intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng và mức độ tiếp cận của công nhân nhập cư tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương - Phúc lợi xã hội: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Phúc lợi xã hội - hiện trạng và mức độ tiếp cận của công nhân nhập cư tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Những hệ quả của hiện trạng hệ thống phúc lợi xã hội; phúc lợi xã hội - trách nhiệm và mô hình phúc lợi xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng và mức độ tiếp cận của công nhân nhập cư tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương - Phúc lợi xã hội: Phần 2

  1. Chương 4 NHỮNG HỆ QUẢ CỦA HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG PHÚC LỢI XÃ HỘI Mức sống, cơ hội việc làm ở thành thị cao đã giúp các đô thị trở thành điểm thu hút ngày càng nhiều dân nhập cư. Thái độ ứng xử của nhiều địa phương là vừa “mở” vừa “đóng”, thu hút người nhập cư, nhưng không dành ưu đãi cho họ, nhất là tầng lớp công nhân không có chuyên môn kỹ thuật cao. Vấn đề ăn ở của người nhập cư bị thả nổi, phó mặc cho khả năng cung ứng của người dân địa phương. Vì vậy, công nhân thường phải đối mặt với nhiều rủi ro. Hơn nữa, hàng triệu công nhân sẽ bước vào giai đoạn lập gia đình và sinh con đẻ cái, càng sinh ra thêm nhiều áp lực cho cả chính quyền, người dân địa phương và người nhập cư. Hệ quả là cơ sở vật chất và hệ thống phúc lợi của địa phương ngày càng quá tải khi không đáp ứng được nhu cầu của công nhân nên người dân địa phương cũng chịu ảnh hưởng. Khi khó khăn vượt quá mức chịu đựng, công nhân buộc phải tìm cách thoát khỏi bế tắc, có thể là trở về quê hoặc tiếp tục di cư. Tình trạng này không chỉ khiến người công nhân mất đi cơ hội làm việc mà còn ảnh hưởng trực tiếp các doanh nghiệp, đến nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương. Trong chương 4 này, chúng tôi sẽ lần lượt đi vào phân tích những hệ lụy có thể nảy sinh từ hiện trạng phúc lợi xã hội đối với người công nhân từ ba chiều kích: người công nhân, nguồn lực phát triển địa phương và doanh nghiệp. 159
  2. 1. Đối với người công nhân Trong cuộc mưu sinh vốn đầy ắp những ước mơ đổi đời của người công nhân nơi đô thị thì thực trạng đời sống công nhân vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội. Điều này cũng khiến họ trở thành đối tượng dễ tổn thương trước những rủi ro của cuộc sống xa quê. Doanh nghiệp có vẻ không mấy quan tâm đến cuộc sống của công nhân bên ngoài nhà xưởng, họ chỉ quan tâm đến việc biến công nhân thành những cỗ máy làm việc theo dây chuyền. Chính sách thu hút nguồn lao động về Bình Dương làm việc là để phát triển bộ mặt kinh tế của địa phương. Tuy vậy, ngoài việc thu hút lao động đổ xô về đây sinh sống và làm việc, các chính sách phúc lợi xã hội của địa phương vẫn chưa bao phủ hết nhu cầu của lực lượng lao động nhập cư đông đúc tại địa bàn. Khi đó, khả năng của địa phương bị quá tải so với số lượng công nhân nhập cư. Nhưng công nhân nhập cư lại là lực lượng có công sức đóng góp rất lớn cho các doanh nghiệp và sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Thực trạng đời sống công nhân đang diễn ra như hiện nay cho thấy sự bất tương xứng giữa đóng góp của công nhân cho địa phương, doanh nghiệp và đời sống của họ. Với thực trạng tiếp cận phúc lợi xã hội như hiện nay, cuộc sống người công nhân sẽ ra sao? Họ ứng xử thế nào trước thực trạng ấy? Với số lượng người lao động đông đảo như tại địa bàn Bình Dương, vấn đề chăm lo đời sống văn hóa - tinh thần cũng như thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động vẫn chưa bảo đảm được những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của công nhân. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn né tránh thực thi phúc lợi xã hội cho người lao động. Kết quả khảo sát của công trình nghiên cứu này cho thấy, những doanh nghiệp nào có quy mô sản xuất càng lớn thì hệ thống phúc lợi xã hội cho người lao động tại doanh nghiệp càng được bảo đảm. Đa phần trong số này là các tập đoàn đa quốc gia vốn phải tuân thủ các nguyên tắc trách nhiệm phúc lợi 160
  3. xã hội của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ở các doanh nghiệp lớn thì các chính sách phúc lợi cho công nhân được bảo đảm hoàn toàn. Kết quả thảo luận nhóm dựa trên công cụ là Cây vấn đề theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) tại bốn huyện/thị sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể về những hệ lụy mà công nhân đang phải gánh chịu từ thực trạng tiếp cận và hưởng dụng các chính sách phúc lợi xã hội hiện tại từ nhà nước, doanh nghiệp và địa phương: Hình 4.1: Biểu đồ đánh giá nhanh (PRA): Cây vấn đề công nhân tại huyện Bến Cát 161
  4. Hình 4.2: Biểu đồ đánh giá nhanh (PRA): Cây vấn đề công nhân tại huyện Tân Uyên 162
  5. Hình 4.3: Biểu đồ đánh giá nhanh (PRA): Cây vấn đề công nhân tại thị xã Dĩ An 163
  6. Hình 4.4: Biểu đồ đánh giá nhanh (PRA): Cây vấn đề công nhân tại thị xã Thuận An 164
  7. Kết quả thảo luận nhóm tại bốn huyện/thị cho thấy những điểm chung về đời sống công nhân hiện nay như sau: đời sống công nhân tại Bình Dương dù là ở các huyện hay ở thị xã, đều gặp nhiều khó khăn về vấn đề kinh tế, cuộc sống bấp bênh, khó ổn định, đời sống tinh thần tẻ nhạt, sức khỏe không bảo đảm. Những hệ quả đó xuất phát từ các nguyên nhân sâu xa là mức thu nhập công nhân có được từ công việc còn quá thấp so với các chi phí sinh hoạt hằng ngày, vì chi phí nhà ở, điện - nước hay các mặt hàng thực phẩm đều tăng theo giá cả thị trường. Chính vì thế, cuộc sống của công nhân thêm phần khó khăn. Vấn đề này đều được đề cập ở tất cả các cuộc thảo luận nhóm. Vấn đề chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế cũng được bàn luận ở nhóm công nhân thị xã Dĩ An, vì họ cho rằng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế chất lượng không bảo đảm, trong khi khám bệnh ngoài tuyến tư nhân giá cả lại cao và nằm ngoài khả năng chi trả của họ. Không chỉ vậy, việc xin nghỉ phép để khám chữa bệnh ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của doanh nghiệp, nên một số doanh nghiệp gây khó khăn cho công nhân. Do đó, họ phải lựa chọn cách thức “mua thuốc để uống” tại các tiệm thuốc tây. Bên cạnh đó, công việc quá vất vả cùng với thời gian tăng ca quá nhiều cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Thất nghiệp do không có tay nghề cũng là một trong những vấn đề được bàn luận ở nhóm công nhân Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên. Cội nguồn sâu xa của vấn đề này bắt nguồn từ trình độ học vấn thấp, ảnh hưởng đến cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Hơn nữa, công việc công nhân đang làm hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, không đòi hỏi trình độ chuyên môn. Do đó, nếu thất nghiệp họ vẫn chỉ có thể tìm được những công việc lao động phổ thông, khó có thể bước chân vào thị trường lao động đòi hỏi tay nghề cao. Mặt khác, vấn đề nâng cao tay nghề và trình độ học vấn cũng chưa được người công nhân 165
