intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả công tác dân vận khéo ở Phù Ninh

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

199
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây công tác dân vận của huyện Phù Ninh đã được các cấp uỷ Đảng quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện khá đầy đủ và kịp thời các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, cụ thể hoá quan điểm về công tác vận động quần chúng của Đảng phù hợp với tình hình của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả công tác dân vận khéo ở Phù Ninh

  1. Hiệu quả công tác dân vận khéo ở Phù Ninh PTO- Trong những năm gần đây công tác dân vận của huyện Phù Ninh đã được các cấp uỷ Đảng quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện khá đầy đủ và kịp thời các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, cụ thể hoá quan điểm về công tác vận động quần chúng của Đảng phù hợp với tình hình của địa phương. Huyện uỷ đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết để lãnh đạo công tác dân vận, đồng thời gắn việc quán triệt, triển khai, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo. Chỉ đạo và triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tiêu biểu là phong trào thi đua “Dân vận khéo”, thực hiện “Năm dân vận của chính quyền” gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, công chức và trong các tầng lớp nhân dân. MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong huyện đã có nhiều cố gắng để đổi mới nội dung phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, gắn với đoàn viên, hội viên; tích cực tham gia vận động nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tạo sự đồng thuận trong xã hội, thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào các tổ chức. Hoạt động giữa MTTQ, các đoàn thể nhân dân với chính quyền các cấp từng bước đi vào nền nếp; vai trò tham mưu, giám sát được nâng lên. Công tác dân vận của lực lượng vũ trang có sự đầu tư về nội dung và phương thức vận động. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, các chương trình phối hợp giữa hệ thống dân vận với các lực lượng Công an, Quân đội được triển khai rộng khắp và thực hiện có hiệu quả. Xác định công tác dân vận là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với
  2. sự phát triển KT- XH của huyện. Trong thời gian qua các cơ quan, đơn vị trong cả hệ thống chính trị huyện Phù Ninh đã thực hiện tốt công tác dân vận không để xảy ra điểm nóng, phức tạp. Kết quả công tác dân vận đã góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị quan trọng của huyện như: Xây dựng nông thôn mới, giải phóng mặt bằng xây dựng các dự án… Tình hình kinh tế của huyện phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Cụ thể, năm 2012, tổng sản lượng lương thực đạt 31.949 tấn, đảm bảo an ninh lương thực; thu nhập bình quân đầu người đạt 26.8 triệu đồng/người. Chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện hiệu quả; hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được quan tâm, đẩy mạnh; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,2%. Cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa-xã hội được củng cố và tăng cường: Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt 48%, có 28 trường đạt chuẩn quốc gia, 199/199 khu dân cư có nhà văn hóa. Trong xây dựng nông thôn mới các xã, thị trấn đã vận động nhân dân tự nguyện hiến 174.843 m2 đất không lấy tiền bồi thường giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông nông thôn. 100% các hộ thuộc diện bồi thường giải phóng mặt bằng đã tự giác thực hiện không phải cưỡng chế đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đúng tiến độ. Đã huy động được trên 38 tỷ đồng từ nhân dân để xây dựng các công trình, duy tu sửa chữa đường giao thông; bê tông hóa được 238,5 km đường giao thông; thực hiện cứng hóa 4,5 km kênh mương; nạo vét tu sửa 23 hồ đập và hàng trăm km kênh mương nội đồng. Đồng thời đã xây mới, sửa chữa 503 ngôi nhà đại đoàn kết với tổng trị giá gần 25,1 tỷ đồng. Ngoài ra nhân dân trong huyện còn đóng góp cho quỹ Ngày vì người nghèo trên 1,1 tỷ đồng. Điển hình làm tốt là các đơn vị: An Đạo, Phù Ninh, Bình Bộ… Thực hiện tốt “cơ chế một cửa” và “một cửa liên thông” trong giải quyết công việc
  3. của tổ chức và công dân, cán bộ công chức với thái độ hòa nhã, tận tình và nhanh chóng trong giải quyết công việc đã tạo được niềm tin của nhân dân. Hiện 19/19 xã, thị trấn thực hiện cơ chế “một cửa”, trong đó có 2 xã thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”. Bên cạnh đó chính quyền các cấp đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân (hàng năm tỷ lệ giải quyết đơn đạt trên 83% số đơn thuộc thẩm quyền). Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy. Các cấp chính quyền thường xuyên tổ chức việc lấy ý kiến rộng rãi của MTTQ, các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân; tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp trước khi ban hành các chủ trương, kế hoạch lớn của huyện, của xã nhất là các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ của công dân. Tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo sửa đổi Luật đất đai 2003 với hơn 3.000 ý kiến tham gia. Những thành tựu đã đạt được sẽ tạo niềm tin và sức mạnh cho Đảng bộ và nhân dân trong huyện vượt qua khó khăn, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đinh Thị Hồng Huân Trong bất kỳ thời điểm nào, dù đấu tranh giải phóng dân tộc hay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ công tác vận động quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng”. Trong tình hình hiện nay, công tác dân vận lại càng quan trọng hơn lúc nào hết. Có làm tốt công tác dân vận mới giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những bức xúc trong nhân dân; lòng dân mới yên, niềm tin của dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đội ngũ công bộc của dân mới được củng cố. Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng
  4. của Nghị quyết Trung ương 7, khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Công an xã A Mú Sung ( huyện Bát Xát) tuyên truyền pháp luật cho người dân (Ảnh: baolaocai.vn) Trong bài báo "Dân vận" đăng trên báo Sự Thật ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhận định “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Và ngay đầu bài báo, Bác nhắc nhở: “Vấn đề Dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần nhắc lại”. Điều Bác nhắc nhở luôn là thực tế, luôn mang tính thời sự, và đặc biệt đúng trong tình hình hiện nay. Nó đúng bởi, theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, đã có không ít cán bộ, đảng viên xa rời nhân dân; có hành vi ứng xử không đúng mực với nhân dân, coi thường nhân dân, thậm chí vi phạm đạo lý, vi phạm pháp luật.
  5. Có thực tế không thể phủ nhận là người dân đang mệt mỏi và lung lay lòng tin trước một số cán bộ thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức, quyền vun vén cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà quên đi nghĩa vụ với nhân dân. Nếu như cán bộ vì dân, biết lắng nghe dân, giải quyết thấu tình, đạt lý cho dân thì đã không xảy ra những phản ứng dữ dội từ phía người dân như một số vụ việc trong lĩnh vực đất đai, môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong các mối quan hệ xã hội thời gian qua. Có những phản ứng của người dân là phi lý, là vi phạm pháp luật. Nhưng cũng có nhiều sự phản ứng xuất phát từ cách ứng xử của cơ quan quản lý Nhà nước, chưa thực sự để dân hiểu, dân tin; chưa có sự minh bạch trong công tác quản lý, dẫn đến người dân bức xúc, tiêu cực. Những bức xúc dần tích tụ trong nhân dân. Và khi người dân không thể nhẫn nại chịu đựng khi quyền, lợi ích chính đáng của mình bị xâm hại thì nỗi bức xúc ấy sẽ dễ dàng bùng phát khi bị kích động. Lúc đó, người dân và cả cơ quan chức năng dễ bị mất kiểm soát, gây bất ổn, gây ra những “điểm nóng”, thậm chí có nơi phải dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. Việc làm đó rõ ràng không thể coi là xuất phát từ mục đích chung. Nó chỉ có thể được gọi là cách hành xử “phi dân vận” của cơ quan quản lý nhằm dùng quyền lực răn đe, xử lý những người dám phản ứng, dám chống đối. Một khi đã thành “điểm nóng”, đã có những hành vi vi phạm pháp luật thì công tác vận động nhân dân trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp. Bởi thế, một yêu cầu căn bản được rút ra trong công tác vận động quần chúng là không để xảy ra điểm nóng, không để xảy ra và lây lan phản ứng tiêu cực trong nhân dân. Muốn vậy, người làm công tác dân vận phải xứng đáng là công bộc của dân; quan tâm đến lợi ích trực tiếp của dân; gần dân, hiểu dân và quan trọng là phải tin dân. Thực tế đã chứng minh rằng, trong bất kỳ lĩnh vực nào, vận động người dân tham gia các phong trào hay vận động họ không thực hiện hành
  6. vi trái pháp luật, đều cần những cán bộ thực sự vì dân. Người dân nhìn vào gương của cán bộ ấy để học theo, làm theo và thể hiện thái độ ứng xử. Sau những vụ việc, hậu quả đáng tiếc xảy ra, điều thấy rõ là công tác dân vận ở những nơi này có vấn đề. Chính quyền và các đoàn thể chưa làm hết trách nhiệm của mình. Rõ ràng là, chỉ khi nào xác định được “bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” thì công tác vận động nhân dân, hay còn gọi là “dân vận” mới thực sự hiệu quả, mới làm yên lòng dân, mới luôn song hành cùng sự phát triển của đất nước. Bài học lớn nhất phải từ quyền lợi chính đáng của dân, chăm lo cho dân để có ý thức trách nhiệm, xử sự cho đúng pháp luật và đạo lý Việt Nam. Điều đó càng được khẳng định bằng lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khóa XI, “đã đến lúc việc gần dân, lắng nghe dân, trọng dân, học dân phải được coi là mệnh lệnh của cuộc sống!”./. Sáng nay (24/9), tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm, quán triệt Nghị quyết số 25 “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Dự hội nghị có bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, ông Phạm Minh Chính, Bí thư tỉnh Quảng Ninh. Công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng ta, bên cạnh công tác tư tưởng, công tác tổ chức, và công tác kiểm tra, giám sát… Công tác dân vận luôn có ý nghĩa chiến lược trong mọi thời kỳ cách mạng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Mục tiêu của Nghị quyết là tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  7. phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ông Phạm Minh Chính, Bí thư tỉnh Quảng Ninh chia sẻ những kinh nghiệm công tác dân vận của tỉnh vùng biên với những đặc thù kinh tế - xã hội: Tỉnh Quảng Ninh đã có một chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 25, quán triệt việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đảng, công viên chức, đoàn thể chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới. Công tác dân vận có những chương trình cụ thể thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ kinh tế xã hội. “Trong công tác dân vận, tỉnh Quảng Ninh có các đề án, ví dụ như những đề án dân vận, công tác dân vận để giải phóng mặt bằng. Các chương trình, đề án rất cụ thể, không thể chung chung được nếu không sẽ khó đi vào thực tế. Để tổ chức Nghị quyết 25 này bằng các đề án dự án cụ thể, giải quyết những vấn đề cụ thể thì cần phải có cơ chế cụ thể và phải được thể chế hóa về mặt Nhà nước, về chính sách với dân vận thì mới thu hút được người làm dân vận giỏi”, ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Tại Hội nghị đại biểu các tỉnh, thành cũng trao đổi những kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác dân vận vào các điểm nóng như giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, vận động người dân thay đổi những quan điểm, tập quán cổ hủ, lạch hậu… qua đó nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác dân vận./ Khắc phục lối mòn, rập khuôn trong công tác dân vận (VOV) - Trong giai đoạn đổi mới, đòi hỏi chủ thể dân vận phải nhận thức lợi ích của đổi mới theo chiều sâu. Trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào, công tác dân vận cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong tình hình mới hiện nay, vai trò đó lại càng được khẳng định. Tuy nhiên, từ thực tiễn, công tác
  8. dân vận của Đảng thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, mang tính chất lối mòn cần được khắc phục, đổi mới. Và đó cũng chính là một trong những nội dung được Hội nghị Trung ương 7 tập trung bàn thảo lần này. Phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội là một trong những địa bàn xảy ra nhiều vụ tranh chấp liên quan đến đất đai. Điển hình trong số đó là vụ Hợp tác xã Thịnh Liệt bán đất trái phép cho một số hộ dân, sau đó những hộ này lại tiếp tục chuyển nhượng đất bất hợp pháp, dẫn đến trên 70 hộ lấn chiếm làm nhà trái phép khu vực bến xe Giáp Bát, gây nên tình trạng khiếu kiện phức tạp kéo dài. Hay những sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất, làm thất thoát hàng tỷ đồng của Nhà nước, nhưng chậm được các cơ quan chức năng xem xét, xử lý dứt điểm. Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo quận Hoàng Mai xem xét giải quyết, kỷ luật cán bộ đảng viên sai phạm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Là người gắn bó lâu năm với địa phương, bà Lê Thị Lình, cán bộ phụ trách dân vận phường Thịnh Liệt cho rằng: Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do hệ thống chính trị ở cơ sở chưa phát huy hết trách nhiệm của mình, chỉ đạo thiếu chặt chẽ; trong điều hành, một số cán bộ kém năng lực, thậm chí vụ lợi cá nhân, dẫn đến mất niềm tin đối với nhân dân. Theo bà Lình, hạn chế của công tác dân vận trong thời gian qua, không chỉ xuất phát từ trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ dân vận mà còn bắt nguồn từ nhận thức, sự thiếu kết dính của cấp ủy, chính quyền với các hội đoàn thể. Bà Lê Thị Lình nói: "Khó khăn là do một số chính sách của chúng ta còn bất cập. Trong vận động không phải người dân nào cũng hiểu được chủ trương, chính sách, pháp luật. Còn về năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện không phải đều được toàn vẹn. Có những đồng chí ở những cương vị khác nhau
  9. năng lực còn hạn chế. Nhiều vấn đề chỉ theo rập khuôn, không có sáng tạo, hay qua một số công việc chưa có rút kinh nghiệm" Thực tế về những hạn chế, tồn tại này đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 7 đang diễn ra tại Hà Nội, trong đó nhấn mạnh việc chậm đổi mới, cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Một số tổ chức đảng, Chính quyền, mặt trận, các đoàn thể nhân dân hoạt động kém hiệu quả, không nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và cũng không đủ sức tuyên truyền, vận động giải quyết những bức xúc của nhân dân. Tổ chức, hoạt động của các cơ quan chuyên trách làm công tác dân vận chậm được đổi mới tăng cường. Đội ngũ làm công tác dân vận ít được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực… Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh, việc Ban chấp hành Trung ương nhìn thẳng vào những tồn tại của công tác dân vận sẽ là cú hích để công tác này được thực hiện hiệu quả trong thời gian tới. "Công tác dân vận của Đảng có vai trò rất quan trọng, đây là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Việc tăng cường, đổi mới công tác dân vận để xây dựng mối quan hệ mật thiết hơn giữa Đảng với nhân dân. Nghị quyết lần này xác định rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp để tăng cường công tác dân vận của đảng trong tình hình mới…", ông Hùng cho biết. Vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động dân vận? Thạc sỹ Phạm Thị Như Quỳnh, giảng viên Khoa dân vận, Trường Chính trị Nghệ An cho rằng, bên cạnh việc hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn, còn phụ thuộc rất lớn vào phương thức tiến hành dân vận. Trong giai đoạn đổi mới, đòi hỏi chủ thể dân vận phải nhận thức lợi ích của đổi mới theo chiều sâu - đòi hỏi sự ủng hộ lớn hơn từ công chúng để vượt qua những lợi ích cục bộ. Cấp ủy, chính quyền phải huy động được sức mạnh của người dân - đối tượng chịu tác động của công tác dân vận và thống nhất họ
  10. trong khối đại đoàn kết dân tộc để mỗi người tự nguyện thành một tình nguyện viên làm công tác dân vận. Như vậy, vừa tăng được tính dân chủ, sự tương tác giữa những người làm công tác dân vận và cán bộ đảng viên, nhân dân vừa nâng cao hiệu quả của công tác dân vận. Theo Thạc sỹ Phạm Thị Như Quỳnh «điều cần quan tâm nhất bây giờ là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong vấn đề phục vụ nhân dân. Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, trực tiếp là những người tiếp xúc với dân phải bắt đầu từ cấp ủy đảng, từ chính quyền cơ sở, là người gương mẫu để tạo sức lan tỏa. » Thực tế cho thấy, một trong những phương thức dân vận có hiệu quả là tổ chức các "Diễn đàn", để người dân nêu lên chính kiến của mình với Đảng, Nhà nước về những vấn đề mà họ đang quan tâm. "Diễn đàn" sẽ là kênh thông tin góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, hữu hiệu đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức dân vận của Đảng, để Đảng luôn gắn bó mật thiết với nhân dân./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2