intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

235
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam trình bày về khái niệm kinh tế biển, hiện trạng phát triển kinh tế biển VN, những nguyên nhân chủ yếu. Bài giảng hữu ích với các bạn chuyên ngành Kinh tế và những ngành có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM<br /> 1. Khái niệm kinh tế biển<br /> Theo chúng tôi, khi xem xét tới kinh tế biển, cũng cần đề cập đến kinh tế<br /> vùng ven biển ở một mức độ cần thiết. Để có một khái niệm mang tính quy<br /> ước khi phân tích, chúng tôi quan niệm Kinh tế biển bao gồm:<br /> 1) Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1. Kinh tế<br /> Hàng hải (Vận tải biển và Dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi<br /> trồng hải sản); 3. Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm<br /> muối; 6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và 7. Kinh tế đảo. Có thể coi<br /> đây là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa hẹp.<br /> 2) Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không<br /> phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố<br /> biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven<br /> biển, bao gồm: 1. Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp<br /> chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); 2. Công nghiệp chế biến dầu, khí; 3.<br /> Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông tin<br /> liên lạc (biển); 6. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực<br /> phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường<br /> biển. Có thể coi cách hiểu kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động kinh tế<br /> diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác<br /> biển ở dải đất liền ven biển là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa rộng.<br /> Trong bài viết này, những số liệu sơ bộ tính toán dựa trên khái niệm kinh tế<br /> biển theo nghĩa rộng. Cách quan niệm về kinh tế biển như vậy về cơ bản<br /> cũng thống nhất với thông lệ quốc tế. Ví dụ, trong thống kê hàng năm về<br /> kinh tế biển của Trung Quốc, tập hợp trong khái niệm về kinh tế biển bao<br /> gồm: hải sản, khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi, các bãi biển, công<br /> nghiệp muối, đóng tàu biển, viễn thông và vận tải biển, du lịch biển, giáo<br /> dục và khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, dịch vụ biển…<br /> Khác với kinh tế biển, Kinh tế vùng ven biển là toàn bộ các hoạt động kinh<br /> tế ở dải ven biển (có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, các huyện ven<br /> biển hoặc cũng có thể là các tỉnh ven biển - có biên giới đất liền tiếp giáp với<br /> biển), bao gồm cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch<br /> vụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ này.<br /> 2. Hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam<br /> Với cách quan niệm nêu trên, ước tính quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng<br /> ven biển Việt Nam hiện nay (thời kỳ 2000-2005) chiếm khoảng 47-48%<br /> <br /> GDP cả nước, trong đó GDP của riêng kinh tế biển chiếm khoảng 22% tổng<br /> GDP cả nước.<br /> Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của ngành kinh tế diễn ra trên biển<br /> chiếm tới 98%, trong đó khai thác dầu khí chiếm 64%; hải sản 14%; hàng<br /> hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển) hơn 11%; du lịch biển hơn 9% (số<br /> liệu năm 2005). Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển<br /> như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thuỷ, hải sản,<br /> thông tin liên lạc, v.v... bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất<br /> nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước).<br /> Song, dự báo trong tương lai, cùng với việc đẩy nhanh tiến trình công<br /> nghiệp hoá, sẽ có mức gia tăng nhanh hơn rất nhiều so với hiện nay.<br /> Những năm gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính<br /> sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao<br /> thông, mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá...)<br /> Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự phát triển của kinh tế<br /> biển còn quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mô kinh tế biển Việt Nam năm<br /> 2005 đạt khoảng hơn 184 nghìn tỷ đồng (tương đương với khoảng 12 tỷ<br /> USD); trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới năm 2001 ước 1.300 tỷ<br /> USD, Nhật Bản năm 2003 là 468,5 tỷ USD, Hàn Quốc là 33,4 tỷ USD….<br /> Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, tức phải cạnh tranh quốc tế để tồn tại và<br /> phát triển, so với sự phát triển kinh tế biển của thế giới đương đại, thì thấy<br /> rất rõ rằng, cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém,<br /> lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún. Năm 2005, trong tổng số<br /> 126 cảng biển ở các vùng, miền thì chỉ có 4 cảng có công suất trên 10 triệu<br /> tấn/năm và 14 cảng có công suất trên 1 triệu tấn/năm, còn lại đều là cảng<br /> quy mô nhỏ, khả năng neo đậu được tàu 3.000 tấn trở xuống. Thiết bị nhìn<br /> chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng<br /> thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ<br /> bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan). Năng suất<br /> xếp dỡ bình quân chỉ đạt mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực<br /> (khoảng 2.500-3.000tấn/mét/năm). Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đường<br /> bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển, nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu<br /> công nghiệp ven biển thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn. Các sân bay<br /> ven biển và trên một số đảo nhỏ bé. Các thành phố, thị trấn, khu kinh tế, khu<br /> công nghiệp ven biển còn nhỏ bé, đang trong thời kỳ bắt đầu xây dựng. Hệ<br /> thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho<br /> kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời thiết, thiên tai, các<br /> trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... còn nhỏ bé, trang bị thô sơ.<br /> <br /> Đội tàu biển mới chỉ có hơn 1.000 chiếc, trong đó tàu container có 20 chiếc.<br /> Tuổi bình quân của đội tàu viễn dương lớn (15-17 tuổi), chi phí quản lý khai<br /> thác cao, trong khi đó các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn về tài<br /> chính, khó vay vốn đẩy mạnh đổi mới đội tàu và thiết bị trên tàu…<br /> Du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn. Vùng biển và ven biển tập<br /> trung tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề. Tuy<br /> nhiên, ngành du lịch biển vẫn chưa có những sản phẩm dịch vụ đặc sắc, có<br /> tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế, cũng chưa có khu du lịch biển<br /> tổng hợp đạt quy mô và trình độ quốc tế.<br /> Khai thác hải sản vốn là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của biển và hiện đang tạo<br /> việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch<br /> vụ nghề cá. Kể từ khi đổi mới nền kinh tế, ngành hải sản đã trở thành một<br /> trong những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và phát triển đồng<br /> đều cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Riêng trong lĩnh vực đánh bắt khơi<br /> xa, từ 1997 đến nay, Nhà nước đã đầu tư 1.300 tỷ đồng đóng 1.292 chiếc tàu<br /> đánh bắt xa bờ trong Chương trình đánh bắt cá xa bờ. Mặc dù chưa có một<br /> đánh giá tổng kết chính thức và công bố rộng rãi về hiệu quả của Chương<br /> trình này, nhưng riêng về khía cạnh kinh tế tài chính, với số dư nợ đóng tàu<br /> khai thác xa bờ là gần 1.400 tỷ đồng, tổng nợ quá hạn là 280 tỷ đồng, thì có<br /> thể nói, Chương trình đánh bắt cá xa bờ theo cách làm của thời gian qua<br /> chưa đem lại kết quả như mong đợi.<br /> Đối với ngành dầu khí, với mức khai thác năm 2005 là 18,8 triệu tấn dầu thô<br /> và 6,89 tỷ m3 khí, sản phẩm dầu thô hầu như xuất khẩu toàn bộ, kim ngạch<br /> xuất khẩu đạt 7,44 tỷ USD, là ngành có đóng góp lớn nhất cho GDP kinh tế<br /> biển hiện nay. Sự xuất hiện và phát triển của ngành này là hiện thân của hợp<br /> tác quốc tế trong phát triển, đóng góp quan trọng cho lĩnh vực an ninh năng<br /> lượng và thu ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, hạn chế lớn nhất của ngành là<br /> đến nay, vẫn còn dừng ở cấp độ của một ngành khai mỏ để bán sản phẩm thô<br /> nhờ vào công nghệ khai mỏ của nước ngoài. Doanh thu từ dầu mỏ của phía<br /> Việt Nam chủ yếu là của "trời cho".<br /> Đối với các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản<br /> phẩm dầu, khí; chế biến thuỷ hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất<br /> muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin,<br /> tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và<br /> quốc tế, nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên,<br /> v.v...), hiện chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy<br /> mô còn nhỏ bé.<br /> <br /> Đời sống của dân cư trên đảo và nhiều vùng ven biển, của các cán bộ chiến<br /> sĩ lực lượng vũ trang, của dân cư làm nghề biển (có lẽ chỉ trừ ngành dầu khí)<br /> vẫn còn không ít khó khăn và chịu nhiều rủi ro, mức độ an toàn trong sinh<br /> kế còn thấp.<br /> 3. Những nguyên nhân chủ yếu<br /> Trong rất nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, chủ quan và khách quan,<br /> chúng tôi chỉ xin nêu vắn tắt một số nguyên nhân mà chúng tôi cho là có ý<br /> nghĩa quyết định nhất.<br /> Thứ nhất là, sự nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với chính cuộc sống<br /> và sự phát triển chưa đúng tầm. Trong lịch sử, so với các nhiều quốc gia có<br /> biển khác, Việt Nam tuy là quốc gia biển, nhưng người Việt Nam lại chưa<br /> tạo dựng được cho mình một truyền thống kinh tế và văn hoá biển đặc sắc,<br /> có đóng góp cho thế giới.<br /> Thứ hai là, tuy Đảng và Nhà nước đã có quan tâm, chỉ đạo về phát triển<br /> kinh tế biển, nhưng mức quan tâm chừng ấy cho thấy là chưa đủ. Cho đến<br /> nay, nước ta chưa có một cơ quan Nhà nước để quản lý tổng hợp, thống nhất<br /> về biển. ở cấp Trung ương tuy đã có Ban chỉ đạo Biển Đông - Hải đảo<br /> (thành lập năm 1993), nhưng rất hạn chế về công tác quản lý Nhà nước.<br /> Nhiều Bộ, Ngành cùng tham gia quản lý biển nên có tình trạng chồng chéo,<br /> trong khi nhiều khâu lại bị bỏ trống. ở các địa phương chưa có bộ máy tổ<br /> chức quản lý biển thống nhất nên rất lúng túng và có tình trạng buông lỏng<br /> hoặc rất yếu trong lĩnh vực quản lý biển.<br /> Thứ ba là, nước ta nghèo và trước đây theo mô hình kinh tế KHH tập trung<br /> nên không đủ vốn đầu tư phát triển kinh tế biển, trước hết là đầu tư cho cơ<br /> sở hạ tầng.<br /> Thứ tư là, khu vực Biển Đông hiện còn có sự tranh chấp, nên việc hợp tác<br /> quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp một số khó khăn.<br /> Tổng hợp từ TC Kinh tế và Dự báo số 7/2007<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1