intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng và xu thế biến động của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành phần loài cây ngập mặn ở vịnh Vân Phong khá nghèo với 24 loài được xác định, trong đó có 14 loài cây ngập mặn thật sự (true mangroves). Các loài đước (Rhizophora apiculata), giá (Excoecaria agallocha), bần trắng (Sonneratia alba), mắm trắng (Avicennia alba), mắm biển (Avicennia marina) rất phổ biến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng và xu thế biến động của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2014, tập 20: 135 - 147<br /> <br /> HIỆN TRẠNG VÀ XU THẾ BIẾN ĐỘNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN VÀ<br /> THẢM CỎ BIỂN Ở VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA<br /> Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Nhật Như Thủy<br /> Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam<br /> Tóm tắt<br /> <br /> Thành phần loài cây ngập mặn ở vịnh Vân Phong khá nghèo với 24 loài<br /> được xác định, trong đó có 14 loài cây ngập mặn thật sự (true mangroves).<br /> Các loài đước (Rhizophora apiculata), giá (Excoecaria agallocha), bần trắng<br /> (Sonneratia alba), mắm trắng (Avicennia alba), mắm biển (Avicennia<br /> marina) rất phổ biến. Diện tích rừng ngập mặn đã bị suy giảm nghiêm trọng,<br /> hiện chỉ còn các dải rừng nhỏ hẹp phân bố rất rải rác dọc theo đường bờ<br /> biển, sông, lạch và trong vùng ao, đìa nuôi thủy sản ở các xã Vạn Thọ, Vạn<br /> Khánh, Vạn Hưng, Ninh Thọ với tổng diện tích khoảng 17,7 ha. Cỏ biển<br /> trong vịnh Vân Phong khá đa dạng với 9 loài được xác định, phổ biến nhất là<br /> cỏ lá dừa (Enhalus acoroides) và cỏ vích (Thalassia hemprichii). Các thảm<br /> cỏ biển phân bố chủ yếu ở vùng biển ven bờ thôn Xuân Tự - Xuân Hà, Hòn<br /> Bịp, Tuần Lễ - Xóm Mới, vụng Hòn Khói, Mỹ Giang với tổng diện tích<br /> khoảng 600 ha. Các kết quả điều tra, giám sát trong những năm gần đây cho<br /> thấy các thảm cỏ biển trong vịnh Vân Phong đã bị suy thoái đáng kể.<br /> <br /> STATUS AND VARIATION TREND OF MANGROVE FORESTS AND<br /> SEAGRASS BEDS IN VAN PHONG BAY (KHANH HOA PROVINCE)<br /> Nguyen Xuan Hoa, Nguyen Nhat Nhu Thuy<br /> Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology<br /> Abstract<br /> <br /> Species composition of mangroves in Van Phong bay was less diverse with<br /> 24 species identified, of which 14 species were true mangroves. Rhizophora<br /> apiculata, Excoecaria agallocha, Sonneratia alba, Avicennia alba and<br /> Avicennia marina were common. The area of mangrove forests was<br /> temporally declined. The existing mangroves are remained in small bands<br /> that are narrowly distributed along the coast, riversides, cannels and in the<br /> aquaculture ponds at Van Tho, Van Khanh, Van Hung and Ninh Tho<br /> communes with a total area of 17.7 ha. Species composition of seagrass in<br /> Van Phong bay was rather diverse with 9 species identified, of which<br /> Enhalus acoroides and Thalassia hemprichii were common. The seagrass<br /> beds were mainly distributed in the shallow waters of Xuan Tu-Xuan Ha,<br /> Hon Bip, Tuan Le - Xom Moi, Hon Khoi and My Giang hamlets with a total<br /> area of about 600 ha. The results of recent monitoring show that there is a<br /> significant degradation of the seagrass beds in Van Phong bay.<br /> <br /> 135<br /> <br /> I. MỞ ĐẦU<br /> <br /> II. PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> Rừng ngập mặn và thảm cỏ biển là những<br /> hệ sinh thái có tính đa dạng và năng suất<br /> sinh học cao ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt<br /> đới, chúng có vai trò quan trọng trong việc<br /> ổn định tầng đáy, chống xói lở bờ sông<br /> biển, lắng tụ trầm tích, cung cấp thức ăn<br /> cho thủy vực, là nơi cư trú, kiếm ăn, nơi<br /> sinh sản và là vườn ươm ấu thể, con non<br /> của nhiều loài hải sản có giá trị. Tuy nhiên,<br /> diện tích rừng ngập mặn và các thảm cỏ<br /> biển đang ngày càng suy giảm bởi sức ép<br /> của gia tăng dân số và các hoạt động phát<br /> triển kinh tế-xã hội ở vùng ven biển (Fortes,<br /> 1993; Phan Nguyên Hồng, 1997 & 1999).<br /> Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia<br /> trên thế giới rất quan tâm đến việc quản lý<br /> và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và<br /> thảm cỏ biển. Để quản lý hiệu quả các hệ<br /> sinh thái này yêu cầu phải có đầy đủ thông<br /> tin về hiện trạng phân bố và cấu trúc, xác<br /> định các nguyên nhân đe dọa và xu thế biến<br /> động.<br /> Kết quả của nhiều nghiên cứu đã cho<br /> thấy khu vực vịnh Vân Phong là nơi phân<br /> bố quan trọng của rừng ngập mặn và thảm<br /> cỏ biển, chúng góp phần làm cho vùng biển<br /> nơi đây có tính đa dạng sinh học cao và<br /> nguồn lợi thủy sản phong phú (Nguyễn Hữu<br /> Đại và cs., 1999; Nguyen Huu Dai và cs.,<br /> 2000; Nguyễn Xuân Hòa, 2009 & 2010a;<br /> Nguyễn Xuân Hòa và cs., 1996). Tuy nhiên,<br /> trong những năm gần đây tác động của các<br /> hoạt động phát triển kinh tế-xã hội đã làm<br /> cho các hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm<br /> cỏ biển ở vịnh Vân Phong bị suy thoái<br /> nghiêm trọng khiến nguồn lợi thủy sản ven<br /> bờ bị giảm sút, nuôi trồng thủy sản thường<br /> xảy ra dịch bệnh (Nguyễn Xuân Hòa,<br /> 2010b; Nguyễn Xuân Hòa và cs., 2007;<br /> Nguyễn Xuân Hòa và cs., 2013).<br /> Bài báo này nêu lên hiện trạng và xu thế<br /> biến động của rừng ngập mặn và thảm cỏ<br /> biển ở vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa)<br /> nhằm cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho<br /> mục tiêu quản lý và sử dụng bền vững tài<br /> nguyên trong tương lai.<br /> <br /> Khảo sát bổ sung về hiện trạng của rừng<br /> ngập mặn và thảm cỏ biển ở khu vực vịnh<br /> Vân Phong được thực hiện trong tháng<br /> 6/2013.