T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA GnRH ĐỒNG VẬN GÂY TRƯỞNG THÀNH NOÃN<br />
TRONG TRÁNH QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG TRÊN<br />
BỆNH NHÂN THỤ TINH TRONG ÔNG NGHIỆM<br />
Nguyễn Thanh Tùng*; Nguyễn Thị Thục Anh*; Đoàn Xuân Kiên**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả ngăn cản quá kích buồng trứng (QKBT) của GnRH đồng vận<br />
gây trưởng thành noãn. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu 65 bệnh nhân<br />
(BN) thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) có nguy cơ QKBT được gây trưởng thành<br />
nang noãn bằng GnRH đồng vận tại Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu Công nghệ Phôi, Học viện<br />
Quân y. Kết quả: chỉ 1 BN bị quá kích nhẹ sau 2 ngày chọc hút noãn. Kết quả lâm sàng cho<br />
thấy số phôi chuyển trung bình 2,86 ± 0,5; tỷ lệ phôi làm tổ 13,1%; tỷ lệ thai sinh hoá 30,8%; tỷ<br />
lệ thai lâm sàng 27,7% và thai diễn tiến 24,6%. Kết luận: BN TTTON có thể tránh được nguy cơ<br />
QKBT khi sử dụng GnRH đồng vận gây trưởng thành noãn trong phác đồ GnRH đối vận.<br />
* Từ khoá: Thụ tinh trong ống nghiệm; GnRH đồng vận; GnRH đối vận; Hội chứng quá khích<br />
buồng trứng.<br />
<br />
Efficacy of GnRH Agonist for Triggering of Final Oocyte Maturation<br />
in Avoiding Ovarian Hyper-stimulation Syndrome on IVF Patients<br />
Summary<br />
Objective: To evaluate the prevention of ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS) by<br />
GnRHagonist for triggering of final oocyte maturation. Subjects and methods: A prospective<br />
descriptive study was conducted on 65 infertility patients at high risk of OHSS treated in IVF<br />
Centre of Vietnam Military Medical University. Results: Only one patient suffer from mild OHSS<br />
after 2 days of triggering oocyte. The resuls showed that transfered embryo number was 2.86 ±<br />
0.5; implantation rate was 13.1%; chemical pregnancy rate was 30.8%; clinical pregnancy rate<br />
was 27.7% and ongoing pregnancy rate was 24.6%. Conclusions: IVF patients can avoid OHSS<br />
by GnRHagonist for triggering of final oocytes maturation on GnRH antagonist protocol.<br />
* Key words: IVF; GnRHantagonist; GnRHagonist; Ovarian hyperstimulation syndrome.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hội chứng QKBT là một trong các biến<br />
chứng thường gặp và nghiêm trọng trên BN<br />
vô sinh được điều trị bằng phương pháp<br />
<br />
TTTON, ước tính có khoảng 1,9% BN TTTON<br />
phải nhập viện do QKBT [6]. Hội chứng<br />
QKBT là kết quả của buồng trứng đáp<br />
ứng quá mức với các thuốc gây rụng trứng,<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng (tung_ttcnp@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 18/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 06/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 16/09/2016<br />
<br />
68<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
cùng với việc sử sụng hCG ngoại sinh<br />
gây trưởng thành noãn cuối cùng trước<br />
khi chọc hút noãn. Hậu quả là mất cân<br />
bằng dịch cơ thể, dịch trong tuần hoàn<br />
vào ổ bụng gây cổ trướng, đôi khi gây<br />
tràn dịch màng phổi và màng tim, do vậy<br />
gây ra máu cô và hình thành cục máu<br />
đông, ảnh hưởng đến tính mạng của BN.<br />
Đã có nhiều chiến lược để ngăn chặn và<br />
giảm biến chứng này nhưng chưa có<br />
phương pháp nào thực sự hiệu quả,<br />
ngoại trừ huỷ chu kỳ điều trị không sử<br />
dụng hCG. Những năm gần đây, để ngăn<br />
chặn và giảm tối đa hội chứng QKBT,<br />
phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng<br />
GnRHantagonist (GnRH đối vận) có sử<br />
dụng GnRHagonist (GnRH đồng vận) để<br />
tạo đỉnh LH nội sinh, gây khởi động<br />
trưởng thành cuối cùng của nang noãn đã<br />
được áp dụng. Chúng tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá<br />
tác dụng tránh QKBT của GnRH đồng<br />
vận trên BN có nguy cơ QKBT và một số<br />
đặc điểm lâm sàng của những BN này.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
65 BN thực hiện TTTON được gây<br />
trưởng thành nang noãn bằng GnRH<br />
đồng vận trên phác đồ GnRH đối vận tại<br />
Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu Công<br />
nghệ Phôi, Học viện Quân y từ tháng 8 2014 đến 05 - 2015.<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có nguy cơ<br />
QKBT trên siêu âm, có ≥ 20 nang noãn,<br />
kích thước ≥ 15 mm sẽ được gây trưởng<br />
thành noãn bằng GnRH đồng vận thay<br />
cho hCG.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
<br />
+ BN có bệnh lý buồng trứng: u buồng<br />
trứng, lạc nội mạc tử cung tại buồng<br />
trứng.<br />
+ BN có bệnh lý tử cung: u xơ tử cung,<br />
polýp buồng tử cung, dị dạng tử cung.<br />
+ Có tiền sử phẫu thuật dính vùng tiểu<br />
khung.<br />
+ Mẫu tinh trùng bất thường nhiều về<br />
hình thái và số lượng.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Một số đặc điểm lâm sàng: tuổi, chỉ<br />
số khối cơ thể, nguyên nhân vô sinh,<br />
nồng độ FSH ngày 3 chu kỳ kinh, nang<br />
thứ cấp đầu chu kỳ, nồng độ AMH, thời<br />
gian kích thích buồng trứng, liều FSH,<br />
nồng độ E2 ngày cho GnRH đồng vận.<br />
- Tỷ lệ QKBT.<br />
- Tỷ lệ có thai: tỷ lệ có thai, tỷ lệ làm tổ,<br />
tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ thai tiến triển.<br />
* Phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu:<br />
- Quy trình kích thích nang noãn và<br />
làm sạch noãn:<br />
+ Phác đồ GnRH đối vận: FSH (gonal<br />
F hoặc puregon) kích thích nang noãn<br />
được dùng bắt đầu từ ngày 2 hoặc 3 của<br />
chu kỳ, GnRH đối vận sử dụng từ ngày 6<br />
dùng FSH và khoảng cách giữa hai mũi<br />
GnRH đối vận không được quá 30 giờ.<br />
Siêu âm nang noãn hàng ngày cho đến<br />
khi thấy có ít nhất 3 nang noãn, kích<br />
thước > 17 mm thì gây kích thích rụng<br />
trứng bằng dipherelin 0,2 mg. Sau 35 - 36<br />
giờ tiêm dipherelin, tiến hành chọc hút<br />
noãn.<br />
+ Noãn sau khi chọc hút được ủ trong<br />
tủ ấm 370C, 5% CO2 trong 2 giờ, sau đó<br />
69<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
được làm sạch khối tế bào nang bao<br />
quanh bằng enzym hyaluronidase kết hợp<br />
với pipette kéo có kích thước hợp lý.<br />
Noãn được làm sạch tế bào nang, tiếp tục<br />
<br />
ủ ấm trong tủ ấm 370C, 5% CO2 trong 1<br />
giờ. Trước khi thực hiện tiêm tinh trùng<br />
vào bào tương noãn (ICSI), đánh giá mức<br />
độ trưởng thành noãn.<br />
<br />
- Phân độ hội chứng QKBT theo Golan (1989) [4]:<br />
Bảng 1: Phân loại hội chứng QKBT.<br />
Phân loại<br />
<br />
Phân độ<br />
<br />
Kích thước buồng trứng<br />
<br />
1<br />
<br />
5 - 10 cm<br />
<br />
Căng bụng, đau, khó chịu<br />
<br />
2<br />
<br />
5 - 10 cm<br />
<br />
Độ 1 + buồn nôn, nôn, ỉa chảy<br />
<br />
3<br />
<br />
> 10 cm<br />
<br />
Độ 2 + cổ chướng trên siêu âm<br />
<br />
4<br />
<br />
> 12 cm<br />
<br />
Độ 3 + cổ chướng trên lâm sàng,<br />
tràn dịch màng phổi và khó thở nhiều<br />
<br />
5<br />
<br />
> 12 cm<br />
<br />
Độ 4 + cô đặc máu, giảm thể tích, thiểu niệu<br />
<br />
Nhẹ<br />
Vừa<br />
Nặng<br />
<br />
Triệu chứng<br />
<br />
- Kỹ thuật ICSI theo phương pháp của<br />
Palermo (1992) [8]:<br />
<br />
4 mg/ngày (progynova), crinone 180<br />
mg/ngày.<br />
<br />
+ Nuôi cấy và theo dõi phôi: sau 16 18 giờ thực hiện kỹ thuật ICSI, đánh giá<br />
thụ tinh noãn, noãn thụ tinh bình thường<br />
được chuyển sang hộp nuôi mới trong<br />
môi trường G1 plus. Phôi được đánh giá<br />
phân loại ngày 2 và tiếp tục nuôi cấy trong<br />
môi trường G2 plus trong tủ ấm Cook<br />
370C, 6% CO2, 5% O2. Đến ngày thứ 3,<br />
phân loại phôi dựa trên đánh giá đồng<br />
thuận Alpha của Hiệp hội ESHRE (2011).<br />
Lựa chọn và chuyển phôi vào buồng tử<br />
cung dưới hướng dẫn của siêu âm.<br />
<br />
- Xác định tỷ lệ có thai, tỷ lệ phôi làm<br />
tổ, thai diễn tiến:<br />
<br />
- Phác đồ hỗ trợ hoàng thể: ngay sau<br />
chọc hút noãn, BN được hỗ trợ hoàng thể<br />
bằng progesterone 50 mg/ngày, estrogen<br />
<br />
+ Thai sinh hoá sau 14 ngày chuyển<br />
phôi bhCG > 30 mIU/ml.<br />
+ Thai lâm sàng khi siêu âm có túi ối<br />
trong buồng tử cung và có tim thai.<br />
+ Tỷ lệ phôi làm tổ được tính bằng số<br />
thai/tổng số phôi chuyển.<br />
+ Thai diễn tiến là thai vẫn phát triển<br />
trong tuần 12.<br />
* Phân tích và xử lý số liệu: kết quả<br />
các biến được thể hiện bằng trị số trung<br />
bình, bằng số và tỷ lệ % dựa trên phần<br />
mềm thống kê SPSS 13.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 2: Đặc điểm BN trước điều trị (n = 65).<br />
Tuổi<br />
<br />
AMH (ng/ml)<br />
<br />
Số nang thứ cấp<br />
<br />
FSH (mIU/ml)<br />
<br />
29,9 ± 4,25<br />
<br />
7,35 ± 4,57<br />
<br />
18,62 ± 6,49<br />
<br />
6,24 ± 1,78<br />
<br />
Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 29,9 ± 4,25. Hormon nội tiết gồm AMH (7,35 ±<br />
4,57 ng/ml), FSH (6,24 ± 1,78 mIU/ml), số nang thứ cấp của hai buồng trứng trên siêu<br />
âm 18,62 ± 6,49.<br />
70<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
* Chỉ số BMI:<br />
BMI ở nhóm 18,5 - 22,9 chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất (46 BN = 70,8%), đây là chỉ số<br />
khối cơ thể bình thường. BMI ở nhóm <<br />