  8. chú ý nhiều vì thời gian làm việc tại doanh nghiệp quá nhiều, doanh nghiệp ít khi tạo điều kiện cho người lao động học tập hoặc bản thân họ không có động lực. Nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn còn đang rất nan giải và cũng là một trong những ngọn nguồn dẫn đến những bế tắc trong cuộc mưu sinh của công nhân nơi đất khách quê người. Như vậy, hậu quả lâu dài mà công nhân sẽ phải gánh chịu từ những vấn đề trên, theo thảo luận của nhóm nữ công nhân thị xã Dĩ An, là dẫn đến “bế tắc trong cuộc sống”. Giải pháp của nhóm công nhân Bến Cát và Thuận An là sẽ về lại quê hương hoặc sẽ chuyển đến địa bàn khác để sinh sống. Hậu quả lâu dài của đời sống công nhân sẽ kéo theo hệ lụy là đất nước không thể phát triển được, đó là kết quả thảo luận của nhóm Tân Uyên. Có thể thấy rằng, những hệ lụy nảy sinh từ hệ thống phúc lợi xã hội hiện nay đối với công nhân bao gồm các vấn đề: không ổn định trong công việc; sự thăng tiến bản thân; cuộc sống cam chịu; thu nhập thấp, chi phí cao; một cuộc sống bấp bênh; và những đứa trẻ phải rời xa bố mẹ. - Thay đổi việc làm Việc làm là vấn đề được quan tâm đầu tiên đối với công nhân. Vì thế, có được một công việc phù hợp để có thể gắn bó lâu dài luôn là điều mong muốn của bất kỳ người lao động nào, đặc biệt là công nhân. Nhưng không phải bất cứ ai ngay từ lần đầu tiên đã có thể chọn được một công việc như ý muốn. Kết quả khảo sát định lượng của công trình nghiên cứu này đã làm rõ hơn nhận định trên như sau: Thời gian bước vào đời sống công nhân của những lao động nhập cư nằm trong phạm vi khảo sát chiếm tỷ lệ phổ biến nhất là 48 tháng (12,3%), 24 tháng (11,9%), 36 tháng (11,5%). Bên cạnh đó, có 2,5% những người nhập cư đã có “thâm niên” gắn bó với nghề công nhân từ 120 tháng (10 năm) trở lên. 166
  9. Bảng 4.1: Số năm làm công nhân Số người Tỷ lệ % Dưới 1 năm 137 17,1 Từ 1 năm đến 3 năm (12 - 36 tháng) 282 35,2 Giá trị Từ hơn 3 năm đến 6 năm (37 - 72 tháng) 244 30,5 Từ hơn 6 năm đến 9 năm (73 - 108 tháng) 85 10,6 Tổng cộng 748 93,5 Khuyết Hệ thống 52 6,5 Tổng cộng 800 100,0 Nguồn: Dữ liệu khảo sát định lượng tháng 10-2011. Cũng có khá nhiều công nhân trong phạm vi khảo sát vừa bước vào đời sống công nhân với thời gian từ 12 tháng trở xuống (17,1%). Số lao động có thời gian làm công nhân từ 1 - 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (35,2%), tiếp đến là số lao động nhập cư có thời gian làm công nhân trên 3 - 6 năm chiếm 30,5% và một tỷ lệ đáng kể (10,6%) những lao động nhập cư làm công nhân từ 6 - 9 năm. Những số liệu trên chứng tỏ có một bộ phận người lao động cũng đã gắn bó khá dài với đời sống công nhân. Khảo sát về thời gian làm việc tại nơi mà công nhân hiện đang làm cho kết quả như sau: 24 tháng (11,3%), 12 tháng (10,4%), 36 tháng (9,4%) và từ 60 tháng (5 năm) trở lên (13,7%). Tỷ lệ công nhân làm việc tại một doanh nghiệp nhất định trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lên chỉ chiếm 1,5%, trong khi tỷ lệ những người có “thâm niên” làm công nhân từ 120 tháng trở lên là 2,5%. Số công nhân có thời gian làm việc tại doanh nghiệp hiện tại từ 12 tháng trở xuống chiếm tỷ lệ rất cao (39,7%), trong khi số công nhân bước vào 167
  10. cuộc sống công nhân từ 12 tháng trở xuống chỉ chiếm 17,1%. Bên cạnh đó, số lượng công nhân làm việc gắn bó với doanh nghiệp hiện tại trong thời gian từ 24 tháng trở lên ngày càng thấp dần, chẳng hạn 11,9% người nhập cư có thâm niên làm công nhân 24 tháng, nhưng lại chỉ có 11,3% công nhân làm ở công ty hiện tại là 24 tháng; 11,5% người nhập cư có thâm niên làm công nhân 36 tháng nhưng lại chỉ có 9,4% công nhân làm việc 36 tháng tại cơ sở làm việc hiện tại; 1,3% lao động nhập cư có thâm niên làm công nhân 48 tháng nhưng lại chỉ có 6% công nhân làm việc 48 tháng cho doanh nghiệp hiện tại, v.v.. Từ những số liệu trên, có thể thấy rằng khá nhiều người lao động đã thay đổi công việc trong suốt quá trình họ làm công nhân. Khi được đặt câu hỏi: “Trong ba năm qua, ông/ bà có thay đổi công việc không?” thì một tỷ lệ rất cao (41,6%) công nhân nhập cư cho biết họ có thay đổi công việc, trong đó 53,8% cho biết trong ba năm qua họ thay đổi công việc một lần, 21,6% cho biết họ đã thay đổi công việc hai lần và 14% thay đổi công việc ba lần. Lý do chính yếu nhất dẫn đến vấn đề thường xuyên thay đổi công việc ở người công nhân là “do lương, thu nhập thấp” (56,4%), tiếp đến là “do công việc nặng nhọc” (26,6%), “do môi trường làm việc ô nhiễm” (12,3%), “do công ty hạn chế sản xuất” (10,8%) và “các chính sách thấp” (10,1%). Thông tin định tính cũng làm rõ lý do thường xuyên thay đổi việc làm ở công nhân như sau: Đây là công ty thứ ba anh H.V.Đ (32 tuổi, quê Thái Nguyên) làm kể từ khi vào Bình Dương: “Đầu tiên là Công ty King Maxco trong Khu công nghiệp Vietnam - Singapore. Công ty thứ hai là bóng đèn Điện Quang năm 2006. Cuối 2006, qua Thái Bình làm từ đó đến giờ. Lý do chuyển từ King Maxco 168
  11. qua Điện Quang là làm lương không đạt, hai vợ chồng mỗi người đi mỗi ngả nhiều khi không an tâm, nên xin vào Công ty Điện Quang làm mấy tháng rồi xin vào Công ty Thái Bình để đi đi về về có nhau”. (Trích Nhật ký điền dã của Lê Thị Hiếu, tháng 4-2012) Đối với công việc hiện tại đang làm ở các doanh nghiệp, mức độ hài lòng về công việc cũng khác nhau: 27,1% công nhân “hài lòng” về công việc hiện tại, 19,1% công nhân “hơi không hài lòng” và 42,5% cảm thấy “bình thường” về công việc họ đang làm. Việc cảm thấy “không hài lòng” hoặc “hơi không hài lòng” về môi trường làm việc có nhiều nguyên nhân khác nhau: môi trường làm việc nhiều tiếng ồn (58%), nóng nực (43,3%), không khí ngột ngạt (28,5%). Nhưng cũng có nhiều công nhân nhận xét tích cực về môi trường làm việc: mát mẻ (47%), không khí dễ chịu (44,8%), yên tĩnh (27%). Cách đối xử của cán bộ quản lý đối với công nhân nhìn chung cũng khá tốt với các nhận xét như: tôn trọng (71,9%), lịch sự, nhã nhặn (68,9%), công bằng (64,8%); nhưng cũng có những công nhân nhận xét cán bộ quản lý đối xử với họ không công bằng (13,9%), không lịch sự (13%) và không tôn trọng (13,4%). Các số liệu trên nói lên thực tế biến động về nguồn lao động tại các doanh nghiệp khi người lao động mặc dù vẫn sống đời công nhân nhưng họ lại không có ý định gắn bó lâu dài tại một doanh nghiệp nhất định. Họ có xu hướng tìm kiếm các công ty có chế độ lương bổng, phúc lợi tốt hơn công ty cũ. Như vậy, cốt lõi của vấn đề mà công nhân quan tâm đầu tiên vẫn là mức thu nhập. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ai cũng mong muốn được trả một mức lương tương xứng với công sức phải bỏ ra và phù hợp với giá cả thị trường, nhất là khi tình 169
  12. hình lạm phát ngày càng tăng cao, nhằm bảo đảm cuộc sống trước những rủi ro có thể xảy ra. Nhận định về đời sống công nhân hiện nay, ông P.V.C - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bến Cát chia sẻ: Đời sống người lao động hiện nay cũng rất khó khăn, bởi vì tình hình giá cả tăng cao. Xăng lên thì các thứ cũng lên, điện lên, nhà trọ cũng lên, nói chung kéo theo tất cả các mặt hàng thực phẩm đều tăng lên hết... Thí dụ, lương công nhân bây giờ là 2 triệu và cộng 7% có tay nghề là 2.140.000 đồng... Nếu người lao động làm ngày bình thường mà không tăng ca, lương tháng có 2 triệu mấy thì không đủ sống đâu. Nếu hai vợ chồng có đứa con nữa thì rất mệt đó. Mà tăng ca nhiều thì sức khỏe của người lao động cũng không được ổn... Nếu áp dụng đúng mức lương Nhà nước quy định đối với người lao động so với với tình hình lạm phát hiện nay, công nhân khó có thể bảo đảm cuộc sống nếu không có thêm các khoản phụ cấp (chuyên cần, nhà ở, tay nghề, kỹ thuật, v.v.) và tiền tăng ca. Đặc biệt là các hộ gia đình có con. Bởi vậy, khi đo lường mức độ hài lòng của công nhân về các chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước và doanh nghiệp đối với công nhân, số công nhân cho rằng các chính sách này chưa phù hợp chiếm một tỷ lệ đáng kể. Cụ thể là: công nhân chưa hài lòng với chính sách của Nhà nước về y tế (19,1%), giáo dục - đào tạo (22%), nhà ở (22%) và việc làm (23,4%). Công nhân cũng chưa hài lòng với chính sách của doanh nghiệp về y tế (21%), giáo dục - đào tạo (32,9%), nhà ở (36,9%) và việc làm (23,8%). Từ đó, chúng tôi thực hiện thăm dò ý kiến công nhân qua hai câu hỏi: “Với chính sách của Nhà nước/doanh nghiệp dành cho công nhân như hiện nay thì trong tương lai ông/bà sẽ làm gì?”. Kết quả nhận được là 14,9% công nhân cho biết sẽ về quê, 170
  13. 6,1% công nhân sẽ đổi công việc khác và 4,4% công nhân sẽ đổi nơi làm việc khác nếu như các chính sách của chính quyền địa phương đối với người lao động là công nhân vẫn giữ nguyên như hiện nay. Đồng thời, có 15% công nhân cho biết sẽ về quê, 7,5% công nhân sẽ đổi công việc khác và 5,5% công nhân sẽ đổi nơi làm việc khác nếu như doanh nghiệp vẫn duy trì các chính sách đối với người lao động như hiện nay. Công nhân có xu hướng tìm kiếm các công việc khác với chế độ lương bổng cao hơn, chính sách phúc lợi xã hội tốt hơn. Bên cạnh giải pháp nghỉ việc, chuyển đổi công việc mới nếu người lao động cảm thấy không hài lòng về công việc hiện tại thì nhiều người lao động rơi vào thế bị động khi đối diện với vấn đề thất nghiệp, như trao đổi của một cán bộ công tác ở cơ quan Bảo hiểm xã hội Thuận An, lý giải về nguyên nhân thất nghiệp của công nhân: “Thứ nhất là do cơ chế chính sách, thứ hai là tình hình khó khăn về tài chính kinh tế, số doanh nghiệp nhỏ và vừa không trụ nổi, không có đơn hàng, ngừng sản xuất... sinh ra sa thải lao động nhiều, thứ ba là tính toán của người lao động”. (Nhật ký điền dã của Lê Thị Hiếu, tháng 4-2012) Tình hình kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiều biến động dẫn đến những rủi ro, bất lợi cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khi phải đối diện với chi phí các khâu sản xuất tăng lên nhưng đầu ra lại không tăng bao nhiêu, lại còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Đứng trước những thách thức đó, các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự và đối tượng bị cắt giảm trước hết chính là công nhân. Trong tổng số 165 công nhân nhập cư đã từng thất nghiệp trong vòng 3 năm qua, thì việc thất nghiệp có những tác động tiêu cực đến cuộc sống được công nhân trình bày như sau: 171
  14. Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của thất nghiệp đến đời sống công nhân Nguồn: Dữ liệu khảo sát định lượng tháng 10-2011. Bảng số liệu cho thấy, 90/165 (54,5%) công nhân nhập cư cho biết thất nghiệp “ảnh hưởng rất nhiều” đến cuộc sống của họ, “có ảnh hưởng đôi chút” (35,8%), chỉ có 9,7% cho rằng thất nghiệp “hoàn toàn không ảnh hưởng” đến cuộc sống của họ. Khi công nhân nhập cư bị thất nghiệp, cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất ở ba vấn đề: “không đủ tiền để gia đình/ cá nhân sinh sống” (16,6%), “không có tiền để trả tiền nhà trọ” (13,1%) và “không có tiền để trả các dịch vụ điện, nước” (11,4%). Đây là ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của công nhân khi họ bị thất nghiệp (chiếm 41,1%); còn lại là những ảnh hưởng nhỏ khác, chẳng hạn như: “không có tiền để đi khám bệnh” (8,5%), “không có tiền để gửi về quê” (8,1%), “không có tiền để gia đình/cá nhân tiết kiệm” (8%), “không có tiền để gia đình/cá nhân mua sắm” (7,5%), “không có tiền để gia đình/cá nhân vui chơi (6,9%). Như vậy, vấn đề chuyển đổi công việc của công nhân có hai nguyên do: (1) xuất phát từ sự tính toán, cân nhắc mức thu nhập từ công việc và các chế độ phúc lợi mà công ty dành cho họ. Và (2) bị doanh nghiệp cắt giảm nhân sự. Sự biến động về 172
  15. công việc sẽ kéo theo sự biến động về đời sống của người công nhân nhập cư trong bối cảnh lạm phát tăng cao và tạo nên tâm lý bất an cho họ. - Sự thăng tiến của bản thân Đa số công nhân làm những công việc mang tính chất lao động phổ thông giản đơn, không đòi hỏi phải có tay nghề, không cần phải có trình độ cao. Bởi vậy, nếu người công nhân tiếp tục gắn bó với công việc này thì cơ hội tiến thân trong nghề nghiệp gần như không có. Nếu không có tay nghề, không có trình độ học vấn thì cơ hội để thay đổi mức thu nhập, thay đổi cuộc sống hầu như là rất khó và họ mãi là tầng lớp nghèo của thành thị. Như đã nói, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy có 35,8% công nhân có mong muốn được học tập nâng cao trình độ học vấn. Trong đó, tỷ lệ công nhân nam mong muốn học tập nâng cao trình độ học vấn là 19,2%, cao hơn so với tỷ lệ công nhân nữ (16,7%); và 39,9% công nhân có nhu cầu được học tập nâng cao tay nghề, trong đó nam công nhân chiếm 21%, cao hơn so với tỷ lệ công nhân nữ (18,9%). Nhu cầu được học nghề của công nhân xuất phát từ quá trình làm việc, do vậy các doanh nghiệp và các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo nên tạo những điều kiện nhất định đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động. Có đến 55,4% công nhân nhập cư nhận định việc học tập nâng cao tay nghề là một trong những tiêu chí quan trọng để ổn định cuộc sống (55,4%), nhưng 86,7% trên tổng số người lao động có nhu cầu học thêm để nâng cao tay nghề khẳng định họ sẽ gặp khó khăn khi đi học. Mặt khác, sự thăng tiến nghề nghiệp của công nhân bị hạn chế vì thường xuyên phải tăng ca, khó có thời gian tham gia học nghề hoặc nâng cao trình độ học vấn. Đây là một vấn đề nan giải vì ở một số công ty việc tăng ca là bắt buộc. Hơn nữa chính bản thân 173
  16. công nhân cũng muốn tăng ca để tăng thêm thu nhập, vì thu nhập có được từ việc tăng ca chiếm 1/3 tổng thu nhập của họ. Không chỉ vậy, dẫu biết rằng học nghề hay nâng cao trình độ học vấn giúp người công nhân tăng thu nhập, phát triển sự nghiệp, nhưng chính bản thân người lao động lại không có động lực để học tập, nhất là khi cuộc sống của họ bị chi phối bởi đồng tiền thì động lực học tập càng giảm sút. Vì vậy, cơ hội thăng tiến của người công nhân dường như rất hạn hẹp vì những trở ngại đã nêu ở trên. - Thu nhập thấp, chi phí cao và cuộc sống bấp bênh Công nhân phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là đời sống vật chất thiếu thốn vì thu nhập thấp trong khi chi phí sinh hoạt cao, thời gian làm việc tại doanh nghiệp quá nhiều, nhưng đồng lương lại hạn hẹp khiến người lao động nhập cư khó bảo đảm được khả năng trang trải các chi phí ngày càng đắt đỏ theo đà lạm phát kinh tế. Việc trang trải cuộc sống hằng ngày đã là vấn đề khó khăn, chưa kể đến chuyện tiết kiệm, những điều này càng khiến cuộc sống người công nhân trở nên bấp bênh hơn. Thời gian làm việc trung bình hằng ngày (kể cả tăng ca) của công nhân nhập cư tại các doanh nghiệp là 10,8 giờ/ngày. Thời gian làm việc phổ biến nhất là: 12 tiếng/ngày (41%), 8 tiếng/ ngày (17%), 10 tiếng/ngày (14,4%) và 11 tiếng/ngày (10%). Với thời gian làm việc như vậy, doanh nghiệp sẽ trả lương cho những công nhân nhập cư này như thế nào? Khảo sát về thu nhập hiện tại của công nhân nhập cư cho thấy: mức lương phổ biến nhất là 4.000.000 đồng/tháng (3,8%), 2.000.000 đồng/tháng (3,6%), 2.300.000 đồng/tháng (3,1%), 2.200.000 đồng/tháng (3%). Lương có được nhờ tăng ca, phổ biến nhất là mức: 1.000.000 đồng/tháng (7,5%), 1.500.000 đồng/tháng (6,4%) và 2.000.000 đồng/tháng (5,6%). Tiền thưởng, trợ cấp khác 174
  17. của doanh nghiệp phổ biến nhất ở mức 200.000 đồng/tháng (6,1%), 600.000 đồng/tháng (5,9%), 300.000 đồng/tháng (4,8%), 1.000.000 đồng/tháng (4,5%). Kết quả khảo sát cho thấy có 27/800 (3,37%) công nhân nhập cư làm thêm công việc khác. Mức thu nhập từ việc làm thêm này là: dưới 1.000.000 đồng/tháng (có 12/27 người), thu nhập thêm từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng/tháng (11/27 người) và 2.000.000 trở lên (4/27 người). Tổng thu nhập trung bình hằng tháng của hộ gia đình công nhân nhập cư là 6.143.670 đồng/tháng, bao gồm các mức sau: dưới 3.000.000 đồng/tháng/hộ gia đình (6,8%), từ 3.000.000 đồng đến dưới 6.000.000 đồng/tháng/hộ gia đình (42,9%), từ 6.000.000 đồng đến dưới 9.000.0000 đồng/tháng/ hộ gia đình (32,8%), từ 9.000.000 đồng đến dưới 12.000.000 đồng/tháng/hộ gia đình (14,2%) và từ 12.000.000 đồng/tháng/ hộ gia đình trở lên (3,3%). Mức thu nhập phổ biến nhất của các hộ gia đình công nhân dao động từ 3.000.000 đồng đến dưới 6.000.000 đồng/tháng/hộ gia đình và từ 6.000.000 đồng đến dưới 9.000.000 đồng/tháng/hộ gia đình. Với mức tổng thu nhập như vậy hằng tháng, các hộ gia đình sẽ phải chi tiêu cho các khoản cụ thể như sau: Chi phí “ăn, uống, hút” trung bình một hộ gia đình chi khoảng 803.880 đồng/tháng. Mức chi phổ biến nhất là 2.000.000 đồng/tháng (16,4%), 1.500.000 đồng/tháng (15,2%), 3.000.000 đồng/tháng (12,1%), 1.000.000 đồng/tháng (10,6%). Chi phí trung bình cho việc “thuê nhà ở” hằng tháng của các hộ gia đình công nhân nhập cư là 178.730 đồng/tháng, trong đó, phổ biến nhất là các mức chi 450.000 đồng/tháng (16,1%), 500.000 đồng/tháng (15,5%) và 600.000 đồng (10,5%). Có 30,4% công nhân cho rằng giá thuê nhà so với khả năng chi tiêu của họ là “cao”: 175
  18. “Tiền nhà cao mà hay lên lắm, lương tăng là tiền nhà cũng tăng”. Như vậy, tiền nhà là một trong những khoản tiền mà hầu hết công nhân ở trọ đều băn khoăn, lo lắng vì họ không thể kiểm soát được mức tăng của chủ nhà trọ. Và họ cũng không thể chuyển sang nhà trọ khác, phần vì họ đã quen ở đây, phần thì nhà trọ nào cũng đồng loạt tăng tiền. (Chị P. - 23 tuổi). (Nhật ký điền dã của Vũ Ngọc Xuân Ánh, tháng 4-2012) Chi phí trung bình mà hằng tháng hộ gia đình công nhân nhập cư phải chi trả nhiều nhất theo thứ tự là các khoản chi tiêu sau: chi phí cho việc ăn - uống - hút (803.880 đồng/tháng), chi phí thuê nhà (178.730 đồng/tháng), chi phí khác (146.274 đồng/tháng), chi phí đi lại - bưu điện (144.006 đồng/tháng), chi phí quần áo - giày dép (117.300 đồng/tháng), chi phí văn hóa - thể thao - giải trí (89.141 đồng/tháng), chi phí y tế - chăm sóc sức khỏe (88.141 đồng/tháng), chi phí cho việc giáo dục - đào tạo (70.082 đồng/tháng), chi phí điện - nước - vệ sinh (59.092 đồng/tháng), chi phí thiết bị - đồ dùng (49.689 đồng/tháng). Khoản phải chi nhiều nhất là dành cho việc ăn - uống - hút, khoản phải chi ít nhất là mua sắm các thiết bị đồ dùng. Trong tất cả các khoản chi được liệt kê ở trên, khoản chi cho hoạt động giáo dục - đào tạo và khoản chi cho các hoạt động văn hóa - thể thao - giải trí là hai khoản mà số hộ gia đình công nhân nhập cư không phải chi trả chiếm tỷ lệ cao nhất, với 76,6% và 73,4%. Như vậy, trung bình trong một tháng mỗi công nhân cần chi tiêu 1.664.315 đồng. Mức chi này thấp hơn lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước áp dụng cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp là khoảng 350.000 đồng. Tính theo thu nhập của từng hộ gia đình thì sau khi lấy thu nhập hằng tháng trừ cho số chi hằng tháng, trung bình mỗi hộ còn dư được 2.086.675 đồng. Đặc biệt, trường hợp một hộ gia đình có sáu thành viên đều là công nhân nên có số dư cao nhất là 12.950.000 đồng và cũng có rất nhiều hộ gia đình không hề 176
  19. dư, thậm chí số tiền thu không đủ bù chi mà phải nhờ hỗ trợ từ người thân hoặc vay mượn thêm. Hằng tháng, các hộ gia đình công nhân nhập cư có số tiền dư phổ biến nhất là ở mức từ 2.500.000 đồng trở lên (32,1%), tiếp đến là mức dư từ 500.000 đến dưới 1.000.000 đồng/tháng (15,5%), từ 1.000.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng/tháng (14,8%), có hộ dư dưới 500.000 đồng/ tháng (14,1%). Trong số 32,1% hộ gia đình công nhân nhập cư có số tiền dư hằng tháng từ 2.500.000 đồng trở lên, chỉ có 6,1% hộ gia đình có số tiền dư hằng tháng từ 5.000.000 đồng trở lên. Khi hỏi về việc tiết kiệm hằng tháng thì 34% công nhân cho biết họ “chưa bao giờ” để dành được tiền tiết kiệm, 14,8% “ít khi” để dành được tiền tiết kiệm, 20,1% “thỉnh thoảng” để dành được tiền tiết kiệm, 21,1% “thường xuyên” để dành được tiền tiết kiệm và chỉ có 7,6% “rất thường xuyên” để dành được tiền tiết kiệm. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có sự khác biệt về mức độ tích lũy giữa các hộ gia đình công nhân, những gia đình có nhiều thành viên cùng tham gia lao động thì thu nhập tích lũy được sẽ lớn hơn. Một trong những cách tiết kiệm tiền của công nhân nhập cư là tham gia vào các nhóm chơi hụi: 21,2% công nhân cho biết họ đã và đang chơi hụi, trong đó 32,9% công nhân chơi hụi ở mức độ “thường xuyên” và 24,1% “ít khi” chơi hụi. Chỉ chi những khoản hết sức cần thiết và tiết kiệm những khoản có thể như các hoạt động giải trí - thể thao - văn hóa và các chi phí khác, nhưng số tiền dư hằng tháng của các hộ gia đình công nhân là rất thấp. Các hộ gia đình có con nhỏ thường gửi con về quê để tiết kiệm chi phí sinh hoạt và chi phí gửi nhà trẻ hay trường học, hoặc họ sẽ gửi con ở những cơ sở giáo dục có chi phí rẻ. Và như đã nói ở trên, để có thêm thu nhập trang trải cho sinh hoạt phí và có thêm tiền tiết kiệm, phần lớn công nhân đều “thích” được làm việc tăng ca, không được tăng ca họ coi như là “thất nghiệp”. 177
  20. Bảng 4.2: Số tiền trung bình của hộ gia đình đối với các nguồn thu nhập Đơn vị tính: đồng Tổng số tiền Trung bình Lương cơ bản 3.049.152.000 3.811.440 Lương có được nhờ tăng ca 1.119.460.000 1.399.320 Tiền thưởng, tiền trợ cấp khác 548.660.000 685.830 của doanh nghiệp Tiền làm thêm nghề khác 30.480.000 38.100 Giúp đỡ của gia đình 24.925.000 31,60 Thu nhập từ nguồn khác 14.628.000 177,40 Nguồn: Dữ liệu khảo sát định lượng tháng 10-2011. Số tiền có được từ tăng ca chiếm hơn 1/3 tính trên tổng thu nhập của mỗi hộ trong một tháng. Nếu thu nhập của mỗi hộ gia đình chỉ dựa vào lương cơ bản và các khoản khác mà không tính tiền lương tăng ca thì khi tính đến sinh hoạt phí mỗi tháng sẽ có đến 1/3 hộ gia đình sẽ thiếu tiền sinh hoạt, 17% số hộ chỉ dư dưới 500.000 đồng/tháng. Như vậy, nếu không có tiền tăng ca sẽ có gần 50% số công nhân có cuộc sống bấp bênh. Nếu các công ty, doanh nghiệp nhận được ít hợp đồng đặt hàng, công việc chỉ đáp ứng cho công nhân làm việc 8 giờ/ ngày thì đời sống công nhân sẽ rất khó khăn. Sống tiết kiệm trước các sinh hoạt phí tăng theo đà lạm phát cùng với việc tăng ca thường xuyên nên việc thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân rất nghèo nàn, chủ yếu là xem tivi. Nhưng chỉ có 3,5% công nhân cho biết họ “thường xuyên” xem tivi trong những lúc rảnh rỗi, 26,5% “thỉnh thoảng” xem tivi, 17,8% “ít khi” xem tivi và 4,8% “chưa bao giờ” xem tivi. Đọc báo cũng là một hoạt động văn hóa tinh thần bổ ích, nhưng chỉ có 11,5% công nhân “thường xuyên” đọc báo, 17,9% công nhân 178
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2