HIỆU QUẢ CHỦNG NGỪA VIÊM GAN SIÊU VI B Ở TRẺ 12 THÁNG TUỔI<br />
CÓ MẸ HBsAg ÂM TÍNH TẠI QUẬN 8, TP.HCM<br />
Trần Thị Lợi*, Trần Thị Bích Huyền**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đáp ứng miễn dịch và phân tích các yếu tố liên quan ở các bé có mẹ HBsAg âm<br />
tính đã được chủng ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B theo phác đồ 0-2-4 của chương trình tiêm chủng mở rộng.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Đoàn hệ tiền cứu.<br />
Phương pháp: Trong thời gian từ 01/03/2007 đến 30/05/2008, tại Quận 8-TPHCM theo dõi quá trình<br />
chủng ngừa viêm gan siêu vi B theo phác đồ 0-2-4 ở 173 trẻ có mẹ HBsAg âm tính từ lúc 1 tháng tuổi, đến lúc bé<br />
được 12 tháng tuổi. Kiểm tra nồng độ kháng thể Anti-HBs lúc bé được 12 tháng tuổi.<br />
Kết quả: Qua 173 bé nghiên cứu, tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau chủng ngừa viêm gan siêu vi B là 93,06%.<br />
Định lượng nồng độ HBsAg, kiểm tra HBsAg của mẹ bằng phương pháp ELISA Chúng tôi không tìm thấy mối<br />
liên quan giữa đáp ứng miễn dịch với các yếu tố: kinh tế xã hội của mẹ; cân nặng, tuổi thai, cách sinh, giới tính,<br />
được bú mẹ hay không bú mẹ.<br />
Kết luận: Tỉ lệ đáp ứng sau tiêm chủng viêm gan B là 93,06%, do đó sau chủng ngừa cho bé nên kiểm tra<br />
nồng độ kháng thể của bé lúc 12 tháng tuổi để phát hiện ra các bé không có đáp ứng miễn dịch, cho bé tái chủng<br />
lại, từ đó nâng cao được tỷ lệ miễn dịch giảm tỉ lệ người mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B trong cộng đồng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTS OF IMMUNIZATION OF VACCINE ANTIHEPATITIS B VIRUS FOR THE 12-MONTH-OLD<br />
CHILDREN, WHO HAVE HBSAG NEGATIVE MOTHER IN DISTRICT 8, HO CHI MINH CITY<br />
Tran Thi Loi, Tran Thi Bich Huyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 6 - 10<br />
Objective: Determine the incidence of immunity and analyze relative factors of the children of the HBsAg<br />
negative mothers, who have been immunized by vaccine anti hepatitis B virus in the schedule of the immunization<br />
program expanded (month 0-2-4).<br />
Design: prospective cohort study.<br />
Materials and methods: Since 01/03/2007 to 30/05/2008, in District 8 Ho Chi Minh City, one<br />
prospective cohort study was realized for 173 children whose mothers are HbsAg negative. These children age<br />
from 01 month old to 12-month-old were vaccined anti Hepatitis B Virus by schedule (month 0-2-4). When they<br />
were 12 month old, blood analysis was perform to measure the level of HbsAb.<br />
Results: 173 cases were studied; the rate of immunity response after vaccination for Hepatitis B virus is<br />
93.06%. We check the level of HbsAb of the children and ABsAg of the mother by ELISA. We found no<br />
relationship between immunity responses with other factors: economic and social status of mother; weight, age of<br />
pregnancy, method of birth, gender, breast-feed or no breast-feed.<br />
Conclusion: The rate immunity response of children after vaccination for Hepatitis B virus is 93.06% so we<br />
should measure the level of HbsAb of baby at 12 months old to find out the baby, who has not immunity response,<br />
to be re-vaccine, to improve the rate of immunity and reduce the incidence of hepatitis B virus carrier in the<br />
community.<br />
* Bộ môn Phụ Sản Đại Học Y Dược, ** Bệnh viện Đại Học Y Dược Cơ Sở 2<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm gan B do virút (Hepatitis B virus –<br />
HBV) là một bệnh có tính lây truyền cao và<br />
đang là bệnh phổ biến trên toàn cầu. Hiện nay<br />
trên toàn thế giới có khoảng hơn 300 triệu<br />
người mang HBV mạn tính. Mỗi năm có<br />
khoảng 2 triệu người tử vong do hậu quả của<br />
nhiễm HBV(1). Châu Á và Tây Thái Bình Dương<br />
là vùng lưu hành cao của bệnh, chiếm khoảng<br />
70-75% số nhiễm siêu vi B mạn tính trên toàn<br />
thế giới(1). Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ<br />
của bệnh, tỷ lệ mắc từ 15-20% dân số (1,6), ước<br />
tính khoảng 6-10 triệu người nhiễm HBV. Tuy<br />
nhiên, theo các tổ chức nghiên cứu về viêm gan<br />
siêu vi B thì biện pháp phòng chống hữu hiệu<br />
nhất là chủng ngừa. Từ năm 1981 thuốc chủng<br />
ngừa viêm gan B thế hệ thứ 1 bắt đầu được phép<br />
lưu hành tại Mỹ, từ đó đến nay đã có ba thế hệ<br />
thuốc chủng ngừa đưa vào sử dụng tùy theo<br />
tính chất kháng nguyên của HBsAg. Chủng<br />
ngừa phổ cập cho trẻ em là chiến lược kiểm soát<br />
căn bản tình trạng nhiễm HBV trên toàn thế<br />
giới. Năm 1991 các tổ chức cố vấn toàn cầu về<br />
chương trình tiêm chủng mở rộng của Tổ chức<br />
Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước có tỷ<br />
lệ nhiễm HBV trên 8% nên đưa vắc xin ngừa<br />
viêm gan B vào chương trình tiêm chủng cho<br />
tất cả trẻ sơ sinh. Đến năm 1996 đã có hơn 100<br />
nước đã đưa chủng ngừa viêm gan B vào<br />
chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia.<br />
Từ đó có nhiều nghiên cứu chứng minh có sự<br />
giảm tỷ lệ các bé dưới 1 tuổi mang HBsAg(+) từ<br />
5,1% xuống còn 3,1% ở Bắc Kinh; từ 9,3%<br />
xuống còn 0,9% ở Quảng Châu khi các nơi này<br />
đưa chương trình ngừa viêm gan B vào chương<br />
trình tiêm chủng mở rộng cho toàn bộ các bé từ<br />
lúc sơ sinh vào cuối năm 1995(5). Ở Singapore,<br />
sau 8 năm thực hiện đưa chủng ngừa viêm gan<br />
vào chương trình tiêm chủng cho tất cả bé sơ<br />
sinh (1985 →1993) tỷ lệ người mang HBsAg(+)<br />
giảm 5,6% xuống còn 0,3%(5).<br />
Ở Việt Nam chủng ngừa viêm gan B được đưa<br />
vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm<br />
1997(1,5).<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
2<br />
<br />
Tại TPHCM, để đánh giá trong cộng đồng về<br />
hiệu quả của chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho<br />
trẻ đã tiêm chủng đủ 3 mũi, mà khởi điểm chủng<br />
ngừa cho bé từ lúc sơ sinh, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian từ 01/03/2007 đến 30/05/2008,<br />
chúng tôi thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ tiền<br />
cứu ở 173 bé tại 16 phường trong Quận 8,<br />
TPHCM.<br />
Mẫu nghiên cứu được chọn theo cách<br />
không xác suất, chọn mẫu liên tiếp. Chúng tôi<br />
chọn các bé đến chích ngừa tại trạm y tế<br />
phường từ lúc 1 tháng tuổi (các bé đã được<br />
chích ngừa viêm gan mũi thứ 1 lúc mới sanh),<br />
thử máu mẹ của bé nếu mẹ của bé HBsAg âm<br />
tính, chúng tôi chọn bé vào mẫu nghiên cứu,<br />
phỏng vấn các yếu tố liên quan.<br />
Mẫu được tính theo công thức:<br />
Z² (1-α/2). p. (1-p)<br />
N=<br />
d²<br />
Z= 1,96 ở độ tin cậy 95%<br />
p= 0,91 (theo các nghiên cứu tỷ lệ đáp ứng<br />
miễn dịch từ 91 → 98%)<br />
d= 0,05 sai số cho phép<br />
α = 0,05 xác suất sai lầm loại 1<br />
Tính ra n=126, ước tính tỷ lệ thất thoát mẫu<br />
là 15%, chúng tôi chọn cỡ mẫu là 170.<br />
Thuốc chủng ngừa cho bé: SHANVAC-B<br />
(Shantha Biotechnics PVT.LTD – INDIA) vắc xin<br />
tái tổ hợp thế hệ thứ 2 do Ấn độ sản xuất.<br />
<br />
Lịch chủng ngừa viêm gan siêu vi b kết hợp tại<br />
Việt Nam (chương trình tiêm chủng mở<br />
rộng)(1,5)<br />
Trong tuần đầu sau sinh: BCG + HBV(1).<br />
Lúc 2 tháng tuổi: BH – UV – HG (1) +<br />
Bại liệt (1) + HBV(2).<br />
Lúc 3 tháng tuổi: BH- UV- HG (2) +<br />
Bại liệt (2).<br />
Lúc 4 tháng tuổi: BH – UV – HG (3) +<br />
<br />
Bại liệt (3) + HBV(3).<br />
Lúc 9 tháng tuổi: Sởi<br />
Mỗi bé được chọn trong mẫu, chúng tôi sẽ<br />
phỏng vấn các bà mẹ theo bảng câu hỏi, kiểm tra<br />
chặt chẽ quá trình chủng ngừa viêm gan B của<br />
bé lúc 2, 4 tháng tuổi. Lúc bé 12 tháng tuổi chúng<br />
tôi lấy 2ml máu tĩnh mạch ở tay hoặc chân bé,<br />
gởi về phòng xét nghiệm Bệnh viện Đại học Y<br />
Dược TPHCM định lượng anti-HBs bằng<br />
phương pháp ELISA với độ nhạy và độ chuyên<br />
biệt >95%.<br />
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần<br />
mềm SPSS 15.0.<br />
Nghiên cứu không vi phạm y đức vì:<br />
+ các bà mẹ và người nhà được giài thích rõ<br />
mục tiêu nghiên cứu, đọc và ký tên vào bảng<br />
đồng thuận.<br />
<br />
tháng 40<br />
<br />
75%<br />
<br />
Tuổi mẹ<br />
<br />
Mù chữ<br />
Cấp<br />
1,2,3<br />
Trình độ<br />
mẹ CĐ- Trung học nghề<br />
<br />
62,5%<br />
95,22%<br />
94,12%<br />
<br />
ĐH- Sau ĐH<br />
<br />
p<br />
<br />
0,773<br />
<br />
0,993<br />
<br />
0,344<br />
<br />
0,279<br />
<br />
0–1-2<br />
0–2–4<br />
0–2-9<br />
0–1-2<br />
0–1-6<br />
0–2–4<br />
<br />
93,7 - 97,5%<br />
98,95%<br />
94%<br />
98,38%<br />
88%<br />
93,06%<br />
<br />
Khi kiểm định với phép kiểm định χ², Exact<br />
Fisher về mối liên quan giữa đáp ứng miễn dịch<br />
và các yếu tố liên quan, p>0,05 (bảng 3). Do đó,<br />
chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa<br />
đáp ứng miễn dịch sau chủng ngừa viêm gan B<br />
với:<br />
<br />
- Giới tính bé.<br />
0,869<br />
<br />
0,277<br />
<br />
0,18<br />
<br />
Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau chủng ngừa, so<br />
với các tác giả ở Nhật, Thái Lan (Châu Á),<br />
Turkey, Italy (Châu Âu), Brazil (Châu Mỹ) thì tỷ<br />
lệ của chúng tôi tương đương.<br />
So với tác giả Nguyễn Trọng Hiếu(7), tỷ lệ của<br />
chúng tôi có cao hơn, so với tác giả Hoàng Công<br />
Long(3) tỷ lệ của chúng tôi có thấp hơn, nhưng<br />
khác nhau là do thời điểm lấy máu xét nghiệm.<br />
Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch: ở các bé trai có cao<br />
hơn các bé gái, các bé sanh mổ cao hơn các bé<br />
sanh ngã âm đạo, các bé có cân nặng lúc sinh ><br />
4000g cao hơn các bé có cân nặng thấp hơn, các<br />
bé bú mẹ đáp ứng cao hơn bé không bú mẹ.<br />
Bảng 4: so sánh đáp ứng miễn dịch của một số tác giả<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
4<br />
<br />
100%<br />
<br />
- Cách sinh.<br />
<br />
75%<br />
<br />
Lịch chủng<br />
ngừa<br />
Michitami Yano- Nhật(5)<br />
0–1–2<br />
Poovoravan – Thái Lan(8) 0-1-6 và 0-1-2<br />
<br />
0–1–6<br />
<br />
- Tuổi thai.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Tác giả- Nơi thực hiện<br />
<br />
Sadeck LSR, Ramos JLABrazil(9)<br />
Martin RM – Brazil(4)<br />
S.Salmaso- Italy(10)<br />
Turkey(1)<br />
Hoàng Công Long(3)<br />
Nguyễn Trọng Hiếu(7)<br />
Trần Thị Bích Huyền<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
94%<br />
96,2%<br />
<br />
- Có bú mẹ hay không bú mẹ.<br />
- Cân nặng lúc sinh, 2, 4, 12 tháng tuổi.<br />
- Tuổi mẹ, nghề nghiệp mẹ, trình độ văn hóa<br />
mẹ, dân tộc, số con của bà mẹ.<br />
<br />
Một số nhận xét<br />
- Các thai phụ khám thai và sanh tại nhà hộ<br />
sinh phường chưa được xét nghiệm kiểm tra<br />
HBsAg.<br />
- Một số bệnh viện không ghi nhận tình<br />
trạng nhiễm HBV của mẹ và bé có được chích<br />
HBIG lúc sinh hay không, vào sổ khám sức khỏe<br />
của bé.<br />
- Ở nước ta năm 2007 có một số trường hợp<br />
tai biến xảy ra sau chủng ngừa viêm gan siêu vi<br />
B: có bé tử vong, có bé tai biến nặng…Từ đó tạo<br />
ra tâm lý lo lắng trong nhân dân và cả cán bộ y<br />
tế lúc chủng ngừa cho bé. Tuy nhiên trong thời<br />
gian nghiên cứu, chúng tôi không gặp tai biến<br />
nào cho bé.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau chủng ngừa<br />
viêm gan siêu vi B ở trẻ 12 tháng tuổi có mẹ<br />
HBsAg âm tính là 93,06%.<br />
Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan<br />
giữa đáp ứng miễn dịch của bé sau chủng<br />
ngừa với các yếu tố: kinh tế xã hội của mẹ; tuổi<br />
<br />
thai, cân nặng, giới tính, cách sinh, tình trạng<br />
bú mẹ của bé.<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nên<br />
kiểm tra tình trạng đáp ứng miễn dịch cho bé<br />
sau chủng ngừa viêm gan B, nhất là khi bé được<br />
12 tháng tuổi. Mục đích là để tầm soát các bé<br />
không có đáp ứng miễn dịch, giúp cho bé tái<br />
chủng sớm. Từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ đáp<br />
ứng miễn dịch cho bé tiến tới đạt được khả năng<br />
đạt được 100% bé có đáp ứng miễn dịch tốt và<br />
góp phần giảm tỷ lệ người nhiễm HBV trong<br />
dân số ở Việt Nam.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
1.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Bộ Môn Nội (2000),Viêm gan siêu vi B từ cấu trúc đến điều trị,<br />
NXB TPHCM, tr 95-169.<br />
CDC (1991), Hepatitis B Virus: A comprehensive Strategy for<br />
Eliminating Transmission in the United States Through<br />
Universal Childhood Vaccination- MMWR; volume 40/ No<br />
RR 133, pp 1-25.<br />
UNICEF-VHPB 2006, Prevention and control of perinatal<br />
hepatitis B virus (HBV) transmission in the WHO European<br />
Region- Viral Hepatitis,12/2006,volume 15 No 1, pp 5-7.<br />
Hoàng Công Long (2005), Đáp ứng miễn dịch của vacxin<br />
viêm gan B huyết tương ở trẻ sơ sinh, Viện Vacxin và các chế<br />
phẩm sinh học.<br />
Martin RM, Bensabath G, Arraes LC,Oliveira MLA, Miguel<br />
JC, Barbosa GG, Camacho LAB (2004), Multicenter study on<br />
the immunogenicity and safety of two recombinant vaccines<br />
against hepatitis B, Mem Inst Oswaldo Cruz 99, pp 865 – 871.<br />
Michitami Yano (1985), Prevent and Control of HBV Infection,<br />
Department of Clinical Research Nagasaki Chuo Nation<br />
Hospital, Acta Med Nagasaki 30, pp 312- 316.<br />
Nguyễn Hữu Chí (2003), Chủng ngừa viêm gan siêu vi B,<br />
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr 15-159.<br />
Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Gia Đức (1995), Đáp ứng miễn<br />
dịch của trẻ sơ sinh đối với Engerix B, Hội nghị Khoa học Y –<br />
Dược – Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Thành phố<br />
Hồ Chí Minh 28,29(4), tr 56.<br />
Pongpiput et al (1989), Hepatitis B Immunization in high risk<br />
neonates born from HBsAg- positive mothers, Comparison<br />
between plasma derived and recombinant DNA vaccine,<br />
Asian Pac J Allergy Immunol 7; pp 37- 40.<br />
Sadeck LSR, Ramos JLA, Lilian S (2004),Immune response of<br />
preterm infants to hepatites B vaccine administred within<br />
24hours after birth, J Pediatric; pp 113 – 118.<br />
Salmaso S., Piscitelli A., Rapicetta M. Chionne P., Madonna E.<br />
and Argentini C. (1998), Immunogenicity of hepatitis B<br />
vaccines among infant recipients of acellular and whole cell<br />
pertussis DTP vaccines, ScienceDirect volume 16, 1998;<br />
pp:643-646.<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />