Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA LASER CÔNG SUẤT THẤP TRONG KIỂM SOÁT ĐAU,<br />
SƯNG VÀ KHÍT HÀM SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM<br />
DƯỚI LỆCH<br />
Đoàn Thị Mỹ Chi*, Nguyễn Thị Bích Lý**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kháng viêm, giảm đau của Laser công suất thấp<br />
(AMD LASERS®, Dentsply) sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng với thiết kế nửa<br />
miệng được thực hiện trên 30 bệnh nhân khỏe mạnh có hai răng khôn hàm dưới mọc lệch đối xứng nhau. Nhóm<br />
thử nghiệm được chiếu Laser có bước sóng 810nm trong miệng, cách vùng nhổ răng khôn 1cm ngay sau phẫu<br />
thuật với chế độ liên tục, công suất 0,5W, trong thời gian 30 giây, chiếu 2 lần cách nhau 1 phút. Nhóm chứng,<br />
cũng được đặt đầu chiếu Laser trong miệng tại vùng phẫu thuật nhưng không kích hoạt tia Laser. Đánh giá đau,<br />
sưng và khít hàm được thực hiện sau phẫu thuật.<br />
Kết quả: Mức độ đau sau phẫu thuật ở nhóm có sử dụng Laser thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa<br />
thống kê. Ở nhóm có sử dụng Laser có cải thiện độ há miệng, giảm sưng và khít hàm đáng kể so với nhóm chứng.<br />
Kết luận: Chiếu Laser công suất thấp tại vùng can thiệp sau phẫu thuật với các thông số dùng trong nghiên<br />
cứu này cho thấy có hiệu quả trong giảm đau, sưng và khít hàm sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch.<br />
Từ khóa: Laser công suất thâp, phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECT OF LOW-LEVEL LASER THERAPY ON PAIN, SWELLING AND TRISMUS<br />
MANAGEMENT AFTER THE SURGICAL REMOVAL OF THE IMPACTED MANDIBULAR WISDOMS<br />
Doan Thi My Chi, Nguyen Thi Bich Ly<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 254 - 260<br />
Objectives: Pain, swelling, and trismus are the most common complications after the surgical removal of the<br />
impacted lower third molars. The aim of this study was to evaluate the anti-inflammatory and analgesic effects of a<br />
low-level laser therapy (AMD LASERS®, Dentsply) applied to the wound appeared after the surgical removal of<br />
the impacted lower third molars.<br />
Method: A randomized clinical experimental study with split- mouth design was undertaken in 30 healthy<br />
patients with two symmetrically impacted lower third molars. The experimental sides were irradiated by a laser<br />
with 810nm wavelength, 0.5W output power, immediately after surgery, intraorally, 1cm from the involved area<br />
in continuous mode for 30 seconds. The second irradiation was applied after 1 minute with the same dose. On the<br />
control side, a handpiece was applied in the same manner without laser activation. Pain, trismus, and swelling<br />
were assessed postoperatively.<br />
Results: The pain level was lower in the experimental side than in the control side with statistically<br />
significant difference. The improvement of the interincisal opening and the remarkable reduction of trismus,<br />
swelling were observed when the patients were applied low-level laser therapy<br />
* BS RHM khóa 2008-2014- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
** Bộ môn Phẫu thuật miệng- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Đoàn Thị Mỹ Chi<br />
ĐT: 0972597024<br />
<br />
254<br />
<br />
Email: doanthimychi@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: The application of a low-level laser with the parameters used in this study showed beneficial<br />
