intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0" phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ CMCN 4.0; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nền kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững nhằm đạt được những kết quả tăng trưởng kinh tế đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 ThS. Trần Thị Thúy Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải Email: thuytt@utt.edu.vn Tóm tắt: Trong thời gian gần đây, cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) thì xu hướng phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới hướng tới, trong đó có Việt Nam. Việc xây dựng và hình thành phát triển một nền kinh tế xanh hay kinh tế tuần hoàn phù hợp trong thời kỳ CMCN 4.0 ở Việt Nam là phương tiện, là đòn bẩy thúc đẩy nhằm đạt được kết quả phát triển bền vững, bảo vệ môi trường cho đất nước. Thông qua bài viết, tác giả có phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ CMCN 4.0; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nền kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững nhằm đạt được những kết quả tăng trưởng kinh tế đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Từ khóa: Kinh tế xanh, phát triển bền vững, giải pháp, CMCN 4.0. SOME SOLUTIONS FOR GREEN ECONOMIC DEVELOPMENT IN VIETNAM IN THE ARE TECHNOLOGY REVULOTION 4.0 Abstract: In recent times, along with the Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0), the trend of developing a green economy, a circular economy is being directed by most countries in the world, in which there is Vietnam. The construction and development of a suitable green or circular economy in the period of Industry 4.0 in Vietnam is a means and leverage to achieve sustainable development results, protect the environment, and protect the environment. school for the country. Through the article, the author has analyzed and assessed the current situation of green economic development in Vietnam, in the period of Industry 4.0; thereby proposing some solutions to develop a green economy associated with sustainable development in order to achieve economic growth results to ensure social security and protect the environment. Keywords: Green economy, sustainable development, solution, Industry 4.0. Đặt vấn đề Trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng diễn biến ngày càng phức tạp và được dự báo tăng nhanh trong tương lai của biến đổi khí hậu, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại nghiêm trọng, kéo theo các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, thì việc lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào phát triển kinh tế là điều hết sức cần thiết ở mỗi quốc gia. Nền kinh tế xanh sẽ là một hướng đi mới cho nền kinh tế trong tương lai, sẽ tạo ra hàng trăm việc làm cho người lao động, tăng cường công 697
  2. bằng xã hội và phát triển thị trường hàng hóa, hay sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghèo đói, để từ đó phát triển nền kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, trong thời gian qua, vấn đề phát triển kinh tế xanh được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt, cũng như nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, cộng đồng trên thế giới. Ở “Diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh (GEFE) 2022”, có thể thấy các doanh nghiệp châu Âu muốn chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh cho Việt Nam; và Việt Nam đã và đang thu hút được nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nền kinh tế xanh, đặc biệt là phát triển công nghiệp xanh, năng lượng xanh. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như tồn tại một số hạn chế mà cần khắc phục, từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu ích để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững một cách toàn diện, vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái ở Việt Nam. 1. Tổng quan về kinh tế xanh trong thời kỳ CMCN 4.0 1.1. Khái niệm kinh tế xanh Kinh tế xanh không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế, mà nó đã được hiểu sâu rộng hơn, đề cập đến cả phát triển cân bằng, hài hòa các mục tiêu. Ngày nay, nó đã được coi là một mô hình phát triển mới, được nhiều nước ủng hộ và hướng theo. Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) nền kinh tế xanh được nhắc đến khi xét về mức độ carbon thấp, hiệu quả về tài nguyên và hòa nhập xã hội. Trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng việc làm và thu nhập được thúc đẩy bởi đầu tư công và tư nhân vào các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng và tài sản cho phép giảm thiểu ô nhiễm, phát thải carbon, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng cũng như ngăn ngừa mất đa dạng sinh hoạt, các dịch vụ hệ sinh thái. Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Theo quan điểm của Ủy hội kinh tế xã hội châu Á-Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (UNESCAP) thì kinh tế xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế với mục đích phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo sự bền vững về môi trường. Kinh tế xanh tập trung vào việc đổi mới chất lượng mô hình chất lượng cao hơn, phát triển theo chiều sâu, tăng trưởng xanh với mục tiêu lồng ghép bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon trong sản xuất kinh doanh làm động lực phát triển. Theo ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra định nghĩa kinh tế xanh là phát triển kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường, tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi tự nhiên, đẩy mạnh vai trò của quản lý nhà nước về môi trường và nguồn lực tự nhiên trong việc ngăn ngừa các thảm họa từ thiên nhiên. Tuy mỗi tổ chức có mỗi cách diễn đạt khái niệm kinh tế xanh khác nhau nhưng đều đã quy tụ được ba điểm chính sau: 698
