HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HỆ THỐNG NẸP ỐC NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI
lượt xem 9
download
Mở đầu: Trong suốt thập kỷ qua, điều trị phẫu thuật gãy xương hàm dưới đã đạt được sự tiến bộ đáng kể. Mục tiêu: Phương pháp cố định vững chắc xương gãy bên trong và sớm thực hiện chức năng đã thay thế được phương pháp kết hợp xương bằng chỉ thép đòi hỏi phải cố định liên hàm. Trong những năm gần đây, việc sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ trong phẫu thuật hàm mặt đã đạt được những kết quả đáng tin cậy. Phương pháp: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HỆ THỐNG NẸP ỐC NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI
- HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HỆ THỐNG NẸP ỐC NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI TÓM TẮT Mở đầu: Trong suốt thập kỷ qua, điều trị phẫu thuật gãy xương hàm dưới đã đạt được sự tiến bộ đáng kể. Mục tiêu: Phương pháp cố định vững chắc xương gãy bên trong và sớm thực hiện chức năng đã thay thế được phương pháp kết hợp xương bằng chỉ thép đòi hỏi phải cố định liên hàm. Trong những năm gần đây, việc sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ trong phẫu thuật hàm mặt đã đạt được những kết quả đáng tin cậy. Phương pháp: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ trong điều trị gãy xương hàm dưới. Kết quả và kết lưận: Tác giả thực hiện nghiên cứu trên 30 bệnh nhân gồm 44 đường gãy. Đánh giá kết quả dựa trên tỉ lệ các biến chứng: viêm xương, nhiễm trùng phần mềm, sai khớp cắn, tổn thương thần kinh cảm giác.
- ABSTRACT Background: During the past decade, the surgical treatment of mandibular fractures has significantly progressed. Objective: Rigid internal fixation and early return to function have replaced wire osteosynthesis that requested maxillomandibular fixation. The use of miniplate in maxillofacial surgery has recently regained acceptance. Method: This study assessed the efficacy of the treatment of mandibular fractures using miniplate. Result and conclusion: Forty four mandibular fractures on 30 patients were included in the study. The incidence of bone or soft tissue infection, malocclusion and iatrogenic neurosensory deficit were evaluated. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1973 Michelet đã sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ trong điều trị chấn thương hàm mặt và mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị gãy xương hàm dưới. Sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ có nhiều ưu điểm so với các phương pháp truyền thống khác: dễ sử dụng, giảm thời gian cố định liên hàm hoặc không cần cố định liên hàm, phẫu thuật đường trong miệng không để lại sẹo ngoài. Chính
- vì vậy nó ngày càng được áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Tuy nhiên, người ta vẫn còn đang bàn cãi về khả năng bất động của hệ thống nẹp ốc nhỏ cũng như các biến chứng của nó. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ trong điều trị gãy xương hàm dưới. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân gãy xương hà m dưới lớn hơn 12 tuổi được điều trị nội trú tại khoa phẫu thuật hàm mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương từ tháng 6-2003 đến tháng 12 -2003, thoả các điều kiện sau: - Không có gãy xương hàm trên - Không kết hợp gãy cổ lồi cầu. - Không gãy vụn, thiếu hổng. - Còn đủ răng để có thể xác định khớp cắn. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu tiền cứu. Tiến trình nghiên cứu Lựa chọn bệnh nhân Khám tất cả các trường hợp gãy xương hàm dưới thoả mãn các điều kiện trên được điều trị nội trú tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương. Đánh giá lâm sàng. - Ghi nhận khoảng thời gian từ lúc chấn thương đến lúc phẫu thuật. - Đánh giá số lượng cũng như mức độ vững chắc của các răng còn lại trên cung hàm có thể xác lập được tương quan khớp cắn. - Đánh giá tương quan khớp cắn trước khi điều trị. - Ghi nhận các triệu chứng tổn thương thần kinh: tê môi cằm, liệt môi dưới Đánh giá cận lâm sàng - Chụp đủ phim: toàn cảnh, mặt thẳng, mặt nhai hàm dưới. - Phân loại gãy xương hàm dưới theo vị trí giải phẫu.
- - Xác định mối tương quan giữa đường gãy và các răng lân cận. Phương thức phẫu thuật Đường vào phẫu thuật: Sử dụng đường rạch trong miệng. Nắn chỉnh xương đúng giải phẫu, kết hợp cố định liên hàm bằng cung-cao su (hàm dưới buộc nguyên cung không cắt cung ngang qua vị trí đường gãy) kiểm tra khớp cắn đúng. Kết hợp xương bằng hệ thống nẹp-ốc nhỏ của hãng Aesculap. Độ dài nẹp: mỗi nẹp có tối thiểu 4 lô(. Vị trí đặt nẹp: nẹp được đặt theo đường kết hợp xương lý tưởng của Champy. Số lượng nẹp Vùng góc hàm: đặt 01 nẹp. Vùng cành ngang: đặt 01 nẹp. Vùng cằm: đặt 02 nẹp hoặc 01 nẹp kết hợp với chỉ thép tại vị trí bờ dưới xương hàm dưới.
- Ốc Mỗi bên đường gãy có tối thiểu 2 ốc. Cố định răng hai bên đường gãy bằng mũi chỉ thép (mũi chữ O). Tháo thun cố định liên hàm, kiểm tra khớp cắn. Hình: Vị trí đặt nẹp theo Champy KẾT QUả 30 bệnh nhân gãy xương hàm dưới đơn thuần với 44 đường gãy được điều trị kết hợp xương bằng hệ thống nẹp ốc nhỏ, 100% bệnh nhân biểu hiện lành thương xương, không tạo khớp giả trên lâm sàng cũng như X-quang. Không có trường hợp nào bị sai khớp cắn, bong nẹp, viêm xương, hở vết thương. Có 2 trường hợp (6,6%) bị biến chứng sau phẫu thuật. Một trường hợp (3.3%) bị nhiễm trùng phần mềm vùng cằm, xuất hiện vào tuần lễ thứ
- hai sau phẫu thuật, xử trí cho nhập viện điều trị kháng sinh bằng đ ường tĩnh mạch, kết hợp rạch abcess bằng đường trong miệng, xuất viện sau 1 tuần và kết quả lành thương xương bình thường. Một trường hợp có tê môi cằm sau phẫu thuật, trên phim X quang cho thấy có một con ốc đi vào kênh răng dưới, sau 6 tháng dấu hiệu tê môi cằm giảm dần. Có 9 trường hợp có chỉ định cố định liên hàm 1 tuần sau mổ, tất cả các trường hợp này có 2 đường gãy. Bảng 1: Sự phân bố đường gãy n % Đường gãy Cằm 19 43% Cành 5 12% ngang Góc hàm 20 45%
- Tổng số 44 100% Bảng 2: Tỉ lệ biến chứng Biến chứng n % Nhiễm trùng 1 3,3% phẫn mềm Tổn thương 1 3,3% thần kinh Tổng số 2 6,6% BÀN LUẬN Mục tiêu quan trọng nhất khi điều trị gãy xương hàm dưới là phục hồi lại cấu trúc và chức năng bình thường của xương hàm. Lý tưởng hơn nếu đạt được điều này mà không ảnh hưởng đến sự thoải mái của bệnh nhân. Sử dụng nẹp ốc trong điều trị gãy xương hàm dưới có thể đáp ứng được những yêu cầu này. Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy hệ thống nẹp ốc nhỏ
- có khả năng bất động vững chắc xương gãy, cho phép xương hàm dưới sớm thực hiện được chức năng. Vào thập niên 70, Michelet và Champy đã dề nghị sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ trong điều trị gãy xương hàm dưới. Champy đã chứng minh hệ thống nẹp ốc nhỏ đáp ứng đ ược những yêu cầu của vật liệu kết hợp xương, nó có thể trung hòa được lực căng và giữ được lực nén trong quá trình vận động chức năng của xương hàm dưới. Ông đã xác định đường kết hợp xương lý tưởng trên xương hàm dưới cho hệ thống nẹp ốc nhỏ, nẹp ốc nhỏ khi đặt trên đường này sẽ đạt được sự bất động tốt nhất. V ì vậy, chúng tôi đặt nẹp ốc nhỏ theo đường kết hợp xương lý tưởng của Champy để hạn chế những biến chứng và cho phép xương hàm dưới thực hiện được chức năng sớm nhất(12, 14). Khi kết hợp xương bằng hệ thống nẹp ốc nhỏ trong tất cả các trường hợp chúng tôi đều sử dụng đ ường rạch trong miệng nên có nhiều ưu điểm hơn khi sử dụng hệ thống nẹp ốc nén như: giảm nguy cơ tổn thương nhánh thần kinh mặt, không dể lại sẹo ngoài ảnh hưởng đến thẩm mĩ, dễ dàng quan sát khớp cắn trong quá trình phẫu thuật. Do có kích thước nhỏ hơn nên hệ thống nẹp ốc nhỏ cũng dễ uốn cong theo hình dạng của xương hàm hơn so với hệ thống nẹp ốc nén.
- Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ không cần cố định liên hàm. Ellis và Walker đã sử dụng hai nẹp nhỏ điều trị 67 bệnh nhân với 69 đường gãy góc hàm, tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng là 28% (19 đường gãy), hầu hết là biến chứng nhẹ chỉ cần điều trị nội khoa kết hợp rạch abcess tại phòng tiểu phẫu(6, 7). Trong một nghiên cứu khác, Ellis sử dụng một nẹp nhỏ điều trị gãy góc hàm, tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng là 16%, đa số là biến chứng nhẹ(5). Nghiên cứu của Bolourian sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ điều trị cho 31 bệnh nhân gãy xương hàm dưới, tỉ lệ biến chứng là 4,5%. Ông cho rằng cố định liên hàm trong một thời gian ngắn giúp cho mô mềm lành thương tốt hơn, làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng(2). Tuy nhiên, sự so sánh này là không thoả đáng vì Ellis chỉ nghiên cứu đường gãy góc hàm, đây là vị trí thường xảy ra biến chứng nhiễm trùng nhất khi điều trị gãy xương hàm dưới. Theo nghiên cứu của chúng tôi, chỉ định cố định liên hàm một tuần trên một số trường hợp gãy kết hợp hai đường, tỉ lệ biến chứng là 3,3%. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bolourian. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tổn thương thần kinh răng dưới xảy ra trên 1 trường hợp (3,3%). Hình ảnh X-quang của bệnh nhân này cho thấy vị trí đặt ốc trùng vào kênh răng dưới. Nghiên cứu của Cawood, tỉ lệ tổn thương thần kinh răng dưới khi sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ là 8% so với 4% khi sử dụng chỉ thép(3). Vì hệ thống nẹp ốc đặt ở vị trí ngay dưới chóp
- chân răng, do đó cần xem xét kỹ phim X quang để xác định vị trí của kênh răng dưới trước khi phẫu thuật. KẾT LUẬN Phương pháp kết hợp xương bằng hệ thống nẹp nhỏ bước đầu đã áp dụng thành công trên 30 bệnh nhân gãy xương hàm dưới được điều trị tai Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. Tất cả các bệnh nhân đều lành thương xương tốt, không có trường hợp nào sai khớp cắn sau phẫu thuật, tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng rất thấp 3,3%. Mặc dù, hệ thống nẹp ốc nhỏ có nhược điểm là giá thành cao và một số khó khăn về mặt kỹ thuật nhưng đó là một phương pháp tin cậy và cho kết quả tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG HỆ THỐNG NẸP - VÍT NÉN
19 p | 270 | 46
-
Luận văn Kỹ sư: Cải tiến hệ thống xử lý nước thải Xí nghiệp dược phẩm trung ương 25 công suất 12 m3 /ngày đêm - Nguyễn Huỳnh Tấn Long
53 p | 162 | 34
-
Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động bệnh viện và các nghiên cứu tại Việt Nam
7 p | 45 | 5
-
Báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số: Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” tại tỉnh Sơn La
30 p | 21 | 5
-
Bài giảng Hệ thống quản lý sự cố rủi ro triển khai hiệu quả tại bệnh viện
18 p | 55 | 5
-
Đánh giá sớm việc bảo tồn chức năng dây thần kinh mặt trong phẫu thuật u dây VIII có sử dụng hệ thống cảnh báo thần kinh ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
6 p | 18 | 4
-
So sánh hiệu quả phân lập vi khuẩn kị khí của 4 phương pháp nuôi cấy vi khuẩn kị khí tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức
5 p | 78 | 4
-
Hiệu quả sử dụng chi tiêu công cho hệ thống y tế giai đoạn 2011-2018: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á
9 p | 9 | 3
-
Hiệu quả nuôi cấy phôi giữa hai hệ thống tủ cấy benchtop có hoặc không sử dụng khí trộn: Một nghiên cứu chia noãn
5 p | 46 | 3
-
Giải pháp truy xuất ảnh nội soi dạ dày hiệu quả trên tập dữ liệu lớn
14 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi về hiệu quả sử dụng atosiban khi chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm
5 p | 32 | 3
-
Hiệu quả sử dụng một số tính năng của phần mềm moodle trong giảng dạy Vật lý – Lý sinh cho sinh viên hệ cử nhân điều dưỡng
6 p | 52 | 2
-
Lập kế hoạch xạ trị điều biến cường độ chùm proton bằng hệ thống lập kế hoạch CERR
6 p | 40 | 2
-
Nhận xét hiệu quả khảo sát hình thái hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên sử dụng phim chụp cắt lớp vi tính hình nón nội nha
5 p | 8 | 2
-
Đánh giá hiệu quả liệu pháp điều trị sớm theo mục tiêu trên bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành
4 p | 9 | 2
-
Ứng dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen bằng hệ thống CRISPR/CAS9 trong ung thư: Thành tựu và hạn chế
8 p | 3 | 2
-
Đánh giá của nhân viên y tế sau khi triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2022
6 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn