TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG ĐA VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ<br />
TẨY GIUN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ THẤP CÒI,<br />
12 - 36 THÁNG TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC VÂN KIỀU VÀ PAKOH<br />
Trần Thị Lan1, Nguyễn Xuân Ninh2, Lê Thị Hương3<br />
1<br />
<br />
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em; 2Viện Dinh Dưỡng;<br />
3<br />
Viện Đào tạo Y học dự phòng - Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của tẩy giun sớm và bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng<br />
thấp còi, dân tộc Pakoh và Vân Kiều (Quảng Trị). Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng can thiệp. Tẩy<br />
giun và bổ sung đa vi chất cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có tác dụng tăng cân nặng, chiều cao, giảm suy<br />
dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi của trẻ. Bổ sung đa vi chất có hiệu quả tốt hơn tẩy giun đơn thuần. Can<br />
thiệp phối hợp bổ sung đa vi chất và tẩy giun có tác dụng hiệp đồng làm tăng hiệu quả tăng cân nặng, chiều<br />
cao của trẻ và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi. Can thiệp cho trẻ dưới 24 tháng tuổi có tác<br />
dụng tốt hơn so với trẻ > 24 tháng tuổi. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cần quan tâm bổ<br />
sung đa vi chất sớm kết hợp tẩy giun cho trẻ ở những vùng nhiễm giun và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.<br />
Từ khóa: suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em, đa vi chất, tẩy giun sớm<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn phổ biến ở<br />
mức ý nghĩa với sức khỏe cộng đồng trên<br />
nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt<br />
Nam. Bệnh suy dinh dưỡng gây nhiều hậu<br />
quả không tốt đến phát triển trí tuệ và thể lực<br />
những năm sau này [1]. Một trong những<br />
nguyên nhân chủ yếu của thiếu dinh dưỡng là<br />
thiếu ăn. Kèm theo ăn thiếu trẻ em ở các<br />
nước đang phát triển còn hay bị mắc các<br />
nhiễm khuẩn như viêm hô hấp, rối loạn tiêu<br />
hóa, tiêu chảy, nhiễm giun sán đường ruột...<br />
các bệnh này lại càng làm nặng thêm vấn đề<br />
suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng<br />
[2]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới<br />
(WHO) năm 2002, có đến 230 triệu trẻ em từ<br />
0 - 4 tuổi bị nhiễm giun [3]. Nhiễm ký sinh<br />
trùng đường ruột là yếu tố nguy cơ của suy<br />
dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng [4].<br />
<br />
Ngoài việc tuyên truyền nâng cao kiến thức và<br />
thực hành cho người mẹ, cho người chăm sóc<br />
trẻ, tạo nguồn thực phẩm sẵn có… những<br />
nghiên cứu về hiệu quả bổ sung vi chất dinh<br />
dưỡng đã cho thấy những kết quả tốt đến<br />
phát triển thể lực, chiều cao của trẻ, giảm tỷ lệ<br />
thiếu các vi chất dinh dưỡng. Dựa trên những<br />
kết quả này, các tổ chức quốc tế WHO/<br />
UNICEF đã đưa ra các khuyến nghị phòng<br />
chống cho nhiều nước áp dụng [2]. Bên cạnh<br />
việc hướng dẫn bổ sung vi chất dinh dưỡng,<br />
WHO còn hướng dẫn tẩy giun cho trẻ ở<br />
những vùng có tỷ lệ nhiễm giun cao. Đề tài<br />
nghiên cứu nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu<br />
quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy<br />
giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 12 - 36<br />
tháng tuổi, bị suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc<br />
Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrông, tỉnh<br />
Quảng Trị.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Địa chỉ liên hệ: Lê Thị Hương, Viện Đào tạo Y học dự<br />
phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
Email: hathuhuong@yahoo.com<br />
Ngày nhận: 06/01/2013<br />
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br />
<br />
140<br />
<br />
1. Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối<br />
chứng.<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
2. Đối tượng<br />
Trẻ 12 - 36 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng<br />
thấp còi (HAZ < -2SD); không bị các bệnh<br />
bẩm sinh, bệnh mạn tính, nhiễm khuẩn cấp tại<br />
thời điểm tuyển chọn; không thiếu máu nặng<br />
(Hb > 70 g/L); Được bố mẹ đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
3. Cỡ mẫu<br />
Tính theo công thức n = Z2(α, β) = (2S2)/(µ1µ2)2. Trong đó: n: cỡ mẫu; S: độ lệch chuẩn<br />
của µ; α = 0,05; β = 0,1; Z2(α, β) = 10,5; µ1 - µ2:<br />
sự khác biệt mong muốn so với nhóm chứng.<br />
Với chiều cao: S = 0,65 cm; sự khác biệt µ1 µ2 = 0,38 cm => n = 63. Nếu áp dụng công<br />
thức tính cho sự khác biêth về Hb: S = 9g/dl<br />
µ1 - µ2 = 5,5g/dl => n = 60. Vậy sẽ chọn n = 63<br />
để đại diện cho nghiên cứu, dự phòng 10% trẻ<br />
bỏ cuộc, n = 70 trẻ/nhóm nghiên cứu.<br />
4. Chọn mẫu<br />
Từ kết quả sàng lọc trên 680 trẻ về nhân<br />
trắc, xét nghiệm giun, có 452 trẻ suy dinh<br />
dưỡng thấp còi, trong đó 144 trẻ suy dinh<br />
dưỡng thấp còi và bị nhiễm giun; 308 trẻ suy<br />
dinh dưỡng thấp còi không bị nhiễm giun.<br />
Chọn ngẫu nhiên theo đơn vị thôn (26 thôn<br />
trong số 36 thôn của 4 xã thuộc huyện<br />
Đakrông, tỉnh Quảng Trị) được 284 trẻ, phân<br />
ra 4 nhóm sau:<br />
Nhóm chứng: (CTR, n = 73) suy dinh<br />
dưỡng thấp còi không bị nhiễm giun, chỉ hưởng<br />
các chăm sóc thường quy tại địa phương<br />
Nhóm tẩy giun: (TG, n = 70) suy dinh<br />
dưỡng thấp còi và bị nhiễm giun, được tẩy<br />
giun bằng 1 liều Mebendazole 500mg khi bắt<br />
đầu can thiệp<br />
Nhóm đa vi chất: (ĐVC, n = 72) suy dinh<br />
dưỡng thấp còi không bị nhiễm giun, được bổ<br />
sung gói đa vi chất 1gói/ngày x 7 ngày x 26 tuần.<br />
Nhóm Đa vi chất + Tẩy giun: (TG + ĐVC, n<br />
= 69) suy dinh dưỡng thấp còi và bị nhiễm<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
giun, được tẩy giun 1 liều Mebendazole<br />
500mg, được bổ sung gói đa vi chất: 1 gói/<br />
ngày x 7 ngày/tuần x 26 tuần.<br />
Trẻ của 4 nhóm nghiên cứu (kể cả nhóm<br />
chứng) được cung cấp mỗi ngày 1 gói cháo<br />
ăn liền trong suốt thời gian 26 tuần nghiên cứu.<br />
5. Vật liệu nghiên cứu<br />
Thuốc Mebendazole 500mg (Fugacar) được<br />
sử dụng, liều duy nhất cho trẻ 12 - 36 tháng theo<br />
hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2007 [5].<br />
Đa vi chất do viện Dinh dưỡng sản xuất,<br />
đóng gói 10 gam/gói, có thành phần chính<br />
gồm 4 - 5 g protein, 300 - 400 IU vitamin A,<br />
