TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI KHUẨN NỐT SẦN NHIỄM<br />
CHO LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) Ở THỪA THIÊN HUẾ<br />
Trần Thị Xuân An, Trần Thị Xuân Phương, Trương Thị Diệu Hạnh, Nguyễn Bá Hai<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm 2 chế phẩm VKNS được phối chế từ<br />
chủng vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) NH1 và PC phân lập ở một số vùng trồng lạc<br />
tại Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân 2009 và 2010 cho hiệu quả rõ rệt: NSTT tăng so<br />
với đối chứng từ 10,05 – 29,25% đối với chế phẩm phối chế từ chủng NH1 và tăng<br />
từ 6,67 – 32,65% đối với chế phẩm phối chế từ chủng PC; Chỉ số VCR cũng biến<br />
động từ 2,41 – 5,90 đối với chế phẩm NH1 và từ 1,97 – 6,58 đối với chế phẩm PC.<br />
Chế phẩm VKNS có vai trò nhất định trong việc duy trì và cải thiện tính chất hóa<br />
học cũng như sinh học của đất trồng lạc. So với công thức không sử dụng chế phẩm,<br />
hàm lượng mùn, lân tổng số, đạm tổng số cũng như số lượng một số nhóm VSV có<br />
ích trong đất trồng lạc đều tăng lên khá rõ. Số lượng vi khuẩn tổng số trong đất ở<br />
các công thức sử dụng chế phẩm nhiều gấp 1,13 – 1,42 lần, số lượng VKNS nhiều<br />
gấp 1,16 – 2,99 lần và số lượng vi sinh vật phân giải lân cũng nhiều gấp 1,70 – 2,61<br />
lần so với đối chứng.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Trong thực tiễn nông nghiệp, sử dụng chế phẩm VKNS cho cây họ Đậu nói<br />
chung và cây lạc nói riêng đã được dùng ở nhiều nơi. Nó được xem như là một loại phân<br />
có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Sử dụng chế<br />
phẩm VKNS cho cây họ Đậu chỉ cần đầu tư kỹ thuật nhỏ, không tốn kém nhưng mang<br />
lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt không những không gây ô nhiễm môi trường mà còn<br />
nâng cao độ phì nhiêu của đất, cải thiện môi trường sinh thái. Ở nước ta trong những<br />
năm qua đã nghiên cứu thử nghiệm và triển khai thành công công nghệ sản xuất chế<br />
phẩm VKNS cho cây họ Đậu. Tuy nhiên, hiệu quả của loại chế phẩm này phụ thuộc vào<br />
nhiều yếu tố như: hoạt tính của VKNS dùng để phối chế chế phẩm, điều kiện tự nhiên,<br />
đặc điểm canh tác của từng vùng… Do đó để sử dụng có hiệu quả, cần phải có chế phẩm<br />
VKNS phù hợp với điều kiện sinh thái, đặc điểm canh tác của từng vùng.<br />
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu và sử dụng chế phẩm VKNS chỉ được thực hiện ở<br />
các tỉnh miền Bắc và miền Nam, riêng ở miền Trung và đặc biệt là ở Thừa Thiên Huế còn<br />
9<br />
<br />
rất ít. Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm VKNS bón cho lạc tại địa bàn này là<br />
một vấn đề hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất lạc, đồng thời góp<br />
phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và ổn định.<br />
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
2 chế phẩm vi khuẩn nốt sần NH1 và PC được phối chế tại phòng thí nghiệm bộ<br />
môn Canh tác học, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (NH1 và PC<br />
là 2 chủng VKNS được phân lập trong nốt sần rễ lạc trồng tại Thừa Thiên Huế).<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Ngoài đồng ruộng<br />
- Để xác định liều lượng chế phẩm VKNS thích hợp bón cho lạc chúng tôi<br />
tiến hành 2 thí nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, trường Đại học<br />
Nông Lâm Huế.<br />
+ Thí nghiệm 1: tiến hành vào vụ Xuân 2009 với chế phẩm VKNS phối chế từ<br />
chủng NH1 gồm 5 công thức ứng với 5 liều lượng chế phẩm là: 0, 25, 30, 35, 40 kg/ha.<br />
+ Thí nghiệm 2: tiến hành vào vụ Xuân 2010 với chế phẩm VKNS phối chế từ<br />
chủng PC gồm 5 công thức ứng với 5 liều lượng chế phẩm là: 0, 30, 35, 40, 45 kg/ha.<br />
- Thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm VKNS đối với lạc: tiến hành 5 thí<br />
nghiệm vụ Xuân 2010 tại 5 địa điểm: TTNCCT Tứ Hạ; xã Hương Chữ, huyện Hương Trà;<br />
HTX Hương Long, thành phố Huế; xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền và xã Phú Mậu,<br />
huyện Phú Vang. Tất cả các thí nghiệm đều được tiến hành với 3 công thức: công thức I<br />
(ĐC): không sử dụng chế phẩm; công thức II: sử dụng chế phẩm NH1; công thức III: sử<br />
dụng chế phẩm PC.<br />
Các thí nghiệm đều được tiến hành đối với giống lạc L14, riêng thí nghiệm ở<br />
Phú Mậu, Phú Vang tiến hành đối với giống lạc Giấy Thừa Thiên Huế.<br />
- Lượng phân bón cho một ha lạc: 6 tấn phân chuồng (3 tấn phân chuồng + 3 tạ phân<br />
lân hữu cơ vi sinh) + 30 kg N + 60 kg K2O + 60 kg P2O5 + 400 kg vôi.<br />
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Tất cả các thí nghiệm đều được bố trí theo<br />
phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD). Mỗi công thức thí nghiệm được nhắc<br />
lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2 (đối với thí nghiệm liều lượng chế phẩm) và<br />
50 m2 (đối với thí nghiệm hiệu quả chế phẩm).<br />
- Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi: tiến hành theo dõi một số chỉ<br />
tiêu sinh trưởng phát triển chủ yếu của cây lạc, việc theo dõi các chỉ tiêu này tuân thủ<br />
theo quy định của ngành.<br />
10<br />
<br />
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm bằng chỉ số VCR.<br />
2.2.2. Trong phòng thí nghiệm<br />
- Phân tích một số chỉ tiêu hóa tính của đất bằng các phương pháp sau:<br />
+ pH đất: Xác định pH đất bằng máy đo pH metre.<br />
+ Mùn tổng số được phân tích bằng phương pháp Tiurin.<br />
+ Đạm tổng số phân tích theo phương pháp Kjendahl cải tiến.<br />
+ Lân tổng số phân tích bằng phương pháp so màu Oniani.<br />
- Xác định số lượng vi sinh vật bằng phương pháp đếm số khuẩn lạc tạo thành<br />
khi nuôi cấy trên môi trường đặc.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Xác định liều lượng chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm VKNS được phối chế từ<br />
chủng NH1 và chủng PC đến năng suất lạc được thể hiện ở bảng 1, 2.<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm vi khuẩn nốt sần NH1 đến các yếu tố cấu thành<br />
năng suất và năng suất lạc vụ Xuân 2009<br />
<br />
Liều lượng<br />
chế phẩm<br />
(kg/ha)<br />
0<br />
<br />
Tổng số<br />
quả / cây<br />
(quả)<br />
21,60<br />
<br />
a<br />
<br />
Số quả<br />
chắc/cây<br />
(quả)<br />
13,21<br />
<br />
b<br />
<br />
P100quả<br />
(g)<br />
95,41<br />
<br />
b<br />
<br />
NSTT<br />
(tạ/ha)<br />
22,50<br />
<br />
NSTT<br />
so với ĐC<br />
(%)<br />
<br />
c<br />
<br />
-<br />
<br />
25<br />
30<br />
<br />
a<br />
<br />
23,53<br />
23,47a<br />
<br />
ab<br />
<br />
15,27<br />
16,33 a<br />
<br />
a<br />
<br />
105,03<br />
108,67a<br />
<br />
b<br />
<br />
25,50<br />
27,83 b<br />
<br />
113,33<br />
123,69<br />
<br />
35<br />
40<br />
<br />
23,07a<br />
22,18a<br />
<br />
16,55 a<br />
15,73ab<br />
<br />
107,66a<br />
105,45a<br />
<br />
30,48a<br />
31,36a<br />
<br />
135,47<br />
139,38<br />
<br />
(Ghi chú: các công thức được biểu thị cùng một chữ cái thể hiện sự sai khác nhau không<br />
có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05).<br />
<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy việc sử dụng các liều lượng chế phẩm khác nhau ảnh<br />
hưởng không đáng kể đến tổng số quả/cây. Riêng đối với số quả chắc/cây chỉ có công thức<br />
sử dụng 30, 35 kg chế phẩm/ha là có số quả nhiều hơn công thức đối chứng rõ rệt. Về khối<br />
lượng 100 quả thì tất cả các công thức sử dụng chế phẩm đều có khối lượng tương đương<br />
nhau và cao hơn công thức đối chứng một cách có ý nghĩa. Đặc biệt là NSTT tăng theo liều<br />
lượng chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc, trong đó 2 công thức sử dụng 35, 40 kg chế phẩm<br />
VKNS/ha có năng suất đạt cao nhất (cao hơn đối chứng 35,47 - 39,38%), tiếp đến là 2 công<br />
thức bón 25, 30 kg chế phẩm/ha (cao hơn đối chứng 13,33 – 23,69%).<br />
11<br />
<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm vi khuẩn nốt sần PC đến các yếu tố cấu thành<br />
năng suất và năng suất lạc vụ Xuân 2010<br />
<br />
Liều lượng<br />
chế phẩm<br />
(kg/ha)<br />
<br />
Tổng số<br />
quả / cây<br />
(quả)<br />
<br />
Số quả<br />
chắc/cây<br />
(quả)<br />
<br />
P100quả<br />
(g)<br />
<br />
NSTT<br />
(tạ/ha)<br />
<br />
NSTT<br />
so với ĐC<br />
(%)<br />
<br />
0<br />
<br />
27,21b<br />
<br />
21,30 b<br />
<br />
106,32a<br />
<br />
29,34c<br />
<br />
-<br />
<br />
30<br />
<br />
33,32b<br />
<br />
24,09ab<br />
<br />
109,30a<br />
<br />
33,19 b<br />
<br />
113,12<br />
<br />
35<br />
<br />
34,79<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
110,18<br />
<br />
34,91<br />
<br />
a<br />
<br />
118,98<br />
<br />
40<br />
<br />
34,86a<br />
<br />
28,21 a<br />
<br />
110,05a<br />
<br />
34,88 ab<br />
<br />
118,88<br />
<br />
45<br />
<br />
34,30a<br />
<br />
24,83ab<br />
<br />
104,34a<br />
<br />
33,84 ab<br />
<br />
115,34<br />
<br />
28,12<br />
<br />
(Ghi chú: các công thức được biểu thị cùng một chữ cái thể hiện sự sai khác nhau không<br />
có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05).<br />
<br />
Kết quả thí nghiệm ở bảng 2 cho thấy việc sử dụng các liều lượng chế phẩm<br />
khác nhau nhiễm cho lạc hầu như không ảnh hưởng đáng kể đến P 100 quả, nhưng có<br />
ảnh hưởng đến tổng số quả và đặc biệt là số quả chắc/cây, dẫn đến có ảnh hưởng rõ rệt đến<br />
NSTT của lạc. Nhìn chung các công thức có sử dụng chế phẩm đều có tổng số quả/cây<br />
nhiều hơn công thức đối chứng và 2 công thức nhiễm 35 và 40 kg chế phẩm/ha là 2 công<br />
thức có số quả nhiều nhất, tuy nhiên sự sai khác về tổng số quả /cây chỉ thể hiện rõ giữa các<br />
công thức có sử dụng chế phẩm với công thức đối chứng, còn giữa các công thức sử dụng<br />
chế phẩm với các liều lượng khác nhau thì sự sai khác là không đáng kể.<br />
Sử dụng chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc với các liều lượng khác nhau cũng ảnh<br />
hưởng đến số quả chắc/cây và thể hiện rõ rệt ở mức nhiễm 35 và 40 kg chế phẩm/ha,<br />
công thức nhiễm 35 - 40 kg chế phẩm/ha có số quả chắc/cây nhiều hơn 6,82 – 6,91 quả<br />
so với đối chứng.<br />
Về năng suất thực thu ở các công thức nhiễm chế phẩm đều cao hơn đối chứng<br />
một cách rõ rệt (tăng 13,12 – 18,98%), đặc biệt công thức nhiễm 35 kg chế phẩm/ha cho<br />
NSTT cao nhất (cao hơn đối chứng 5,57 tạ/ha, tăng 18,98% ).<br />
Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm VKNS, bên cạnh năng suất<br />
thực thu, chúng tôi còn đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở các công thức thí<br />
nghiệm thông qua chỉ số VCR, kết quả được minh họa ở hình 1.<br />
Kết quả phân tích cho thấy các công thức nhiễm chế phẩm NH1 hoặc chế phẩm PC<br />
với các liều lượng khác nhau đều có VCR >2, điều đó chứng tỏ việc sử dụng chế phẩm<br />
VKNS nhiễm cho lạc với liều lượng từ 25 – 45 kg/ha đều có lãi, trong đó bón 35 kg chế<br />
phẩm/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất (VCR đạt 4,80 ở vụ Xuân 2009 đối với chế phẩm<br />
NH1 và đạt 4,47 ở vụ Xuân 2010 đối với chế phẩm PC), tiếp đến là liều lượng 40 kg chế<br />
12<br />
<br />
VCR<br />
<br />
phẩm/ha (VCR đạt 4,66 ở vụ Xuân 2009 đối với chế phẩm NH1 và 3,89 ở vụ Xuân 2010<br />
đối với chế phẩm PC); ở mức bón 30 kg/ha vẫn có sức hấp dẫn đối với người sản xuất vì<br />
VCR>3; riêng mức bón 25 kg/ha và 45 kg/ha tuy có lãi nhưng VCR