  3. (i) Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu. (ii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ. (iii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. 1.2. Vai trò và chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế xanh 1.2.1. Vai trò của phát triển kinh tế xanh Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để hướng tới phát triển bền vững trong thời kỳ CMCN 4.0 có một vai trò quan trọng, cụ thể: Thứ nhất, những nguồn vốn tự nhiên là các tài nguyên thiên nhiên như: rừng, đất, ao hồ, nước... có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người cũng như đóng góp các giá trị tự nhiên cho nền kinh tế xanh. Quá trình chuyển đổi số sang nền kinh tế xanh không chỉ ghi nhận và minh chứng cho giá trị của vốn tự nhiên mà còn cho phép đầu tư, xây dựng vốn tự nhiên trong thời kỳ CMCN 4.0. Thứ hai, kinh tế xanh góp phần giảm nghèo khi chúng ta đầu tư vào cung cấp, dự trữ nước sạch, những dịch vụ vệ sinh cho người nghèo và năng lượng tái tạo để mang lại hiệu quả kinh tế và là phương tiện giảm nghèo cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho Việt Nam. Thứ ba, kinh tế xanh tạo ra nhiều việc làm cho người dân, giúp cải thiện công bằng xã hội. Và việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dẫn đến thay đổi cơ cấu việc làm đa dạng, phong phú hơn và tăng số lượng việc làm cho người dân. Thứ tư, kinh tế xanh khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ carbon thấp và khuyến khích sử dụng nguồn lực, năng lượng hiệu quả hơn. Thứ năm, kinh tế xanh giúp giảm thiểu phát thải carbon, khí nhà kính, mở ra cuộc sống đô thị bền vững. Việc sử dụng các nguyên nhiên liệu sạch, cải thiện hiệu quả năng lượng trong khu vực giao thông chuyển từ các phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và sức khỏe cho con người. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế xanh Một số chỉ tiêu cốt lõi có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá, giám sát thực hiện tăng trưởng kinh tế xanh bao gồm: Tỷ lệ phát thải khí nhà kính trên GDP; Mức tiêu hao năng lượng trên GDP; Tỷ lệ nghiên cứu và phát triển “xanh” trên tổng mức chi tiêu nghiên cứu và phát triển của Chính phủ; Tỷ trọng GDP dành riêng cho chi tiêu nghiên cứu và phát triển; Doanh thu ngành công nghiệp môi trường; Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành công nghiệp năng lượng mới và tái tạo; Tỷ lệ cây xanh đô thị bình quân trên đầu người; Tỷ trọng của vận tải hành khách công cộng; Tỷ trọng GDP dành riêng cho chi phí bảo vệ môi trường; Tỷ lệ các đô thị xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%). Hiện nay, trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, bên cạnh những chỉ tiêu đã hình thành sẵn như: GDP xanh, tỷ lệ các đô thị xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu 699
  4. chuẩn, ta có thể lấy số liệu từ các danh mục để xây dựng, tính toán các chỉ tiêu mới: chi cho hoạt động khoa học và công nghệ; chi đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp; chi cho hoạt động bảo vệ môi trường; lượng khí thải hiệu ứng nhà kính bình quân đầu người. Tuy nhiên, nguồn số liệu vẫn còn rời rạc, chưa được thống kê một cách có hệ thống để có thể đưa ra những đánh giá tổng quan cho tình hình tăng trưởng kinh tế xanh. Mặc dù, trong Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng, chính phủ Việt Nam dự định giới thiệu chỉ tiêu “GDP xanh” trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên toàn quốc từ năm 2014 nhưng cho đến nay đây vẫn còn là một chủ đề mới ở Việt Nam. 1.3. Sự tác động của CMCN 4.0 đến phát triển kinh tế xanh Đối với Việt Nam, việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ CMCN 4.0 đang có không ít những cơ hội và cả thách thức. Về cơ hội, Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất cả các khâu, đặc biệt là quản lý ở cả nền kinh tế, hệ thống chính quyền các cấp, tất cả các lĩnh vực, ở các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình. (1) Có khả năng phát triển các công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng và phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong nền kinh tế xanh, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, ít phát thải là một yêu cầu tất yếu, đây là hướng đi đúng và phù hợp với xu thế phát triển mới của doanh nghiệp hiện nay, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả của nền kinh tế xét trong dài hạn để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Với sự xuất hiện CMCN 4.0 thì nghiên cứu đổi mới tích cực, không chỉ làm tăng công suất, giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần hiệu quả trong bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, việc xóa bỏ các hàng rào bảo hộ giữa các quốc gia và cuộc CMCN 4.0 với các công nghệ thế hệ mới đã và sẽ tác động mạnh mẽ đến các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, mở ra cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, hoạch định chính sách về chuyển giao công nghệ. Cuộc CMCN 4.0 tạo ra các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên toàn cầu có thể hợp tác với nhau một cách linh hoạt. CMCN 4.0 không chỉ đơn thuần là về máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, CMCN 4.0 trước tiên sẽ tác động đến mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, tạo nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo nên sự xuất hiện Internet vạn vật (IoT) sẽ thay đổi nhanh chóng, sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển sản xuất, logistics đến dịch vụ khách hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất làm tiêu tốn ít nguồn lực hơn. Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sản xuất cũng như sử dụng), vật liệu, IoT, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D (hay còn gọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí lưu thông kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo cắt gọt truyền thống...) đã giúp nhằm nâng cao hiệu 700
  5. quả sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm, rủi ro môi trường, giảm phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, góp phần phát triển bền vững. CMCN 4.0 mở ra một kỷ nguyên với sự phát triển theo hướng phi tuyến tính thì nhu cầu sử dụng năng lượng của con người càng lớn, phát triển và thay thế nguồn năng lượng hóa thạch bằng năng lượng sạch (năng lượng tái tạo) là một xu thế tất yếu. Các nguồn năng lượng sạch bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, năng lượng sinh khối... Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến nguồn năng lượng tái tạo, đi đầu là các nước Âu Mỹ, đứng đầu là Đan Mạch, Phần Lan. Đây là một nước nhảy vọt của sự tiến bộ về việc sử dụng và phát triển nguồn năng lượng. Nó đang hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế Việt Nam. Đối với năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, Việt Nam có lợi thế đối với hai loại hình năng lượng này bởi chi phí của nó không quá cao. Việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng sẽ giúp Việt Nam giảm tải được áp lực về môi trường và sự phụ thuộc vào bên ngoài đối với thủy điện, nhiệt điện, dầu khí và điện hạt nhân. Việt Nam với đường bờ biển dài 3.260 km, có tổng bức xạ năng lượng mặt trời vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam và vào khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 - 175 kcal/cm2/năm, năng lượng gió ước tính khoảng 500-1000 kWh/m2/năm; nước ta có tiềm năng rất lớn về 2 nguồn năng lượng tái tạo này. (2) Ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong giám sát tài nguyên và môi trường. CMCN 4.0 tạo ra xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS) đó là sự phát triển của internet kết nối vạn vật với một hệ phát triển logic phi tuyến tính. Sự phát triển này có vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Các công nghệ này đã được ứng dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Như các công nghệ giám sát môi trường đang phát triển nhanh được hỗ trợ bởi Internet kết nối vạn vật, giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục theo thời gian thực cũng như đưa ra cảnh báo sớm về các thảm họa thiên nhiên; hệ thống trạm quan trắc thời tiết tự động phục vụ dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng. Đây là một sản phẩm được tích hợp công nghệ mới của các lĩnh vực điện, điện tử và công nghệ thông tin vào tự động hóa trong phòng cháy, chữa cháy rừng mang lại triển vọng trong quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường và tổ chức sản xuất lâm nghiệp chính xác ở Việt Nam. (3) Phát triển kinh tế xanh thông qua ứng dụng công nghệ Nhờ CMCN 4.0 mà kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn. Rõ ràng CMCN 4.0 sẽ mở ra kỷ nguyên mới của sự lựa chọn các phương án sản xuất, kinh doanh, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực; thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả; tạo bước đột phá về tốc độ phát triển cũng như làm biến đổi cơ bản hệ thống sản xuất và hoạt động quản trị xã hội cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đối với Việt Nam, CMCN 4.0 cũng đang mang lại cơ hội cho nền kinh tế số, sản xuất và dịch vụ thông minh, các loại hình nông nghiệp thông minh, du lịch 701
  6. thông minh, dịch vụ tài chính - ngân hàng, logistic thông minh... giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. (4) Nguồn lực đầu tư còn hạn chế cả từ khu vực nhà nước và tư nhân. Xanh hoá nền kinh tế đòi hỏi nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực cũng như cách thức điều phối hiệu quả của các hoạt động đề ra. Thách thức về tài chính cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam hiện nay là hạn chế nguồn ngân sách để thực thi chiến lược, doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn trong bối cảnh khó khăn kinh tế, chưa có những thể chế tài chính. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư từ ngân sách cũng như khu vực ngoài nhà nước cho công nghệ 4.0 theo hướng công nghệ xanh còn hạn chế, ước tính Việt Nam sẽ cần tới 30 tỷ USD. Vấn đề liên quan đến doanh nghiệp trong việc thực hiện “xanh hoá sản xuất”. Doanh nghiệp không chỉ là đối tượng thực thi, mà là chủ thể thực hiện hay trên có chính sách, dưới có đối sách. Khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong thực hiện tăng trưởng xanh là nguồn vốn đầu tư cho các công nghệ, dây chuyền sản xuất. Bởi thực tế, đầu tư cho công nghệ và quy trình sản xuất xanh có giá thành không rẻ, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp còn bị động với các xu thế mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng mô hình sản xuất kinh doanh. (5) Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững bị ảnh hưởng do trình độ lao động thấp chưa theo kịp với CMCN 4.0 Bên cạnh vấn đề bảo tồn hệ sinh thái và môi trường, sự bất bình đẳng sẽ là vấn đề xã hội lớn nhất mà các quốc gia phải đối mặt trong quá trình khai thác các lợi thế của cuộc CMCN 4.0 để tăng trưởng kinh tế. Cuộc CMCN 4.0 hiện đại có thể khiến cho sự bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng khi máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế cho sức người và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động, sản xuất chuyển dịch dần từ các nước có nhiều lao động phổ thông và tài nguyên sang những nước có nhiều trung tâm nghiên cứu, lao động có kỹ năng, chuyên môn cao. CMCN 4.0 đặt ra không ít thách thức, nhất là sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu nguồn nhân lực và thị trường lao động. Các hệ thống máy móc tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, dĩ nhiên tỷ lệ lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng khiến người lao động trình độ thấp hoặc không được đào tạo sẽ bị đào thải. Khi đó, lợi nhuận của kỹ năng giản đơn bị thay thế và giảm mạnh. Nhu cầu nhân công giá rẻ kỹ năng thấp sẽ nhường chỗ cho nhu cầu đối với nhân lực trình độ cao và nếu không có giải pháp tổng thể nâng cao kỹ năng của người lao động, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng dư thừa lao động và thất nghiệp. Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất nghiệp ví dụ như lao động ngành nông nghiệp, dệt may, kế toán, lắp ráp và sửa chữa thiết bị. Điều này dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về thu nhập đã có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây và CMCN 4.0 sẽ làm khuếch đại thêm xu hướng này do lợi nhuận từ kỹ năng cao và quá trình số hóa, tự động hóa tăng mạnh. 702
  7. (6) Thách thức về quản trị dòng vốn FDI trong mục tiêu tăng trưởng xanh. Các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc CMCN 4.0 thông qua dòng vốn FDI đem lại để giành lợi thế phát triển. Áp lực lớn cho Việt Nam về sự tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhất là thu hút đầu tư FDI, thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ của CMCN 4.0 vào phát triển nền kinh tế. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Số liệu FDI hàng tháng), tính lũy kế đến ngày 20 tháng 6 năm 2018, cả nước có 25.953 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 331,24 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 180,74 tỷ USD, bằng 54,6% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực; Nếu tính theo tỷ lệ % GDP, vốn FDI vào Việt Nam hiện đang vượt Trung Quốc, Ấn Ðộ và phần lớn các nước ASEAN. Mặc dù số lượng lao động được tạo ra trong khu vực FDI là khá cao, nhưng vấn đề tiền lương, thu nhập và nâng cao đời sống xã hội là không đáng kể. Hầu như không có doanh nghiệp FDI nào thực sự ý thức và coi trọng mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật cao, nâng cao giá trị cho chuỗi cung ứng hay năng lực cạnh tranh cho địa phương. 2. Thực trạng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ CMCN 4.0 tại Việt Nam hiện nay Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển, tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của siêu bão, lũ và áp thấp nhiệt đới... Việt Nam cũng là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thay đổi môi trường, hệ sinh thái trái đất và là nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. World bank ước tính biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050. Cùng với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó có một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu đã ngày càng gia tăng áp lực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Do đó, phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, vừa phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đánh giá đúng mức về tác động của biến đổi khí hậu, giảm thiểu suy thoái môi trường và nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu quan trọng, cấp bách, cần sớm được giải quyết để đảm bảo phát triển xanh trong thời gian tới. Tại Việt Nam, chương trình Tăng trưởng xanh được cụ thể hóa qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, nội dung của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh gồm: 703
  8. (1) Xanh hóa sản xuất, thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch”, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm; (2) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu. Động lực mới của nền kinh tế xanh là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững. Việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm đói nghèo với tốc độ cao đối với tất cả các quốc gia. Riêng đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước nhảy vọt để phát triển kinh tế mà không theo con đường phát triển kinh tế “ô nhiễm trước, xử lý sau - kinh tế nâu” (Kinh tế nâu là nền kinh tế khai thác và sử dụng nhiều năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây tổn hại cho môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu và đe dọa cuộc sống con người) và có hiệu quả về mặt dài hạn. Theo báo cáo nghiên cứu của UNEP, với các biện pháp đầu tư xanh và sử dụng số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (tương đương 1.300 tỷ USD) thì trong dài hạn sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế và tăng tổng lượng của cải trên toàn cầu trên cơ sở duy trì và phục hồi được các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định chủ trương “phát triển nhanh và bền vững” và phát triển kinh tế xanh “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”. 2.1. Kết quả đạt được Trong suốt chặng đường triển khai và thực hiện kinh tế xanh, với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cùng với nhận thức của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của kinh tế xanh, cho đến nay nền kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc như: hành vi sản xuất và tiêu dùng có nhiều thay đổi đáng kể và cải thiện tích cực, ngày càng có nhiều hành động thiết thực, đóng góp vào phát triển kinh tế xanh, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Xu hướng tiêu dùng xanh ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Tiêu dùng ngày nay không chỉ đòi hỏi sự thông minh về chất lượng sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tính xã hội và tính nhân văn của từng sản 704
  9. phẩm. Đặc biệt từ sau đại dịch covid-19, người dân cũng như doanh nghiệp đã chuyển dần thói quen mua sắm bằng các kênh tiêu dùng “xanh” và ưu tiên cho bảo vệ sức khỏe, tái tạo năng lượng như chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch: Sói biển, bác Tôm, Home food... Nhiều cửa hàng trà sữa, cà phê chuyển sang kinh doanh theo xu hướng xanh như: sử dụng ống hút tre, hạn chế nước đóng chai có bao bì khó phân hủy hay sử dụng túi giấy... Nhiều siêu thị lớn cũng chung tay, nỗ lực giảm thiểu sử dụng túi nilon, rác thải nhựa bằng việc sử dụng lá chuối gói rau củ, thực phẩm cũng như các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường... Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật (2017), hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức từ 2 đến 3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10 m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 đến 25 m2, nghĩa là cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/10 của thế giới. Qua thu thập thông tin, số liệu về tỷ lệ mật độ cây xanh một số thành phố tại Việt Nam như sau: Tại TP Hà Nội hiện nay tỷ lệ gần 2 m2/người và quy hoạch 2050 phấn đấu đạt 10-15 m2/người; TP. Hải Phòng, năm 2020 tỷ lệ mật độ cây xanh là 5,5 m2/ người, theo Đề án xây dựng công viên cấp thành phố 2021-2025 sẽ tăng mật độ cây xanh lên 10 m2/người; TP Huế, vào năm 2013 mật độ cây xanh đạt tỷ lệ 14,8m2/người. Nếu tính cả diện tích thảm cỏ, sông nước, rừng cảnh quan thì mật độ cây xanh đạt đến 20 m2/người. Đến năm 2016, theo báo cáo của UBND TP. Huế, mật đô cây xanh đạt 12,9 m2/người. Từ 2016 đến nay do ảnh hưởng thiên tai số lượng cây xanh ngã đổ tương đối nhiều nên tỷ lệ mật độ cây xanh có giảm xuống; Tại TP. Đà Nẵng tổng hiện trạng hai công viên lớn nhất thành phố khoảng 17ha, chưa kể công viên nhỏ xen kẻ trong cụm dân cư. Tỷ lệ năm 2010 là 5 m2/ người, đến 2019 đạt 7,51 m2/người và quy hoạch đến 2045 đặt 8,9 m2/người; Tại TP Hồ Chí Minh, tổng diện tích quy hoạch công viên là 11.500 ha, số liệu thực tế hiện nay 510ha (không bao gồm rừng tại huyện Cần Giờ) tỷ lệ 0,58 m2/người, tính trên số dân sinh học; Theo điều chỉnh đồ án Quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, chỉ tiêu cây xanh công cộng tại thành phố chỉ đạt mức bình quân là 1,6 m2/người, tổng diện tích cây xanh theo quy hoạch được duyệt trên toàn thành phố khoảng 6.259ha, tỷ lê 6,3 m2/người; TP Cần Thơ vào năm 2018 tỷ lệ bình quân khoảng 6-8 m2/người, chiếm 9,4% đất dân dụng, theo quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì quy hoạch cây xanh tỷ lệ 12-15 m2/người. Theo số liệu Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2011 - 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dao động ở mức trung bình 5,65%. Trong đó trong 2 năm dịch Covid-19 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là trong quý III/2021, thời điểm mà phần lớn các tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, tuy vậy nó vẫn luôn dương, lần lượt đạt 2,91% năm 2020 và 2,58% năm 2021. Trong khi đó theo dữ liệu của IMF về GDP thì GDP của Việt Nam năm 2021 đạt 351,96 tỷ USD, xếp thứ 5 trong các nền kinh tế lớn Đông Nam Á, mặc dù thời điểm đó Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam năm 2021 được đóng góp chủ yếu từ khu vực dịch vụ và công nghiệp, lần lượt là 41% và 38%. So với các năm trước, cơ cấu kinh tế của Việt Nam năm 2021 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành 705
  10. nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 12%), xu hướng này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xanh của Chính phủ. Chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng mô hình nông nghiệp xanh, phát triển công nghiệp xanh, phát triển năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải CO2 đối với các ngành công nghiệp nặng... Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên... Bên cạnh đó, là Ngân hàng thế giới (WB: World bank) cũng tích cực hỗ trợ cho Việt Nam nhiều lĩnh vực, đặc biệt là việc đầu tư vốn vào các dự án về công nghiệp xanh, năng lượng xanh, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường đô thị và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tính từ năm 1994 đến nay, WB đã cam kết hỗ trợ hơn 25,3 tỷ USD trong phát triển đất nước, phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, từ đó tác động tích cực đến lao động trong nước, cơ cấu lao động Việt Nam có xu hướng chuyển dịch rõ nét theo hướng phi nông nghiệp. Xu hướng này phù hợp với mục tiêu xanh hóa nền kinh tế, góp phần bổ sung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc ứng dụng các thành tựu trong thời kỳ CMCN 4.0. Theo nhận định của giới chuyên gia Việt Nam là quốc gia hội tụ những đặc điểm địa lý, khí hậu lý tưởng cho việc sản xuất các loại năng lượng tái tạo. Với vị trí địa lý có đường biển dài, thời tiết của khu vực nhiệt đới nhận được lượng nhiệt mặt trời tương đối lớn... đây là một trong những tiềm năng rất lớn để Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo như nhà máy năng lượng mặt trời, nhà máy năng lượng gió. Việc này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai, cũng như an ninh năng lượng. Phát triển năng lượng tái tạo còn đang là cuộc chay đua năng lượng của các nước trên thế giới tạo nên vị thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Điều này cho thấy Việt Nam cũng không thể chậm trễ trong lĩnh vực này, khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo để tạo sức cạnh tranh cho cả nền kinh tế. Nhận thấy tầm quan trọng hàng đầu của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, nên thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Bộ Công thương cũng có Quyết định 2023/QĐ- BCT ngày 5 tháng 7 năm 2019 phê duyệt “Chương trình phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025” và nhiều thông tư hướng dẫn cùng các chương trình kế hoạch triển khai thực hiện. Cùng với đó, phát triển nguồn năng lượng tái tạo song song với tăng cường hiệu quả sử dụng điện trong sinh hoạt cũng như sản xuất nhằm giảm chi phí và các tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe người dân. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 128,51 tỷ kWh, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020; Trong đó, năng lượng tái tạo (gồm: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) huy động được 14,69 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 11,4% trong tổng sản lượng. 706
  11. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 sau quá trình triển khai đã đạt được một số kết quả nổi bật, thể hiện ở các nội dung về xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện, huy động nguồn lực nhà nước và tư nhân. Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014, đến năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014; Mức tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân giai đoạn 2021-2030 giảm từ 1,0-1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15-20%; kinh tế số đạt 30% GDP; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp so với lượng chất thải được thu gom chiếm 10%; Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại 2 trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 20% và 5%; tỷ lệ xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thị đặc biệt đạt ít nhất 15% so với tổng số xe buýt đang hoạt động và tại đô thị loại I đạt 10% số lượng xe buýt mới; Tỷ lệ mua sắm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 35%; ít nhất 10 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tổng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững. Chiến lược cũng đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, bảo đảm bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75; 100% các tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh; tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt ít nhất 70%. 2.2. Một số khó khăn, hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế và những khó khăn nhất định. Thứ nhất, thực tế cho thấy, nhận thức của người dân về nền kinh tế xanh vẫn còn khá mới mẻ, chính vì thể rất cần các nhà khoa học, chuyên gia xem xét nghiên cứu và phổ biến kiến thức về phát triển kinh tế xanh từ các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách đến doanh nghiệp và người dân. Thứ hai, theo thống kê năm 2021, lượng phát thải CO2 của Việt Nam đạt mức hơn 321 nghìn tấn, tuy so với năm 2020 giảm 0,605 nghìn tấn, nhưng so với lượng phát thải CO2 ở năm đầu thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh năm 2011 thì nó lại tăng hơn 2 lần, khi năm 2011 chỉ ở mức gần 156 nghìn tấn và đã đưa Việt Nam nằm trong số 184 quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới năm 2021. Từ đó có thể thấy việc đẩy mạnh phát triển 707
  12. kinh tế xanh trong thời gian qua đã làm tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, đồng nghĩa với việc lượng phát thải CO2 có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Thứ ba, nguồn lực tài chính cho mục tiêu xanh hóa nền kinh tế của Việt Nam còn khá hạn chế trong bối cảnh NSNN hạn hẹp cùng ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó là sự xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine cùng với những biến động và bất ổn từ nền kinh tế thế giới đã có tác động không nhỏ đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Từ đó làm cho quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam trở nên khó khăn hơn, nguy cơ xuất hiện nhiều rủi ro, đặt lên vai những nhà chức trách, những nhà hoạch định chính sách ngoài việc đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững còn phải khắc phục những khó khăn trước mắt. Thứ tư, nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ khoa học công nghệ cao của chiến lược phát triển kinh tế xanh. So với thế giới thì dây chuyền sản xuất và công nghệ ở Việt Nam phần lớn là công nghệ cũ và lỗi thời, tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu và năng lượng. Do đó việc áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến vào nền kinh tế xanh là thách thức lớn cho Việt Nam rất cần có nguồn nhân lực chất lượng cao đảm nhiệm. Thứ năm, mặc dù Chính phủ đã ban hành và phê duyệt các chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững theo từng thời kỳ, tuy nhiên hệ thống pháp luật, hành lang pháp lý của Việt Nam vẫn chưa thực sự đồng bộ, cụ thể như chưa có những văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về năng lượng xanh và năng lượng tái tạo... Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh ở các ngành, vùng và địa phương trên cả nước chưa thực sự liên kết và thống nhất với nhau. 3. Một số gợi ý giải pháp phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ CMCN 4.0 ở Việt Nam thời gian tới Để phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững đất nước một cách toàn diện, vừa đạt mục tiêu tăng trưởng vừa đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái cho tương lai, tác giả đưa ra một số gợi ý giải pháp như sau: Một là, nâng cao nhận thức về kinh tế xanh, tăng trưởng xanh gắn với bảo vệ môi trường. Tuyên truyền giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân tầm quan trọng của môi trường xanh, sạch, để từ đó có những hành động thiết thực trong công tác phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống biến đổi khí hậu... ở mỗi người dân, góp phần nâng cao tính hiệu quả của các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động mà Chính phủ đã đề ra, tiến đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững. Hai là, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa về bài toán thuế carbon trong xu hướng phát triển kinh tế xanh, mặc dù đó là một thuật ngữ khá mới mẻ, nhưng đây lại là công cụ quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn. Vì Việt Nam là thị trường xuất khẩu hầu hết các loại sản phẩm, hàng hóa đến các nước phát triển, do đó việc đánh thuế carbon là giải pháp hiệu quả để giảm lượng phát thải khí CO2, cũng như làm tăng nguồn thu cho NSNN để Chính phủ tái đầu tư trở lại cho việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xanh và carbon thấp. Ba là, tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ, đồng thời tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh nghiên 708
  13. cứu các lĩnh vực ngành nghề phát triển kinh tế xanh cũng như giảm thiểu phát thải khí CO2 phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện với môi trường... Và trong đó nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cần được đẩy mạnh để có các dự án, dây chuyền sản xuất hiện đại, xử lý được tình hình ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời cần có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu, không thân thiện môi trường chuyển đổi sang công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, đáp ứng chuẩn của nền kinh tế xanh. Bốn là, cần cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút mọi nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế, trong đó tập trung huy động nguồn vốn nước ngoài, vì đây là một nguồn lực không chỉ góp phần phát triển kinh tế xanh mà còn giúp doanh nghiệp trong nước học hỏi được kinh nghiệm từ phía doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời cần xây dựng tiêu chí chặt chẽ để lựa chọn những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả trong phát triển kinh tế xanh, đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường. Năm là, cần hoàn thiện các văn bản pháp lý và cải cách các chính sách về môi trường. Những nguy cơ, tác động của ô nhiễm môi trường cũng như khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cần được đánh giá đúng mức thông qua các cơ chế như thuế, vì thuế góp phần quan trọng trong việc khuyến khích tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên. Bên cạnh đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái. Kết luận Trước những hệ lụy về môi trường và xã hội, từ phát triển kinh tế nâu, các quốc gia đã dần chuyển sang nền kinh tế xanh - một nền kinh tế quan tâm đến hạnh phúc, công bằng xã hội và môi trường bên cạnh các mục tiêu về kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, qua bài viết tác giả cũng đã chỉ ra trong quá trình xây dựng kinh tế xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế vì nhiều lý do như: thiếu nguồn lực vốn, chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu... từ đó đề xuất gợi ý một số giải pháp đồng bộ và dài hạn với từng bước đi cụ thể để hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững cho Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. 2. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT. 3. Thủ tướng Chính phủ (2016), Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về “Một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT”. 4. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. 709
  14. 5. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. 6. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 về ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. 7. Bộ Công Thương (2019), Quyết định số 2023/QĐ-BCT ngày 5/7/2019 phê duyệt “Chương trình phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025”. 8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Tạp chí Kinh tế và Dự báo (2017), Báo cáo Hội thảo khoa học “Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững: thời cơ và thách thức đối với Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp”. 9. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Số liệu FDI hàng tháng. 10. Truy cập https://baovemoitruong.org.vn/phat-trien-mang-xanh-do-thi, ngày 20/4/2023 11. Australian Government (2021), Singapore-Australia Green Economy Agreement, truy cập tại: https://www.dfat.gov.au/geo/singapore/singapore-australia-green-economy- agreement, ngày 15/3/2023. 12. Climate Watch (2020). GHG Emissions, Washington, DC: World Resources Institute, truy cập tại: https://www.climatewatchdata.org, ngày 15/3/2023. 13. Đinh Hồng Linh và Nguyễn Thị Hằng (2021), Nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh nhằm hướng tới chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 286, tháng 4/2021, trang 46-57. 14. Egorova, M., Pluzhnic, M. & Glik, P. (2015, Global trends of «green» economy development as a factor for improvement of economical and social prosperity, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 166, 194-198. 15. Frone, D. F., & Simona, F. (2015), Resource-efficiency objectives and issues for a green economy, Scientific Papers Series Management, Economic Engineering in Agriculture and Rural Development, 15(3). 16. Georgeson, L., & Maslin, M. (2019), Estimating the scale of the US green economy within the global context, Palgrave Communications, 5(1), 1-12. 17. Hallegatte, S., Heal, G., Fay, M., & Treguer, D. (2012), From growth to green growth- a framework (No. w17841), National Bureau of Economic Research. 18. Maria, E., Marina, P., & Pavel, G. (2015), Global trends of «green» economy development as a factor for improvement of economical and social prosperity, Procedia-Social and Behavioral Sciences, 166, 194-198. 19. Matthews, R. (2022), Environmental Implications of Three Types of Economies: Brown, Blue and Green, truy cập tại:
  15. 21. Nguyễn Đình Đáp (2022), Giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh, Tạp chí Ngân hàng bản điện tử. 22. Nguyễn Thị Lan Anh (2021), Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Công Thương, số 25, tháng 10/2021. 23. Nguyễn Thị Quỳnh Hương và Nguyễn Thị Vân Chi (2020), Kinh tế xanh và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 7/2020. 24. NCCS (2022), Good Progress Made on the Singapore Green Plan 2030 as Government Accelerates Decarbonisation and Sustainability Efforts, truy cập tại: https://www.nccs.gov.sg, ngày 15/3/2023. 25. NDC Partnership, National Green Growth Strategy of South Korea, truy cập tại: https://ndcpartnership.org/, ngày 15/3/2023. 26. OECD (2012), Towards Green Growth in Denmark, Truy cập tại: https://sustainabledevelopment.un.org, ngày 15/3/2023. 27. Phạm Đức Anh (2020), Phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam, Tạp chí Công Thương, số 14, tháng 6/2020. 28. Runciman, B. (2012), Green Skills for the Green Economy, ITNow, 54(1), 42-45. 29. Ryszawska, B. (2013), Koncepcja zielonej gospodarki jako odpowiedź na kryzys gospodarczy i środowiskowy, Prace Naukowe Uniwersytetu Ekonomicznego we Wrocławiu, (318), 47-56. 30. Stevens, P. (2019), US ‘green economy’ generates $1.3 trillion and employs millions, new study finds, truy cập tại: https://www.cnbc.com, ngày 25/3/2023. 31. Sulich, A. (2020), The green economy development factors, Vision, 6861-6869. 32. The World Bank (2013), From Brown Growth to Green: The Economic Benefits of Climate Action, truy cập tại: https://www.worldbank.org, ngày 25/3/2023. 33. The World Bank (2022), Việt Nam và Ngân hàng Thế giới nâng tầm quan hệ đối tác hướng tới mục tiêu nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, truy cập tại: https://www.worldbank.org, ngày 25/3/2023. 34. UNEP (2011), Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication, UNEP, doi:10.1063/1.3159605. 35. US Green Economy (2021), US Green Economy Report Series, truy cập tại: https://usgreeneconomy.com/national-overview/, ngày 25/3/2023. 711
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2