0,02 - 0,03 mg vitamin B1, 1,5 - 2 mg vitamin<br />
C, 100 - 120 mg Calcium, 6 - 9 mg sắt, 3,2 3,7 mg kẽm.<br />
Gói cháo ăn liền do công ty Hà Nội Food<br />
sản xuất trọng lượng 50 gram/gói có 176<br />
KCal; 2,5g Protein, 3g Lipid, 35,5g Glucid.<br />
6. Theo dõi và giám sát can thiệp<br />
Hàng tuần cán bộ y tế xã phối hợp với y tế<br />
thôn bản tổ chức đi thăm từng hộ gia đình,<br />
phối hợp cấp phát mỗi trẻ 7 gói cháo ăn liền, 7<br />
gói đa vi chất cho trẻ. Y tế thôn bản và cán bộ<br />
y tế xã hướng dẫn sử dụng gói đa vi chất,<br />
theo dõi số lượng gói được sử dụng và tình<br />
trạng bệnh tật của trẻ.<br />
Hai tuần một lần, nghiên cứu viên cùng với<br />
giám sát viên tuyến huyện đi thăm hộ gia đình,<br />
kiểm tra ghi chép sổ của y tế thôn bản, thảo<br />
luận với cán bộ y tế thôn và xã để xác minh<br />
các thông tin được ghi chép vào các sổ theo<br />
dõi là chính xác và trung thực, đồng thời<br />
hướng dẫn các y tế thôn bản và giám sát viên<br />
tuyến xã và huyện những thông tin còn chưa<br />
được rõ ràng.<br />
7. Phân tích số liệu<br />
Những trẻ sử dụng > 80% số gói đa vi<br />
chất, có đủ các chỉ số đánh giá ban đầu, kết<br />
thúc nghiên cứu được đưa vào tính toán hiệu<br />
141<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
quả. Chỉ số hiệu quả (CSHQ, %) = (A-B)/A%,<br />
trong đó A là tỷ lệ trước can thiệp (T0); B là tỷ<br />
lệ sau can thiệp (T6). Hiệu quả can thiệp (Hiệu<br />
quả thực): HQCT = CSHQCT - CSHQchứng..<br />
Test ANOVA, test χ2 và T-test ghép cặp được<br />
dùng để kiểm định sự khác biệt giữa các giá<br />
trị trung bình, các tỷ lệ % và sự khác biệt<br />
trước và sau can thiệp.<br />
8. Đạo đức nghiên cứu: đề tài thực hiện<br />
theo đúng hồ sơ cho phép của Hội đồng đạo<br />
đức viện Dinh dưỡng.<br />
<br />
nghiên cứu. Tại thời điểm T6, có 13 trẻ bỏ<br />
cuộc (8 trẻ không đồng ý lấy máu, 5 trẻ không<br />
uống đủ số ngày). Trẻ bỏ cuộc có đặc điểm<br />
nhân trắc, sinh hóa tại thời điểm T0 tương tự<br />
với những trẻ còn lại. Số liệu của 271 trẻ hoàn<br />
thiện nghiên cứu được đưa vào phân tích hiệu<br />
quả can thiệp.<br />
Bảng 1 cho thấy cả 4 nhóm nghiên cứu<br />
đều có các chỉ số về tuổi, cân nặng, chiều<br />
cao, WAZ, HAZ, WHZ - score tương đương<br />
nhau (p > 0,05).<br />
Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo các thể cũng<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
<br />
không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các<br />
<br />
1. Đặc điểm của đối tượng khi bắt đầu<br />
can thiệp<br />
Tại thời điểm T0, 284 trẻ suy dinh dưỡng<br />
thấp còi được chọn và phân bổ vào 4 nhóm<br />
<br />
nhóm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân dao<br />
động từ 68,1% đến 75,4%; 100% duy dinh<br />
dưỡng thấp còi và tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy<br />
còm dao động từ 7,4% đến 13,8%.<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm nhân trắc của trẻ tại thời điểm bắt đầu can thiệp (T0)<br />
CTR<br />
(n1 = 69)<br />
<br />
TG<br />
(n2 = 65)<br />
<br />
ĐVC<br />
(n3 = 69)<br />
<br />
TG + ĐVC<br />
(n4 = 68)<br />
<br />
Tháng tuổi<br />
<br />
27,0 ± 6,7<br />
<br />
26,1 ± 7,0<br />
<br />
27,2 ± 7,0<br />
<br />
27,5 ± 6,8<br />
