intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG HỆ THỐNG NẸP - VÍT NÉN

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

271
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Đây là một nghiên cứu tiền cứu, nhằm mục tiêu theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân gãy xương hàm dưới bằng việc sử dụng hệ thống nẹp nén và ốc nén. Phương pháp: Báo cáo này là những kết quả điều trị và theo dõi 58 bệnh nhân gãy xương hàm dưới với 70 đường gãy tại khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM, được ghi nhận trên lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Kết quả và kết luận: cho thấy hệ thống nẹp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG HỆ THỐNG NẸP - VÍT NÉN

  1. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG HỆ THỐNG NẸP - VÍT NÉN TÓM TẮT Mục tiêu: Đây là một nghiên cứu tiền cứu, nhằm mục tiêu theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân gãy xương hàm dưới bằng việc sử dụng hệ thống nẹp nén và ốc nén. Phương pháp: Báo cáo này là những kết quả điều trị và theo dõi 58 bệnh nhân gãy xương hàm dưới với 70 đường gãy tại khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM, được ghi nhận trên lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Kết quả và kết luận: cho thấy hệ thống nẹp – vít nén mang lại sự vững ổn cao trong cố định ổ gãy, tạo sự thoải mái cho bệnh nhân sau điều trị, tỉ lệ biến chứng thấp và để lại kết quả lành thương xương rất tốt trên phim X quang.
  2. ABSTRACT Objective: This is a prospective study, with the aim to follow-up and assess the treatment results of mandibular fractures using compression plates and lag screws. Method: 58 patients with 70 mandibular fractures treated at the Department of Maxillofacial Surgery – National Hospital of Odonto- Stomatology, HoChiMinh City, were followed-up clinically and on radiographs. The results: showed that compression osteosynthesis provided high stablility for fracture fixation, postreatment comfort, low rate of complications and improved bone healing. MỞ ĐẦU Theo y văn thế giới, gãy xương hàm dưới chiếm tỉ lệ rất cao, khoảng 47 – 50% trong tổng số các ca gãy xương vùng hàm mặt. Tại Việt Nam, tỉ lệ này khoảng 43%. Hiện nay, việc điều trị gãy xương hàm dưới cũng ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng và hiệu quả, đáp ứng được sự gia tăng về mức độ trầm trọng của ổ gãy cũng như sự gia tăng số lượng bệnh nhân chấn thương.
  3. Xương hàm dưới - thông qua khớp thái dương-hàm – là xương động duy nhất của khối xương mặt. Vận động của xương hàm dưới được thực hiện nhờ các cơ nâng hàm và hạ hàm bám vào bề mặt xương. Do đó, trong gãy xương hàm dưới, ngoài di lệch nguyên phát do lực chấn thương gây ra; còn có di lệch thứ phát do sự co kéo của các cơ, làm gia tăng mức độ trầm trọng của ổ gãy. Vì vậy, việc điều trị gãy xương hàm dưới đòi hỏi các vật liệu cố định xương thật vững chắc. Với sự ra đời của hệ thống nẹp-vít, đặc biệt là hệ thống nẹp-vít nén vào thập niên của thế kỷ XX đã đáp ứng được đòi hỏi cố định xương vững chắc trong điều trị gãy xương hàm dưới. Tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM, hệ thống nẹp- vít nén bắt đầu được áp dụng trong điều trị gãy xương hàm dưới vào năm 2005 và song song đó, chúng tôi tiến hành công trình nghiên c ứu “Đánh giá hiệu quả điều trị gãy xương hàm dưới bằng hệ thống nẹp - vít nén” với những mục tiêu sau: - Trình bày các đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và quá trình điều trị bệnh nhân gãy xương hàm dưới bằng hệ thống nẹp-vít nén. - Nhận xét, đánh giá kết quả điều trị và biến chứng gãy xương hàm dưới bằng hệ thống nẹp-vít nén trên lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.
