intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả kinh tế của các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH - CN) trong sản xuất chè của hộ nông dân tại thành phố Thái Nguyên. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được điều tra thực tế 150 hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Bằng phương pháp phân tích so sánh lợi ích, chi phí, sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế ở các mô hình trồng chè đã được nhận diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả kinh tế của các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

  1. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG TRỒNG CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Nguyễn Như Trang1, Nguyễn Thị Lan2, Đặng Phi Trường3 (1),(3) Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên (2) Ban tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH - CN) trong sản xuất chè của hộ nông dân tại thành phố Thái Nguyên. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được điều tra thực tế 150 hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Bằng phương pháp phân tích so sánh lợi ích, chi phí, sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế ở các mô hình trồng chè đã được nhận diện. Từ khóa: Tiến bộ khoa học công nghệ, sản xuất chè, nông hộ…. 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH - CN) vào sản xuất là xu thế của các nhà sản xuất trong quá trình hội nhập kinh tế. Kết quả của sự ứng dụng là năng suất sản xuất được nâng cao cũng như chất lượng sản phẩm được cải tiến. Tại Việt Nam cho đến nay, nhiều ý kiến cho rằng sự đóng góp của KH - CN vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp là khoảng 30%. Trong thực tế việc áp dụng các mô hình tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng không những giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận mà còn góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, hướng tới xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Thành phố Thái Nguyên là thành phố thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành phố có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với vùng trọng điểm là 6 xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Quyết Thắng,... Hiện nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trong những năm qua, để phát triển bền vững ngành chè, Thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm ưu tiên phát triển cây chè, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được coi là khâu đột phá, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác; năng suất, chất lượng sản phẩm chè ngày càng được cải thiện theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KH - CN vào sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc khuyến khích, cổ động bà con nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho trồng chè. Wharton (1971) đã chỉ ra 6 lý do giải thích tại sao người nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới, trong đó có một lý do được Wharton đề cập đó là “không được chấp nhận về mặt tâm lý”, một biểu hiện của vấn đề này là lo sợ rủi ro. Bên cạnh đó, Jedlicka (1997) đã mô tả việc áp dụng kỹ thuật mới bởi nông dân như là một quá trình gồm 5 giai đoạn: Biết đến kỹ thuật mới; quan tâm; đánh giá phân tích giữa lợi ích và chi phí của việc áp dụng kỹ thuật mới; làm thử nghiệm; áp dụng chính thức trên toàn bộ diện tích. Như vậy, có thể thấy tâm lý e ngại, lo sợ rủi ro là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiến bộ của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy đánh giá sự thay đổi hiệu quả sản xuất khi áp dụng tiến bộ công nghệ mới, nhằm cung cấp những bằng chứng thiết thực cho bà con nông dân mạnh dạn hơn trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế của các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng chè trên địa bàn TP Thái Nguyên” đồng thời đề xuất giải pháp đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH - CN trong thời gian tới. , 216
  2. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: (1) Các báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông (2) Các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác: các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc ứng dụng TBKT vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất chè; (3) Các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Để đảm bảo tính khoa học, tính đại diện của số liệu sơ cấp, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng để tiến hành thu thập số liệu. Bước 1: Chọn điểm nghiên cứu. Nghiên cứu lựa chọn 3 địa phương trồng chè có quy mô diện tích lớn và tỷ lệ cao trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn TP Thái Nguyên đó là 03 xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu. Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của phiếu điều tra, đồng thời hiệu chỉnh phiếu điều tra phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu. Bước 3: Sau bước hiệu chỉnh phiếu điều tra, tác giả tiến hành điều tra chính thức. Cỡ mẫu theo từng địa bàn cụ thể như sau: Bảng 1: Cỡ mẫu điều tra theo địa bàn khảo sát Tên xóm Số mẫu Tỷ trọng STT Tên xã Thông tin thu thập được chọn được chọn (%) Hồng Thái II 25 16,67 Đặc điểm chung, 1 Tân Cương Đội Cấn 25 16,67 nguồn lực của nông Cây Thị 25 16,67 hộ sản xuất chè, khả 2 Phúc Xuân Xóm Giữa II 25 16,67 năng tiếp cận thông Khuôn I 25 16,67 tin, tập huấn tiến bộ 3 Phúc Trìu KH - CN,… Đồng Nội 25 16,67 Tổng 150 100 Nguồn: Nhóm tác giả 2.2. Phương pháp phân tích Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm cung cấp một bức tranh mô tả về việc áp dụng TBKT vào sản xuất chè trên địa bàn TP Thái Nguyên, qua phân tích so sánh các chỉ tiêu thống kê về chi phí, lợi nhuận.. của các mô hình sản xuất từ đó đưa ra những nhận định so sánh về hiệu quả sản xuất của các mô hình. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tình hình áp dụng TB KT trong sản xuất chè tại TP Thái Nguyên Qua khảo sát, số nông hộ sản xuất chè trong vùng nghiên cứu có ứng dụng tiến bộ KH - CN chiếm 57,3 % số nông hộ được khảo sát. Nhóm đối tượng này bao gồm những hộ sản xuất chè có ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chè như: van phun tưới, máy vò chè, sao chè, VietGap, UTZ Certified… Nhóm đối tượng còn lại chủ yếu sản xuất chè theo phương pháp truyền thống, ngoài việc sử dụng giống mới trong canh tác thì hầu như nhóm hộ này không ứng dụng bất cứ mô hình tiến bộ kỹ thuật nào (số này chiếm 42,7 % số nông hộ được khảo sát). Bảng 2: Tình hình ứng dụng tiến bộ KH - CN của nông hộ sản xuất chè Địa bàn nghiên cứu Tổng số hộ Có ứng dụng Không ứng dụng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tân Cương 50 33 66 17 34 Phúc Xuân 50 27 54 23 46 Phúc Trìu 50 26 52 24 48 Tổng 150 86 57,3 64 42,7 Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả , 217
  3. - Phương thức tiếp cận thông tin KHKT: Thông tin KHKT được hộ nông dân tiếp cận qua nhiều kênh đa dạng: Kênh VTV6 của đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh, cán bộ khuyến nông, nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật, hội nông dân hay quan sát thực tế địa phương từ các mô hình đã áp dụng KHKT của các hộ nông dân khác….. Bảng 3 Hình thức tiếp cận nguồn thông tin tiến bộ kỹ thuật của các nông hộ áp dụng TBKT Vùng nghiên cứu Tân Cương Phúc Xuân Phúc Trìu Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Phương tiện thông tin đại chúng 30 90,91 25 92,6 11 42,31 Cán bộ khuyến nông 25 75,76 24 88,9 13 50 Nhân viên công ty thuốc BVTV 31 93,94 23 85,19 10 38,46 Người quen, hàng xóm 23 69,7 22 81,48 7 26,92 Cán bộ hội nông dân 18 54.54 13 48.15 5 19,23 Cán bộ các Trường/Viện 3 9,1 2 7,41 8 30,77 Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả Kết quả khảo sát tại vùng nghiên cứu cho thấy, phần lớn nông dân tham gia tập huấn chủ yếu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông hoặc Trạm Khuyến nông. Bên cạnh đó, nhân viên các công ty thuốc bảo vệ thực vật cũng là một trong những lực lượng nòng cốt trong phong trào phổ biến kỹ thuật mới và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc mới đến nông dân. Đây là hoạt động có lợi cho cả hai bên, công ty thuốc bảo vệ thực vật có thể giới thiệu, quảng cáo được các loại thuốc họ sản xuất còn nông dân tham gia tập huấn thì được cho các loại thuốc từ công ty về áp dụng thử nghiệm trên đồng ruộng của mình. Ngoài ra, nông dân còn được các tổ chức khác chuyển giao kỹ thuật như Đại học Thái Nguyên, hội nông dân địa phương, chủ yếu những buổi tập huấn này được diễn ra trên đồng ruộng mang tính thực nghiệm hơn là truyền đạt thông tin. 3.2. Hiệu quả sản xuất ở các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. * Chi phí sản xuất chè của các mô hình Để sản xuất chè, hàng năm người nông dân phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Việc áp dụng KHKT với mục tiêu tăng năng suất, tăng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, bên cạnh đó cũng góp phần làm giảm chi phí sản xuất chè cho người nông dân. Bảng 4: Chi phí sản xuất chè của 3 mô hình sản xuất trên 1ha diện tích Số lượng Đơn Thành tiền (1000 đồng) Khoản mục ĐVT Chè Chè Chè giá Chè Chè Chè VG VG UTZ thường (đồng) UTZ thường Đạm ure Kg 850 650 1.300 9.500 8075 6175 12.350 Lân supe Kg 1 1.500 3.700 0 3,7 5.550 Kali Kg 600 450 900 9.200 5.520 4.140 8.280 Thuốc BVTV kg 5 1 10 500.000 2.500 500 5.000 Phân hữu cơ kg 3 4.500 13,5 0 0 Phân chuồng kg 30 100 1.000 0 30 100 Công LĐ công 780 1020 680 120.000 93.600 122.400 81.600 II. Tổng chi 109.708,5 133.248,7 112.780 (Nguồn: Phòng Kinh tế TP Thái Nguyên) , 218
  4. Từ kết quả thống kê trên, có thể nhận thấy, tổng chi phí sản xuất chè của mô hình sản xuất chè VietGAP thấp hơn chi phí sản xuất chè thông thường, trong khi chi phí sản xuất chè UTZ cao hơn chi phí sản xuất chè thông thường. Lý do của sự chênh lệch này là do chi phí công lao động của 2 mô hình sản xuất chè này cao hơn hẳn so với chè thông thường, đặc biệt là công lao động dành cho chè UTZ chứng tỏ yêu cầu về chăm sóc, thu hái của 2 mô hình này rất cao, đòi hỏi nhiều công đoạn hơn. Trong khi đó chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của 2 nhóm mô hình này thấp hơn nhiều so với mô hình sản xuất chè thông thường. Đây cũng là một minh chứng cho thấy, áp dụng TBKT sẽ tạo ra các sản phẩm chè an toàn hơn. * Sản lượng, doanh thu và lợi nhuận sản xuất kinh doanh chè của các mô hình Qua tổng hợp các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn TP Thái Nguyên của phòng kinh tế TP Thái Nguyên và Sở NN PTNT tỉnh Thái Nguyên, dữ liệu về sản xuất và tiêu thụ chè đã được thống kê trong bảng 7: Bảng 5: So sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của các mô hình trên 1 ha/năm (Nguồn: Phòng Kinh tế TP Thái Nguyên) So sánh VG- UTZ- Chè Chè Thường Thường Chỉ tiêu ĐVT Chè VG UTZ thường Sản lượng chè khô Kg 2600 2327 2260 340 67 Đơn giá 1000 250 250 200 50 50 Thành tiền 1000 650000 581750 452000 198.000 129.750 Chi phí 1000 109.708,5 133.248,7 112.780 -3.071,5 20468,7 Lãi thuần 1000 540.291,5 448.501,3 339.220 201.071,5 109.281,3 Như vậy, qua bảng trên, so sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất chè VietGap, Chè UTZ với sản xuất chè truyền thống của các hộ nông dân thì trong 01 năm thu nhập trên 01 ha sản xuất chè VietGAP cao hơn chè thường là 201.071 nghìn đồng/ha, còn chè UTZ có lãi cao hơn 109.281 nghìn đồng/ha. Mặc dù so về chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất của chè UTZ cao hơn so với chi phí sản xuất chè thông thường, nhưng lợi nhuận đạt được của chè UTZ lại cao hơn so với chè thông thường. Xét tỷ suất sinh lợi nhuận trên 1 đồng vốn bỏ ra của 3 mô hình chè (bảng 8) ta thấy: Tỷ suất sinh lời của một đồng chi phí bỏ ra của chè VietGAP là cao nhất (4,924), trong khi đó tỷ suất sinh lời của chè thông thường lại thấp nhất (3.01). Bảng 6: Tỷ suất sinh lời của một đồng chi phí chăm sóc bỏ ra Chè VG Chè UTZ Chè thường 4.924 3.365 3.01 (Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả) Trên thực tế, con số tính toán về tỷ suất sinh lời từ một đồng vốn chi phí bỏ ra để chăm sóc chè chỉ mang tính chất tương đối, ở đây chi phí đầu tư ban đầu chưa được đề cập, cũng như chi phí y tế của chủ hộ chưa được khảo sát. Do đó kết quả này chỉ mang tính chất tham khảo trên 150 mẫu điều tra. Với mục đích đi tìm những bằng chứng ban đầu, cung cấp minh chứng về hiệu quả khi áp dụng TBKHKT trong trồng chè cho bà con nông dân. Để bà con nông dân mạnh dạn hơn trong việc tiếp nhận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Chi phí chăm sóc giảm, chi phí đầu tư ban đầu luôn có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, chi phí y tế có tiềm năng giảm do tác động tích cực từ vấn đề môi trường, từ việc hạn chế tiếp xúc với các nguồn thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, khi sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm, sẽ cải thiện đầu ra tiêu thụ, tăng danh tiếng cho cơ sở sản xuất, người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, việc sản xuất và tiêu thụ chè sẽ bền vững hơn. Trong bối cảnh yêu cầu về vấn đề an toàn thực phẩm, về truy nguyên nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng đòi hỏi ngày một cao hơn, nếu như bà con nông dân trồng chè không áp dụng các TBKT, đây sẽ là bước cản lớn trong việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chè sau này. , 219
  5. 4. Giải pháp đề xuất Dựa vào kết quả thực tế khảo sát và thu thập ý kiến của chuyên gia, lãnh đạo ngành nông nghiệp và cán bộ khuyến nông cơ sở, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp như sau: Giải pháp 1: Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chuyển giao TBKT với các cơ quan quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và hộ nông dân nhằm triển khai các chương trình tập huấn TBKT rộng rãi trên địa bàn TPTN. Cần tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn kinh phí nhằm chia sẻ được gánh nặng về nguồn vốn để triển khai các chương trình tập huấn TBKT; tranh thủ được nguồn chất xám, tiếp cận được những mô hình TBKT mới trong sản xuất để kịp thời phổ biến cho nông hộ sản xuất chè; các đơn vị hỗ trợ triển khai các chương trình TBKT (Viện/trường, doanh nghiệp) cần phối hợp chặt chẽ với câu lạc bộ, hội nông dân ở địa phương để việc triển khai các chương trình tập huấn TBKT đi vào chiều sâu và đúng nhu cầu thực tế tại địa bàn sản xuất của nông hộ. Giải pháp 2: Tăng cường khả năng tiếp cận TBKT cho nông hộ sản xuất chè Trong quá trình điều tra khảo sát, có rất nhiều hộ nông dân khi được hỏi không biết đến các thông tin KHKT mới. Chính vì vậy, việc tăng cường khả năng tiếp cận TBKT cho nông hộ sản xuất chè là việc hết sức cần thiết. Thường xuyên tổ chức các khóa học, các buổi phổ biến thông tin, cập nhật thông tin, bổ sung các kiến thức liên quan đến hoạt động sản xuất chè. Các thông tin về các phương thức canh tác mới ở những địa phương khác, thông tin về thị trường trong và ngoài nước được cập nhật và biên soạn thành những “sổ tay”, tờ rơi, hay “cẩm nang khoa học” sản xuất chè được phát hàng tháng cho những đối tượng tham gia các khóa học là phương thức để nông hộ nâng cao kiến thức của mình một cách hiệu quả. Giải pháp 3: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng về chè an toàn. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh và các loại phân phức hợp, áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại chỗ giá thành hạ kết hợp các biện pháp tủ rác, tưới nước giữ ẩm, giảm sử dụng các loại phân hoá học. Quản lý sâu bệnh theo nguyên tắc IPM chú trọng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, làm tốt công tác dự tính dự báo sâu bệnh để hướng dẫn cho người làm chè kịp thời xử lý giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng những loại thuốc được phép sử dụng trên cây chè. Giải pháp 5: Cải thiện hệ thống thủy lợi, nâng cao cơ sở hạ tầng nông nghiệp tại địa phương Thực tế khảo sát cũng cho thấy, ở những nơi có hệ thống đường giao thông, điện, tưới tiêu được nông hộ đánh giá tốt thì nông hộ tại địa phương cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng “chuẩn” các mô hình tiến bộ kỹ thuật. Chính vì thế có được hệ thống tưới tiêu tốt thì nông hộ sẽ áp dụng các mô hình canh tác có hiệu quả hơn. Do đó, nghiên cứu về hệ thống thủy lợi để khắc phục những mặt còn yếu kém của mỗi địa phương trong vùng nghiên cứu là giải pháp cần thiết để thúc đẩy nông hộ tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè. Xây dựng vùng sinh thái chè, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo vùng chè an toàn bảo vệ môi trường kết hợp đầu tư xây dựng hồ đập nước, hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống bán hàng tại gia đình, tại các chợ địa phương từng bước hình thành tuyến du lịch sinh thái kết hợp tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho vùng chè đặc sản của thành phố. Giải pháp 6: Cập nhật và nghiên cứu triển khai các thông tin KHKT về các tiêu chuẩn sản xuất được thế giới công nhận để từng bước cải thiện và mở rộng thị trường xuất khẩu chè ra thế giới. Như chúng ta đã biết, mặc dù chè của Việt Nam nói chung và sản phẩm chè của Thái Nguyên nói riêng đã được xuất khẩu đi hơn 100 nước trên thế giới, nhưng chủ yếu là xuất khẩu chè nguyên liệu, giá trị rất thấp và chỉ xuất khẩu được vào các thị trường dễ tính. Trong khi đó những khu vực có yêu cầu cao như EU, Mỹ... chè của Việt Nam lại chưa đáp ứng được , 220
  6. tiêu chuẩn, chưa tham gia được vào chuỗi sản xuất chè thế giới. Chính vì vậy, không chỉ nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn TBKT trong nước, cần phải hướng đến các tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Giải pháp 7: Nghiên cứu quy trình hỗ trợ thuận lợi và dễ tiếp cận hơn cho nông hộ ứng dụng TBKT vào sản xuất chè Qua khảo sát phỏng vấn các hộ nông dân, nhiều hộ nông dân không thể áp dụng TBKT là do khả năng về vốn yếu, mặc dù chính phủ có gói hỗ trợ cho hộ nông dân áp dụng TBKT nhưng quy trình hỗ trợ lại gây khó khăn cho hộ nông dân: quy trình hiện nay là người nông dân đầu tư sản xuất trước, cơ quan nhà nước kiểm tra sau, nếu áp dụng và đạt tiêu chuẩn mới được hỗ trợ, trong khi chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao, không phải hộ nông dân nào cũng thực hiện được. Việc vay vốn rườm rà, nhiều thủ tục, trong khi chưa biết được hiệu quả sản xuất của việc áp dụng TBKT ra sao, thị trường bảo hiểm nông sản chưa phát triển thì việc bỏ ra một khoản lớn để đầu tư áp dụng tiến bộ KT là một quyết định khó khăn kể cả trong động cơ cũng như năng lực thực hiện của nông hộ. Chính vì vậy cần nghiên cứu xây dựng một quy trình hỗ trợ thuận lợi và dễ tiếp cận hơn cho các hộ nông dân đang và sẽ áp dụng TBKT vào sản xuất chè. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jedlicka, A.D (1997), ‘Organization for rural development’, New york praeger publisher 2. Phòng kinh tế Thành phố Thái Nguyên, Báo cáo kết quả hoạt động KH - CN thành phố Thái Nguyên các năm giai đoạn 2014 - 2016, Thái Nguyên. 3. Sở NN&PTNT (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 2015 và kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn 2016, Thái Nguyên 4. Wharton, C.A (1959), ‘The U.s Graduate training of Asian agricultural economists’, New york, council on economic and cultural affairs. , 221
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1