effects in reducing pain, swelling, and trismus after the removal of the impacted lower third molars.<br />
Keywords: low-level laser, removal of impacted lower third molars<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch là<br />
một trong những phẫu thuật thường gặp nhất<br />
trong thực hành nha khoa, nhằm giải quyết và<br />
phòng ngừa các biến chứng gây ra bởi răng<br />
này(2,6). Đây là một can thiệp xâm lấn gây nhiều<br />
triệu chứng đau, sưng hậu phẫu. Thông thường,<br />
sử dụng các loại thuốc như giảm đau, thuốc<br />
kháng viêm không steroid, corticosteroids tại<br />
chỗ hoặc toàn thân giúp kiểm soát các biến<br />
chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của<br />
bệnh nhân sau can thiệp nhưng lại có thể gây ra<br />
những tác dụng phụ như kích thích tiêu hóa,<br />
phản ứng dị ứng, nhất là trên những bệnh nhân<br />
có cơ địa đặc biệt(1,4). Do đó, việc phát triển<br />
những phương pháp thay thế hoặc bổ sung<br />
không xâm lấn, an toàn, ít tác dụng phụ ngày<br />
càng được các nhà lâm sàng quan tâm. Và một<br />
trong những phương pháp mới chính là liệu<br />
pháp laser công suất thấp hay còn gọi là laser trị<br />
liệu. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh<br />
hiệu quả của laser công suất thấp trong giảm<br />
sưng, đau, khít hàm sau phẫu thuật nhổ răng<br />
khôn nhưng kết quả còn nhiều tranh cãi; điều<br />
này có thể là do sự thay đổi trong thiết kế nghiên<br />
cứu, khác biệt trong đo lường các biến chứng<br />
hậu phẫu cũng như việc sử dụng nhiều loại máy<br />
laser với các loại đầu chiếu và các thông số kỹ<br />
thuật khác nhau(4,6).<br />
Với mong muốn tìm được một phương thức<br />
điều trị hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân nhằm<br />
giảm đi những khó chịu sau phẫu thuật nhổ<br />
răng khôn hàm dưới, chúng tôi tiến hành thực<br />
hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của<br />
laser công suất thấp trong kiểm soát đau, sưng và khít<br />
hàm sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch”<br />
với những mục tiêu sau:<br />
1- Xác định cường độ đau sau phẫu thuật<br />
nhổ răng khôn hàm dưới lệch ở nhóm có sử<br />
dụng laser sau phẫu thuật so với nhóm chứng.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
2- Xác định mức độ sưng, khít hàm sau<br />
phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ở<br />
nhóm có sử dụng laser sau phẫu thuật so với<br />
nhóm chứng.<br />
3- Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu<br />
thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch của việc<br />
điều trị với laser công suất thấp sau phẫu thuật.<br />
4- Đánh giá hiệu quả giảm sưng và khít hàm<br />
sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch<br />
của việc điều trị với laser công suất thấp sau<br />
phẫu thuật<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện gồm<br />
các bệnh nhân ở cả hai giới có nhu cầu và chỉ<br />
định nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch đến<br />
khám và điều trị tại bộ môn Phẫu thuật miệngKhoa Răng Hàm Mặt-Đại học Y Dược thành phố<br />
Hồ Chí Minh từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014.<br />
Bệnh nhân thõa các tiêu chí chọn mẫu như sau:<br />
độ tuổi từ 18-35 tuổi, có sức khỏe toàn thân tốt,<br />
có 2 răng khôn hàm dưới lệch tương đương<br />
nhau về mức độ khó với độ khó thuộc loại II, III<br />
và vị trí độ sâu B, C dựa theo phân loại của Pell<br />
và Gregory, đánh giá sự tương đương giữa 2<br />
răng được xác định trên phim toàn cảnh.<br />
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sau<br />
khi nghe giải thích rõ về mục đích và yêu cầu<br />
của nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu sử dụng máy AMD LASERS®<br />
công suất thấp của Hãng Denstply với các thông<br />
số kỹ thuật như sau: Laser diode GaAlAs<br />
(Gallium Aluminium Arsen)- Bước sóng: 810nm<br />
± 10 nm- Công suất phát: 0,1 – 7,0 Watts ± 20%Chế độ phát: xung hay liên tục- Đường kính đầu<br />
chiếu: 400 μm.<br />
<br />
255<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
thuật và giữa 2 lần cách nhau 1 phút để mô<br />
giảm nhiệt.<br />
Đối với nhóm chứng: Bệnh nhân được<br />
mang kính bảo vệ mắt, đầu laser được đưa vào<br />
ví trí phẫu thuật, giữ trong cùng thời gian như ở<br />
nhóm thử nghiệm nhưng không kích hoạt tia.<br />
<br />
Hình 1: Máy AMD lasers ®<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng<br />
ngẫu nhiên có nhóm chứng với thiết kế nửa<br />
miệng.<br />
<br />
Chuẩn bị bệnh nhân<br />
- - Bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên<br />
cứu được giải thích, thông báo đầy đủ về mục<br />
đích nghiên cứu, qui trình phẫu thuật, yêu cầu<br />
ghi nhận thông tin, tái khám và ký tên vào mẫu<br />
đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
Thực hiện phẫu thuật<br />
- Bệnh nhân được đánh dấu các điểm mốc<br />
trên mặt và ghi nhận các số đo trước phẫu thuật:<br />
khoảng cách chân dái tai_khóe miệng, góc<br />
hàm_góc mắt ngoài, độ há miệng tối đa.<br />
- Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật<br />
theo đúng qui trình kỹ thuật bởi một bác sĩ có<br />
kinh nghiệm của bộ môn phẫu thuật miệng và<br />
ghi nhận các thông tin trong quá trình phẫu<br />
thuật gồm: Lượng thuốc tê sử dụng- Thời gian<br />
phẫu thuật.<br />
Đối với nhóm thử nghiệm: Ngay sau phẫu<br />
thuật, bệnh nhân được mang kính bảo vệ mắt,<br />
chiếu laser diode ở vị trí cách ổ răng khôn 1cm,<br />
kích thước đầu chiếu 400 m, di chuyển vòng<br />
tròn để chiếu trên diện tích có đường kính 2<br />
cm. Các thông số kỹ thuật bao gồm: bước sóng<br />
810nm, công suất chiếu là 0,5 W ± 20% với chế<br />
độ liên tục trong 30 giây. Tổng số năng lượng<br />
thực sự phát ra được 12,8 J và mật độ năng<br />
lượng thực sự là 4 J/cm2. Chiếu 2 lần sau phẫu<br />
<br />
256<br />
<br />
- Hướng dẫn hậu phẫu: Tất cả các bệnh nhân<br />
đều được kê toa thuốc giống nhau gồm:<br />
Amoxicillin 500mg * 15 viên, ngày uống 3 lần,<br />
mỗi lần 1 viên và Ibubrofen 400mg * 9 viên, ngày<br />
uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Bệnh nhân được dặn<br />
dò làm theo hướng dẫn chăm sóc vết thương sau<br />
phẫu thuật, hẹn tái khám vào ngày thứ 1 và ngày<br />
thứ 2 sau phẫu thuật và cắt chỉ sau 1 tuần.<br />
<br />
- Đánh giá sau phẫu thuật<br />
Đo lường đau: Sau phẫu thuật, bệnh nhân<br />
được phát phiếu kiểm soát đau và được hướng<br />
dẫn để ghi lại tình trạng và mức độ đau của<br />
mình theo thang Likert 7 điểm và thang VAS vào<br />
mỗi 2 giờ trong 6h đầu tiên sau khi hết cảm giác<br />
tê môi và 24 giờ, 48 giờ sau phẫu thuật, số lượng<br />
viên thuốc giảm đau đã uống<br />
Đo lường sưng: Mức độ sưng mặt của bệnh<br />
nhân được xác định bằng cách dùng thước dây<br />
đo theo độ lồi má khoảng cách theo chiều dọc: từ<br />
góc mắt ngoài đến góc hàm dưới và theo chiều<br />
ngang: từ chân dái tai đến khóe miệng.<br />
Đo lường khít hàm: Đánh giá bằng cách đo<br />
lường độ há miệng tối đa của bệnh nhân.<br />
<br />
Xử lí và phân tích số liệu<br />
Các thông tin và số liệu thu thập được phân<br />
tích và xử lý theo phương pháp thống kê bằng<br />
phần mềm SPSS phiên bản 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Giới tính<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
17 (56,7%)<br />
13 (43,3%)<br />
22 ± 2,51 (18-28)<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
I<br />
II<br />
III<br />
A<br />
B<br />
C<br />
Nghiêng gần<br />
Thẳng<br />
Nằm ngang<br />
Nghiêng xa<br />
<br />
Phân loại Pell &<br />
Gregory<br />
<br />
Phân loại Winter<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
0<br />
29 (96,67%)<br />
1 (3,33%)<br />
0<br />
29 (96,67%)<br />
1 (3,33%)<br />
22 (73,33%)<br />
3 (10%)<br />
5 (16,67%)<br />
0<br />
<br />
Bảng 2: Liều lượng thuốc tê và thời gian phẫu thuật<br />
Nhóm có sử dụng<br />
(*)<br />
Nhóm chứng p<br />
laser<br />
Liều lượng thuốc tê<br />
(ống)<br />
Thời gian phẫu<br />
thuật (phút)<br />
<br />
9,87 ± 3<br />
<br />
10,18 ± 2,79 0,559<br />
<br />
1,76 ± 0,16<br />
<br />
1,69 ± 0,17 0,152<br />
<br />
(*)<br />
<br />
Kiểm định t-test bắt cặp<br />
<br />
Để giảm tối đa những yếu tố ảnh hưởng và<br />
giúp cho việc đánh giá chính xác hơn mức độ<br />
sưng, đau, khít hàm giữa 2 nhóm sau phẫu thuật<br />
nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch chúng tôi<br />
thực hiện nghiên cứu với thiết kế nửa miệng.<br />
Với thiết kế nghiên cứu này thì sự phân bố bệnh<br />
nhân theo tỉ lệ nam: nữ, độ tuổi, phân loại răng<br />
khôn giống nhau cho cả nhóm chứng và nhóm<br />
thử nghiệm (Bảng 1). Hơn nữa, tất cả bệnh nhân<br />
đều được phẫu thuật bởi một phẫu thuật viên có<br />
kinh nghiệm nên thời gian phẫu thuật trung<br />
bình giữa 2 nhóm và lượng thuốc tê sử dụng gần<br />
như tương đương nhau (Bảng 2). Điều này tạo<br />
thuận lợi cho việc đánh giá chính xác mức độ<br />
đau của bệnh nhân sau phẫu thuật.<br />
<br />
Đánh giá mức độ đau<br />
Theo thang Likert 7 điểm<br />
Trong 6h đầu sau khi hết cảm giác tê môi,<br />
mức độ đau cao nhất là mức độ 5 (đau rất nhiều)<br />
cho cả 2 nhóm. Tuy nhiên, ở nhóm có sử dụng<br />
laser số bệnh nhân ở mức độ đau nhiều và rất<br />
nhiều (mức độ 4 và mức độ 5) thấp hơn cũng<br />
như số bệnh nhân ở mức độ không đau và đau<br />
rất nhẹ (mức độ 0 và mức độ 1) cao hơn so với<br />
nhóm chứng. Sự khác biệt này không có ý nghĩa<br />
thống kê (kiểm định 2, p= 0,246, 0,068, 0,439<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tương ứng với các thời điểm 2h, 4h, 6h sau khi<br />
hết cảm giác tê môi)<br />
Trong 2 ngày tiếp theo sau phẫu thuật, ở<br />
nhóm có sử dụng laser có 1 bệnh nhân có mức<br />
độ đau nhiều (mức độ 4), còn lại là không đau<br />
đến đau nhẹ (mức độ 0 đến mức độ 2). Ở<br />
nhóm chứng, số bệnh nhân không đau và đau<br />
rất nhẹ (mức độ 0 và mức độ 1) ít hơn, số bệnh<br />
nhân đau nhẹ đến trung bình (mức độ 2 đến<br />
mức độ 3) nhiều hơn so với nhóm có sử dụng<br />
laser. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống<br />
kê (kiểm định 2, p= 0,287, 0,09 tương ứng với<br />
các thời điểm T1, T2).<br />
Như vậy, đánh giá đau theo thang Likert 7<br />
điểm trong 2 ngày sau phẫu thuật cho thấy ở cả 2<br />
nhóm đều có mức độ đau nhiều nhất là mức độ<br />
5 (đau rất nhiều). Tuy nhiên, nhóm có sử dụng<br />
laser thì số bệnh nhân ở mức độ này thấp hơn so<br />
với nhóm chứng (3,3% so với 13,4%) và số bệnh<br />
nhân đau nhiều nhất ở mức độ 1 (đau rất nhẹ)<br />
cao hơn so với nhóm chứng (16,7% so với 0 %),<br />
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả<br />
này cũng đồng nhất với kết quả nghiên cứu của<br />
Neckle Claus(9).<br />
<br />
Theo thang tương đồng nhìn được VAS<br />
Bảng 3: Mức độ đau giữa 2 nhóm theo thang VAS<br />
Thời<br />
2h<br />
điểm<br />
Nhóm có<br />
31,23 ±<br />
sử dụng<br />
23,7<br />
laser<br />
Nhóm 41,43 ±<br />
chứng<br />
23,8<br />
(*)<br />
p<br />
0,006<br />
<br />
4h<br />
<br />
6h<br />
<br />
T1<br />
<br />
T2<br />
<br />
24,23 ±<br />
17,1<br />
<br />
20,73 ±<br />
9,7 ± 12,8<br />
13,7<br />
<br />
3,9 ±<br />
9,25<br />
<br />
36,13 ±<br />
18,5<br />
0,002<br />
<br />
30,27 ±<br />
18,1<br />
0,01<br />
<br />
8,57 ±<br />
11,4<br />
0,022<br />
<br />
15,03 ±<br />
15,56<br />
0,026<br />
<br />
(*)<br />
<br />
Kiểm định t-test bắt cặp<br />
<br />
Khi đánh giá đau theo thang VAS cho thấy<br />
cường độ đau ở nhóm có sử dụng laser thấp hơn<br />
nhóm chứng đáng kể (Bảng 3). Điều này giống<br />
với nghiên cứu của Hakki Oguz Kazancioglu(3),<br />
Neveen Abou El-Soud(10), nhưng trong nghiên<br />
cứu của Marta López-Ramírez(6), Maurizio<br />
Ferrante(7), E. Darío Amarillas-Escobar(1) lại<br />
không ghi nhận sự khác biệt đáng kể này. Trong<br />
nghiên cứu của những tác giả này, nhóm thử<br />
nghiệm có giảm cường độ đau so với nhóm<br />
<br />
257<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
chứng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê. Sự khác biệt về kết quả này có thể do<br />
sự khác nhau về thông số chiếu laser sau phẫu<br />
thuật và thiết kế nghiên cứu song song của<br />
Maurizio Ferrante, E. Darío Amarillas-Escobar<br />
cũng phần nào cho thấy yếu tố cơ địa đã ảnh<br />
hưởng đến việc đánh giá cảm giác đau.<br />
<br />
Số lượng thuốc giảm đau đã uống<br />
Sau phẫu thuật, đa số bệnh nhân không<br />
uống thuốc giảm đau (24 bệnh nhân (80%) ở<br />
nhóm có sử dụng laser và 22 bệnh nhân (73,4%)<br />
ở nhóm chứng), chỉ có 4 bệnh nhân (13,4%) ở<br />
nhóm có sử dụng laser và 3 bệnh nhân (10%) ở<br />
nhóm chứng đã uống 1 đến 2 viên. Chỉ có 1<br />
người uống 4 viên và 1 người uống 6 viên ở<br />
nhóm chứng và không có ai ở nhóm có sử dụng<br />
laser uống nhiều hơn 3 viên giảm đau sau phẫu<br />
thuật. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống<br />
kê (kiểm định 2, p = 0,656)<br />
Bảng 4: Số lượng viên thuốc giảm đau đã uống<br />
Nhóm có sử<br />
dụng laser<br />
Số viên thuốc<br />
giảm đau<br />
<br />
0,43 ± 0,935<br />
<br />
Nhóm<br />
chứng<br />
0,83 ± 1,55<br />
<br />
(*)<br />
<br />
p<br />
<br />
0,021<br />
<br />
tính, loét áp tơ tái phát, nóng rát miệng, quá cảm<br />
ngà... với nhiều hiệu quả tích cực và không gây<br />
ra tác dụng phụ nào(12).<br />
<br />
Đánh giá mức độ sưng mặt<br />
Đánh giá mức độ sưng mặt theo chiều ngang<br />
Có sự thay đổi mức độ sưng mặt theo chiều<br />
ngang ở từng thời điểm giữa 2 nhóm, sự thay<br />
đổi này có ý nghĩa thống kê (p