intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

117
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăn nuôi là một trong những hợp phần quan trọng của ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Tỷ trọng nguồn thu từ chăn nuôi ngày càng tăng lên trong tổng nguồn thu từ ngành nông nghiệp trong GDP của nước ta. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của ngành chăn nuôi trong GDP của ngành nông nghiệp là 26,4% (2006) đã tăng lên 30,7% (2009), phấn đấu đạt tỷ trọng 38,4% trong 2015 và khoảng 45-50% trong 2020. Chăn nuôi là một trong những hợp phần quan trọng của ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Tỷ trọng nguồn thu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái

  1. Hiệu quả chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái Chăn nuôi là một trong những hợp phần quan trọng của ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Tỷ trọng nguồn thu từ chăn nuôi ngày càng tăng lên trong tổng nguồn thu từ ngành nông nghiệp trong GDP của nước ta. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của ngành chăn nuôi trong GDP của ngành nông nghiệp là 26,4% (2006) đã tăng lên 30,7% (2009), phấn đấu đạt tỷ trọng 38,4% trong 2015 và khoảng 45-50% trong 2020. Chăn nuôi là một trong những hợp phần quan trọng của ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Tỷ trọng nguồn thu từ chăn nuôi ngày càng tăng lên trong tổng nguồn thu từ ngành nông nghiệp trong GDP của nước ta. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của ngành chăn nuôi trong GDP của ngành nông nghiệp là 26,4% (2006) đã tăng lên 30,7% (2009), phấn đấu đạt tỷ trọng 38,4% trong 2015 và khoảng 45-50% trong 2020. Chúng ta đang đối mặt với nhiều cản trở và thách thức để phát triển ngành chăn nuôi như: chăn nuôi trên nền tảng nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm làm ra. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, mỗi năm đàn vật nuôi của nước ta đang thải ra môi trường hơn 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Trong đó chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắn được xử lý, còn lại trực tiếp thải ra môi trường. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà xử lý phân hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khoảng 40% chất thải lỏng trực tiếp được dùng để tưới hoa màu, nuôi cá, còn khoảng 60% thường được đổ thẳng ra hệ thống thoát nước của khu dân cư. Ngành chăn nuôi cũng “đóng góp” tới 18% khí nhà kính, yếu tố gây hiệu ứng làm cho trái đất nóng lên và sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ xa xưa, tập quán chăn nuôi (lợn, gà, trâu, bò...) chủ yếu trên nền đất tự nhiên với các chất độn sẵn có như rơm rạ, rác rưởi... Trong tiến trình bê tông hóa, các
  2. chuồng nuôi cũng đã được cứng hóa bằng xi măng hoặc lát gạch. Với hệ thống chuồng nuôi này, hàng ngày hoặc định kỳ người chăn nuôi phải dọn phân, nước giải, chất độn chuồng ra khỏi chuồng nuôi và tắm cho vật nuôi (lợn). Các chất khí thoát ra từ phân, nước giải của vật nuôi hòa trộn vào môi trường không khí gây ô nhiễm cho con người. Các mầm bệnh tồn tại lưu cữu trên vách tường, trong môi trường, trên các dụng cụ chăn nuôi và thường xuyên có cơ hội để tấn công vật nuôi. Trong vài năm gần đây, ngành chăn nuôi một số nước cũng như ở Việt Nam đang phát triển một hình thức chăn nuôi mới, đó là chăn nuôi trên nền chuồng đệ m lót với các vi sinh vật có ích. Hình thức chăn nuôi này còn được gọi là chăn nuôi với đệm lót sinh thái hay chăn nuôi đệm lót vi sinh. Nền chuồng được làm bằng đất nện, sâu hơn mặt đất (âm), trên đó rải một lớp độn chuồng (đệm lót) dày 60cm và trên bề mặt đệm lót có phun một hỗn hợp các vi sinh vật có ích. Hệ thống chuồng nuôi này không xây kín mà thường là để hở và làm hai mái (có thể lợp bằng lá hoặc tranh săng) để tạo thông thoáng tối đa, thậm chí nếu chăn nuôi với quy mô lớn người ta còn có thể sử dụng hệ thống quạt gió và làm mát bằng phun sương hơi nước, đặc biệt là trong mùa nóng. Đệm lót thường được làm từ các nguyên liệu thực vật như mùn cưa, dăm bào, trấu, thân cây ngô và lõi b ắp ngô khô nghi ền nhỏ…, không nên dùng các lo ại vật liệu dễ ngấm nước và dễ nát như lá dây khoai lang, lá thân cây lạc, rơm rạ. Nếu đệm lót là hỗn hợp nhiều loại vật liệu cần trộn đều, rồi đem vào rải đều lên nền chuồng lần lượt thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, tiếp theo tưới một lần dung dịch lên men, sau đó để từ 3-7 ngày cho đệm lót lên men rồi mới đưa vật nuôi vào. Chi phí đệm lót và dung dịch men vi sinh cho một chuồng rộng 20m2 là khoảng hơn 1 triệu đồng. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong đệm lót sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn thời gian để phân giải phân trong vòng 2-3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho vật nuôi
  3. phát triển khỏe mạnh và không gây ô nhiễm không khí của con người hít thở hàng ngày. Bình thường, đệm lót sinh thái có thể sử dụng được trong 4 năm. Đặc biệt, trong quá trình đó các vi sinh vật trong đệm lót liên tục sinh sôi nảy nở, các chất dinh dưỡng trong phân lợn sẽ cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật và chuyển hóa vi sinh vật có lợi thành protein, cung cấp cho vật nuôi. Vì khi vật nuôi đào bới, mổ rỉa chất độn lót sẽ tiếp nhận nguồn protein này vào cơ thể. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của vật nuôi tốt hơn, làm tăng khả năng hấp thụ axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt, trứng so với sản phẩm làm ra từ chăn nuôi thông thường. Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái có thể tiết kiệm được 80% nước, 60% nhân lực, 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y phòng tr ừ dịch bệnh. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi nên sẽ rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như lở mồm long móng, tai xanh, cúm... Lớp đệm lót với hệ thống các vi sinh vật có ích (hệ men) có tác dụng chủ yếu: Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối; Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại; Phân giải một phần đệm lót; Chống rét cho vật nuôi do hệ men vi sinh vật luôn luôn hoạt động và sinh nhiệt làm cho nhiệt độ chuồng nuôi tăng lên. Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái tiết kiệm được 80% nước, do: Không sử dụng nước rửa chuồng; Không sử dụng nước để tắm, rửa cho vật nuôi; Nước sử dụng duy nhất cho vật nuôi uống và phun giữ độ ẩm cho nền chuồng (đệm lót chuồng luôn có độ ẩm 30%). Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái tiết kiệm được 60% nhân lực, do: Không sử dụng nhân lực dọn, rửa chuồng hàng ngày; Không sử dụng nhân lực để tắm rửa
  4. cho vật nuôi; Chỉ sử dụng nhân lực để cho vật nuôi ăn, theo dõi diễn biến của vật nuôi. Chăn nuôi trên n ền đệm lót sinh thái tiết kiệm được 10% thức ăn, không (hoặc rất ít) phải sử dụng các loại thuốc thú y, do: Vật nuôi thu nhận được một số chất từ nền đệm lót sinh thái do s ự lên men phân giải phân, nước tiểu, đệm lót; Khả năng tiêu hóa hấp thụ thức ăn của vật nuôi tốt hơn do con vật ăn được, hít được một số vi sinh vật có lợi, con vật hoạt động nhiều hơn. Các vật nuôi không hoặc rất ít bị bệnh dịch. Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái không (ít) gây ô nhiễm môi trường, do: Không có chất thải từ chăn nuôi ra môi trường (phân, nước thải của vật nuôi được hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải và lẫn với đệm lót); Không có mùi hôi thối từ phân, nước tiểu của vật nuôi do hệ men vi sinh vật trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và diệt hết các vi sinh vật có hại và các vi sinh vật sinh mùi khó chịu…; Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có n ước để ruồi muỗi sinh sản, không có phân đ ể ruồi muỗi đẻ trứng). Các mầm bệnh, nguyên nhân lây lan và bùng phát các bệnh dịch bị tiêu diệt hoặc hạn chế tới mức thấp nhất. Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái tạo ra các sản phẩm thịt, trứng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có màu, mùi, vị gần với chăn nuôi hữu cơ, do: Vật nuôi không bị stress từ môi trường và con vật được vận động nhiều; Thức ăn không trộn các chất kích thích, vật nuôi không những không bị bệnh mà còn thu nhận được nhiều khoáng, vitamin từ đệm lót sinh thái. Trong quá trình chăn nuôi theo kỹ thuật chuồng nuôi có đệm lót sinh thái cần chú ý: Giữ cho đệm lót có độ ẩm khoảng 30%, nếu thấy đệm lót khô thì phải phun bổ sung nước. Hàng ngày phải rải và trộn đều phân, nước tiểu của lợn thải vào trong đệm lót. Giữ cho chuồng nuôi thông thoáng để giảm nhiệt độ chuồng nuôi. Sử dụng hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống tự động.
  5. Với phương pháp này, một lao động có thể nuôi được 800 con lợn thịt, khối lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường, tổng chi phí cho một đầu lợn nuôi thịt giảm khoảng 400 ngàn đồng. Đặc biệt, các sản phẩm sản xuất ra từ hệ thống chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái sẽ cung cấp cho con người các thực phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và sẽ bán được giá cao hơn. Sau một thời hạn sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng bón cho các cây trồng như các phân hữu cơ vi sinh rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Kỹ thuật chăn nuôi trên đệm lót sinh thái với việc làm chuồng, chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản, chi phí không cao, vì vậy người chăn nuôi Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng hoàn toàn có thể áp dụng tốt./.
  6. Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Kim Giao (Cục Chăn nuôi), Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái. http://www.hua.vn:85/cnts/index 28/9/2009. 2. Chăn nuôi không phân bằng đệm lót sinh thái. http://www.ktdt.com.vn/ newsdetail.asp? CatId =868newsId=190190, 15/12/2009 3. Đệm lót sinh thái - lời giải cho ô nhiễm trong chăn nuôi. http://www.thiennhien.net/news/147/ARTICLE/13511/211-01-30.html 30/1/2011. 4. Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái, http://www.vusta.vn/temps/home/temp2/?nid=8786, 04/8/2010. Nguyễn Kim Đường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2