<br /> 1. Phương pháp khảo sát rừng ngập mặn<br /> Khảo sát thành phần loài và sự phân bố của<br /> rừng ngập mặn được tiến hành dựa theo các<br /> tài liệu “Hướng dẫn điều tra nguồn lợi biển<br /> nhiệt đới” (English và cs., 1994). Kết hợp<br /> với phân tích ảnh viễn thám, tại mỗi địa<br /> điểm khảo sát sẽ xác định tọa độ, lập các<br /> tuyến khảo sát rừng ngập mặn dọc theo<br /> đường bờ. Ở những nơi rừng ngập mặn có<br /> bề ngang rộng, lập thêm các tuyến khảo sát<br /> thẳng góc với đường bờ. Trên các tuyến<br /> khảo sát ghi chép thành phần cây ngập mặn<br /> và những nhận xét, đánh giá về hiện trạng,<br /> đặc điểm phân bố của rừng ngập mặn.<br /> Định loại cây ngập mặn dựa theo các tài<br /> liệu của Viên Ngọc Nam & Nguyễn Sơn<br /> Thụy (1999), Shozo và cs. (1997).<br /> 2. Phương pháp khảo sát thảm cỏ biển<br /> Khảo sát sự phân bố và cấu trúc của thảm<br /> cỏ biển được tiến hành dựa theo các tài liệu<br /> “Hướng dẫn điều tra nguồn lợi biển nhiệt<br /> đới” (English và cs., 1994) và “Các phương<br /> pháp nghiên cứu cỏ biển” (Philips &<br /> McRoy, 1990). Kết hợp với phân tích ảnh<br /> viễn thám, tại mỗi địa điểm khảo sát sẽ xác<br /> định tọa độ và tiến hành khảo sát theo các<br /> tuyến thẳng góc đường bờ từ vùng triều đến<br /> hết độ sâu phân bố của thảm cỏ biển. Dọc<br /> tuyến khảo sát ghi chép, xác định sự phân<br /> bố và cấu trúc (thành phần loài, độ phủ, mật<br /> độ và sinh lượng) của thảm cỏ biển. Độ phủ<br /> của cỏ biển là số trung bình của độ phủ cỏ<br /> biển trong các khung tiêu chuẩn (50 cm x<br /> 50 cm) được đặt dọc theo mặt cắt dài 50 m<br /> với khoảng cách giữa các khung là 5 m. Tại<br /> mỗi điểm khảo sát thu thập cỏ biển trong 35 khung tiêu chuẩn kích thước 25 cm x 25<br /> cm hoặc 50 cm x 50 cm đặt tại các điểm đại<br /> diện cho thảm cỏ biển. Mật độ cỏ biển là số<br /> lượng thân đứng trung bình của cỏ biển<br /> trong các khung được quy ra đơn vị<br /> <br /> 136<br /> <br /> 1m2 (cây/m2). Sinh lượng cỏ biển là khối<br /> lượng trung bình của cỏ biển trong các<br /> khung tiêu chuẩn được quy ra đơn vị 1 m2<br /> (g. khô/m2) sau khi cỏ biển được rửa sạch,<br /> sấy khô ở nhiệt độ 60oC trong 24 giờ và cân<br /> ở phòng thí nghiệm.<br /> Định loại cỏ biển dựa theo tài liệu của<br /> Philips & Menez (1988) và Fortes (1993).<br /> Thiết lập sơ đồ phân bố và tính diện tích<br /> rừng ngập mặn và thảm cỏ biển bằng<br /> phương pháp phân tích ảnh viễn thám kết<br /> hợp với khảo sát thực địa và phần mềm<br /> MapInfo.<br /> 3. Phương pháp đánh giá sự biến động<br /> cấu trúc của thảm cỏ biển<br /> Đánh giá sự biến động cấu trúc của các<br /> thảm cỏ biển được thực hiện theo phương<br /> pháp giám sát cỏ biển của McKenzie &<br /> Campbell (2002) tại 2 địa điểm: Bến Rong<br /> (Tuần Lễ, xã Vạn Thọ) và Xuân Hà (xã Vạn<br /> Hưng). Đây là 2 điểm giám sát cố định đã<br /> được thiết lập bởi phòng Thực vật biển,<br /> Viện Hải dương học từ năm 2007 (Nguyễn<br /> Xuân Hòa và cs., 2007). Tại mỗi điểm giám<br /> sát thảm cỏ biển, đặt 3 dây mặt cắt (transect<br /> line) dài 50 m theo hướng thẳng góc với<br /> đường bờ. Các dây mặt cắt được đặt song<br /> song với nhau với khoảng cách của mỗi dây<br /> là 25 m. Các chỉ tiêu cần đánh giá đối với<br /> giám sát thảm cỏ biển là: thành phần loài cỏ<br /> biển, độ phủ (%), mật độ (cây/m2) và sinh<br /> lượng (g. khô/m2) của thảm cỏ biển trên<br /> mặt cắt.<br /> III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Hiện trạng rừng ngập mặn<br /> 1.1. Thành phần loài:<br /> Thành phần loài cây ngập mặn ở khu vực<br /> vịnh Vân Phong khá nghèo với 24 loài được<br /> xác định, trong đó có 14 loài cây ngập mặn<br /> thật sự (true mangroves) và 10 loài cây<br /> tham gia rừng ngập mặn (associate<br /> mangroves) (Bảng 1). Những loài cây ngập<br /> mặn phổ biến là đước (Rhizophora<br /> apiculata), đưng (Rhizophora mucronata),<br /> giá (Excoecaria agallocha), bần trắng<br /> <br /> (Sonneratia alba), mắm trắng (Avicennia<br /> alba), mắm biển (Avicennia marina).<br /> 1.2. Phân bố:<br /> Rừng ngập mặn đúng nghĩa ở khu vực vịnh<br /> Vân Phong hầu như không còn, chỉ còn lại<br /> những dải cây ngập mặn nhỏ, hẹp, phân bố<br /> rất rải rác dọc theo đường bờ biển, sông,<br /> lạch và trong vùng ao, đìa nuôi thủy sản ở<br /> các xã Vạn Thọ, Vạn Khánh, Vạn Hưng,<br /> Ninh Thọ với tổng diện tích khoảng 17,7 ha<br /> (Hình 1). Hiện chỉ còn một số khu vực phân<br /> bố rừng ngập mặn cần được quan tâm quản<br /> lý và phục hồi gồm:<br /> - Khu vực Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện<br /> Vạn Ninh)<br /> Có diện tích khu rừng khoảng 8,8 ha.<br /> Thành phần loài cây ngập mặn nơi đây<br /> cũng khá đa dạng với 19 loài được xác<br /> định, trong đó có 11 loài cây ngập mặn thật<br /> sự gồm: sam biển (Sesuvium portulacastrum), mắm trắng (Avicennia alba), mắm<br /> biển (Avicennia marina), sú (Aegiceras<br /> corniculatum), cóc trắng (Lumnitzera racemosa), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza),<br /> đước (Rhizophora apiculata), đưng (Rhizophora mucronata), dà quánh (Ceriops<br /> decandra), giá (Excoecaria agallocha), bần<br /> trắng (Sonneratia alba). Các loài cây ngập<br /> mặn phổ biến ở Tuần Lễ là bần trắng, mắm<br /> trắng và đước. Đặc biệt, nhiều cây bần<br /> trắng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có kích<br /> thước rất lớn, cao trên 8 m, tạo nên nét đặc<br /> trưng cho khu rừng nên rừng ngập mặn ở<br /> đây được gọi là rừng bần (Hình 2).<br /> - Khu vực vùng cửa sông Xuân Tự (xã<br /> Vạn Hưng)<br /> Vùng cửa sông Xuân Tự vốn là nơi phân<br /> bố phong phú của rừng ngập mặn. Hiện<br /> nay, rừng ngập mặn đã bị phá hủy hầu hết,<br /> thay vào đó là các ao, đìa nuôi tôm. Đã xác<br /> định 15 loài cây ngập mặn phân bố ở vùng<br /> cửa sông Xuân Tự, trong đó có 12 loài cây<br /> ngập mặn thật sự gồm: sam biển (Sesuvium<br /> portulacastrum), mắm trắng (Avicennia<br /> alba), mắm biển (Avicennia marina), chà là<br /> (Phoenix paludosa), cóc trắng (Lumnitzera<br /> racemosa), xu ổi (Xylocarpus granatum),<br /> vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), đước<br /> (Rhizophora apiculata), đưng (Rhizophora<br /> <br /> 137<br /> <br /> mucronata), dà quánh (Ceriops decandra),<br /> giá (Excoecaria agallocha), bần trắng<br /> (Sonneratia alba). Các loài đước, mắm<br /> trắng, mắm biển, dà quánh, giá… rất phổ<br /> <br /> biến. Nơi đây chủ yếu gặp các dải cây ngập<br /> mặn nhỏ, hẹp tái sinh tự nhiên hoặc mới<br /> trồng rải rác dọc theo các bờ đìa và ven bờ<br /> lạch dẫn nước biển.<br /> <br /> Bảng 1. Thành phần loài cây ngập mặn ở vịnh Vân Phong<br /> Table 1. Species composition of mangroves in Van Phong bay<br /> TT Tên khoa học<br /> Các loài ngập mặn chủ yếu (true mangroves)<br /> Họ rau đắng (AIZOACEAE)<br /> 1<br /> Sesuvium portulacastrum L.<br /> Họ mắm (AVICENNIACEAE)<br /> 2<br /> Avicennia alba Blume<br /> 3<br /> Avicennia marina (Forsk.) Vierh.<br /> Họ dơn nem (MYRSINACEAE)<br /> 4<br /> Aegiceras corniculatum (L.) Blanco<br /> Họ cau dừa (PALMAE)<br /> 5<br /> Phoenix paludosa Roxb.<br /> Họ ráng (PTERIDACEAE)<br /> 6<br /> Acrostichum aureum L.<br /> Họ bàng (COMBRETACEAE)<br /> 7<br /> Lumnitzera racemosa Willd.<br /> Họ xoan (MELIACEAE)<br /> 8<br /> Xylocarpus granatum Koenig<br /> Họ đước (RHIZOPHORACEAE)<br /> 9<br /> Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.<br /> 10<br /> Rhizophora apiculata Bl.<br /> 11<br /> Rhizophora mucronata Lamk<br /> 12<br /> Ceriops decandra (Griff.)<br /> Họ thầu dầu (EUPHORBIACEAE)<br /> 13<br /> Excoecaria agallocha L.<br /> Họ bần (SONNERATIACEAE)<br /> 14<br /> Sonneratia alba J. Smith<br /> Những loài tham gia rừng ngập mặn (associate mangroves)<br /> Họ cúc (COMPOSITAE)<br /> 15<br /> Pluchea indiaca (L.) Leres<br /> Họ cói (CYPERACEAE)<br /> 16<br /> Cyperus malaccensis Lam<br /> Họ đậu (FABACEAE)<br /> 17<br /> Derris trifoliata Lour<br /> Họ bông (MALVACEAE)<br /> 18<br /> Thespesia populnea (L.) Sd.ex.Corrs<br /> 19<br /> Hibiscus tiliaceus L.<br /> Họ bìm bìm (CONVOVULACEAE)<br /> 20<br /> Ipomoea pes-caprae (L.)<br /> Họ cỏ roi ngựa (VERBENACEAE)<br /> 21<br /> Clerodendron inerme (L.) Gaertn.<br /> Họ gai me (SALVADORACEAE)<br /> 22<br /> Azima sarmentosa (Bl.) Benth.& Hook.<br /> Họ dứa dại (PANDANACEAE)<br /> 23<br /> Pandanus tectorius Sol<br /> Họ đậu (FABACEAE)<br /> 24<br /> Pongamia pinnata (L.) Pierre<br /> <br /> 138<br /> <br /> Tên Việt Nam<br /> <br /> Sam biển<br /> Mắm trắng<br /> Mắm biển<br /> Sú<br /> Chà là<br /> Ráng đại<br /> Cóc trắng (cóc vàng)<br /> Xu ổi<br /> Vẹt dù<br /> Đước, đước đôi<br /> Đưng, đước vòi<br /> Dà quánh<br /> Giá<br /> Bần trắng<br /> <br /> Cúc tần, lức<br /> Cói<br /> Cốc kèn<br /> Tra lâm vồ, tra biển<br /> Tra, tra nhớt<br /> Rau muống biển<br /> Ngọc nữ, chùm gọng<br /> Chùm lé<br /> Dứa dại<br /> Bánh dày<br /> <br /> Hình 1. Sơ đồ phân bố rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở vịnh Vân Phong<br /> Fig. 1. Distribution of mangrove forests and seagrass beds in Van Phong bay<br /> <br /> Hình 2. Rừng ngập mặn ở Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh)<br /> Fig. 2. Mangrove forest at Tuan Le hamlet (Van Tho commune, Van Ninh district)<br /> <br /> 139<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2