TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO<br />
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÕNG CHỐNG HIV/AIDS<br />
CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ 15 - 49 TUỔI TẠI SƠN LA<br />
Trần Kiên*<br />
TÓM TẮT<br />
Tiến hành điều tra tại 2 xã thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nhằm đánh giá kiến thức,<br />
thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của phụ nữ dân tộc thiểu số 15 - 49 tuổi sau 2 năm<br />
can thiệp bằng giải pháp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS (2010 - 2011). Kết quả: 378 đối<br />
tượng sau can thiệp so với trước can thiệp 382 đối tượng (2009): tỷ lệ đối tượng hiểu biết đầy<br />
đủ về đường lây truyền HIV tăng rõ rệt (từ 10,8% trước can thiệp lên 52,1% sau can thiệp);<br />
tăng cao nhất ở phụ nữ dân tộc Thái, tăng ít hơn ở 3 dân tộc Tày, H’Mông, Mường. Tỷ lệ đối<br />
tượng hiểu sai về lây truyền HIV giảm rõ rệt (từ 13,6 - 18,8% trước can thiệp xuống 2,9 - 3,4%<br />
sau can thiệp). Tỷ lệ đối tượng có thái độ sẵn sàng giúp đỡ người bị nhiễm HIV tăng rõ rệt<br />
(từ 18,7 - 25,3% trước can thiệp lên 72,5 - 80,7% sau can thiệp). Tỷ lệ này tăng cao nhất ở<br />
phụ nữ dân tộc Thái. Tỷ lệ đối tượng có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV<br />
giảm rõ rệt (từ 38,5 - 52,3% trước can thiệp xuống 4,5 - 8,7% sau can thiệp). Tỷ lệ đối tượng có<br />
sử dụng bao cao su (BCS) trong quan hệ tình dục (QHTD) tăng rõ rệt sau can thiệp.<br />
* Từ khóa: HIV/AIDS; Phụ nữ dân tộc thiểu số; Truyền thông; Kiến thức; Thái độ; Thực hành.<br />
<br />
Effectiveness of Communication Solution to Improvement of<br />
Knowledge, Attitude and Practice of Prevention from HIV/AIDS for<br />
Women in Ethnic Minority of the Age 15 - 49 Years old in Sonla Province<br />
Summary<br />
The survey was implemented in 2 communes of Maison district, Sonla province in order to<br />
evaluate knowledge, attitude, and practice of prevention from HIV/AIDS of women in ethnic<br />
minorities at the ages from 15 to 49 years old, after 2 years of intervention by communication to<br />
prevent HIV/AIDS (2010 - 2011). Results: there were 378 objects after intervention, whereas this<br />
data before intervention (2009) were 382. The rate of objects who understood sufficiently the<br />
HIV infection path increased significantly (from 10.8% before intervention to 52.1% after<br />
intervention); the highest increasing rate was found in Thai women, followed by Tay, H’Mong and<br />
Muong ethnic groups. The rate of objects who understood wrongly about the HIV infection<br />
decreased dramatically (from 18.7 - 25.3% before intervention to 72.5 - 80.7% after intervention).<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Kiên (trankien@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/06/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/07/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/11/2014<br />
<br />
46<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
There was a considerable rise in the group willing to help the HIV-infected people). The highest<br />
increasing rate was in women of Thai ethnic group. The rate of objects who had discriminative<br />
attitudes toward people infected with HIV decreased significantly (from 38.5 - 52.3% before<br />
intervention to 4.5 - 8.7% after intervention). The rate of objects that used condom in sexual<br />
activities increased clearly after intervention.<br />
* Key words: HIV/AIDS; Ethnic minority women; Communication; Knowledge; Attitude; Practice.<br />
<br />
®Æt vÊn ®Ò<br />
Sau hơn 20 năm kể từ trường hợp<br />
nhiễm HIV đầu tiên (12/1990) được thông<br />
báo ở Việt Nam, HIV/AIDS đã lan ra cộng<br />
đồng tại một số tỉnh/thành của cả nước.<br />
Nhiều tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số<br />
sinh sống, đặc biệt các tỉnh thành miền<br />
núi phía Bắc, đã cảnh báo về hành vi nguy<br />
cơ lây nhiễm HIV trên người dân tộc thiểu<br />
số. Tình hình HIV/AIDS không ngừng gia<br />
tăng và diễn biến phức tạp, đối tượng<br />
nhiễm không chỉ là người nghiện chích<br />
ma tuý, gái mại dâm mà đã lan ra cộng<br />
đồng. Tính đến 6 - 2014 Sơn La có 9.235<br />
người sống chung với HIV/AIDS, 92%<br />
xã/phường có người nhiễm HIV/AIDS và<br />
có xu hướng gia tăng lây truyền HIV từ<br />
chồng sang vợ qua QHTD. Kiến thức,<br />
thái độ và thực hành về phòng, chống<br />
HIV/AIDS của phụ nữ dân tộc thiểu số<br />
15 - 49 tuổi rất hạn chế; tỷ lệ hiểu biết đầy<br />
đủ về HIV/AIDS thấp (< 20,0%), thậm chí<br />
< 10,0% ở dân tộc Tày, Nùng, H’Mông,<br />
Dao. Phần lớn đồng bào dân tộc sử dụng<br />
ngôn ngữ phổ thông kém nên gặp khó<br />
khăn trong tiếp thu các thông điệp truyền<br />
thông bằng tiếng phổ thông trên ti vi, đài,<br />
tờ rơi hay sách báo. Do đó, truyền thông<br />
phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ độ<br />
tuổi sinh đẻ người dân tộc thiểu số tại<br />
cộng đồng càng trở nên cấp thiết. Các số<br />
liệu thu được trong điều tra này sẽ giúp<br />
47<br />
<br />
cho việc lập kế hoạch can thiệp và nhân<br />
rộng các mô hình phù hợp, đảm bảo tính<br />
bền vững cho hoạt động can thiệp và<br />
phát triển hệ thống đội ngũ làm truyền<br />
thông phòng, chống HIV/AIDS ở người<br />
dân tộc thiểu số.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu<br />
quả giải pháp truyền thông nâng cao kiến<br />
thức, thái độ và thực hành phòng, chống<br />
HIV/AIDS cho phụ nữ dân tộc thiểu số từ<br />
15 - 49 tuổi tại tỉnh Sơn La.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 - 49 tuổi<br />
(sinh từ 1960 đến 1994).<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can<br />
thiệp cộng đồng so sánh trước sau không<br />
có nhóm chứng.<br />
* Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng: tính<br />
theo công thức tính cỡ mẫu thiết kế nghiên<br />
cứu can thiệp (so sánh 2 tỷ lệ), tính được<br />
378 người (phụ nữ dân tộc thiểu số 15 49 tuổi).<br />
* Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu<br />
định lượng: theo phương pháp chọn mẫu<br />
ngẫu nhiên hệ thống.<br />
* Địa điểm: tại 2 xã Chiềng Mai và<br />
Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
* Thời gian: từ 01 - 2010 đến 12 - 2011.<br />
* Nội dung và các hoạt động can thiệp:<br />
can thiệp bằng truyền thông phòng chống<br />
HIV/AIDS.<br />
- Truyền thông trực tiếp gồm các hoạt<br />
động: nói chuyện về phòng chống HIV/AIDS<br />
với cộng đồng tại các thôn/bản; thảo luận<br />
<br />
nhóm tại thôn/bản; truyền thông tư vấn tại<br />
hộ gia đình, trạm y tế xã, trung tâm y tế<br />
huyện và bệnh viện huyện.<br />
- Truyền thông gián tiếp: phát thanh<br />
qua hệ thống đài truyền thanh xã xuống<br />
tận thôn/bản; phát tờ rơi tờ gắp; treo áp<br />
phíc nơi công cộng.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Thông tin cơ bản.<br />
Tổng số có 378 phụ nữ dân tộc thiểu số 15 - 49 tuổi tham gia điều tra đạt 100% so<br />
với kế hoạch chọn mẫu. Hầu hết có trình độ văn hoá trung học cơ sở và tiểu học<br />
(63,4%), 6,7% người mù chữ. Nghề nghiệp chính là làm ruộng và nương rẫy (73,5%).<br />
Trong nghiên cứu này có 8 dân tộc thiểu số khác nhau, đông nhất là dân tộc Thái (188<br />
người = 49,7%), dân tộc H’Mông: 56 người (14,8%), dân tộc Tày: 38 người (10,1%),<br />
dân tộc Mường 30 người (7,9%) và 4 dân tộc còn lại có số người ít hơn (30 người).<br />
2. Hiệu quả thay đổi.<br />
Về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ dân tộc thiểu<br />
số 15 - 49 tuổi sau can thiệp.<br />
Bảng 1: Hiệu quả thay đổi hiểu biết về cách phòng tránh lây truyền HIV.<br />
(n = 378)<br />
<br />
n<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
p<br />
<br />
Tỷ lệ đối tượng hiểu biết đúng về cách phòng tránh lây nhiễm HIV:<br />
QHTD với 1 bạn tình chung thuỷ<br />
<br />
54<br />
<br />
14,1<br />
<br />
280<br />
<br />
74,1<br />
<br />
425,5<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Dùng BCS tất cả các lần QHTD<br />
<br />
87<br />
<br />
22,8<br />
<br />
326<br />
<br />
86,2<br />
<br />
278,1<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Không dùng chung bơm kim tiêm<br />
<br />
68<br />
<br />
17,8<br />
<br />
334<br />
<br />
88,4<br />
<br />
396,6<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Muỗi đốt có thể bị lây nhiễm HIV<br />
<br />
72<br />
<br />
18,8<br />
<br />
13<br />
<br />
3,4<br />
<br />
81,9<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Ăn uống chung với người bị nhiễm HIV,<br />
có thể bị lây nhiễm HIV<br />
<br />
52<br />
<br />
13,6<br />
<br />
11<br />
<br />
2,9<br />
<br />
78,7<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
52,1<br />
<br />
382,4<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Tỷ lệ đối tượng hiểu sai về cách lây truyền HIV:<br />
<br />
Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số 15 - 49 tuổi hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS:<br />
Hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS<br />
<br />
41<br />
<br />
10,8<br />
<br />
197<br />
<br />
Sau can thiệp, tỷ lệ đối tượng hiểu biết đúng cách phòng tránh lây nhiễm HIV tăng<br />
từ 14,1 - 22,8% lên 74,1 - 88,4%; hiểu sai về cách lây truyền HIV giảm từ 13,6 - 18,8%<br />
48<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
xuống 2,9 - 3,4%. Hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu thay đổi<br />
rõ rệt, tăng từ 10,8% lên 52,1%.<br />
Bảng 2: Hiệu quả thay đổi về thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS.<br />
(n = 382)<br />
<br />
n<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
72<br />
<br />
18,7<br />
<br />
305<br />
<br />
80,7<br />
<br />
331,6<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Giúp đỡ nữ giáo viên bị nhiễm<br />
HIV/AIDS<br />
<br />
97<br />
<br />
25,3<br />
<br />
299<br />
<br />
79,1<br />
<br />
212,6<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Giúp đỡ người trong gia đình bị<br />
nhiễm HIV/AIDS<br />
<br />
90<br />
<br />
23,7<br />
<br />
274<br />
<br />
72,5<br />
<br />
205,9<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Người bị nhiễm HIV xấu hổ vì bản<br />
thân mình<br />
<br />
147<br />
<br />
38,5<br />
<br />
20<br />
<br />
5,3<br />
<br />
86,2<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Người bị nhiễm HIV có lỗi vì mang<br />
bệnh về cho cộng đồng<br />
<br />
183<br />
<br />
47,9<br />
<br />
33<br />
<br />
8,7<br />
<br />
81,8<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Tỷ lệ đối tượng có thái độ đúng:<br />
Giúp đỡ người bán hàng bị nhiễm<br />
<br />
HIV/AIDS<br />
<br />
Tỷ lệ đối tượng có thái độ không đúng:<br />
<br />
Sau can thiệp truyền thông, thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS của đối tượng<br />
có thay đổi rõ rệt: tỷ lệ có thái độ đúng tăng từ 18,7 - 25,3% lên 72,5 - 80,7%. Tỷ lệ có<br />
thái độ không đúng giảm từ 38,5 - 47,9% xuống 5,3 - 8,7%.<br />
80,0%<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
50,3%<br />
<br />
Tû lÖ ®èi t-îng cã sö dông BCS trong<br />
lÇn QHTD gÇn ®©y nhÊt víi<br />
chång/ng-êi yªu<br />
<br />
CSHQ = +475,6% víi p < 0,001<br />
13,9%<br />
<br />
5,8%<br />
<br />
Tû lÖ ®èi t-îng lu«n sö dông BCS<br />
trong QHTD víi chång/ng-êi yªu<br />
trong 12 th¸ng qua<br />
CSHQ = + 767,2% víi p