  4. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương hàm dưới được điều trị nội trú tại khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương từ tháng 7/2005 đến tháng 1/2006. Tiêu chuẩn loại trừ - Chỉ gãy lồi cầu/cành cao và/hoặc gãy góc hàm không có vết thương hở hoặc sẹo ngoài da. - Gãy vụn, gãy thiếu hổng xương. Dụng cụ – vật liệu - Bộ dụng cụ phẫu thuật kết hợp xương. - Chỉ thép cố định hàm (thiết diện 0,3-0,4mm). - Bộ dụng cụ sử dụng nẹp-vít nén. - Nẹp nén của Tập đoàn Y khoa JEIL (Hàn Quốc) làm bằng Titanium với các mã số nẹp: 24-SE-006; 24-SE-104; 24-CD-006. Và vít lớn của Tập
  5. đoàn Y khoa JEIL (Hàn Quốc) làm bằng Titanium với đường kính vòng xoắn 2,4mm; dài 12-14-16-18-20mm. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu lâm sàng, phương pháp tiền cứu. Tiến trình nghiên cứu Chuẩn bị bệnh nhân: Chụp hình khớp cắn trước mổ. Khai thác bệnh sử . Khám lâm sàng. Cận lâm sàng. Lập hồ sơ theo dõi. Tiến trình phẫu thuật Bệnh nhân được vô cảm bằng gây mê nội khí quản qua đường mũi. Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2% có chứa Epinephrine 1/100.000 tại vị trí sẽ rạch tạo vạt.
  6. Đường vào phẫu thuật Trường hợp gãy xương vùng cằm và cành ngang: sử dụng đường rạch ngách hành lang cách ranh giới niêm mạc di động – cố định khoảng 3mm, sau đó rạch thẳng góc qua lớp cơ và màng xương. Trường hợp gãy xương vùng góc hàm: sử dụng đường vào ngoài mặt qua vết thương hở hoặc sẹo cũ (không sử dụng hệ thống nẹp ốc nén trong trường hợp không có vết thương hở hoặc sẹo ngoài da), bóc tách vào ổ gãy, rạch màng xương. Lật vạt dưới màng xương bộc lộ đường gãy. Nạo sạch mô xơ giữa hai đầu gãy, bơm rửa bằng dung dịch Betadine pha loãng NaCl 0,9%. Nhổ răng cận đường gãy khi có một trong các tình trạng sau: - Răng gây cản trở cho quá trình nắn chỉnh xương. - Răng có nhiễm trùng vùng chóp. - Chân răng gãy. - Răng khôn ở vị trí đường gãy.
  7. - Nắn chỉnh xương gãy đúng tiếp hợp xương. - Kết hợp xương bằng hệ thống nẹp-vít nén: - Chọn nẹp: 1 nẹp mã số 24-SE-006 hoặc 24-CD-006 cho xương gãy vùng cằm, 1 nẹp mã số 24-SE-104 cho xương gãy vùng cành ngang. - Vị trí đặt nẹp: mặt ngoài gần bờ dưới xương hàm dưới. Nẹp được uốn theo đúng hình dạng giải phẫu mặt ngoài của xương hàm dưới ở vị trí cần đặt. Vít: dài 12mm. Trường hợp ổ gãy vát chéo: không sử dụng nẹp, chỉ sử dụng vít nén dài 14-16-18-20mm tùy độ dày hai bản xương mà vít cần xuyên qua (có thể sử dụng chỉ thép kết hợp xương hỗ trợ nếu cần). Theo dõi và đánh giá kết quả Bệnh nhân được điều trị nội trú sau mổ từ 5-7 ngày, trong thời gian này, bệnh nhân được theo dõi và ghi nhận: Lâm sàng: Khớp cắn: đúng/sai. Nếu khớp cắn sai: cố định liên hàm. Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật:
  8. Bung chỉ, hở vết mổ: có/không. Nếu có: khâu lại vết mổ. Nhiễm trùng vết mổ: chia làm 3 mức độ: Nhẹ: chỉ cần điều trị nội khoa (kháng sinh). Vừa: chỉ cần tiểu phẫu rạch dẫn lưu mủ, kết hợp điều trị kháng sinh. Nặng: cần phải điều trị bằng phẫu thuật rạch rộng dẫn lưu và bơm rửa sạch mủ, kết hợp kháng sinh toàn thân bằng đường tĩnh mạch. Tê môi dưới - cằm: có/không. Chụp phim toàn cảnh, mặt thẳng, mặt nhai hàm dưới và ghi nhận: Mức độ tiếp hợp xương: chính xác/lệch nhẹ/lệch nhiều. Tương quan vị trí giữa nẹp-vít và chân răng, lỗ cằm, kênh răng dưới. Tái khám và theo dõi định kỳ: sau mổ 4 tuần, 8 tuần, 24 tuần và ghi nhận: Lâm sàng: Khớp cắn: đúng/sai. Vận động hàm dưới: đo biên độ há tối đa.
  9. Chảy mủ vết mổ/có lỗ dò: có/không. Nếu có: - Nếu các răng cận đường gãy lung lay nhiều: nhổ răng và điều trị nội khoa (kháng sinh). - Thử tủy các răng cận đường gãy: nếu có răng không đáp ứng tủy: điều trị nội nha và dùng kháng sinh. - Lộ nẹp, vít: có/không. Nếu có: nhập viện, phẫu thuật lấy ra. - Di động không đồng bộ tại ổ gãy (chậm liền xương): có/không. Nếu có sau 8 tuần (nguy cơ hình thành khớp giả): nhập viện điều trị. - Tê môi dưới - cằm: có/không. Nếu có: ghi nhận mức độ cải thiện. Chụp phim toàn cảnh, mặt thẳng, mặt nhai hàm dưới và đánh giá sự lành thương xương chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: không có sự thay đổi trên phim, không có hình ảnh canxi hoá giữa các đường gãy, có một đường thấu quang ở đường gãy. - Giai đoạn 2: tìm thấy hình ảnh tiêu xương và có sự tăng vùng thấu quang ở vị trí đường gãy.
  10. - Giai đoạn 3: có hình ảnh canxi hoá giữa các đường gãy, có sự tạo xương ở đường gãy. Giai đoạn 4: không có hình ảnh thấu quang ở vị trí đường gãy, quan sát thấy hình ảnh liền xương, không còn phân biệt được đường gãy. Xử lý và phân tích kết quả Các dữ liệu sau mỗi lần điều trị và theo dõi được nhập liệu, tổng hợp, phân tích bằng phần mềm Excel 2002. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2005 đến tháng 1/2006, chúng tôi đã điều trị 58 bệnh nhân gãy xương hàm dưới với 70 đường gãy được kết hợp xương bằng hệ thống nẹp-vít nén, chúng tôi ghi nhận được các kết quả như sau: Một số dữ liệu dịch tễ của mẫu nghiên cứu trước điều trị Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 25 tuổi, bệnh nhân nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất là 54 tuổi. Có 88% bệnh nhân là nam và 12% là nữ. Các nguyên nhân chấn thương được trình bày trong bảng 1.
  11. Bảng 1: Tỉ lệ và số lượng bệnh nhân theo nguyên nhân chấn thương. Số Tỷ Nguyên nhân BN lệ Tai nạn xe hai bánh có động cơ 49 84% Tai nạn xe ba (hoặc bốn) bánh có động cơ 05 8% Tai nạn lao động 02 4% Tai nạn sinh hoạt 01 2% Đả thương 01 2% Tai nạn xe gắn máy hai bánh chiếm xuất độ cao nhất (84%), đây là vấn đề thường gặp trong các nghiên cứu về chấn thương hàm mặt ở nước ta.
  12. Thời gian từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Tỉ lệ và số lượng bệnh nhân theo thời gian trước phẫu thuật. Thời Số Tỉ gian BN lệ trước phẫu thuật < 15 ngày 38 66% 15 - 30 ngày 17 29% > 30 ngày 03 5% Thời gian trước phẫu thuật ngắn sẽ rất thuận lợi cho việc nắn chỉnh xương chính xác đúng tiếp hợp xương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tác dụng nén của nẹp-vít, góp phần cho việc lành thương xương nguyên phát xảy ra, tạo cal xương tốt như trước khi chấn thương. Trong nghiên cứu, đa số bệnh nhân có cơ hội được điều trị sớm trước 15 ngày (66%), chỉ có 5% trên 30 ngày. Phân bố gãy xương hàm dưới theo vị trí được trình bày trong bảng 3.
  13. Bảng 3: Tỉ lệ và số lượng gãy xương hàm dưới phân bố theo vị trí gãy. Vị Số đường Tỉ trí gãy gãy lệ Cằm 48 68% Cành ngang 20 29% Góc hàm 02 3% Hầu hết các đường gãy được điều trị trong nghiên cứu nằm ở vị trí cằm và cành ngang (97%), đây là vị trí thuận lợi để kết hợp xương từ đường rạch trong miệng. Đối với đường gãy vùng góc hàm, nghiên cứu chỉ thực hiện kết hợp xương trong trường hợp có vết thương hở với tiếp cận từ ngoài mặt. Phân bố số lượng đường gãy trên mỗi bệnh nhân: Gãy 1 đường: 46 BN (79%). Gãy 2 đường: 12 BN (21%).
  14. Phân bố vị trí gãy xương hàm dưới 2 đường được trình bày trong bảng 4. Bảng 4: Phân bố vị trí gãy xương hàm dưới 2 đường. Vị trí gãy kết Số Tỉ hợp BN lệ Gãy cằm 2 bên 02 4% Gãy cằm-cành ngang 05 10% cằm-góc Gãy hàm 01 2% Gãy cành ngang 2 bên 03 6% 01 2% Gãy cành
  15. ngang-góc hàm 21% bệnh nhân có hai đường gãy ở xương hàm dưới được kết hợp xương bằng hệ thống nẹp-vít nén, còn lại là các bệnh nhân được kết hợp xương bằng hệ thống này chỉ ở một đường gãy. Một số kết quả về điều trị và theo dõi bệnh nhân Đường vào phẫu thuật - 67 đường gãy (96%) được kết hợp xương qua đường vào trong miệng. - 03 đường gãy (4%) được kết hợp xương qua đường vào ngoài mặt. Hầu hết các đường gãy đều được kết hợp xương bằng đường trong miệng (96%), đem lại kết quả thẩm mỹ cao. Chỉ có 4% được kết hợp xương từ đường ngoài mặt do có vết thương hở từ trước. Sử dụng nẹp-vít nén, 61 đường gãy được kết hợp xương bằng nẹp nén, cụ thể là: gãy vùng cằm:13 (25,5%), cành ngang 27 (52,9%), góc hàm 8 (15,7%).
  16. - 09 đường gãy vát chéo được kết hợp xương bằng vít nén (trong đó có 1 đường gãy có hỗ trợ thêm chỉ thép kết hợp xương), trong đó: vùng cằm: 06, vùng cành ngang: 03. Hình thái gãy vát chéo cần được quan tâm đúng mức khi kết hợp xương. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải kết hợp xương ở cả hai bản xương ngoài và trong của xương hàm dưới mới đảm bảo sự ổn định của ổ gãy. Trước đây, chúng ta thường sử dụng chỉ thép khâu bó hai bản xương. Với sự xuất hiện của vít nén, hai bản xương được bất động sát vào nhau hơn, vững chắc hơn, và có thể hỗ trợ thêm chỉ thép nếu cần. Số lượng bệnh nhân có gãy phối hợp xương hàm trên phải điều trị cố định liên hàm: 12 (21%). Những bệnh nhân này chỉ đánh giá kết quả lành thương trên phim. Đánh giá lâm sàng Khớp cắn: không có trường hợp sai khớp cắn nào được ghi nhận. Khám vận động há tối đa qua các lần tái khám cho thấy sau 4 tuần độ há tối đa trung bình là 43,1mm, tăng lên sau 8 tuần là 45,7mm và sau 24 tuần là 46,3mm
  17. Vận động há tối đa hồi phục rất nhanh sau phẫu thuật, gần như trở về giá trị bình thường sau mổ 4 tuần, do hệ thống nẹp –vít nén có đủ vững chắc để không cần cố định liên hàm hỗ trợ. Bệnh nhân dễ dàng vận động hàm sớm sau mổ và rất thoải mái do không có cung cố định hàm trong miệng, đây là ưu điểm rất lớn khi sử dụng hệ thống nẹp ốc này điều trị gãy xương hàm dưới. Tuy nhiên, việc nắn chỉnh xương trước khi kết hợp xương phải đảm bảo thật chính xác, để đem lại khớp cắn đúng sau phẫu thuật. Có tỉ lệ nhỏ hở vết mổ do bung chỉ (2%) được khâu lại dưới gây tê và nhiễm trùng vừa sau mổ ở đường mổ từ ngoài mặt (2%) được rạch dẫn lưu và điều trị kháng sinh, xuất hiện trong tuần đầu sau mổ, và ổn định ngay sau đó. Zachariades (1995) trong nghiên c ứu của mình về biến chứng của hệ thống nẹp nén đã ghi nhận các tỉ lệ nhiễm trùng từ 1-4%, dễ xuất hiện ở những bệnh nhân phẫu thuật muộn, và không có biến chứng này đối với những bệnh nhân tiến hành phẫu thuật từ đường trong miệng. Biến chứng chảy mủ, có lỗ dò xuất hiện sau mổ 4 tuần (4%) và 8 tuần (2%) đặc biệt liên quan đến tình trạng các răng cận đường gãy. Việc bảo tồn các răng này trong quá trình phẫu thuật đã được cân nhắc và sau đó, khi các biến chứng này xuất hiện, các răng cận đường gãy liên quan đều được cho thử độ sống tủy và điều trị nội nha những răng không có đáp ứng tủy. Tình
  18. trạng biến chứng trên hồi phục sau khi xử trí răng nguyên nhân. Không có trường hợp nào do nguyên nhân khác như viêm xương, lộ nẹp-vít hay phản ứng thải nẹp-vít. Nghiên cứu này không ghi nhận trường hợp nào chậm liền xương, tất cả đường gãy đều vững ổn. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của Zachariades (1995) là 3,6%, liên quan đến ổ gãy vụn, điều trị muộn và di lệch trầm trọng của ổ gãy. Tỉ lệ tê môi dưới-cằm là 6% ngay sau mổ, cải thiện dần 4% sau 4 tuần. Ở đây chúng ta cần quan tâm đến các bệnh nhân có triệu chứng này ngay cả trước khi phẫu thuật. Tỉ lệ này theo nghiên cứu của Zachariades (1996) trên hệ thống vít nén là 3%. Đánh giá trên phim Sau 4 tuần, đa số các ổ gãy (72%) không có sự thay đổi trên phim, không có hình ảnh canxi hoá giữa các đường gãy, có một đường thấu quang rất mảnh ở đường gãy. Sau 8 tuần, 60% đường gãy có hình ảnh tiêu xương và có sự tăng vùng thấu quang ở vị trí đường gãy, đồng thời ở 24% đường gãy có hình ảnh canxi hoá giữa các đường gãy, có sự tạo xương ở đường gãy. Sau 24 tuần, hầu hết (96%) không có hình ảnh thấu quang ở vị trí
  19. đường gãy, quan sát thấy hình ảnh liền xương, không còn phân biệt được đường gãy. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, qua thời gian điều trị và theo dõi 58 bệnh nhân gãy xương hàm dưới với 70 đường gãy bằng hệ thống nẹp-vít nén tại khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM, kết quả đánh giá ghi nhận trên lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. cho thấy hệ thống nẹp – ốc nén mang lại sự vững ổn cao trong cố định ổ gãy, tạo sự thoải mái cho bệnh nhân sau điều trị, tỉ lệ biến chứng thấp và để lại kết quả lành thương xương rất tốt trên phim X quang. Điều này cho phép kết luận hệ thống nẹp-vít nén nên được lựa chọn trong điều trị gãy xương hàm dưới, nhất là gãy vùng cằm và cành ngang, hoặc gãy xương vùng góc hàm có vết thương hở ngoài mặt, do những ưu điểm rút ra từ nghiên cứu này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2