THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VÀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO<br />
Ngô Thị Hồng Điệp<br />
Tóm tắt: Điểm qua vài nét về người nghèo trên thế giới và ở Việt Nam. Sơ lược về một số<br />
nhu cầu thông tin cơ bản của người nghèo. Liệu thư viện công cộng có phải là kênh thông<br />
tin hợp lý cho người nghèo khi mà họ còn gặp phải quá nhiều rào cản trong việc tiếp cận?<br />
Một số khuyến nghị nhỏ để các thư viện công cộng có thể làm tốt hơn nữa công tác phục<br />
vụ đối tượng đặc thù này!<br />
1. NGƯỜI NGHÈO – HỌ LÀ AI?<br />
Theo World Bank, người nghèo là người có mức thu nhập dưới 1.9USD/ngày. Theo<br />
Hội Thư viện Mỹ (2017), người nghèo “…chịu ảnh hưởng bởi một loạt những hạn chế bao<br />
gồm thất học, bệnh tật, bị tách biệt về mặt xã hội, vô gia cư, chịu cảnh đói khát, bị kỳ thị<br />
đối xử…”<br />
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của World Bank, người nghèo chiếm tỷ lệ 3.23%<br />
(2012) và 3.06% (2014). Theo số liệu thống kê của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB<br />
(tháng 4/2017), ở Việt Nam, có 7% tổng dân số sống dưới ngưỡng nghèo quốc gia. Theo<br />
Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về<br />
việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, chuẩn<br />
nghèo đa chiều Việt Nam được xây dựng dựa trên một số tiêu chí cụ thể, trong đó bao gồm<br />
“hộ nghèo là hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet,<br />
gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản sau: tivi, đài, máy vi tính; không nghe<br />
được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn”.<br />
Như vậy, có thể thấy rõ rằng người nghèo có mức sống rất thấp, gặp rất nhiều thiệt<br />
thòi, ít có cơ hội tiếp cận thông tin và các dịch vụ viễn thông. Nghiên cứu của nhiều nước<br />
cho thấy lợi ích thực sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với nhóm người chịu thiệt thòi<br />
này.<br />
2. NHU CẦU THÔNG TIN CỦA NGƯỜI NGHÈO<br />
Người nghèo luôn ở trong tình trạng “nghèo thông tin”. Với cuộc sống đầy bươn<br />
chải, luôn trong tình trạng thiếu thốn về mọi mặt, những thông tin mà người nghèo cần<br />
luôn gắn liền với nhu cầu sống cơ bản của họ, cụ thể là:<br />
- Thông tin về các chương trình/chính sách xóa đói, giảm nghèo của nhà nước và<br />
địa phương;<br />
<br />
<br />
<br />
Thạc sĩ, Thư viện Đại học RMIT chi nhánh Hà Nội<br />
<br />
- Thông tin liên quan đến các cơ hội việc làm, giáo dục, y tế, hỗ trợ và tư vấn pháp<br />
lý; phúc lợi xã hội;<br />
- Thông tin phục vụ cho sự phát triển năng lực của bản thân….<br />
3. THƯ VIỆN CÔNG CỘNG LÀ THIẾT CHẾ PHÙ HỢP NHẤT VÀ QUAN TRỌNG<br />
TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO<br />
Khi đề cập đến thư viện công cộng như một “thiết chế dân chủ” không có nghĩa là<br />
chúng ta đặt “người nghèo” bên cạnh “người giàu”; điều mà chúng ta muốn nói đến là sự<br />
bình đẳng của mọi người trong việc tiếp cận và sử dụng thư viện công cộng. Nội dung này<br />
đã được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng trong lĩnh vực thư viện, cụ thể là:<br />
- Nghị định 72/2002/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ<br />
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện quy định rõ “Thư viện công cộng là thư viện<br />
có vốn tài liệu tổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực khoa hoc, phục vụ rộng rãi mọi đối<br />
tượng bạn đọc”.<br />
- Hội Thư viện Mỹ (2017) nêu rõ: “Hội Thư viện Mỹ khuyến khích sự bình đẳng<br />
trong việc tiếp cận thông tin của tất cả mọi người và thừa nhận nhu cầu cấp bách cần đáp<br />
ứng của số lượng ngày càng gia tăng của trẻ em, người trưởng thành và các hộ gia đình<br />
thuộc diện nghèo trên đất nước Mỹ”.<br />
Trong cuộc chiến chống đói nghèo, tri thức là một vũ khí quan trọng. Vốn tài liệu<br />
phong phú, đa dạng, bao quát nhiều lĩnh vực nội dung của thư viện công cộng sẽ cung cấp<br />
cho mọi người những thông tin hữu ích và cũng là yếu tố thiết yếu mang đến sự tiếp cận<br />
bình đẳng cho mọi đối tượng sử dụng thư viện, trong đó có người nghèo.<br />
4. NHỮNG RÀO CẢN TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ THƯ VIỆN CÔNG CỘNG<br />
CỦA NGƯỜI NGHÈO<br />
Từ phía người nghèo<br />
Việc thiếu thông tin có thể coi là rào cản đầu tiên và cơ bản đối với người nghèo.<br />
Người nghèo dành hầu như toàn bộ quỹ thời gian của mình vật lộn với công cuộc mưu<br />
sinh, đời sống vật chất và tinh thần đều được duy trì ở mức thấp hơn so với các đối tượng<br />
khác trong xã hội. Do đó, kỳ vọng vào việc người nghèo (mà rất nhiều trong số họ có trình<br />
độ văn hóa thấp) nắm bắt được những thông tin không trực tiếp liên quan đến những nhu<br />
cầu cơ bản của người nghèo là một thách thức không nhỏ trong công tác truyền thông của<br />
mọi đơn vị mà các thư viện công cộng cũng không là một ngoại lệ.<br />
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, người nghèo rất khó nắm bắt được những thông<br />
tin về những quyền cơ bản của con người. Và thậm chí, ngay cả khi những thông tin đó có<br />
thể tiếp cận được thì người nghèo cũng thiếu đi những kỹ năng cần thiết để có thể khai thác<br />
và tận dụng được các lợi ích của chúng.<br />
<br />
Ngoài ra, sự dịch chuyển rất nhiều của người nghèo vì công cuộc mưu sinh, sự thiếu<br />
hụt thời gian cũng là rào cản rất lớn để họ có thể tiếp cận và sử dụng các thư viện công<br />
cộng như các nhóm đối tượng khác trong xã hội.<br />
Từ phía các thư viện công cộng<br />
Có thể điểm qua một số yếu tố thường gặp có thể được xem là rào cản với người<br />
nghèo: địa điểm thư viện (nhiều khi không phù hợp), thời gian mở cửa phục vụ của thư<br />
viện (chưa linh hoạt), mức phí trong thư viện (còn cao), sự phù hợp, tương thích của vốn<br />
tài liệu với hoàn cảnh và nhu cầu của người nghèo, sự chuyên nghiệp của nhân viên thư<br />
viện trong việc phục vụ đối tượng đặc biệt này…<br />
Ngoài ra, theo Gieskes (2009), các thư viện công cộng chưa có được một bộ tài liệu<br />
hướng dẫn chi tiết về công tác phục vụ đối tượng đặc biệt này. Đây là cơ sở quan trọng để<br />
các thư viện có được định hướng đúng đắn trong việc phục vụ người nghèo. Theo một<br />
nghiên cứu khảo sát của Hội Thư viện Mỹ, nhiều cán bộ thư viện công cộng cho biết họ<br />
hoàn toàn không biết quy định liên quan đến các dịch vụ phục vụ người nghèo của thư viện<br />
mình. Nhiều người trong số họ chia sẻ: thư viện nơi họ làm định nghĩa người nghèo là<br />
những người sử dụng máy tính công cộng, là những người không tham gia các chương<br />
trình học tập tại bậc cao đẳng, đại học, là những người thường xuyên gây phiền toái, v.v…<br />
Như vậy, bản thân những người làm công tác thư viện công cộng cũng chưa được trang bị<br />
đầy đủ kiến thức về vấn đề đói nghèo và giải quyết đói nghèo – điều đó phải chăng thể hiện<br />
sự chưa sẵn sàng và thiếu đi những nỗ lực cần thiết của các thư viện công cộng trong việc<br />
hỗ trợ người nghèo được tiếp cận gần hơn với các dịch vụ và vốn tài liệu của thư viện?<br />
5. VẬY, THƯ VIỆN CÔNG CỘNG CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ PHỤC VỤ TỐT CHO NGƯỜI<br />
NGHÈO?<br />
Những bạn đọc mà cán bộ thư viện công cộng thường xuyên gặp nhất, những người<br />
mà thường chọn cách làm việc với cán bộ thư viện nhất (để tìm kiếm câu trả lời cho vấn<br />
đề của mình) lại là cộng đồng không bao gồm người nghèo. Rất khó để có thể nhìn thấy<br />
những gương mặt đại diện cho nhóm người nghèo trong các cuộc họp liên quan đến<br />
việc xây dựng các chính sách, kế hoạch quan trọng của thư viện. Đơn giản là vì người<br />
nghèo – họ quá bận rộn với công cuộc mưu sinh và luôn mang tâm lý yếm thế “chắc gì<br />
những gì mình nói sẽ được lắng nghe???” Sanford Berman (2001) đã có một cách lý giải<br />
khác cho vấn đề này khi viết “Sự thật đơn giản là người nghèo không muốn sử dụng các<br />
nguồn lực và thông tin của thư viện như cách những người có thu nhập đầy đủ vẫn làm.<br />
Nguyên nhân cơ bản là: sự đói nghèo và hệ thống kinh tế xã hội cho phép điều được diễn<br />
ra điều đó”.<br />
Như ở trên đã nói: thư viện công cộng là thiết chế dân chủ, tạo ra sự bình đẳng cho<br />
mọi đối tượng trong việc tiếp cận vốn tài liệu và dịch vụ thư viện. Và trong cuộc chiến<br />
chống đói nghèo – thông tin và tri thức chính là thứ vũ khí quan trọng giúp người nghèo<br />
vượt lên nghịch cảnh và vượt lên chính bản thân mình. Vậy, thư viện công cộng cần làm<br />
gì để người nghèo có thể tiếp nhận những vũ khí đó một cách hiệu quả nhất?<br />
<br />
Đầu tiên, các thư viện cần sớm có tài liệu hướng dẫn công tác phục vụ người nghèo.<br />
Điều này là rất cần thiết bởi hiện tại, rất nhiều thư viện công cộng trên thế giới vẫn đang<br />
lúng túng với câu hỏi “Làm thế nào để chúng tôi có thể phục vụ được người nghèo”? Theo<br />
Glen (2006), câu hỏi chuẩn xác hơn và cũng phức tạp hơn mà các thư viện cần trả lời là:<br />
“Thư viện của chúng tôi cần xây dựng và gắn các dịch vụ của mình vào đời sống của người<br />
nghèo như thế nào để họ có thể được hưởng lợi từ những gì mà chúng tôi có thể làm được?”<br />
Sự khác biệt không chỉ nằm trong câu chữ. Câu hỏi thứ nhất chịu ảnh hưởng của tư duy<br />
thụ động theo hướng “cung-cầu” dịch vụ thư viện, kiểu: nếu chúng ta cho người nghèo cái<br />
này, cái kia… thì người nghèo sẽ đến thư viện! Câu hỏi thứ hai mang tính tương tác nhiều<br />
hơn, thể hiện được một quá trình (tìm ra cái cần làm) và kết quả của quá trình đó (người<br />
nghèo sẽ được thụ hưởng lợi ích gì?).<br />
Thư viện cần đa dạng hóa các hoạt động của mình, cụ thể là:<br />
- Phát triển hơn nữa các hoạt động tiếp cận cộng đồng. Mọi người đều rất quen<br />
thuộc với các buổi trưng bày, giới thiệu sách, các cuộc thi, các buổi nói chuyện, toạ đàm…<br />
do thư viện công cộng tổ chức. Đây được xem là cách quảng bá cho thư viện và cũng là<br />
cách tiếp cận cộng đồng khá hiệu quả trong các thư viện công cộng. Gần đây, sự kiện<br />
hackathon do Thư viện thành phố Toronto phối hợp tổ chức đã thu thập được rất nhiều<br />
những sáng kiến, đề xuất của cộng đồng liên quan đến việc chống đói nghèo. Tiếp cận cộng<br />
đồng thành công sẽ giúp cho các thư viện công cộng nhận thức tốt hơn về nhu cầu của<br />
người dùng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời trong hoạt động phục vụ bạn<br />
đọc.<br />
- Tăng cường các dịch vụ thư viện lưu động. Đây được xem là dịch vụ thư viện linh<br />
hoạt nhất, phù hợp nhất với người nghèo ở mọi quốc gia.<br />
- Tổ chức các hoạt động tập huấn dành cho người nghèo, đặc biệt là trẻ em và thanh<br />
thiếu niên nghèo – không chỉ cung cấp cho họ các kiến thức mà còn các kỹ năng tìm kiếm<br />
và đánh giá thông tin. Các lớp tập huấn liên quan đến kiến thức tin học căn bản là một hoạt<br />
động có ý nghĩa với hoạt động xoá đói giảm nghèo vì rào cản về công nghệ tạo ra sự bất<br />
bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin. Việc tiếp cận với Internet không chỉ giúp người<br />
nghèo được tiếp cận thông tin trực tuyến một cách đơn thuần mà rộng hơn, là giúp người<br />
nghèo có được sự kết nối trực tuyến với tất cả! Theo Beyond Access (2014), một nghiên<br />
cứu gần đây về các thư viện công cộng cho thấy: đối tượng sử dụng thư viện công cộng<br />
thừa nhận sự tác động mang tính tích cực của Internet đến cuộc sống của họ trong các nội<br />
dung về y tế, giáo dục, tiết kiệm thời gian, thu nhập... Các kỹ năng được cung cấp trong<br />
các lớp tập huấn còn giúp người nghèo từng bước được tham gia vào hoạt động học tập<br />
suốt đời.<br />
- Cần phối hợp với các tổ chức cộng đồng khác trong việc cung cấp thông tin một<br />
cách chủ động cho người nghèo. Các thư viện có thể tạo các blog để chia sẻ, cập nhật thông<br />
tin về các hoạt động sắp tới của thư viện dành cho người nghèo và/hoặc cập nhật những<br />
chính sách liên quan trực tiếp đến người nghèo, những hoạt động xoá đói giảm nghèo do<br />
các cơ quan địa phương tổ chức.<br />
<br />
- Cần tập huấn cho cán bộ trong việc phục vụ người nghèo, đặc biệt là trong phương<br />
thức giao tiếp và đánh giá nhu cầu của người nghèo. Cán bộ thư viện công cộng thường<br />
chỉ tập trung nhiều vào việc thu thập các số liệu thống kê việc sử dụng vốn tài liệu thư viện,<br />
các bảng khảo sát, trưng cầu ý kiến người sử dụng, các số liệu thống kê mang tính định<br />
lượng, các bản đóng góp ý kiến từ phía người sử dụng thư viện rồi tổng hợp, xử lý các số<br />
liệu này. Và như vậy, theo Gehner (2010), những cán bộ thư viện đã tỏ ra là mình quá độc<br />
lập trong việc xác định nhu cầu của người khác!<br />
Khi làm việc với người nghèo, hầu hết cán bộ thư viện công cộng đều chỉ chú tâm<br />
đến chữ “nghèo” của người nghèo, từ đó dẫn đến việc xây dựng các quyết sách chỉ căn cứ<br />
chủ yếu dựa trên nhu cầu - điều đó “chỉ đảm bảo được sự tồn tại mà không dẫn đến sự đổi<br />
thay hoặc phát triển đáng kể của cộng đồng”. Gehner đề xuất một cách tiếp cận người<br />
nghèo hiệu quả hơn và cũng nhân văn hơn: tìm hiểu năng lực của chính những người nghèo<br />
đó, hiểu được kỹ năng riêng, trải nghiệm bản thân riêng, tầm nhìn và suy nghĩ riêng của<br />
họ, tạo cơ hội để họ được chia sẻ, được lắng nghe… Nếu mọi cán bộ thư viện công cộng<br />
đều có cùng suy nghĩ: làm việc VÌ người nghèo (chứ không phải là làm việc CHO người<br />
nghèo) thì mọi hoạt động của thư viện sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng<br />
lực cho nhóm đối tượng đặc biệt này!<br />
KẾT LUẬN<br />
Cuộc chiến chống đói nghèo vẫn đang ở những bước đầu tiên! Các thư viện công<br />
cộng nên đầu tư hơn nữa cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng cả về chiều rộng và chiều<br />
sâu. Nếu thư viện công cộng làm tốt việc trang bị các kỹ năng thông tin cho người nghèo,<br />
tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo được tiếp cận với thông tin và nhận thức được quyền<br />
được tiếp cận thông tin của họ, thu hẹp dần khoảng cách công nghệ trong xã hội thì chắc<br />
chắn, tư duy của người nghèo sẽ ít nhiều được thay đổi! Nguyên nhân sâu xa của đói nghèo<br />
đâu đó có bóng dáng của một tư duy cũ. Sự tài trợ cho các nhu cầu căn bản cho ngày hôm<br />
nay mà thiếu đi sự cung cấp các kỹ năng cần thiết để dẫn đến sự thay đổi trong tư duy thì<br />
chắc chắn, người nghèo sẽ vẫn chỉ là người nghèo trong ngày mai với những nhu cầu căn<br />
bản tương tự. Và các thư viện công cộng đã đủ tự tin, sẵn sàng thay đổi tư duy của chính<br />
mình về vai trò của họ trong cuộc chiến chống đói nghèo chưa?<br />
Muốn giúp người nghèo, phải thực-sự-biết họ cần gì!<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. American Library Association, 2017, ‘Extending Our Reach: Reducing Homelessness<br />
Through<br />
Library<br />
Engagement’,<br />
American<br />
Library<br />
Association,<br />
<br />
2. Asian Development Bank 2017, ‘Poverty in Vietnam’, Asian Development Bank,<br />
<br />
<br />