Vài nét về công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng sư phạm Kon Tum
lượt xem 3
download
Nội dung chính của bài viết trình bày năng lực đầu vào của SV trường CĐSP Kon Tum thấp hơn so với các trường khác, đặc biệt là SV người dân tộc thiểu số tính chủ động trong học tập rất hạn chế, đòi hỏi các CVHT phải phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình, phải gần gũi, nhiệt tình hướng dẫn và phải có năng lực nhất định thì mới giúp SV hiệu quả trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vài nét về công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng sư phạm Kon Tum
- VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM KON TUM Trƣơng Thị Minh Nguyệt1 1. Đặt vấn đề Cố vấn học tập (CVHT) có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi cố vấn học tập là nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên (SV), là chuyên gia tư vấn về học tập, quản lí sinh viên trong suốt quá trình học tập. Tại trường CĐSP Kon Tum, sinh viên người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá lớn (554/1104 SV) chiếm 50,18%. Đặc điểm của SV người dân tộc thiểu số thường nhút nhát, phần lớn ít giao tiếp, ít trao đổi với bạn. Đối với giáo viên, những SV này càng rụt rè hơn. Trong học tập, tính tự học, hợp tác và khả năng tư duy của HS dân tộc thiểu số thường kém hơn SV người kinh. Vì vậy, nhiều SV không biết lập kế hoạch học tập, đối với nghiên cứu khoa học lại càng khó khăn…. Bằng chứng là năm học 2012-2013, 2013-2014, có không ít SV bị điểm D, không đủ điểm tích lũy. Tuy nhiên, các em lại có năng khiếu về hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể thao. Vì vậy, CVHT cần phải có biện pháp để tư vấn, giúp đỡ đối tượng SV này nhằm phát huy mặt mạnh cũng như giúp SV manh dạn hơn, chủ động hơn trong học tập, nghiên cứu khoa học cũng như tìm việc làm. 2. Thực trạng công tác cố vấn học tập của giảng viên trƣờng CĐSP Kon Tum Năm học 2014-2015, trường CĐSP Kon Tum có 33 lớp với tổng số sinh viên là 1104. Đội ngũ giảng viên được giao nhiệm vụ làm CVHT có trình độ như sau (xem bảng) Bảng: Trình độ đội ngũ giảng viên đƣợc giao nhiệm vụ cố vấn học tập Số lớp Số Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học CVHT 33 21 0 9 12 Từ số liệu trên cho thấy không phải mỗi giảng viên làm CVHT cho một lớp mà có giảng viên phải thực hiện công việc CVHT đến 2 hoặc 3 lớp, điều này cũng khó khăn cho GV khi thực hiện đúng nhiệm vụ của một CVHT vì GV còn phải đứng lớp, 1 ThS – Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum 151
- nghiên cứu khoa học và công tác đoàn thể. Mặt khác, từ số liệu trên cũng cho thấy đội ngũ giảng viên làm công tác CVHT chủ yếu có trình độ đại học (chiếm 57,14%), thạc sỹ chiếm 42,86%, không có CVHT nào có trình độ tiến sỹ. Do vậy các GV này có nhu cầu đi học để nâng cao trình độ nên việc duy trì cùng một CVHT cho một lớp trong suốt khóa học rất khó thực hiện. Vì vậy nhiều lớp phải liên tục thay đổi CVHT không chỉ trong năm mà cả trong từng kì. Điều này gây khó khăn cho cả lớp và CVHT vì lại phải mất một thời gian làm quen, tìm hiểu SV. Hơn nữa, số giảng viên trẻ mới tốt nghiệp đại học nên kinh nghiệm về công tác hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học, làm bài tập lớn còn hạn chế. Đa số giảng viên chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của một CVHT mà chỉ thực hiện vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi ở trường CĐSP Kon Tum, CVHT và giáo viên chủ nhiệm là một. Các giảng viên mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ quản lí SV thực hiện những nội quy của nhà trường, xử lí SV vi phạm, nắm diễn biến tư tưởng, tình cảm của SV, là cầu nối giữa khoa – nhà trường và SV. Đa số CVHT cho rằng nhiệm vụ cơ bản của mình là giúp cho lớp ngoan, không vi phạm các nội quy, quy chế, tham gia sôi nổi các hoạt động của trường; nhắc nhở SV không bỏ tiết … Vì thế các CVHT dù quan tâm đến SV nhưng công tác cố vấn cho SV về việc sắp xếp kế hoạch học tập, về nghiên cứu khoa học vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện hiệu quả. Mặt khác, như đã nêu ở trên: vừa làm CVHT vừa làm GVCN, công việc rất nhiều, họ lại đều là giảng viên, không ít người phải dạy vượt số tiết quy định, mặt khác nhiều người cho rằng ở trường CĐSP Kon Tum dù đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng các học phần cho một lớp chuyên ngành là cố định, không thay đổi nên không lập kế hoạch học tập cho các đối tượng SV khác nhau. Thêm vào đó một số SV thụ động, nếu không được hỏi đến thì không có ý kiến gì, không biết tự xây dựng kế hoạch học tập cho mình. Cá biệt có những SV không thường xuyên quan tâm đến điểm học tập của mình hiện tại có ảnh hưởng đến việc tốt nghiệp hay không, có cần cải thiện hay không. Do đó, với một số học phần bắt buộc, kiến thức hàn lâm như toán cao cấp, giải tích, lí luận chính trị... việc giúp SV lên kế hoạch học lại, thi lại rất cần được CVHT hướng dẫn, tư vấn kế hoạch học và thi. Đặc biệt đối với công tác nghiên cứu khoa học, cụ thể là việc hướng dẫn làm bài tập lớn, đề án tốt nghiệp thì hầu như CVHT cho rằng đã có giảng viên hướng dẫn và SV đã lớn, có thể tự tìm hiểu trên mạng hoặc các anh chị lớp trên. Nhưng nhiệm vụ chủ yếu của một CVHT là tư vấn và giúp đỡ về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học; hướng dẫn tham gia các hoạt động học thuật; tư vấn hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên thì nhiều GV còn lúng túng và thực hiện qua loa. Điều này ảnh hưởng đến niềm tin của SV vào GV và các em khó khăn trong hoạt 152
- động học tập và nghiên cứu khoa học, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Năng lực đầu vào của SV trường CĐSP Kon Tum thấp hơn so với các trường khác, đặc biệt là SV người dân tộc thiểu số tính chủ động trong học tập rất hạn chế, đòi hỏi các CVHT phải phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình, phải gần gũi, nhiệt tình hướng dẫn và phải có năng lực nhất định thì mới giúp SV hiệu quả trong học tập và nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, một số CVHT có trình độ chuyên môn không đúng chuyên ngành với lớp được giao làm CVHT nên việc tổ chức một số hoạt động về tư vấn học tập, nghiên cứu khoa học và việc làm gặp không ít khó khăn . Việc quản lí SV trên cương vị CVHT có một số điểm mới so với GVCN mà một số CVHT chưa nắm bắt kịp. Đối với vấn đề rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn hầu hết các CVHT rất quan tâm. Nhưng để làm tốt được điều này cần chú ý rất nhiều vấn đề từ nội dung, hình thức tổ chức, bố trí thời gian của cả CVHT cũng như của SV. Việc hướng dẫn, kiểm tra, nhất là khi công việc cũng mới mẻ không thể thiếu sự điều hành, quản lý, chỉ dẫn của CVHT hoặc giảng viên có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên một CBGD có thể phải làm CVHT cho hai, ba lớp, ngoài ra còn phải làm CVHT các lớp không đúng chuyên ngành đào tạo của mình nên việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, giúp đỡ, tư vấn cho SV rất khó. Về vấn đề tư vấn việc làm cho SV, hầu hết CVHT chưa thực hiện được và là một vấn đề khó khăn. Mọi người cho rằng đương nhiên học nghề gì thì phải làm đúng nghề đó. Chưa có một nghiên cứu quy định, hướng dẫn cụ thể về việc tạo điều kiện cho SV làm thêm. Thiết nghĩ quy định này rất cần thiết vì chỉ như vậy các CVHT mới có cơ sở để tư vấn cho SV không làm ảnh hưởng đến các tiêu chí thi đua khác. Một số trường khi tổ chức chiêu sinh, họ có đưa ra vấn đề giới thiệu việc làm thêm, quy định giờ được làm thêm đối với từng loại đối tượng... Về mặt tổ chức các buổi họp với lớp SV thì hầu hết các CVHT đều làm đúng theo quy định của nhà trường, tức là một tuần một buổi trên một lớp. Hồ sơ sổ sách của các CVHT cũng thực hiện đúng các yêu cầu của trường, tuy nhiên để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của CVHT cần phải bổ sung, chỉnh sửa bảng biểu, hồ sơ quản lý đối với công tác này cụ thể và chi tiết hơn nữa. Hơn nữa hiện nay việc ghi chép, tạo lập hồ sơ của CVHT mất nhiều thời gian mà chưa có tính cập nhật thông tin, lí do CVHT chưa biết cách phối hợp với các phòng ban khoa tổ tiếp cận thông tin, trích lục thông tin, việc mày mò làm thủ công sẽ không tiết kiệm thời gian và công sức… 153
- Việc phối hợp giải quyết công việc của các CVHT và hội đồng CVHT chưa cao. Thông thường nếu gặp khó khăn thì CVHT tự giải quyết hoặc tìm sự giúp đỡ từ các khoa. Hiện nay là năm thứ năm nhà trường triển khai phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, nhưng một số CVHT cũng mới chỉ bắt tay vào công việc này lần đầu tiên do đó vẫn còn rất lúng túng trong công việc, ví dụ chưa tư vấn tốt việc lập kế hoạch học tập, đăng kí học lại, học vượt cho SV, tham mưu về tổ chức cho SV học các học phần chung, cũng như tổ chức cho SV đăng ký trước các học phần tự chọn, tư vấn việc làm... 3. Một số biện pháp nâng cao vai trò của CVHT tại trƣờng CĐSP Kon Tum 3.1. Nghiên cứu các văn bản liên quan đến công tác CVHT Chỉ khi các CVHT nghiên cứu kĩ các văn bản này mới có thể có hướng tư vấn, giáo dục tốt cho SV. Những quy định liên quan trực tiếp đến quá trình học tập của SV cần lưu ý những điều sau: - Điều 10 (Đăng kí khối lượng học tập) và điều 12 (Đăng kí học lại, miễn giảm học phần Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Tiếng Anh, Tin học cơ bản) cần được phổ biến, nhắc nhở thực hiện vào đầu mỗi học kì. - Điều 21, 22 (Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần; cách tính điểm trung bình chung) cần triển khai cho SV, đặc biệt là SV năm thứ nhất để SV biết cách đọc bảng điểm, tự tính điểm. Cũng cần lưu ý cho SV rằng 5.5 trong thang điểm 10 tương ứng với điểm C (điểm trung bình) trong thang điểm 4 nhưng điểm trung bình chung trong thang điểm 10 là 5.5 chưa chắc đó tương ứng với 2.0 trong thang điểm 4. - Điều 14, 15 (Xếp hạng năm đào tạo và học lực; Bị buộc thôi học) cần phải được thường xuyên nhắc nhở. Theo đó nếu SV nào có điểm xếp hạng năm học dưới mức quy định, thời gian học vượt quá thời gian cho phép hoặc bị kỉ luật do thi hộ, nhờ người thi hộ sẽ bị buộc thôi học. Đặc biệt nếu hai lần thi hộ hoặc nhờ người thi hộ còn bị xúa tên khỏi danh sách SV của trường mà không được chuyển sang chương trình đào tạo khác. Việc xếp hạng năm đào tạo phụ thuộc vào số tín chỉ mà SV tích lũy được chứ không phụ thuộc vào khóa mà SV đang theo học. 3.2. CVHT cần tƣ vấn cho SV cách tìm hiểu thông tin, liên hệ công việc liên quan đến công tác học tập và rèn luyện Đồng thời với việc phổ biến các văn bản liên quan đến quá trình học tập và rèn luyện của SV thì CVHT cần giới thiệu cho SV, đặc biệt là những SV năm đầu cách tìm hiểu thông tin như cách đăng kí học phần, các loại đơn từ, cách kiểm tra kết quả 154
- học tập, rèn luyện ở các phòng ban nào, vị trí ở đâu hoặc trong tài liệu nào, trang thông tin điện tử nào? 3.3. CVHT cần xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn có chất lƣợng. Phát huy vai trò của cán bộ lớp, cán bộ Đoàn Đối với các trường chuyên nghiệp BCS, BCH đóng vai trò rất quan trọng. Hầu hết các hoạt động của lớp CVHT chỉ đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc còn việc lên kế hoạch, triển khai hoạt động thì BCS, BCH thực hiện. Đối với các lớp học năm thứ nhất việc xác định một số SV có năng lực lãnh đạo là khó khăn, vì vậy CVHT có thể cho SV trong lớp tự bình chọn hoặc đề cử các SV có điểm đầu vào cao. Điều quan trọng là sau khi được bầu chọn thì CVHT có trách nhiệm đào tạo họ trở thành những người làm việc hiệu quả. Để thực hiện được điều đó CVHT trước tiên phải hướng mỗi SV ở các chức vụ khác nhau nhiệm vụ của mình, ngoài ra cần giới thiệu cho họ một số cán bộ lớp, cán bộ Đoàn ở các lớp trên để họ có thể tự học hỏi thêm. Đối với các lớp năm thứ hai hoặc ba, CVHT trên cơ sở đó tìm hiểu về tư cách SV, sự tư vấn của các CVHT năm trước tư vấn, hướng cho SV lựa chọn những SV xứng đáng để bầu chọn vào BCS, BCH. Sau khi đó được bầu chọn CVHT phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của BCS, BCH, phải làm thế nào để họ trở thành những người luôn chủ động trong trong công việc, tự giác nhận kế hoạch từ khoa hoặc BCH liên chi, lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ và theo dõi thực hiện. Tất nhiên đồng thời với việc đó BCH, BCS cần báo cáo với CVHT để được theo dõi, uốn nắn và tư vấn thêm. CVHT nên phát huy vai trò của BCS, BCH trong quá trình theo dõi diễn biến tư tưởng của SV, nhất là diễn biến tư tưởng trong giai đoạn chính trị có nhiều vấn đề vì họ là những người gần gũi với toàn thể SV trong lớp hơn CVHT, mọi SV đều dễ dàng bộc lộ quan điểm của mình trong cả quá trình học tập, hoạt động cùng với lớp. 3.4. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ SV cá biệt Trong một lớp học có thể xuất hiện một số các SV cá biệt như những SV lười học, không tham gia các hoạt động tập thể…Để có thể cải tạo được số SV này trước hết CVHT cần biết các nguyên nhân dẫn đến thái độ học tập, sinh hoạt đó. Thông thường SV đó lớn (trên 18 tuổi) và muốn được tôn trọng, thể hiện cái tôi của mình nên CVHT nên tìm cách tâm sự, khuyên bảo, kịp thời cảnh báo về kết quả học tập, rèn luyện hơn là việc quát nạt. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết CVHT có thể liên hệ với phụ huynh để kết hợp các biện pháp giáo dục phù hợp. 155
- Trong các lớp học hiện nay có một phần không nhỏ các SV là người dân tộc thiểu số. Như đã phân tích ở trên, những SV này đa phần ít muốn giao tiếp với các bạn người kinh, không trao đổi chính kiến của mình trong hoạt động nhóm, lớp, nhút nhát…vì vậy CVHT cần chủ động gần gũi, trò chuyện để giúp các en bộc lộ mình, tháo gỡ những khó khăn trong học tập. CVHT cũng cần tổ chức các hoạt động nhóm và phân công các SV này vào các nhóm có các SV mạnh dạn, sôi nổi. Điều này sẽ dễ dàng thực hiện hơn khi CVHT phối hợp với vai trò là giảng viên (tức là trực tiếp giảng dạy). 3.5. Phát huy những điểm mạnh của SV dân tộc thiểu số Phát huy điểm mạnh của các SV là người dân tộc thiểu số cũng chính là giúp các em nhanh chóng hòa nhập với môi trường cao đẳng sư phạm, tự tin vào bản thân và làm cho các hoạt động bề nổi của lớp đạt hiệu quả cao. Các CVHT phải tìm ra thế mạnh của từng SV, khuyến khích, động viên các em tham gia phong trào. Nếu được có thể đề cử cho các em giữ một chức vụ nào đó trong BCS, BCH để các em thấy được sự tôn trọng của CVHT với người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng các em cũng rất dễ bỏ cuộc nếu không đạt được thành tích như mong đợi vì vậy phải có sự kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, động viên một cách thường xuyên. 3.6. Hƣớng dẫn SV NCKH, tìm việc làm Tư vấn về nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của CVHT. Chính vì vậy từ đầu học kì II các CVHT đó phải xây dựng kế hoạch để phổ biến về tiêu chuẩn, các bước thực hiện, các mẫu những vấn đề thường gặp tham gia làm bài tập lớn hay một đề án tốt nghiệp. Bài tập lớn giúp các em từng bước tiếp cận, làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện kĩ năng tự học, tổng hợp vấn đề từ tài liệu là một yêu cầu cấp thiết cho công việc trong tương lai nhưng kèm theo đó là việc đòi hỏi sự đầu tư thích đáng về thời gian, công sức và cả tài chính. Tùy theo điều kiện cụ thể của các đối tượng SV mà CVHT có thể tư vấn cho họ các công việc làm thêm ngoài giờ học nhằm cải thiện điều kiện tài chính, rèn luyện kĩ năng sống. Trong thực tế cuộc sống hiện nay, không phải SV nào khi ra trường đều được nhận các công việc phù hợp với ngành học của mình. Vì vậy CVHT có thể tư vấn cho các em việc lựa chọn các công việc liên quan gần đến chuyên ngành học hoặc thích hợp với trình độ học vấn. 3.7. Xây dựng kế hoạch tổ chức cho SV RLNVSPTX Vấn đề RLNVSP rất quan trọng đối với SV. Mỗi CVHT cần phân tích để SV 156
- thấy rõ điều đó để chủ động thực hiện. Ngay từ đầu học kì thứ II các CVHT tư vấn cho BCS lớp xây dựng một kế hoạch cụ thể cho từng SV. Việc RLNVSPTX được thực hiện tại lớp như rèn chữ viết, tập giảng. Để công việc có hiệu quả hơn CVHT nên tham mưu với khoa để phân công các CBGD có chuyên môn tham gia dự giờ, góp ý ít nhất một tiết trên một SV trong một năm học đối với SV thứ II, riêng với SV năm ba thì ít nhất một tiết trên một SV trong kì V. Các CVHT cần đi dự giờ ở trường phổ thông để nắm thực tiễn dạy học ở phổ thông nhằm giúp SV RLNVSP hiệu quả, phục vụ tốt cho quá trình thực tập sư phạm cũng như sau khi ra trường. Ngoài ra hướng dẫn SV tập làm đồ dùng dạy học cũng là một vấn đề cần lưu ý vì đây cũng là một yêu cầu trong quá trình thực tập, đồng thời thôi thúc các em cố gắng tự tìm tòi, học hỏi, hiểu sâu thêm kiến thức. Nếu được sự phối hợp của các khoa tổ chức thi RLNVSP hàng năm thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn bởi vì SV sẽ có mục tiêu hướng tới rõ ràng và gần hơn. Để mọi SV đều được tham gia vào việc luyện tập làm đồ dùng dạy học thì CVHT nên hướng dẫn cho các em chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm thực hiện làm một bộ đồ dùng. Đối với các lớp ngoài sư phạm, CVHT có thể phối hợp với phòng tổ chức, phòng đào tạo xin giấy giới thiệu, khuyến khích các em có thể tiếp cận công việc từ năm thứ hai nếu bản thân các em có thể tự liên hệ. 4. Kết luận Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, CVHT rất quan trọng. Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của GVCVHT, nhà trường cũng cần phải xây dựng quy trình công tác CVHT một cách khoa học, đồng thời phải tổ chức lại công tác chủ nhiệm lớp, tách biệt với công tác CVHT. Đặc biệt tăng cường vai trò của Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên trong việc tư vấn cho sinh viên về các thủ tục hành chính, các vấn đề về đời sống học đường, vv… thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua e-mail đồng thời công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan đến sinh viên và hướng dẫn chi tiết trên website để sinh viên dễ dàng thực hiện nhằm giảm bớt nhiệm vụ cho giảng viên chủ nhiệm lớp. Mặt khác nên để một giảng viên làm công tác CVHT một lớp để họ có thời gian làm tốt việc cố vấn học tập cho sinh viên của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), “Cố vấn học tập trong các trường đại học”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, khoa học xã hội và nhân văn 28. 2. Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường CĐSP Kon Tum” (5/2011). 3. Sổ tay sinh viên - Trường CĐSP Kon Tum. 157
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phông lưu trữ cá nhân
8 p | 740 | 120
-
Phân tích tranh của học sinh trường giáo dưỡng - Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ: Phần 2
112 p | 347 | 88
-
Thay đổi tâm lý của thanh niên công nhân xuất thân từ nông thôn: Phần 1 - TS. Lã Thị Thu Thủy
104 p | 141 | 34
-
Công tác nghi lễ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
7 p | 136 | 16
-
Lịch sử văn hóa - Vài nét về khởi nghĩa Hoàng Công Chất: Phần 2
50 p | 100 | 13
-
Đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học: Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện
12 p | 88 | 10
-
Vài nét về các bảo tàng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hội An
6 p | 106 | 6
-
Vai trò của già làng, người có uy tín: Những điểm tương đồng, khác biệt và mô hình kết hợp thiết chế xã hội
9 p | 61 | 5
-
Vài nét về các phương thức thể hiện tình vợ chồng trong văn học trung đại Việt Nam
11 p | 71 | 5
-
Vài nét về xã hội học điện ảnh - Nguyễn Phương Nam
4 p | 101 | 4
-
Vài nét về tần số sử dụng ngôn ngữ trong ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan
9 p | 44 | 2
-
Vai trò của công nghệ multimedia trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
5 p | 35 | 2
-
Vài nét về kinh tế Long An dưới triều Nguyễn (1802-1859)
6 p | 38 | 2
-
Mấy vấn đề về cải tiến lề lối làm việc của huyện ủy Đông Anh
7 p | 38 | 2
-
Một vài nét về quá trình hiện đại hóa Thư viện KHXH giai đoạn 2008-2015
9 p | 81 | 2
-
Thư viện công cộng và công tác phục vụ người nghèo
6 p | 82 | 1
-
Tìm hiểu bối cảnh và những vấn đề đặt ra về hiện thực hóa cộng đồng ASEAN: Phần 1
103 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn