />
G<br />
<br />
38<br />
<br />
Họ Đước (Rhizophoraceae)<br />
<br />
Rhizophora apiculata<br />
<br />
Đước đôi<br />
<br />
G<br />
<br />
39<br />
<br />
Họ Cà phê (Rubiaceae)<br />
<br />
Morinda citrifolia<br />
<br />
Nhàu<br />
<br />
G<br />
<br />
40<br />
<br />
Hoa mõm sói<br />
(Scrophulariaceae)<br />
<br />
Scoparia dulcis<br />
<br />
Cam thảo đất<br />
<br />
C<br />
<br />
41<br />
<br />
Họ Bồ hòn (Sapindaceae)<br />
<br />
Cardiospermum<br />
halicacabum<br />
<br />
Tam phỏng,<br />
lồng đèn<br />
<br />
D<br />
L<br />
<br />
42<br />
<br />
Họ Đào kim nương<br />
(Myrtaceae)<br />
<br />
Eucalyptus amaldulensis<br />
<br />
Bạch đàn<br />
<br />
G<br />
<br />
Datura metel<br />
<br />
Cà độc dược<br />
<br />
B<br />
<br />
Solanum torvum<br />
<br />
Cà dại trắng<br />
<br />
B<br />
<br />
Lantana camara<br />
<br />
Ngũ sắc<br />
<br />
B<br />
<br />
44<br />
45<br />
46<br />
<br />
Họ Cà (Solanaceae)<br />
Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)<br />
<br />
Chú thích: DS: dạng sống; G: thân gỗ; B: thân bụi; DL: dây leo; C: cây thân thảo.<br />
Phân tích sâu hơn về ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae) cho thấy: lớp hai lá<br />
mầm (Dicotyledonae) chiếm ưu thế với 34 loài (75,56% tổng số loài trong ngành Thực vật<br />
hạt kín), số chi là 33 (76,74% tổng số chi), số họ là 24 (82,76% tổng số họ); lớp một lá<br />
mầm (Monocotyledonae) có tỷ lệ thấp hơn, có số loài là 12 (24,44% tổng số loài), số chi<br />
là 10 (23,26% tổng số chi), số họ là 5 (17,24% tổng số họ).<br />
Ở cấp độ họ, họ có nhiều loài nhất là họ Cỏ (Poaceae) gồm 6 loài (chiếm 13,95%<br />
tổng số loài đã thống kê được ở khu vực). Trong đó: có 2 họ mỗi họ có 4 loài (chiếm<br />
8,89%), đó là: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae). Có 1 họ có 3 loài<br />
(chiếm 6,67%), đó là: Họ Đậu (Fabaceae). Có 3 họ có 2 loài (chiếm 4,44%), đó là: Họ Cà<br />
(Solanaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Cói (Cyperaceae). Còn lại có 22 họ có 1 loài.<br />
Ở cấp độ chi, có các họ có nhiều chi như: Họ Cỏ (Poaceae) có 6 chi (chiếm 13,95%<br />
tổng số chi trong khu vực nghiên cứu); họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae)<br />
mỗi họ có 4 chi (chiếm 9,3%). Có 3 họ có 2 chi (chiếm 4,65% ) là họ Đậu (Fabaceae), họ<br />
Cà (Solanaceae), họ Bông (Malvaceae). Còn lại 23 họ có 1 chi.<br />
So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Nga tại sông Nhuệ - Đáy [6], và kết<br />
quả nghiên cứu đa dạng thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm<br />
Đồng [7] ta thu được kết quả ở bảng 2.<br />
Bảng 2. So sánh hệ thực vật ven bờ tại các sông trên cả nước<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
38<br />
<br />
Địa điểm<br />
Sông Nhuệ - Đáy – Hà Nam<br />
Sông Đại Ninh – Lâm Đồng<br />
Sông Thu Bồn – Hội An<br />
<br />
Loài<br />
197<br />
98<br />
46<br />
<br />
Chi<br />
152<br />
74<br />
43<br />
<br />
Họ<br />
70<br />
42<br />
29<br />
<br />
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO VEN BỜ…<br />
Qua bảng 2 cho thấy hệ thực vật ven bờ hạ lưu sông Thu Bồn – Hội An ít đa dạng so<br />
với các sông trong cả nước. Do khu vực hạ lưu sông Thu Bồn đi qua thành phố Hội An có<br />
mật độ dân cư tương đối lớn. Các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra trên 2 bên bờ của lưu<br />
vực sông như: nuôi trồng thủy sản, xây dựng các công trình thủy lợi, các công trình công<br />
cộng, các khu du lịch và các hoạt động canh tác nông nghiệp. Những hoạt động trên là<br />
nguyên nhân dẫn đến sự kém đa dạng của hệ thực vật và còn ảnh hưởng đến cân bằng hệ<br />
sinh thái vùng bờ.<br />
2.2.2 Sự đa dạng về dạng sống của các loài thực vật bậc cao ven bờ hạ lưu sông Thu Bồn<br />
Theo kết quả ở bảng 1 (danh mục thành phần loài TVBC) cho thấy, thực vật trong<br />
vùng nghiên cứu có 4 dạng sống chính là thân gỗ, thân bụi, thân thảo và thân leo. Đối với<br />
các loài thân thảo có 23 loài, chiếm 50% nên có số lượng loài lớn nhất và hầu như thường<br />
xuyên xuất hiện tại các địa điểm nghiên cứu. Nhóm này gồm các cây sống ven bãi bồi, ven<br />
bờ sông đất thấp ẩm, hay các vùng đất ngập nước, tập trung chủ yếu vào các họ như họ<br />
Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Cúc (Asteraceae),…Tiếp đến là thân gỗ với<br />
11 loài (chiếm 23,9%), nhóm này là các cây sống ven bờ sông như họ Phi lao<br />
(Casuarinaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Xoan (Meliaceae)… Nhóm cây bụi có 11<br />
loài (chiếm 23,9%), nhóm này gặp nhiều ở ven bờ đất khô hay ẩm tập trung chủ yếu vào<br />
các họ như họ Đậu (Fabaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Cau dừa (Arecaceae)… Và cuối<br />
cùng là thân leo với 1 loài (chiếm 2,2%) là loài Lồng đèn (Cardiospermum halicacabum<br />
L.).<br />
Như vậy, nhóm cây thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất (50%) trong số các dạng sống<br />
hiện có ở khu vực nghiên cứu. Chúng không chỉ góp phần làm gia tăng tính đa dạng của<br />
hệ sinh thái thực vật ven sông mà còn đem lại giá trị sử dụng cho người dân địa phương<br />
như sử dụng làm cảnh, làm thuốc, làm thức ăn. Ngoài ra, chúng còn tham gia bảo vệ môi<br />
trường, chống sạt lở và biến đổi khí hậu.<br />
2.2.3. Đặc điểm phân bố thành phần loài thực vật bậc cao ven bờ theo tuyến nghiên cứu<br />
Qua điều tra, khảo sát ở các tuyến nghiên cứu cho thấy, hệ thực vật bậc cao ven bờ<br />
có sự phân bố tương đối đồng đều tại các điểm trên toàn khu vực. Cấp độ loài: thấp nhất là<br />
20 loài, cao nhất là 27 loài. Cấp độ họ: thấp nhất là 11 họ tại Cẩm Kim và cao nhất là 25<br />
họ tại Cẩm Nam.<br />
Bảng 3. Sự phân bố của thực vật qua các tuyến trong khu vực nghiên cứu<br />
Địa điểm<br />
Cẩm Kim<br />
Thanh Hà<br />
Cẩm Nam<br />
Cẩm Thanh<br />
<br />
Họ<br />
11<br />
16<br />
20<br />
18<br />
<br />
Chi<br />
18<br />
18<br />
25<br />
21<br />
<br />
Loài<br />
20<br />
20<br />
27<br />
22<br />
<br />
Kết quả điều tra khảo sát hệ thực vật ven bờ ở các địa điểm: Đ1.Cẩm Kim;<br />
Đ2.Thanh Hà; Đ3.Cẩm Nam; Đ4. Cẩm Thanh (bảng 4).<br />
39<br />
<br />