18,5 chiếm 12,3% (8 BN) và > 23 là<br />
16,9% (11 BN).<br />
* Nguyên nhân vô sinh:<br />
Buồng trứng đa nang: 17 BN (26,2%);<br />
do vòi tử cung: 14 BN (21,5%); do bất<br />
thường tinh trùng: 19 BN (29,2%); phối<br />
hợp: 65 BN (23,15).<br />
Bảng 3: Đặc điểm BN trong quá trình<br />
điều trị.<br />
Đặc điểm lâm sàng trong<br />
điều trị<br />
Thời gian kích thích buồng<br />
trứng (ngày)<br />
Liều FSH (IU/ngày)<br />
Độ dày niêm mạc tử cung<br />
(mm)<br />
Nồng độ E2 ngày dùng<br />
thuốc GnRH đồng vận<br />
(pg/ml)<br />
Số nang noãn kích thước<br />
≥ 15 mm ngày cho GnRH<br />
đồng vận<br />
<br />
X ± SD<br />
9,97 ± 1,29<br />
140,69 ± 26,22<br />
11,82 ± 2,47<br />
4.940,83 ± 1.164,37<br />
(max 6.050, min<br />
3.400)<br />
23,22 ± 6,18<br />
<br />
* Tỷ lệ QKBT:<br />
Có: 1 BN (1,5%), không: 64 BN<br />
(98,5%). Trong 65 BN kích thích buồng<br />
trứng, chỉ 1 BN bị hội chứng QKBT mức<br />
độ nhẹ diễn ra sau 2 ngày chọc noãn, kết<br />
thúc sau vài ngày.<br />
* Kết quả lâm sàng:<br />
Số phôi chuyển: 2,86 ± 0,5; tỷ lệ phôi<br />
làm tổ: 13,1% (24/183); tỷ lệ thai sinh<br />
hoá: 30,8% (20/65); tỷ lệ thai lâm sàng:<br />
27,7% (18/65); tỷ lệ thai diễn tiến: 24,6%<br />
(16/65).<br />
<br />
1. Một số đặc điểm của BN có nguy<br />
cơ QKBT.<br />
Phụ nữ trẻ thực hiện TTTON có nguy<br />
cơ mắc hội chứng QKBT cao hơn phụ nữ<br />
lớn tuổi. Delvige (1993) nghiên cứu trên<br />
128 trường hợp mắc hội chứng QKBT tại<br />
Bỉ: độ tuổi 30,2 ± 3,5 thấp hơn so với độ<br />
tuổi nhóm chứng không mắc hội chứng<br />
QKBT là 32 ± 4,5 [2]. Enskog (1999)<br />
nghiên cứu hồi cứu trên 428 BN thực<br />
hiện kích thích buồng trứng có kiểm soát<br />
thấy: nhóm BN mắc hội chứng QKBT có<br />
tuổi thấp hơn khoảng 2 tuổi so với nhóm<br />
BN không mắc hội chứng QKBT [3].<br />
BN của chúng tôi có tuổi trung bình 29,9 ±<br />
4,25, tương đương với nhóm BN mắc hội<br />
chứng QKBT của Delvige.<br />
BN có chỉ số BMI thấp cũng liên quan<br />
đến hội chứng QKBT [7], mặc dù trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 8 BN<br />
(12,3%) có BMI < 18,5.<br />
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa<br />
nang (HCBTĐN) chiếm tỷ lệ 4 - 12% số<br />
phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Nghiên<br />
cứu của Rizk và CS (2005) cho thấy<br />
HCBTĐN là yếu tố chính dẫn đến hội<br />
chứng QKBT, trong 128 BN bị HCBTĐN,<br />
tỷ lệ mắc hội chứng QKBT mức độ vừa<br />
và nặng chiếm đến 37%; trong khi<br />
256 BN không mắc HCBTĐN chỉ có 15%<br />
mắc hội chứng QKBT [9]. Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, 17 BN (26,2%) mắc<br />
HCBTĐN.<br />
Vai trò định lượng estrogen trong<br />
huyết tương để dự đoán và ngăn chặn<br />
hội chứng QKBT đã được khẳng định<br />
hơn 30 năm nay. Không có trường hợp<br />
nào bị QKBT khi estradiol huyết tương có<br />
71<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
nồng độ < 1.000 pg/ml vào ngày cho<br />
hCG; khi nồng độ estradiol > 4.000 pg/ml<br />
khi cho hCG, 100% BN có thai mắc hội<br />
chứng QKBT [5]. Asch và CS (1991)<br />
thông báo: khi nồng độ estradiol > 6.000<br />
pg/ml, có đến 5/13 trường hợp bị hội<br />
chứng QKBT nặng [1]. Nghiên cứu của<br />
chúng tôi, trong ngày gây trưởng thành<br />
noãn bằng GnRH đồng vận, 57 BN<br />
(87,7%) có nồng độ E2 > 4.300 pg/ml<br />
thuộc nhóm dễ mắc hội chứng QKBT nếu<br />
dùng hCG.<br />
2. Đánh giá tác dụng dự phòng<br />
QKBT của GnRH đồng vận.<br />
Biến chứng QKBT thường xảy ra cùng<br />
với kích thích buồng trứng trong TTTON.<br />
Có nhiều biện pháp dự phòng QKBT theo<br />
chứng cứ y học hiện nay, trong đó việc<br />
khởi động trưởng thành noãn bằng GnRH<br />
agonist được xem là một bước đột phá<br />
mới trong phác đồ kích thích buồng trứng<br />
nhằm hướng đến triệt tiêu hội chứng<br />
QKBT do nồng độ LH nội sinh sau khi<br />
dùng GnRH agonist tương đương với chu<br />
kỳ tự nhiên, nhưng thời gian bán hủy<br />
ngắn hơn nhiều. Nồng độ LH tồn tại ngắn<br />
trong tuần hoàn là yếu tố làm giảm VEGF<br />
- một chất gây tăng sinh mạch và tăng<br />
tính thấm. Chúng tôi chỉ gặp duy nhất 1<br />
BN (1,5%) QKBT sớm mức độ nhẹ.<br />
Không có QKBT trung bình và nặng, mặc<br />
dù nghiên cứu trên nhóm BN có nguy cơ<br />
QKBT với đặc điểm lâm sàng số nang<br />
trứng thứ cấp trung bình 18,62 ± 6,49,<br />
siêu âm buồng trứng ngày cuối cùng<br />
dùng FSH trên 20 nang có kích thước ≥<br />
15 mm. Thư viện Cochrane (2010) tập<br />
hợp 5 nhóm tác giả nghiên cứu ngẫu<br />
nhiên cho thấy không có hội chứng QKBT<br />
72<br />
<br />
xảy ra trên 266 BN dùng GnRH đồng vận<br />
gây rụng trứng có chuyển phôi tươi, thấp<br />
hơn có ý nghĩa thống kê khi so với nhóm<br />
gây rụng trứng bằng hCG có 7/238 BN<br />
xuất hiện QKBT [10]. Đến thời điểm hiện<br />
tại vẫn chưa có biện pháp nào loại trừ<br />
hoàn toàn QKBT. Chúng tôi chưa gặp<br />
trường hợp nào QKBT muộn trên 20 BN<br />
có thai. Nghiên cứu của Humaidan và CS<br />
(2011) tổng hợp từ 9 nghiên cứu sử dụng<br />
phác đồ GnRH đối vận để kích thích<br />
buồng trứng: tỷ lệ mắc hội chứng QKBT ở<br />
nhóm trưởng thành noãn bằng GnRH<br />
đồng vận là 0%, còn nhóm gây trưởng<br />
thành noãn bằng hCG dao động từ<br />
0 - 31% [6].<br />
KẾT LUẬN<br />
GnRH đồng vận gây trưởng thành<br />
noãn trong phác đồ GnRH đối vận trên<br />
BN có nguy cơ QKBT hoàn toàn có thể<br />
dự phòng nguy cơ này và vẫn giữ được<br />
tỷ lệ có thai.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Asch RH, Li HP, Balmaceda JP et al.<br />
Severe ovarian hyperstimulation syndrome in<br />
assisted reproductive technology: definition of<br />
high risk groups. Hum Reprod. 1999, 6,<br />
pp.1395-1399.<br />
2. Delvigne A, Demoulin A, Smitz et al.<br />
The ovarian hyperstimulation syndrome in in<br />
vitro fertilization: a Belgian multicencter study.<br />
I. Clinical and biological features. Hum Reprod.<br />
1993, 8, pp.1353-1360.<br />
3. Enskog A, Henriksson M, Unander M et<br />
al. Prospective study of the clinical and<br />
laboratory parameters of patients in whom<br />
ovarian hyperstimulation for in vitro fertilization.<br />
Fertil Steril. 1999, 71, pp.808-814.<br />
<br />