T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC<br />
PHÒNG CHỐNG LAO PHỔI CỦA Y TẾ CƠ SỞ TỈNH LAI CHÂU<br />
Dương Đình Đức*; Đinh Ngọc Sỹ**; Phạm Ngọc Châu***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao phổi của y tế cơ<br />
sở tại tỉnh Lai Châu. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu can thiệp một nhóm (đánh giá<br />
trước sau); đối tượng can thiệp: 40 cán bộ y tế (CBYT) tham gia chương trình chống lao tại 8<br />
huyện, thị xã và 108 cán bộ chuyên trách lao tại tất cả các xã của tỉnh Lai Châu. Biện pháp can<br />
thiệp: củng cố mạng lưới phòng chống lao tuyến huyện, xã; nâng cao trình độ chuyên môn<br />
thông qua cung cấp tài liệu tuyên truyền, đào tạo, tập huấn. Kết quả: sau can thiệp: 8/8 huyện<br />
đã thành lập tổ chống lao với những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động<br />
phòng chống lao. Tỷ lệ CBYT cơ sở có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về các biện pháp<br />
phòng chống lao tăng lên rõ rệt, đạt > 80%. Kết luận: hiệu quả can thiệp đã tăng cường được<br />
nguồn lực chống lao cho tuyến huyện và xã; cải thiện được kiến thức, thái độ, thực hành về các<br />
biện pháp phòng chống lao của CBYT cơ sở.<br />
* Từ khóa: Phòng chống lao phổi; Nâng cao năng lực, Can thiệp; Lai Châu.<br />
<br />
Effectiveness of Intervention in Improving the Capacity for<br />
Tuberculosis Prevention of Health Facilites in Laichau Province<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the effectiveness of intervention aiming at improving tuberculosis<br />
(TB) prevention and control capacity of healthcare facilities in Laichau province. Methods: An<br />
one-group intervention study (pre-and post-evaluation). Participants: 40 health officers joined<br />
anti-TB programs in 8 districts, towns and 108 specialized staffs in all communes of Laichau<br />
province. Interventions methods: strengthening TB control network in districts, villages; raising<br />
the professional skill through propaganda and training. Results: After intervention: 8/8 districts<br />
have set up TB prevention team giving specific regulations on functions, tasks and activities of<br />
TB control. The number of medical staffs with the right knowledge, attitude and practice on TB<br />
prevention measures has increased significantly, accounting for over 80%. Conclusion: The<br />
effect of intervention is to strengthen TB prevention resources in districts and communes; also<br />
improve medical staffs’ knowledge, attitude and practice about TB prevention measures.<br />
* Key words: Anti-tuberculosis program, Capacity enhancement; Intervention; Laichau province.<br />
* Ủy ban Nhân dân huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu<br />
** Bệnh viện Phổi TW<br />
*** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Dương Đình Đức (ducquangdoc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/09/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/11/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2016<br />
<br />
49<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phòng và chống bệnh lao, trong đó có<br />
lao phổi hiện vẫn là một thách thức lớn<br />
đối với thế giới và Việt Nam [2, 9]. Nguy<br />
cơ nhiễm lao của người dân Việt Nam<br />
vẫn ở mức cao, trên toàn quốc là 1,5%,<br />
trong đó phía Nam là 2% và phía Bắc là<br />
1%. Mặc dù trong năm 2015 đã đạt và<br />
vượt mục tiêu giảm 50% tỷ lệ hiện mắc<br />
lao so với năm 1990, nhưng việc giảm tối<br />
đa nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn lao<br />
và tạo điều kiện cho mọi người sớm tiếp<br />
cận được dịch vụ khám và điều trị lao,<br />
đặc biệt trong trường hợp lao mới vẫn<br />
còn là những thách thức lớn [1, 2].<br />
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nâng<br />
cao hiệu quả phòng chống lao ở tuyến cơ<br />
sở, đặc biệt ở những tỉnh có điều kiện<br />
kinh tế - xã hội khó khăn, đời sống nhân<br />
dân còn hạn chế là vấn đề hết sức cấp<br />
bách.<br />
Tại Lai Châu, Chương trình Phòng<br />
chống Lao đã được triển khai từ năm<br />
1993, song còn gặp nhiều khó khăn, công<br />
tác phát hiện, quản lý và điều trị bệnh lao<br />
so với toàn quốc hàng năm còn thấp,<br />
nhất là bệnh lao phổi AFB (+), tỷ lệ điều<br />
trị khỏi chưa đạt mục tiêu Chương trình<br />
Chống lao Quốc gia đề ra [3]. Cho đến<br />
nay, vẫn chưa có một phương pháp can<br />
thiệp nào nhằm nâng cao năng lực phòng<br />
chống lao phổi của y tế cơ sở tại tỉnh Lai<br />
Châu. Do vậy, chúng tôi triển khai nghiên<br />
cứu nhằm: Nâng cao năng lực phòng<br />
chống lao phổi của y tế cơ sở tại tỉnh<br />
Lai Châu.<br />
50<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, địa điểm, thời gian<br />
nghiên cứu.<br />
Cán bộ tổ chống lao huyện và cán bộ<br />
chuyên trách lao của trạm y tế xã thuộc<br />
tỉnh Lai Châu; thời gian nghiên cứu từ<br />
năm 2012 - 2014.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu can<br />
thiệp một nhóm, đánh giá trước sau về<br />
hiệu quả can thiệp một số giải pháp.<br />
Không có đối chứng.<br />
- Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu:<br />
chọn mẫu chọn chủ đích toàn bộ tổ chống<br />
lao của 8 huyện/thành phố, thị xã (mỗi<br />
huyện 5 người). Tổng số: 40 CBYT của tổ<br />
chống lao tại 8 huyện, thị xã và 108 cán<br />
bộ chuyên trách lao tại 108 trạm y tế xã<br />
của tỉnh Lai Châu.<br />
- Phương pháp và các hoạt động can<br />
thiệp: củng cố mạng lưới phòng chống<br />
lao tuyến huyện, xã; nâng cao trình độ<br />
chuyên môn cùng với sử dụng tài liệu<br />
tuyên truyền và bài truyền thông; tờ rơi,<br />
tờ gấp, áp phích.<br />
- Phương pháp đánh giá hiệu quả can<br />
thiệp: phỏng vấn trực tiếp các đối tượng<br />
can thiệp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để<br />
đánh giá kiến thức về phòng chống lao,<br />
thái độ đối với bệnh nhân (BN) lao, thực<br />
hành các biện pháp phòng chống lao của<br />
cán bộ làm công tác chống lao tại 8<br />
huyện, thị và 108 xã để đánh giá năng lực<br />
phòng chống lao của y tế cơ sở sau can<br />
thiệp gồm củng cố mạng lưới phòng<br />
chống lao tuyến huyện, xã.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
- Đánh giá hiệu quả can thiệp dựa vào<br />
chỉ số hiệu quả (CSHQ):<br />
CSHQ =<br />
<br />
/ p1 - p2/<br />
p1<br />
<br />
Trong đó: p1: tỷ lệ trước can thiệp;<br />
p2: tỷ lệ sau can thiệp.<br />
* Xử lý và phân tích số liệu:<br />
Số liệu được nhập và phân tích bằng<br />
phần mềm Epidata 3.0 và SPSS 18.0.<br />
<br />
x 100 (%)<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Hiệu quả tăng cường nguồn lực chống lao.<br />
Bảng 1: Cơ cấu cán bộ chống lao tuyến huyện.<br />
Trước can thiệp<br />
Thành phần chuyên môn<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
2012 (n = 7)<br />
<br />
2013 (n = 8)<br />
<br />
2014 (n = 8)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Cán bộ chống lao chuyên trách<br />
<br />
7<br />
<br />
100,0<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Cán bộ chống lao kiêm nhiệm<br />
<br />
3<br />
<br />
42,9<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Kỹ thuật viên xét nghiệm kiêm nhiệm<br />
<br />
7<br />
<br />
100,0<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Cán bộ giám sát, thống kê<br />
<br />
3<br />
<br />
42,9<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Cán bộ quản lý dược<br />
<br />
6<br />
<br />
85,7<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
8<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Trước can thiệp (năm 2012), 100% số huyện có cán bộ chống lao chuyên trách và<br />
kỹ thuật viên xét nghiệm kiêm nhiệm, nhưng cán bộ chống lao kiêm nhiệm, cán bộ<br />
giám sát, thống kê và cán bộ quản lý dược không đầy đủ. Từ năm 2013, những cán bộ<br />
này đã được bổ sung đầy đủ, mặc dù chưa huyện nào có kỹ thuật viên xét nghiệm<br />
chuyên trách.<br />
Bảng 2: Hoạt động phát triển mạng lưới chống lao tuyến xã trước và sau can thiệp<br />
(n = 108).<br />
Trước can thiệp<br />
Chỉ số<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2014<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Có cán bộ chống lao chuyên trách tuyến xã<br />
<br />
29<br />
<br />
26,9<br />
<br />
108<br />
<br />
100<br />
<br />
108<br />
<br />
100<br />
<br />
Có sử dụng y tế thôn bản (YTTB) tham gia<br />
chống lao<br />
<br />
6<br />
<br />
5,6<br />
<br />
108<br />
<br />
100<br />
<br />
108<br />
<br />
100<br />
<br />
YTTB có phụ cấp tham gia chống lao<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
10<br />
<br />
9,3<br />
<br />
10<br />
<br />
9,3<br />
<br />
Trước can thiệp, chỉ 26,9% số xã có cán bộ chống lao chuyên trách và 5,6% xã có<br />
YTTB tham gia công tác chống lao. Từ năm 2013, tất cả các xã có cán bộ chống lao<br />
chuyên trách và YTTB tham gia công tác chống lao.<br />
51<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
2. Hiệu quả tăng cường khám phát hiện và điều trị lao.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Nguồn BN đến khám lao tại tổ chống lao huyện trước và sau can thiệp.<br />
Số lượng BN đến khám lao tại tổ chống lao huyện tăng rõ rệt từ năm 2012 - 2014.<br />
Trong khi số lượng BN tự đến tăng nhẹ (từ 510 - 734 người), số BN do y tế xã và<br />
YTTB giới thiệu đã tăng rõ rệt (từ 1.622 lên 2.588 người).<br />
<br />
Biểu đồ 2: Nguồn BN đến khám lao tại trạm y tế xã trước và sau can thiệp.<br />
Số lượng BN đến khám lao tại trạm y tế xã tăng rõ rệt hàng năm, cả BN tự đến và<br />
BN do y tế xã và YTTB giới thiệu.<br />
3. Hiệu quả cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành của CBYT cơ sở trong công<br />
tác phòng chống lao.<br />
Trong tổng số 148 đối tượng nghiên cứu, 40 người làm công tác chống lao tuyến<br />
huyện và 108 người là cán bộ chuyên trách chống lao ở tuyến xã với tỷ lệ tương đối<br />
cân bằng theo giới tính. Về trình độ chuyên môn, chủ yếu là y sỹ (61,5%) và y tá<br />
(29,7%); tuyến huyện có 27,5% bác sỹ và 47,5% y sỹ.<br />
52<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
Bảng 3: Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về nhiệm vụ của y tế xã trong<br />
phòng chống lao (n = 148).<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
CSHQ<br />
(%)<br />
<br />
Phát hiện, chuyển người nghi lao<br />
<br />
133<br />
<br />
89,9<br />
<br />
148<br />
<br />
100,0<br />
<br />
11,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Thực hiện và giám sát điều trị<br />
<br />
36<br />
<br />
24,3<br />
<br />
147<br />
<br />
99,3<br />
<br />
308,3<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Tuyên truyền phòng chống lao<br />
<br />
117<br />
<br />
79,1<br />
<br />
139<br />
<br />
93,9<br />
<br />
18,8<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Kiểm tra tiêm BCG cho trẻ<br />
<br />
46<br />
<br />
31,1<br />
<br />
134<br />
<br />
90,5<br />
<br />
191,3<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Nhiệm vụ<br />
<br />
p<br />
<br />
Trước can thiệp, đa số CBYT cơ sở biết nhiệm vụ của y tế xã trong phòng chống<br />
lao là phát hiện, chuyển người nghi lao (89,9%) và tuyên truyền phòng chống lao<br />
(79,1%). Tỷ lệ biết phải thực hiện và giám sát điều trị và kiểm tra tiêm BCG cho trẻ rất<br />
thấp. Sau can thiệp, tỷ lệ CBYT cơ sở biết các nhiệm vụ của y tế xã đều đạt trên 90%,<br />
tăng so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (CSHQ = 11,3 - 308,3%). Riêng nhiệm<br />
vụ phát hiện, chuyển người nghi lao lên tuyến huyện để khám đạt 100%.<br />
Bảng 4: Hiệu quả thay đổi thái độ xử trí của CBYT cơ sở khi BN lao bị dị ứng thuốc<br />
trước và sau can thiệp (n = 148).<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
CSHQ<br />
(%)<br />
<br />
Dừng thuốc điều trị lao<br />
<br />
20<br />
<br />
13,5<br />
<br />
143<br />
<br />
96,6<br />
<br />
615,0<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Tư vấn và gửi lên tuyến trên kiểm tra<br />
<br />
137<br />
<br />
92,6<br />
<br />
145<br />
<br />
98,0<br />
<br />
5,8<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Thái độ<br />
<br />
p<br />
<br />
Trước can thiệp, khi BN lao bị dị ứng thuốc mới có 13,5% CBYT cơ sở có thái độ<br />
xử trí đúng thuốc điều trị lao. Sau can thiệp, tỷ lệ CBYT cơ sở có thái độ xử trí đúng khi<br />
BN lao bị dị ứng thuốc đạt xấp xỉ 100%, tăng so với trước can thiệp có ý nghĩa thống<br />
kê (CSHQ = 5,8 - 615,0%).<br />
Bảng 5: Thực hành của CBYT cơ sở khi BN nghi lao phổi đến khám trước và sau<br />
can thiệp (n = 148).<br />
Biện pháp<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Cho điều trị lao ngay<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1<br />
<br />
0,7<br />
<br />
Dùng kháng sinh thông thường<br />
<br />
98<br />
<br />
66,2<br />
<br />
1<br />
<br />
0,7<br />
<br />
Tư vấn đến tuyến trên xét nghiệm đờm<br />
<br />
59<br />
<br />
39,9<br />
<br />
146<br />
<br />
98,6<br />
<br />
CSHQ<br />
(%)<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,01<br />
147,5<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Trước can thiệp, khi BN đến khám nghi lao phổi, đa số CBYT cơ sở cho sử dụng<br />
kháng sinh thông thường (66,2%). Sau can thiệp, đa số CBYT cơ sở tư vấn đến tuyến<br />
huyện để xét nghiệm đờm (98,6%), tăng so với trước can thiệp (CSHQ đạt 147,5%;<br />
p < 0,001).<br />
53<br />
<br />