Hiện trạng và phương pháp học từ vựng tiếng Trung của sinh viên năm nhất khoa Trung Quốc học tại Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download
Bài viết "Hiện trạng và phương pháp học từ vựng tiếng Trung của sinh viên năm nhất khoa Trung Quốc học tại Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" dựa vào phương pháp nghiên cứu lý thuyết để nêu lên tình trạng và phân tích những phương pháp cải thiện hiệu quả việc học từ vựng tiếng Trung nhằm giúp sinh viên đang theo học ngành ngôn ngữ Trung Quốc có cái nhìn khái quát và lựa chọn được phương pháp học thích hợp nhất với bản thân, dễ dàng chinh phục tiếng Trung Quốc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiện trạng và phương pháp học từ vựng tiếng Trung của sinh viên năm nhất khoa Trung Quốc học tại Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA TRUNG QUỐC HỌC TẠI ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Thúy Ngân* Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Châu Giang TÓM TẮT Ngôn ngữ Trung Quốc ở Việt Nam ngày càng được học phổ biến, đó cũng là một yếu tố quan trọng giúp đẩy mạnh sự hợp tác, giao lưu văn hóa, kinh tế giữa hai quốc gia, thắt chặt tình hữu nghị giữa hai đất nước.Tiếng Trung là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thứ hai trên thế giới và còn là một trong những ngành ngôn ngữ nổi bật có số lượng học sinh, sinh viên lựa chọn học nhiều nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với sinh viên Việt Nam tiếng Trung vẫn còn nhiều những “cửa ải” và trong đó trau dồi từ vựng, nhớ và nhận diện được chính xác từ vựng từ chữ Hán là một trong những khó khăn hơn cả. Bài viết này trước hết dựa vào phương pháp nghiên cứu lý thuyết để nêu lên tình trạng và phân tích những phương pháp cải thiện hiệu quả việc học từ vựng tiếng Trung nhằm giúp sinh viên đang theo học ngành ngôn ngữ Trung Quốc có cái nhìn khái quát và lựa chọn được phương pháp học thích hợp nhất với bản thân, dễ dàng chinh phục tiếng Trung Quốc. Từ khóa: Tiếng Trung, công cụ học từ vựng, chữ Hán, bộ thủ 1. THỰC TRẠNG CÁCH HỌC TỪ VỰNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Đối với sinh viên ngành ngôn ngữ nói chung và sinh viên ngành ngôn ngữ Trung tại Đại học Công Nghệ TP.HCM nói riêng, học từ vựng là một cách tiếp cận ngôn ngữ nhanh nhất. Tuy nhiên việc học từ vựng không đúng phương pháp đã và đang để lại những hậu quả to lớn gây cản trở trong việc học, khiến việc học từ vựng trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn nhưng kết quả đem lại vẫn còn khá thấp. 1.1. Một số cách học phổ biến Để trau dồi đủ một lượng từ vựng tiếng Trung cần thiết phục vụ cho từng mục đích khác nhau mà mỗi người sẽ có những cách học khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn những sinh viên đang ở giai đoạn sơ cấp sẽ có những xu hướng học từ vựng sau đây với mong muốn có thể nhanh chóng chinh phục được ngôn ngữ mới: Thứ nhất: Học nhồi với một khối lượng từ vựng lớn trong thời gian ngắn, và không ôn tập lại thường xuyên. Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus, gần như 80% thông tin bị “ bốc hơi” sau 24 giờ được não bộ tiếp nhận. Thứ hai: chỉ chăm chú học theo phiên âm pinyin mà không học chữ Hán. Phiên âm tiếng Hán có tổng cộng 35 nguyên âm chính thức và có 21 phụ âm chính thức cùng với 4 thanh điệu, kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra được vô số âm đọc khác nhau. Tuy nhiên, vì số lượng âm đọc khá nhiều theo đó tương đương 1 âm đọc sẽ có nhiều nghĩa khác nhau. Do đó, hiện tượng đồng âm là nhiều vô kể. Vì vậy, chỉ học phiên 2212
- âm không những là một cách học không mang lại hiệu quả cao mà còn để lại hậu quả vô cùng nặng nề về sau. Thứ ba: học từ vựng riêng lẻ không theo ngữ cảnh. Đối với ngành ngôn ngữ nói chung, để có thể hiểu và dịch một cách chuẩn xác nhất sinh viên cần phải luyện tập rất nhiều, và trong đó học từ vựng theo ngữ cảnh là một yếu tố thiết yếu. Chính vì vậy, việc học riêng lẻ từng từ sẽ gây mất ý, làm người nghe người đọc không hiểu được ý nghĩa câu văn chuẩn sát nhất. Ngoài ra, học từ vựng theo từng từ riêng lẻ còn gây khó nhớ nhanh quên, nếu cùng một chữ nhưng đặt trong ngữ cảnh khác sẽ dễ gây nhầm lẫn. Thứ tư: học từ vựng thụ động, không tìm hiểu bộ thủ. Trong tiếng Trung có tổng cộng 214 bộ thủ tất cả, mỗi một bộ thủ chứa đựng một ý nghĩa một câu chuyện khác nhau. Bộ thủ là một phần quan trọng cấu tạo nên chữ Hán, được đúc kết từ rất lâu đời. Cũng vì vậy đối với những người mới tiếp xúc với tiếng Trung sẽ cảm thấy rắc rối, khó hiểu và có xu hướng bỏ qua bộ thủ dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian học khi lên trình độ cao hơn và khó có thể đoán được nghĩa của từ mới. 1.2. Vấn đề tồn tại và phương pháp khắc phục Trước hết, ngôn ngữ Trung Quốc đối với học sinh Việt Nam là một ngôn ngữ khó. Từ nhiều sự khác biệt về hệ chữ, cách viết, trật tự từ trong câu,... Quá trình học ngoại ngữ nói chung và ngôn ngữ Trung nói riêng cần người học phải dành ra nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và không thể học một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, từ những điểm khác biệt đó và sự nổ lực của mỗi người học, chúng ta chỉ có thể tìm ra phương pháp học tập đúng đắn nhất để giúp con đường tiếp nhận kiến thức ngắn nhất, hài hòa nhất. Nói về vấn đề học từ vựng, đã có rất nhiều bài nghiên cứu trong và ngoài nước khác nhau dùng làm đề tài để bàn luận. Điểm qua những phương pháp nổi bật trong việc học từ vựng tiếng Trung chúng ta có thể kể đến phương pháp: học từ vựng từ bộ thủ, học từ vựng qua từ điển, học từ vựng qua phương pháp chiết tự, hay qua cách ghi chép bài trên lớp… Trong bài viết này, bằng sự nghiên cứu, phân tích thông tin dữ liệu để đưa ra kết quả sự kết hợp giữa học bộ thủ và ứng dụng flascard anki sẽ giúp người học đạt được hiệu quả cao trong việc học từ vựng tiếng Trung. 2. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG THÔNG QUA BỘ THỦ VÀ PHẦN MỀM ANKI 2.1. Sơ lược về bộ thủ Bộ thủ là phần cơ bản của chữ Hán và chữ Nôm dùng để cấu tạo nên chữ Hán/chữ Nôm có nghĩa, trong phạm vi ô vuông cố định. Có thể so sánh, trong chữ Quốc ngữ ( chữ Latinh) có các chữ cái như a-b-c... ghép lại tạo nên một từ, thì đối với chữ Hán và chữ Nôm cũng có các bộ thủ mang vai trò như chữ cái vậy. Phép dùng bộ thủ xuất hiện từ thời nhà Hán trong bộ sách Thuyết văn giải tự. Tác phẩm hoàn tất năm 121, liệt kê 9353 chữ Hán và sắp xếp chúng thành 540 nhóm, tức 540 bộ thủ nguyên thủy. Các học giả đời sau căn cứ trên 540 bộ thủ đó mà sàng lọc dần đến đời nhà Minh thì sách Tự vựng của Mai Ưng Tô chỉ còn giữ lại 214 bộ thủ. Và con số này được giữ cho đến nay. Mặc dù, trong tiếng Trung có tổng cộng 214 bộ thủ tất cả, nhưng đối với những người ở trình độ sơ cấp chỉ nên ưu tiên học 50 bộ thủ thông dụng nhất. Lượng từ vựng cần thiết ở trình độ sơ cấp đại đa số đều được cấu thành từ những bộ thủ thông dụng này. Người học cần xây dựng một nền móng vững chắc, hiểu 2213
- rõ hiểu sâu những bộ thủ cơ bản để phục vụ cho việc trau dồi từ vựng thuận tiện hơn và còn góp phần giảm tình trạng viết sai bộ thủ dẫn đến sai chính tả, viết sai chữ Hán. 2.2. Ý nghĩa của các bộ thủ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu từ mới Bộ thủ xuất hiện đã lâu đời và là yếu tố quan trọng giúp người học hiểu được nghĩa gốc của từng chữ Hán. Bộ thủ đóng vai trò như “chiếc chìa khóa vàng” để khai mở sự kì bí và tinh hoa kết tụ trong mỗi con chữ. Đằng sau mỗi chữ Hán ẩn chứa một câu chuyện cùng triết lý của người xưa để lại. Hiểu được bộ thủ, người học cũng dễ dàng nhìn chữ Hán mà đoán được hàm ý bên trong cũng như ý nghĩa của chữ Hán đó. Chữ nhân (人 ) được hình thành từ bộ nhân (人 ), chữ ( 人 ) là một chữ tượng hình. Hình tượng của chữ nhân trong giáp cốt văn đều có chung một hình ảnh. Đó là hình ảnh của một con người đứng nghiên duỗi hai tay. Hình ảnh này phản ánh rõ nhận thức của con người thời xưa về tầm nhìn của con người. Về quan điểm triết học, theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, thiên nhiên và con người là hai phần thể không thể tách rời nhau. Thiên nhiên là nguồn cội của con người, và con người bắt rễ sự sống từ thiên nhiên. Bởi vậy mới làm xuất hiện tư tưởng con người – đất trời là hai cá thể tuy hai mà là một. Theo đó, ta thấy được chữ thiên 天 có một phần là chữ nhân 人. Ngôn ngữ là một phạm trù rộng lớn, việc theo đuổi một ngoại ngữ mới không phải là tiếng mẹ đẻ lại càng thêm phần mênh mông, trù phú. Không thể chối bỏ rằng việc hiểu và hứng thú với chính ngôn ngữ bản thân theo đuổi sẽ là một động lực lớn giúp người học vượt qua những khó khăn khổ ải. Học chữ Hán cũng như từ vựng tiếng Trung qua bộ thủ là một trong những cách mang lại hiệu quả rất cao cho người học và còn tạo được một nền tảng vững chắc ngay từ trình độ sơ cấp cho người học. 2.3. Phương pháp học bộ thủ hiệu quả Để học bộ thủ một cách hiệu quả nhất, người học cần nắm rõ lần lượt từng bộ thủ về ý nghĩa, cách viết, vị trí của bộ thủ này khi ghép với bộ thủ khác, sự thay đổi về nghĩa trong từng ngữ cảnh riêng biệt. Người học cũng cần dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, lắng nghe từng câu chuyện đằng sau bộ thủ đó. Ngày nay, dưới tốc độ phát triển của mạng xã hội cũng như các nguồn mạng internet, chúng ta có thể dễ dàng lợi dụng ưu thế đó để áp dụng vào học bộ thủ. Kết hợp hài hòa giữa âm thanh, hình ảnh, giọng nói để tìm ra phương pháp phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân. 2.4. Ứng dụng Anki trong học bộ thủ và từ vựng tiếng Trung Anki là một ứng dụng dùng tạo những thẻ ghi nhớ điện tử tích hợp cả hình ảnh và âm thanh sống động, một công cụ được đánh giá cao trong việc học ngôn ngữ bằng thuật toán lặp lại cách quãng. Anki cho phép người dùng xếp loại mức độ khó, dễ của từ vựng và và thuật toán mà Anki sử dụng cho phép người dùng học các từ khó thường xuyên hơn, từ đó tác động tích cực đến khả năng ghi nhớ một cách hiệu quả hơn cho người dùng. Với cách thức sử dụng đơn giản, người dùng có thể sáng tạo những bộ thẻ riêng của mình với màu sắc và hình ảnh phong phú. Tuy là một ứng dụng tạo thẻ flashcard được sự yêu thích và đánh giá tích cực từ sinh viên ngành ngôn ngữ trên nhiều quốc gia. Nhưng nhận thấy, sinh viên ngành ngôn ngữ Trung nói riêng và các ngành ngôn ngữ khác nói chung vẫn còn chưa biết đến và sử dụng thường xuyên. Qua kết quả của bài nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng Anki nhằm gia tăng vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ 2214
- nhất tại một trường Đại học ở Việt Nam” cũng đã cho thấy Anki là ứng dụng hiệu quả trong việc nâng cao vốn từ vựng cho người học. Việc ứng dụng Anki vào học bộ thủ và từ vựng tiếng Trung sẽ mang lại những kết quả tích cực cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung trình độ sơ cấp tại trường Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh. 3. KẾT LUẬN Việc bỏ qua bộ thủ hay không chú trọng học bộ thủ đối với sinh viên theo học ngành ngôn ngữ Trung là một thiếu sót lớn, cần phải khắc phục sớm. Thông qua bài báo cáo nghiên cứu “ Khả năng tiếp thu từ vựng tiếng Trung qua bộ thủ của sinh viên ngành ngôn ngữ trình độ cơ cấp” được thực hiện nhằm mục đích giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bộ thủ trong việc trau dồi từ vựng tiếng Trung được khảo sát thực tế từ các bạn sinh viên đang học tập tại trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM. Trước hết, để đạt được kết quả học tập tốt nhất, bản thân từng cá nhân phải luôn biết phấn đấu, và không ngừng tìm hiểu kết hợp chỉnh sửa bổ sung những phương pháp học khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân mình. Bên cạnh đó, về phía nhà trường, rất mong thầy cô có thể là một phần năng lượng tích cực nâng bước và dẫn dắt sinh viên của mình. Chia sẻ nhiều hơn nữa những kinh nghiệm và những câu chuyện ý nghĩa trong giờ học. Đồng thời, cũng là người nghiêm khắc nhắc nhở những sai lầm trong việc học để có những giờ học hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Anh Chiến, & Nguyễn Phương Trinh. (2021). Nghiên cứu ứng dụng Anki nhằm gia tăng vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ nhất tại một trường Đại học ở Việt Nam: An investigation into web- based Anki application to enhance vocabulary acquisition of first year students at a university in Viet. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, 1(61), 17. 2. Hoàng Tiến Dũng_Nghiên cứu thực trạng viết sai chữ Hán của sinh viên ViệtNam (2020) Trường Đại học Lạc Hồng 3. Lý Lệ Quân_Về cách học chữ Hán lý tưởng (2020-2021) ĐHQG-HCM Trường ĐHKHXH&NV 2215
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp dạy học tích cực: hiện trạng và một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học thảo luận
5 p | 167 | 23
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
6 p | 60 | 7
-
Sử dụng phương pháp đàm thoại và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giáo dục kĩ năng mềm cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay
4 p | 81 | 4
-
Hoạt động kết nối phục vụ cộng đồng của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ: Thực trạng và giải pháp
8 p | 17 | 3
-
Thực trạng và giải pháp xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở tỉnh Thái Bình hiện nay
8 p | 14 | 3
-
Thực trạng và giải pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
8 p | 5 | 3
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
6 p | 26 | 3
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng sử dụng thành ngữ tiếng Hán trong các bài thi viết của sinh viên Việt Nam
17 p | 79 | 3
-
Hiện trạng và giải pháp của việc học và dạy văn trong nhà trường hiện nay
8 p | 28 | 2
-
Hướng dẫn chọn nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động ca hát cho trẻ mầm non đối với sinh viên ngành Sư phạm mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
3 p | 11 | 2
-
Giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng - Hiện trạng và đề xuất
8 p | 6 | 2
-
Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường tiểu học thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh
3 p | 13 | 2
-
Thực trạng và giải pháp so chuẩn đối sánh tại các cơ sở giáo dục đại học tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 15 | 2
-
Đổi mới phương pháp dạy học môn Chủ nghĩa xã hội khoa học trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục chính trị
6 p | 27 | 1
-
Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy và học các môn lý thuyết tiếng trong đào tạo sau Đại học ngành ngoại ngữ
7 p | 45 | 1
-
Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang - thực trạng và biện pháp
6 p | 70 | 1
-
Giáo dục thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội hiện nay – thực trạng và giải pháp
7 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn