intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệp định của Bộ Ngoại giao số 11/LPQT ngày 19 tháng 3 năm 2003 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Ucraina về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học

Chia sẻ: Ái Ái | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiệp định được ký kết giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Ucraina, dưới đây gọi tắt là “Hai Bên”. Căn cứ Hiệp định về hợp tác văn hoá, giáo dục và khoa học giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ucraina ký ngày 08 tháng 6 năm 1994. Căn cứ khuôn khổ luật pháp nhà nước của các quốc gia Hai Bên, mong muốn củng cố mối quan hệ giữa hai nước và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. xuất phát từ niềm tin rằng, việc trao đổi trong lĩnh vực giáo dục và khoa học sẽ hỗ trợ cho sự hợp tác giữa hai dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệp định của Bộ Ngoại giao số 11/LPQT ngày 19 tháng 3 năm 2003 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Ucraina về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học

  1. VĂN PHÒNG QUỐC HỘI                                CƠ SỞ DỮ LIỆU LUẬT VIỆT NAM  LAWDATA HI Ệ P Đ Ị NH  CỦA BỘ NGOẠI SỐ 11/LPQT NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 2003  G I Ữ A   B Ộ   G I Á O   D Ụ C   V À   Đ À O   T Ạ O   C Ộ N G   H O À   X Ã   H Ộ I   C H Ủ   N G H Ĩ A  V I Ệ T   N A M   V À   B Ộ   G I Á O   D Ụ C   V À   K H O A   H Ọ C   U C R A I N A   V Ề   H Ợ P   T Á C  TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC  (Có hiệu lực từ ngày 11 tháng 2 năm 2003) Bộ  Giáo dục và Đào tạo Cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Việt Nam và Bộ  Giáo   dục và Khoa học Ucraina, dưới đây gọi tắt là “Hai Bên”, Căn cứ  Hiệp định về  hợp tác văn hoá, giáo dục và khoa học giữa Chính phủ   Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ucraina ký ngày 08 tháng 6 năm   1994; Căn cứ khuôn khổ luật pháp nhà nước của các quốc gia Hai Bên; Mong muốn củng cố mối quan hệ giữa hai nước và tăng cường hiểu biết lẫn   nhau; Xuất phát từ niềm tin rằng, việc trao đổi trong lĩnh vực giáo dục và khoa học   sẽ hỗ trợ cho sự hợp tác giữa hai dân tộc; Bày tỏ lòng mong muốn phát triển mối quan hệ trong tất cả các lĩnh vực giáo   dục và khoa học; Đã thoả thuận như sau: Đi ề u 1.  Hai Bên sẽ chú trọng đặc biệt vào các hình thức hợp tác sau: ­ Trao đổi kinh nghiệm về  các phương hướng quan trọng nhất trong việc   phát triển, quản lý và kế hoạch hoá giáo dục; ­ Tiến hành những công trình nghiên cứu khoa học chung thuộc các lĩnh vực  khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự  nhiên, khoa học kỹ  thuật và khoa học   giáo dục mà Hai Bên cùng quan tâm; ­ Đào tạo và đào tạo lại trên cơ sở học toàn khóa hay học từng phần cho sinh   viên, nghiên cứu sinh, nghiên cứu sinh cao cấp, thực tập sinh khoa học, bỗi dưỡng   nâng cao nghiệp vụ và các hình thức trao đổi học thuật khác; ­ Trao đổi chuyên gia giảng dạy ngắn hạn và dài hạn. Đi ề u   2.  Hai Bên sẽ  hỗ  trợ  việc thiết lập và phát triển hợp tác trực tiếp   giữa các trường đại học  của hai nước;  Xuất phát từ  những lợi   ích chung, các   trường có thể  ký kết các văn bản thoả  thuận hợp tác riêng, phù hợp với các điều   khoản được ghi trong bản Hiệp định này.
  2. 2 Đi ề u 3.  Hai bên trên cơ sở trao đổi hàng năm sẽ cung cấp cho nhau: ­ Đến 15 học bổng đào tạo đại học toàn khoá tại các trường đại học thuộc  Bộ Giáo dục và Khoa học của hai nước; ­ Đến 10 học bổng đào tạo nghiên cứu sinh tại các trường đại học thuộc Bộ  Giáo dục và Khoa học hai nước; ­ Đến 5 học bổng thực tập sinh khoa học. Đi ề u 4.  Các điều kiện tài chính của việc trao đổi: ­ Bên gửi sinh viên đi học sẽ  chịu trách nhiệm trả  các chi phí đi lại đến nơi   học và chiều ngược lại; ­ Bên nhận sinh viên đến học, phù hợp với luật quy định của nước mình, sẽ  chịu trách nhiệm trả các chi phí cho công dân nước Bên gửi tới, bao gồm: + Đào tạo, + Chỗ ở, + Học bổng, + Bảo hiểm y tế (trừ các bệnh mãn tính và làm các bộ phận cơ thể giả), + Tiền đi lại trên lãnh thổ nước đến học có liên quan đến kế hoạch học tập. Đi ề u   5.  Hai Bên sẽ  tạo điều kiện cho các công dân của hai nước được   đào tạo tại các trường đại học của nước phía Bên kia với điều kiện chi phí toàn bộ  cho việc học tập. Đi ề u   6.   Hai   Bên   sẽ   hỗ   trợ   việc   nghiên   cứu   tiếng   Ucraina   trong   các  trường học của Cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Việt Nam và tiếng Việt trong các   trường học của Ucraina bằng cách tiến hành việc trao đổi các cán bộ  giảng dạy   tiếng Ucraina và tiếng Việt để  giảng dạy dài hạn, nâng cao trình độ  chuyên môn,   tham gia các hội thảo chuyên đề về tiếng. Đi ề u   7.  Hai Bên trong thời gian hiệu lực của Hiệp định này sẽ  xem xét   vấn đề  ký kết Hiệp định liên Chính phủ  về  công nhận lẫn nhau đối với các văn   bằng giáo dục, học vị khoa học, chức danh học hàm của hai nước. Đi ề u   8.  Với mục đích trao đổi kinh nghiệm, tiến hành giám sát việc thực   hiện các điều khoản của Hiệp định và đánh giá kết quả  của sự  hợp tác, Hai Bên  hằng năm sẽ trao đổi các đoàn đại biểu của các nhà quản lý và chuyên viên với số  lượng 3 ­ 5 người trong thời gian đến 7 ngày. Thời gian và địa điểm các cuộc gặp gỡ như vậy sẽ được xác định bằng kênh  ngoại giao.
  3. 3 Đi ề u 9.  Việc sửa đổi và bổ sung đối với Hiệp định này đều phải được Hai  Bên thoả thuận bằng văn bản. Đi ề u   10.  Những bất đồng liên quan tới việc giải nghĩa hay việc áp dụng   Hiệp định này sẽ  được giải quyết bằng đường thương lượng và đàm phán giữa  Hai Bên. Đi ề u   11.  Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn 5 năm kể từ ngày ký.   Hiệu lực của Hiệp định có thể  được tự  động kéo dài thêm hai năm tiếp theo, nếu   không Bên nào trong các Bên, trước 6 tháng kết thúc Hiệp định, thông báo cho phía   Bên kia bằng văn bản ý định của mình muốn chấm dứt hiệu lực của Hiệp định. Hiệp định này sẽ không còn hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày nhận được thông  báo bằng văn bản như  ghi  ở  trên của phía Bên kia. Trong trường hợp chấm dứt   hiệu lực của Hiệp định này, các điều khoản của Hiệp định tiếp tục được áp dụng   đối với tất cả các biện pháp, đã được thống nhất và bắt đầu trong giai đoạn Hiệp   định có hiệu lực, nếu Hai Bên không thoả  thuận với nhau bằng văn bản về  một  điều khoản khác. Ký tại thành phố Hà Nội ngày 11 tháng 02 năm 2003 thành hai bản, mỗi bản   bằng các thứ tiếng Việt, Ucraina và Nga, văn bản của mỗi thứ tiếng đều có giá trị  như  nhau. Trong trường hợp có sự  bất đồng, sẽ  dựa trên bản tiếng Nga để  xem  xét.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2