intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Độ tuổi và các hoạt động phù hợp

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy hình dung có một hành lang với những cánh cửa trong tâm trí. Mặc dù hành lang đó được đóng kín ở tất cả các bên nhưng vẫn có một khoảng không gian lớn ở giữa các cánh cửa. Có những độ tuổi chung cho sự phát triển về thể chất, tri thức, tinh thần nhưng mỗi đứa trẻ đều có lịch trình riêng của mình trong những hành lang đó, không hẳn chính xác nhưng cũng không giống như của bất kỳ ai khác....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Độ tuổi và các hoạt động phù hợp

  1. Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Độ tuổi và các hoạt động phù hợp Hãy hình dung có một hành lang với những cánh cửa trong tâm trí. Mặc dù hành lang đó được đóng kín ở tất cả các bên nhưng vẫn có một khoảng không gian lớn ở giữa các cánh cửa. Có những độ tuổi chung cho sự phát triển về thể chất, tri thức, tinh thần nhưng mỗi đứa trẻ đều có lịch trình riêng của mình trong những hành lang đó, không hẳn chính xác nhưng cũng không giống như của bất kỳ ai khác. Các kỹ năng khác như là kỹ năng xã hội thì tiếp tục phát triển trong cả thời kỳ trưởng thành. Bởi vì chúng ta nhấn mạnh về kỷ luật nên hãy xem xét các nhân tố có ảnh thưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ. Quá trình và kết quả Cách trẻ nhìn nhận thế giới xung quanh thay đổi nhiều ở giữa độ tuổi 3 và 6. Mãi cho đến khi kết thúc những năm này, trong khoảng tuổi thứ 5, trẻ mới bắt đầu làm nhiều thứ với một mục đích rõ ràng trong ý nghĩ. Cho tới trước thời gian đó thì chúng thích tự làm hơn, nói cách khác là trẻ thích "quá trình thực hiện" hơn là kết quả, hay mục tiêu của việc chúng đang làm. Hãy tưởng tượng rằng đó là một buổi tối thứ 6 bận rộn, bạn bị nhỡ, và phải thực hiện một chuyến đi nhanh tới cửa hàng tạp hoá với con bạn. Bạn có một mục tiêu rõ ràng trong tâm trí - phải lấy ngay những nguyên liệu cần thiết cho bữa tối, về nhà, chuẩn bị và ăn bữa tối, trong lúc con trai lớn của bạn đang chơi bóng đá. Tuy nhiên, đối với đứa con nhỏ của bạn thì kết quả không phải là điều quan trọng. Một chuyến đi tới cửa hàng tạp hoá là cả một quá trình - đó là huơng vị, màu sắc, cảm giác và sự trải nghiệm. Bị kẹp trong một lịch trình bận rộn, rõ ràng đây không phải lúc để tận hưởng quá trình.
  2. Trẻ có thể chưa hiểu được định hướng mục tiêu của chúng ta. Không phải lúc nào bạn cũng có thể cùng con tận hưởng sự thoải mái, đôi khi chúng ta cần phải chạy đi thật nhanh, chạy ngay về nhà, lại còn phải lao vào bếp nữa chứ. Nhận thức được xu hướng tập trung vào quá trình hơn là kết quả của trẻ có thể giúp bạn tạo ra được sự cân bằng. Đã có những lúc bạn cùng con cảm nhận quá trình, thoải mái khi đi ngang qua cửa hàng, tận hưởng mùi hương của các loài hoa, ngắm nhìn màu sắc của những trái hoa quả và rau xanh, và xem những quyển tạp chí đẹp nổi bật trên giá. Nhưng khi thời gian không cho phép, hãy giải thích cho con bạn hiểu tại sao lần này cả hai phải mua thật nhanh ở cửa hàng. Bạn có thể yêu cầu trẻ nắm lấy tay bạn và cả hai sẽ lướt nhanh qua dãy hàng đồ chơi hay những thứ tuyệt vời khác. Bạn có thể để trẻ giúp mình tìm xem dãy hàng thịt gà ở đâu và mang tới quầy thanh toán. Sau đó cả hai sẽ quay trở lại xe và lái về nhà. Giải thích cho trẻ hiểu được điều bạn mong muốn và điều gì sẽ xảy ra khiến trẻ hợp tác với bạn được dễ dàng hơn. Pasty đi tới trung tâm chăm sóc trẻ vào một buổi chiều, ngay đúng lúc gặp Laura và con trai cô ấy rời đi với một bức tranh to và đẹp. Pasty đã nhìn quanh háo hức muốn xem Paul - con trai của cô đã vẽ gì, nhưng chẳng có bức tranh nào có tên con trai cô trên đó. Pasty đã tới gặp giáo viên và hỏi tại sao Paul đã không có cơ hội để vẽ tranh ngày hôm đó. Giáo viên nói "Paul rất thích vẽ nhưng lại không vẽ tranh trên giấy. Bé đã khuấy màu lên và vẽ lên những ngón tay của mình, sau đó bé quyết định mình thật sự muốn vẽ lên các hình khối." Mẹ của Paul thêm một lần nữa có được cảm nhận chắc chắn xu hướng phát triển của Paul được hướng theo quá trình này. Quan điểm Thế giới trông như thế nào khi bạn thấp hơn 1m? Những sự lựa chọn của bạn, nhu cầu của bạn, và hành vi của bạn có thể bị ảnh hưởng như thế
  3. nào khi ở trong hoàn cảnh đặc biệt này? Ồ, bạn hãy thử cúi xuống ngang đầu gối và nhìn quanh xem. Bức tranh treo cao 2m trên tường trông như thế nào từ góc độ này? Bạn cảm thấy hấp dẫn thế nào khi nói chuyện với cái đầu gối người lớn? Hiểu được những giới hạn và khả năng phát triển thể chất của trẻ có thể giúp cha mẹ và giáo viên tạo ra môi trường phù hợp với trẻ nhỏ. Bất cứ khi nào bạn có thời gian nghĩ về những yếu tố như vậy, hãy đưa ra những điều chỉnh phù hợp, và bạn sẽ làm tăng thêm động lực, sự hào hứng, giảm đi tâm lý chán nản của trẻ - điều này giúp làm giảm bớt những cử xử sai trái, và nhờ vậy mà kỷ luật cũng giảm đi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1