TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM<br />
Ở PHÚ LƯƠNG, PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ<br />
Phan Văn Hòa, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
Nguyễn Việt Thiên, Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Quảng Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế có những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề<br />
trồng nấm nói chung và nấm rơm nói riêng. Bình quân 1 lứa, năng suất đạt 34,73 kg/vòm, sản<br />
lượng đạt 1.296 kg/hộ/năm với lợi nhuận thu được bình quân năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng.<br />
Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy, nếu hộ đầu tư tăng thêm 1<br />
sào rơm trồng nấm, sau khi trừ đi chi phí mua rơm 47,5 ngàn (mùa Xuân), 50 ngàn (mùa Hạ),<br />
40 ngàn (mùa Thu) và 48 ngàn (mùa Đông), các hộ thu được một khoản giá trị gia tăng ở các<br />
mùa Xuân Hạ Thu Đông tương ứng là 109, 90, 112 và gần 110 ngàn đồng. Nhưng nếu hộ tăng<br />
thuê thêm 1 ngày công lao động để trồng nấm, hộ đã lỗ mất 39,59 đến 44,15 ngàn đồng tuỳ<br />
theo mùa vụ.<br />
Để nâng cao kết quả và hiệu quả trồng nấm, chính quyền địa phương cần quy hoạch<br />
vùng sản xuất nấm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đa dạng hoá các loại nấm khác ngoài<br />
nấm rơm nhằm giảm rủi ro, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, chế<br />
biến sản phẩm nấm nhằm nâng cao năng suất chất lượng nấm; các hộ trồng nấm cần tập trung<br />
nguồn lực sản xuất vào mùa Hạ, mùa Thu, đầu tư thêm rơm, meo và công lao động gia đình sẽ<br />
cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nâng cao kết<br />
quả và hiệu quả sản xuất nấm, đưa nghề trồng nấm thành nghề chính nơi đây.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nấm rơm được xem là một loại “rau sạch và cao cấp”[1]. Mặc dù hàm lượng<br />
đạm cao nhưng nấm rơm rất an toàn cho cơ thể và không hoặc ít để lại hậu quả bất lợi<br />
cho con người như đạm động vật, đường và một số các loại thực phẩm khác. Nấm rơm<br />
có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protin<br />
trong nấm rơm chỉ đứng sau thịt, cá; rất giàu chất khoáng, axit amin không thể thay thế,<br />
các vitamin A, B, C, D,… và không chứa các độc tố[1].<br />
Trong những năm gần đây, trên thế giới, nghề trồng nấm đã hình thành và phát<br />
triển mạnh ở nhiều nước như Hà Lan, Pháp, Ý, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn<br />
Quốc,… Ở nước ta, nấm rơm cũng được biết đến từ rất lâu. Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm<br />
trở lại đây, trồng nấm rơm mới được coi là nghề và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho<br />
người dân.<br />
53<br />
<br />
Ở Thừa Thiên Huế, nấm rơm được trồng nhiều nơi, nhưng có thể nói ở Phú<br />
Lương, huyện Phú Vang là một trong những xã điển hình trồng nấm rơm tập trung và<br />
đạt hiệu quả cao. Trồng nấm rơm đã trở thành nghề chính mang lại nhiều lợi ích thiết<br />
thực, thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây, góp phần tận dụng nguồn rơm phế<br />
phẩm nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt lao động nhàn rỗi vào lúc trái<br />
vụ và mùa mưa. Tuy nhiên, để trồng nấm rơm thực sự là nghề sản xuất kinh doanh ở địa<br />
phương, mang lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định cho người dân, nhiều vấn đề đặt ra<br />
chưa được giải quyết: (1) Thực trạng sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang trong<br />
những năm qua như thế nào? (2) Kết quả và hiệu quả trồng nấm rơm ở đây? (3) Những<br />
nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các hộ ở Phú Lương? (4) Giải pháp<br />
nào để phát triển nghề trồng nấm rơm trong thời gian đến đạt hiệu quả cao và ổn định?<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tập trung nghiên cứu “Hiệu quả<br />
kinh tế sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” với<br />
mục đích nhằm đề ra các giải pháp hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng nấm rơm,<br />
phát triển nghề trồng nấm rơm hiệu quả và ổn định trong thời gian đến.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để đạt được những mục đích trên, trong khuôn khổ của bài báo, chúng tôi đã sử<br />
dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, so sánh, hạch<br />
toán kinh tế... đặc biệt chúng tôi tập trung điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng nấm trên tổng<br />
số 510 hộ trồng nấm của xã, sử dụng phương pháp toán kinh tế phân tích hàm sản xuất<br />
Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các hộ<br />
điều tra.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
Nấm rơm được người dân ở Phú Lương trồng quanh năm, từ khi bắt đầu chuẩn<br />
bị nguyên liệu rơm để ủ nấm cho đến khi thu hoạch trong vòng 20-25 ngày, mỗi tháng<br />
có thể sản xuất 1 đến 1,5 lứa, mỗi năm sản xuất cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông.<br />
Ở Phú Lương, bình quân mỗi hộ có 2,57 nhà vòm trồng nấm và mức đầu tư trên<br />
1 nhà vòm hơn 2,5 triệu đồng. Bình quân 1 vòm chứa khoảng 483,92 bánh rơm; một<br />
năm mỗi hộ trồng 14,52 lứa, với năng suất bình quân một lứa là 34,73 kg/vòm. Như vậy,<br />
sản lượng hàng năm bình quân mỗi hộ vào khoảng 1.296 kg.<br />
Ngoài đầu tư về nhà vòm và tư liệu sản xuất, các hộ trồng nấm rơm phải đầu tư<br />
nhiều khoản mục chi phí như meo giống, thuê công lao động, sửa chữa, tu bổ nhà vòm,...<br />
rơm và lao động gia đình... Bình quân mỗi lứa/vòm các hộ phải đầu tư 1,5 triệu đồng<br />
chi phí sản xuất, trong đó chi phí trung gian là 945,66 ngàn đồng. Sau khi trừ chi phí sản<br />
xuất, lợi nhuận bình quân một lứa, một vòm là 819 ngàn đồng, giá trị gia tăng bình quân<br />
1,4 triệu đồng/lứa/vòm. Như vậy, bình quân một năm giá trị sản xuất mỗi hộ thu được<br />
87,68 triệu đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất (57,11 triệu đồng), lợi nhuận thu được<br />
54<br />
<br />
bình quân năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng. Đây là khoản lợi nhuận cao và ổn định đối<br />
với hộ nông dân sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nông thôn. Bình quân, hộ đầu tư 1<br />
đồng chi phí 1 năm thu được 1,48 đồng giá trị gia tăng và 0,54 đồng lợi nhuận. Như vậy,<br />
có thể thấy, mặc dù nghề trồng nấm rơm mới phát triển và chưa trở thành nghề chính<br />
thống trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay, nhưng kết quả và hiệu quả kinh tế mà<br />
nghề trồng nấm rơm mang lại là khá cao, góp phần ổn định thu nhập, xoá đói giảm<br />
nghèo và phát triển kinh tế địa phương. Chính vì thế phát triển nghề trồng nấm rơm để<br />
phát triển kinh tế hộ nông dân là hướng đi đúng và phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế<br />
cao.<br />
Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế<br />
trồng nấm là rất quan trọng. Trong khuôn khổ của số liệu điều tra, chúng tôi xây dựng<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
∑ β jD j<br />
<br />
hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng như sau: Y= A. ∑ X i .e j=1<br />
αi<br />
<br />
. Trong đó, Y: năng<br />
<br />
i =1<br />
<br />
suất nấm rơm (kg), Xi (i=1÷5): Các yếu tố đầu vào, gồm tuổi vòm (năm); khối lượng<br />
rơm (sào); số lượng meo giống (bịch); số ngày công lao động (công); số năm kinh<br />
nghiệm của chủ hộ (năm); Dj: Biến giả mùa vụ trồng nấm (j=1÷3): D1=1 mùa Xuân;<br />
D2=1 mùa Hạ; D3=1 mùa Thu và D1=D2=D3=0 mùa Đông; A hệ số chặn.<br />
Kết quả ước lượng hàm Cobb-Douglas từ các hộ trồng nấm rơm được điều tra ở<br />
Phú Lương năm 2010 cho ta hàm sản xuất sau:<br />
Y=0,825.X1(-0,025).X20,153.X30,573.X40,144.X50,171.e0,289.D1+0,727.D2+0,504.D3<br />
Với kiểm định mô hình F-Statistic = 523,44 > F0,05 (10,229) cho phép ta bác bỏ<br />
giả thuyết : tất cả các hệ số hồi quy riêng đều bằng 0 và chấp nhận giả thuyết không<br />
phải tất cả các hệ số hồi quy riêng đều đồng thời bằng 0. Như vậy, mô hình đưa ra là<br />
hợp lý và phù hợp với thực tế ở mức ý nghĩa α = 5%. Các hệ số αi của các biến lượng<br />
rơm, lượng meo, số ngày công lao động, số năm kinh nghiệm của chủ hộ đều dương với<br />
mức ý nghĩa thống kê 99%, ngoại trừ hệ số αi của biến tuổi vòm âm với mức ý nghĩa<br />
thống kê 90%. Điều đó cho thấy, các yếu tố số lượng meo, rơm, số ngày công lao động<br />
và năm kinh nghiệm trồng nấm ảnh hưởng làm tăng năng suất nấm, lớn nhất là số lượng<br />
meo giống. Trong khi đó, tuổi vòm có ảnh hưởng âm, tức là vòm sử dụng càng lâu, năng<br />
suất nấm rơm giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trồng nấm<br />
rơm của các hộ ở Phú Vang hiện nay. Đối với mùa vụ, kết quả ước lượng hàm sản xuất<br />
cho thấy, mùa Hạ là mùa cho năng suất cao nhất, sau đó là mùa Thu.<br />
<br />
55<br />
<br />
Bảng 1. Hiệu quả kinh tế đầu tư các yếu tố đầu vào trồng nấm rơm ở các mùa trong năm của Phú Lương, Phú Vang 2010<br />
<br />
Sản phẩm cận biên của đầu vào Giá trị sản phẩm cận biên của đầu<br />
(kg/lứa)<br />
vào (1000đ)<br />
Các đầu vào<br />
<br />
(MPXi)<br />
<br />
Chênh lệch giữa giá trị sản phẩm cận<br />
biên và đơn giá của đầu vào (1000đ)<br />
<br />
(MPVXi)<br />
<br />
(MPVXi – PXi)<br />
<br />
Xuân<br />
<br />
Hạ<br />
<br />
Thu<br />
<br />
Đông<br />
<br />
Xuân<br />
<br />
Hạ<br />
<br />
Thu<br />
<br />
Đông<br />
<br />
Xuân<br />
<br />
Hạ<br />
<br />
Thu<br />
<br />
Đông<br />
<br />
1. Tuổi vòm<br />
<br />
-0,49<br />
<br />
-0,76<br />
<br />
-0,61<br />
<br />
-0,37<br />
<br />
-38,45<br />
<br />
-34,39<br />
<br />
-37,26<br />
<br />
-38,76<br />
<br />
-226,22<br />
<br />
-222,16<br />
<br />
-225,03<br />
<br />
-226,53<br />
<br />
2. Lượng rơm<br />
<br />
2,01<br />
<br />
3,11<br />
<br />
2,49<br />
<br />
1,50<br />
<br />
156,50<br />
<br />
139,98<br />
<br />
151,69<br />
<br />
157,80<br />
<br />
109,00<br />
<br />
89,98<br />
<br />
111,69<br />
<br />
109,80<br />
<br />
3. Lượng<br />
giống<br />
<br />
0,22<br />
<br />
0,34<br />
<br />
0,27<br />
<br />
0,17<br />
<br />
17,27<br />
<br />
15,45<br />
<br />
16,74<br />
<br />
17,41<br />
<br />
15,07<br />
<br />
13,25<br />
<br />
14,54<br />
<br />
15,21<br />
<br />
4. Ngày công lao<br />
động<br />
<br />
0,51<br />
<br />
0,80<br />
<br />
0,64<br />
<br />
0,39<br />
<br />
40,08<br />
<br />
35,85<br />
<br />
38,85<br />
<br />
40,41<br />
<br />
-39,92<br />
<br />
-44,15<br />
<br />
-41,15<br />
<br />
-39,59<br />
<br />
5. Năm kinh<br />
nghiệm chủ hộ<br />
<br />
0,53<br />
<br />
0,82<br />
<br />
0,66<br />
<br />
0,40<br />
<br />
41,34<br />
<br />
36,97<br />
<br />
40,07<br />
<br />
41,68<br />
<br />
41,34<br />
<br />
36,97<br />
<br />
40,07<br />
<br />
41,68<br />
<br />
meo<br />
<br />
Nguồn: Tính toán của tác giả.<br />
<br />
56<br />
<br />
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư của từng yếu tố đầu vào ở các mùa vụ<br />
trồng nấm chúng tôi nhận thấy, nếu hộ đầu tư tăng thêm lượng rơm, meo, công lao động,<br />
đầu tư nhà vòm mới đều làm tăng năng suất nấm rơm do sản phẩm cận biên tăng. Nếu<br />
tăng thêm 1 sào rơm (so trung bình 2,38 sào) thì ở mùa Xuân năng suất cận biên tăng<br />
2,01 kg nấm; mùa Hạ tăng 3,11 kg nấm; mùa Thu tăng 2,49 kg và mùa Đông tăng 1,5<br />
kg nấm. Tương tự cho lượng meo giống, số ngày công lao động, số năm kinh nghiệm<br />
trồng nấm của chủ hộ, nếu tăng thêm 1 đơn vị so trung bình của biến thì năng suất cận<br />
biên của nấm tăng lên. Riêng nếu nhà vòm trồng nấm đã qua sử dụng 1 năm thì năng<br />
suất cận biên lại giảm từ 0,37 đến 0,76 kg nấm (bảng). Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh<br />
tế cao các hộ chỉ nên đầu tư thêm lượng rơm và lượng meo giống ở tất cả các mùa trồng<br />
nấm. Nếu tăng thêm 1 sào rơm trồng nấm, sau khi trừ đi chi phí mua rơm 47,5 ngàn<br />
(mùa Xuân), 50 ngàn (mùa Hạ), 40 ngàn (mùa Thu) và 48 ngàn (mùa Đông), các hộ thu<br />
được một khoản giá trị gia tăng ở các mùa Xuân Hạ Thu Đông tương ứng là 109, 90,<br />
112 và gần 110 ngàn đồng. Tương tự, nếu tăng thêm lượng meo giống và những hộ có<br />
nhiều kinh nghiệm cũng làm tăng giá trị gia tăng. Đối với tuổi vòm, tuổi vòm càng lớn<br />
thì càng không có hiệu quả kinh tế do làm giảm năng suất nấm. Riêng đối với ngày<br />
công lao động, nếu hộ tăng thuê thêm 1 ngày công lao động để trồng nấm, sau khi trừ đi<br />
chi phí 1 ngày công thuê 80 ngàn, hộ đã lỗ mất 39,59 đến 44,15 ngàn đồng tuỳ theo mùa<br />
vụ (Bảng 1). Mặc dù năng suất cận biên của ngày công lao động tăng lên, nhưng chi phí<br />
ngày công lao động thuê hiện nay quá cao nên thuê lao động trồng nấm là không có<br />
hiệu quả kinh tế. Vì thế, để đạt hiệu quả kinh tế cao, các hộ nên sử dụng công lao động<br />
nhàn rỗi của mình để trồng nấm. Có như vậy, giảm được chi phí, sử dụng triệt để công<br />
lao động nhàn rỗi của gia đình, nâng cao hiệu quả kinh tế.<br />
Như vậy, trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ nấm hiện nay, nếu hộ trồng nấm<br />
vào mùa Hạ, mùa Thu, đầu tư tăng thêm lượng rơm, meo giống, đầu tư mới nhà vòm<br />
trồng nấm và tận dụng công lao động nhàn rỗi của gia đình để trồng nấm sẽ cho kết quả<br />
và hiệu quả kinh tế cao.<br />
Tuy nhiên, để trồng nấm rơm ở Phú Lương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế<br />
mang lại kết quả và hiệu quả cao về mặt kinh tế và trở thành nghề mang lại thu nhập<br />
cao cho người dân nơi đây, chính quyền địa phương cũng như người dân cần thực hiện<br />
một số giải pháp sau:<br />
- Ngay từ bây giờ, cần quy hoạch lại vùng sản xuất nấm rơm ở địa phương,<br />
nhằm kiểm soát môi trường, đảm bảo nấm sạch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng<br />
nấm, đảm bảo trồng nấm của các hộ đạt kết quả và hiệu quả kinh tế cao.<br />
- Cần nâng cao kiến thức kỹ thuật, áp dụng tiến bộ sản xuất mới tiên tiến thông<br />
qua tập huấn sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và kiến thức thị trường cho người<br />
trồng nấm nhằm đảm bảo cho người trồng nấm thu được kết quả và hiệu quả cao nhất,<br />
bởi lẽ hiện nay người dân trồng nấm rơm ở Phú Lương chủ yếu áp dụng kiến thức<br />
truyền thống, lạc hậu.<br />
57<br />
<br />