<br />
Cân (kg)<br />
<br />
9,4 ± 1,2<br />
<br />
9,3 ± 1,4<br />
<br />
9,4 ± 1,2<br />
<br />
9,4 ± 1,3<br />
<br />
Cao (cm)<br />
<br />
79,1 ± 4,8<br />
<br />
78,5 ± 5,4<br />
<br />
78,3 ± 4,8<br />
<br />
79,0 ± 5,0<br />
<br />
WAZ<br />
<br />
-2,37 ± 0,70<br />
<br />
-2,44 ± 0,74<br />
<br />
-2,42 ± 0,70<br />
<br />
-2,40 ± 0,74<br />
<br />
HAZ<br />
<br />
-2,97 ± 0,72<br />
<br />
-3,03 ± 0,75<br />
<br />
-3,23 ± 0,70<br />
<br />
-3,05 ± 0,62<br />
<br />
WHZ<br />
<br />
-1,07 ± 0,76<br />
<br />
-1,14 ± 0,81<br />
<br />
-0,92 ± 0,81<br />
<br />
-1,03 ± 0,77<br />
<br />
Suy dinh dưỡng nhẹ cân<br />
<br />
47 (68,1)<br />
<br />
49 (75,4)<br />
<br />
50 (72,5)<br />
<br />
48 (70,6)<br />
<br />
Suy dinh dưỡng thấp còi<br />
<br />
69 (100)<br />
<br />
65 (100)<br />
<br />
69 (100)<br />
<br />
68 (100)<br />
<br />
Suy dinh dưỡng gầy còm<br />
<br />
8 (11,6)<br />
<br />
9 (13,8)<br />
<br />
6 (8,7)<br />
<br />
5 (7,4)<br />
<br />
Chỉ số<br />
Giá trị trung bình (X ± SD)<br />
<br />
Tỷ lệ suy dinh dưỡng n (%)<br />
<br />
* CTR: nhóm chứng; TG: tẩy giun; ĐVC: đa vi chất; TG + ĐVC: tẩy giun + đa vi chất.<br />
p > 0,05 giữa các nhóm, ANOVA cho X ± SD,χ2 test cho tỷ lệ %.<br />
142<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
2. Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ<br />
Bảng 2. Hiệu quả can thiệp đến thay đổi (T6-T0) tình trạng dinh dưỡng của trẻ<br />
CTR<br />
(n1 = 69)<br />
<br />
TG<br />
(n2 = 65)<br />
<br />
ĐVC<br />
(n3 = 69)<br />
<br />
TG + ĐVC<br />
(n4 = 68)<br />
<br />
Tăng cân<br />
<br />
0,81 ± 0,39<br />
<br />
0,82 ± 0,41<br />
<br />
1,06 ± 0,51**;++<br />
<br />
1,32 ± 0,36***; +++;##<br />
<br />
Tăng cao<br />
<br />
3,66 ± 0,94<br />
<br />
3,78 ± 0,98<br />
<br />
5,16 ± 0,99 ***, +++<br />
<br />
5,26 ± 1,13***, +++<br />
<br />
Tăng WAZ<br />
<br />
-0,02 ± 0,34<br />
<br />
0,02 ± 0,42<br />
<br />
0,19 ± 0,41**, +<br />
<br />
0,40 ± 0,29***,+++,##<br />
<br />
Tăng HAZ<br />
<br />
0,01 ± 0,32<br />
<br />
0,05 ± 0,49<br />
<br />
0,43 ± 0,26***, +++<br />
<br />
0,43 ± 0,29***, +++<br />
<br />
Tăng WHZ<br />
<br />
0,06 ± 0,46<br />
<br />
0,05 ± 0,56<br />
<br />
0,01 ± 0,62<br />
<br />
0,29 ± 0,44#,c<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
* CTR: nhóm chứng; TG: tẩy giun; ĐVC: đa vi chất; TG + ĐVC: tẩy giun + đa vi chất.<br />
Số liệu = X ± SD; **: p < 0,01; ***: p < 0,001 vs. CTR; +: p < 0,05; ++: p < 0,01; +++: p < 0,001 vs.<br />
TG; #:p < 0,05; ##: p < 0,01 vs. ĐVC (ANOVA test); c: p < 0,001 vs. T0 cùng nhóm (T- ghép cặp).<br />
Bảng 2 cho thấy nhóm tẩy giun có xu hướng tăng cao hơn về chiều cao, các chỉ số Z score<br />
so với nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Nhóm bổ sung đa vi chất đơn thuần đã<br />
tăng cân nặng, tăng chiều cao, các chỉ số Z<br />
score tốt hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng<br />
(p < 0,01). Bổ sung đa vi chất đơn thuần cũng<br />
cải thiện các chỉ số nhân trắc tốt hơn có ý<br />
nghĩa so với nhóm tẩy giun đơn thuần ở hầu<br />
hết các chỉ số nhân trắc. Không thấy khác biệt<br />
về thay đổi chỉ số WHZ score so với nhóm<br />
chứng và tẩy giun.<br />
<br />
100<br />
90<br />
Tỷ lệ (% )<br />
<br />
nặng, chiều cao và các chỉ số Z - Score tốt<br />
hơn nhóm chứng và tẩy giun đơn thuần ở hầu<br />
hết các chỉ số (trừ WHZ); tốt hơn nhóm đa vi<br />
chất đơn thuần ở 3 chỉ số (tăng cân nặng,<br />
tăng WAZ và WHZ) nhưng chưa thấy khác<br />
biệt có ý nghĩa với chỉ số tăng chiều cao và<br />
tăng HAZ .<br />
<br />
Nhẹ cân<br />
<br />
110<br />
<br />
80<br />
70<br />
<br />
Kết hợp tẩy giun và đa vi chất cải thiện cân<br />
<br />
Thấp còi<br />
92,3<br />
<br />
91,7<br />
71<br />
<br />
91,3<br />
<br />
88,2<br />
<br />
67,7<br />
60,9<br />
<br />
60<br />
50<br />
<br />
45,6<br />
<br />
40<br />
30<br />
CTR<br />
<br />
TG<br />
<br />
ĐVC<br />
<br />
TG + ĐVC<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ suy sinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi khi kết thúc can thiệp<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
143<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và suy dinh dưỡng nhẹ cân của các nhóm ở<br />
cuối can thiệp, suy dinh dưỡng thấp còi giảm được 8,3% (nhóm chứng), các nhóm khác giảm<br />
nhiều hơn và đạt 11,8% (nhóm tẩy giun + đa vi chất), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa<br />
thống kê. Suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng còn tỷ lệ khá cao cho các nhóm nghiên cứu, nhóm tẩy<br />
giun + đa vi chất có tỷ lệ thấp nhất (45,6%) sau đó đến các nhóm đa vi chất, tẩy giun và cao nhất<br />
là nhóm chứng (71%).<br />
<br />
< 24 tháng<br />
<br />
Hiệu quả can thiệp thực<br />
(%)<br />
<br />
50<br />
40<br />
<br />
≥ 24 tháng<br />
<br />
Chung<br />
<br />
40,1<br />
<br />
35,6<br />
<br />
35,1<br />
<br />
30<br />
<br />
30,9<br />
<br />
20,3<br />
<br />
14,5<br />
<br />
20<br />
<br />
39,7<br />
<br />
8,7<br />
<br />
10<br />
0,1<br />
<br />
0<br />
<br />
TG<br />
<br />
ĐVC<br />
<br />
TG + ĐVC<br />
<br />
Biểu đồ 2. Hiệu quả của 3 nhóm can thiệp tới tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân,<br />
theo nhóm tuổi<br />
Biểu đồ 2 cho thấy hiệu quả can thiệp thực của các dạng can thiệp tới suy dinh dưỡng thể nhẹ<br />
cân theo nhóm tuổi. Hiệu quả can thiệp tăng dần từ tẩy giun đơn thuần 14,5%, bổ sung đa vi chất<br />
đơn thuần 20,3%, cao nhất là phối hợp tẩy giun + đa vi chất 39,7%.<br />
Khi so sánh theo nhóm tuổi < 24 tháng và ≥ 24 tháng, hiệu quả can thiệp cho thấy nhóm tuổi<br />
nhỏ có hiệu quả tốt hơn có ý nghĩa (p < 0,01) so với nhóm tuổi lớn, hiệu quả can thiệp càng cao<br />
khi tuổi càng nhỏ. Nhóm tuổi nhỏ: hiệu quả can thiệp là 35,6%; 40,1%, và 35,1% cho các nhóm<br />
tẩy giun, đa vi chất và tẩy giun + đa vi chất; trong khi nhóm tuổi lớn hơn có hiệu quả can thiệp là<br />
0,1%; 8,7%; và 30,9%.<br />
<br />
Hiệu quả can thiệp thực (%)<br />
<br />
20<br />
<br />
< 24 tháng<br />
<br />
≥ 24 tháng<br />
<br />
Chung<br />
16,4<br />
<br />
15<br />
10<br />
<br />
4,8<br />
5<br />
<br />
8,9<br />
<br />
8,4<br />
<br />
8,1<br />
<br />
4,4<br />
<br />
5,8<br />
<br />
5,9<br />
<br />
0,1<br />
0<br />
TG<br />
<br />
ĐVC<br />
<br />
TG + ĐVC<br />
<br />
Biểu đồ 3. Hiệu quả của 3 nhóm can thiệp tới lệ suy dinh dưỡng thấp còi, theo nhóm tuổi<br />
<br />
144<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />