Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ THẢI SẮT ĐƯỜNG UỐNG CỦA DEFERIPRONE<br />
TRONG BỆNH THALASSEMIA TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Nguyễn Thị Mai Lan*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm ferritin máu cũng như tác dụng phụ của thuốc thải sắt đường uống<br />
deferiprone trên bệnh nhi Thalassemia ứ sắt.<br />
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả, tiền cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên những bệnh<br />
nhân được chẩn đoán Thalassemia có ferritin máu > 1000 ng/ml nhập viện vào bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 3<br />
năm 2010 đến tháng 7 năm 2011, được sử dụng Deferiprone 75 mg/kg/ngày. Những bệnh nhân này được thăm<br />
khám lâm sàng, đánh giá tác dụng phụ của thuốc, số lượng máu truyền và thời gian lưu trữ bịch máu trước khi<br />
truyền, kiểm tra huyết đồ mỗi tháng, đo ferritin máu và chức năng gan trước điều trị và mỗi 3 tháng trong suốt<br />
thời gian nghiên cứu.<br />
Kết quả: Có 32 trường hợp Thalassemia nghiên cứu với tuổi trung bình 62,5 ± 25 tháng (từ 24 - 120<br />
tháng). Thời gian theo dõi từ 3 tháng đến 15 tháng. Nồng độ ferritin trung bình trước là 1741 ng/ml 580,5<br />
ng/ml và tại thời điểm kết thúc nghiên cứu là 1397 ng/ml 865 ng/ml (p = 0,032). Tỉ lệ bệnh nhân dùng<br />
Deferiprone có đáp ứng giảm ferritin máu là 75%, tỉ lệ bệnh nhân không đáp ứng (ferritin tiếp tục tăng) là 25%.<br />
Tỉ lệ bệnh nhân đạt được giảm trị số tuyệt đối ferritin máu < 1000 ng/ml là 46,88%. Tỉ lệ đáp ứng giảm trị số<br />
tuyệt đối ferritin máu < 1000 ng/ml sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng lần lượt là 12,5%, 21,88%, 9,38%<br />
và 3,12%. Tác dụng phụ của thuốc gồm rối loạn tiêu hóa 9,4%, đau khớp 6,2%, giảm bạch cầu hạt 3,1%. Tỷ lệ<br />
bệnh nhân không bị tác dụng phụ là 81,3%.<br />
Kết luận: Deferiprone có hiệu quả trong việc giảm ferritin máu ở bệnh nhân Thalassemia ứ sắt, truyền máu<br />
định kỳ. Thuốc an toàn, ít tác dụng phụ và được dung nạp tốt.<br />
Từ khóa: Thalassemia (thiếu máu tán huyết di truyền), thuốc thải sắt đường uống, quá tải sắt.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFICACY OF ORAL DEFERIPRONE IN TREATMENT OF IRON OVERLOAD IN THALASSEMIA<br />
PATIENTS AT CHILDREN HOSPITAL N02<br />
Nguyen Thi Mai Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 321 - 326<br />
Objective: To determine the efficacy and safety of oral deferiprone in treatment of iron overload in patients<br />
with Thalassemia Major.<br />
Methods: Prospective case series study. This study was conducted in Children hospital No2 at Ho Chi Minh<br />
City from March 2010 to July 2011. From the diagnosed cases of Thalassemia major only those who had serum<br />
Ferritin levels more than 1000 ng/ml were enrolled, Deferiprone was given seven days a week at a dose of 75<br />
mg/kg/ day. The baseline physical and clinical examination findings, adverve affects, total blood count, timing<br />
blood reserve before transfusion, cell blood count every month, serum ferritin and liver function every three<br />
months.<br />
Results: Thirty two patients with mean age of 62.5 ± 25 months (range 24 - 120 months) were included in<br />
the study. Follow up range was from 3 to 15 months. The mean Ferritin at the start of study was 1741 580.5<br />
*Bệnh viện Nhi Đồng 2<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Thị Mai Lan<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
ĐT: 0933.777.722<br />
<br />
Email: mailan1978@gmail.com<br />
<br />
321<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ng/ml and at the end of study period was 1396.7 865 ng/ml (p = 0.032). Deferiprone was effective in lowering<br />
ferritin in 75% patients. Ferritin dropped under 1000 ng/ml in 46.88% patients. Adverse events were joint pains<br />
in 6.2% patients, gastrointestinal symptoms in 9.4%, neutopenia in 3.1% and no adverse events in 81.3%<br />
patients.<br />
Conclusion: Deferiprone was well tolerated with few adverse effects and effective in lowering the patient's<br />
serum ferritin level<br />
Keywords: Thalassemia, oral chelator, iron overload<br />
<br />
TỔNG QUAN<br />
Thalassemia là bệnh lý thiếu máu tán huyết<br />
di truyền được mô tả lần đầu tiên bởi Bác sĩ<br />
Cooley vào năm 1925 với tên gọi bệnh thiếu<br />
máu Cooley, Thalassemia(5,9,4). Tên bệnh được<br />
gọi dựa theo chuỗi globin bị giảm, ví dụ: Giảm<br />
tổng hợp chuỗi gọi là Thalassemia. Gen tổng<br />
hợp chuỗi nằm trên nhiễm sắc thể 16 và gen<br />
tổng hợp chuỗi nằm trên nhiễm sắc thể 11, khi<br />
đột biến những gen này gây giảm tổng chuỗi<br />
globin tương ứng. Bệnh Thalassemialàm cho<br />
hồng cầu kém bền vững, đời sống hồng cầu<br />
ngắn hơn bình thường, hồng cầu sẽ bị tiêu hủy<br />
ở hệ thống võng nội mô gây tình trạng thiếu<br />
máu mạn tính.<br />
Thalassemia có nhiều dạng lâm sàng khác<br />
nhau, có thể nhẹ chỉ là dạng người mang đột<br />
biến gen, không có biểu hiện lâm sàng hay thể<br />
nặng biểu hiện thiếu máu tán huyết mạn: da<br />
niêm nhạt, vàng da niêm, gan to, lách to, biến<br />
dạng xương… cần phải truyền máu định kỳ để<br />
duy trì sự sống và phát triển. Truyền máu là một<br />
trong những phương pháp điều trị sống còn của<br />
bệnh nhân Thalassemia thể nặng, nhưng truyền<br />
máu lại là nguyên nhân hàng đầu gây ứ sắt.<br />
Lượng sắt dư thừa tích tụ sau nhiều lần truyền<br />
máu kết hợp với tình trạng tăng hấp thu sắt qua<br />
đường tiêu hóa do tạo máu không hiệu quả<br />
càng làm cho lượng sắt trong cơ thể gia tăng,<br />
gây tổn thương các cơ quan như gan, lách, thận,<br />
tim, não và hệ nội tiết. Đây cũng chính là<br />
nguyên nhân hàng đầu gây giảm tuổi thọ của<br />
bệnh nhân. Suy tim và loạn nhịp tim là nguyên<br />
nhân gây tử vong thường gặp trên những bệnh<br />
nhân này. Vì vậy, những bệnh nhân này cần sử<br />
dụng thuốc thải sắt để lấy sắt khỏi cơ thể.<br />
<br />
322<br />
<br />
Để giảm lượng sắt cao, thuốc tạo phức hợp<br />
với sắt ra đời để kéo sắt ra khỏi các kho nội và<br />
ngoại bào, nơi có thể bị tổn thương khi ứ sắt.<br />
Trong 30 năm qua, desferioxamin (DFO) đã ra<br />
đời và là thuốc duy nhất phục vụ cho mục đích<br />
này. Thuốc này không có hoạt tính khi uống và<br />
phải dùng đường tiêm dưới da, được truyền<br />
chậm trong 8 - 12 giờ để tạo phức sắt vừa đủ và<br />
thời giam bán hủy rất ngắn từ 5 - 10 phút. Ngoài<br />
trở ngại này thuốc còn nhiều tác dụng độc khi<br />
dùng liều cao như tổn thương giác mạc, điếc,<br />
chậm phát triển, dễ nhiễm trùng Yersinia, dị<br />
ứng và tác dụng phụ tại chỗ sưng đỏ, đau… giá<br />
thành đắt. Vì lí do này nên nhiều bệnh nhân<br />
không có điều kiện cũng như khó tuân thủ điều<br />
trị, nên chỉ có một số lượng nhỏ bệnh nhân được<br />
hưởng lợi từ phương pháp điều trị này. Điều trị<br />
thải sắt trên những bệnh nhân truyền máu đòi<br />
hỏi phải dùng chất tạo phức sắt suốt đời. Trong<br />
những năm qua, nhân loại đã cố gắng nghiên<br />
cứu để cho ra đời một thuốc tạo phức sắt đường<br />
uống, an toàn, rẻ tiền để làm giảm tình trạng ứ<br />
sắt cũng như giảm tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân.<br />
Một trong những chất này là deferiprone, 1, 2dimethyl 3-hydroxypyrid 4-one, đã chứng minh<br />
có hiệu quả đường uống trong việc thải trừ sắt<br />
ra khỏi cơ thể.<br />
<br />
Đặc tính Deferiprone(4)<br />
* Hấp thu và sinh khả dụng: Hấp thu nhanh<br />
trong dạ dày, thời gian bán thải 1 - 5 phút.<br />
* Chuyển hóa và thải trừ: Những bệnh nhân<br />
khác nhau có sự chuyển hóa và thải trừ sắt khác<br />
nhau tùy thuộc vào liều deferiprone, lượng sắt<br />
dư thừa trong cơ thể và số lần dùng thuốc trong<br />
ngày. Các yếu tố này càng tăng thì khả năng thải<br />
trừ sắt càng tăng.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
* Xuất hiện trong máu trong vòng 5 - 10<br />
phút.<br />
<br />
ferrititin máu ở những bệnh<br />
Thalassemia lệ thuộc truyền máu.<br />
<br />
* Thời gian bán thải trong huyết tương tối đa<br />
80 - 90% trong vòng 5 - 6 giờ.<br />
<br />
Mô tả đặc điểm những bệnh nhân không<br />
đáp ứng thuốc deferiprone.<br />
<br />
* Nó đi vào trong tế bào gan và các cơ quan<br />
khác, được chuyển hóa thành liên hợp<br />
glucuronic xuất hiện trong máu trong vòng 15 20 phút và bị thải trừ với deferiprone.<br />
<br />
Đánh giá<br />
deferiprone.<br />
<br />
* Sự thải trừ qua nước tiểu của deferiprone,<br />
phức deferiprone - sắt và deferiprone liên hợp<br />
glucuronic chiếm gần 100% liều đã dùng và<br />
không có trong phân.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
* Sắt được thải trừ chủ yếu khỏi huyết thanh,<br />
transferrin huyết thanh và gan.<br />
<br />
Phản ứng phụ của deferiprone<br />
* Đau khớp: Sưng, đau, cứng khớp, khó di<br />
chuyển từ tư thế ngồi xổm sang đứng 28,8%.<br />
Hầu hết bệnh nhân giải quyết được tác dụng<br />
phụ này khi giảm hoặc ngưng dùng thuốc, có<br />
thể kết hợp với kháng viêm non steroid như<br />
ibuprofen, indomethacine....<br />
* Giảm bạch cầu hạt: 2,1%, cơ chế chính xác<br />
của phản ứng này chưa được biết rõ.(6)<br />
* Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau<br />
bụng 20%, biến mất khi ngưng sử dụng thuốc.<br />
* Giảm kẽm: Biểu hiện bằng nhiễm trùng da<br />
0, 7%, điều trị dễ dàng bằng cách bù kẽm.<br />
Vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
bước đầu để đánh giá hiệu quả thải sắt cũng<br />
như tác dụng phụ của deferiprone trong bệnh<br />
Thalassemia đồng thời mô tả đặc điểm của<br />
nhóm bệnh nhân không đáp ứng với<br />
deferiprone tại bệnh viện Nhi Đồng 2.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá hiệu quả giảm ferritin máu cũng<br />
như tác dụng phụ của thuốc thải sắt đường<br />
uống deferiprone trên bệnh nhi Thalassemia ứ<br />
sắt.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Đánh giá hiệu quả của thuốc thải sắt<br />
đường uống deferiprone trong việc giảm<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
tác<br />
<br />
dụng<br />
<br />
phụ<br />
<br />
của<br />
<br />
nhân<br />
<br />
thuốc<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mô tả, tiền cứu.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Tất cả những bệnh nhân Thalassemia ≥ 2<br />
tuổi có chỉ định thải sắt nhập viện từ tháng 3<br />
năm 2010 đến tháng 7 năm 2011 tại bệnh viện<br />
Nhi Đồng 2.<br />
Cỡ mẫu<br />
Lấy trọn.<br />
Tiêu chí chọn bệnh: - chọn vào<br />
Tất cả những trường hợp chẩn đoán<br />
Thalassemia ≥ 2 tuổi có ferritin máu > 1000<br />
ng/ml.<br />
- Loại ra những bệnh nhân không đồng ý<br />
nghiên cứu hoặc những bệnh nhân đang điều trị<br />
bằng thuốc thải sắt khác sẽ loại ra khỏi lô nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
Xử lí và phân tích dữ liệu<br />
Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0.<br />
- Thống kê mô tả:<br />
+ Tính tần suất, tỉ lệ phần trăm.<br />
+ Tính trung bình và phương sai.<br />
- Thống kê phân tích:<br />
+ So sánh 2 tỉ lệ bằng phép kiểm 2 và Fisher.<br />
+ So sánh 2 trung bình bằng phép kiểm T.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc diểm của dân số nghiên cứu<br />
Trong 32 trường hợp Thalassemia ứ sắt tham<br />
gia nghiên cứu có tỉ lệ nam: nữ = 1,9 : 1.<br />
Tuổi trung bình là 62,5 25 tháng, nhỏ nhất<br />
là 24 tháng và lớn nhất là 10 tuổi.<br />
<br />
323<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Chẩn đoán bệnh: 12,5 % Thalassemia; 31,3%<br />
Thalassemia + HbE; 56,3% Thalassemia.<br />
<br />
Hiệu quả<br />
deferiprone<br />
<br />
Nồng độ ferritin máu trung bình ở thời điểm<br />
bắt đầu điều trị: 1741 580,5 ng/ml, thấp nhất<br />
1105 ng/ml và cao nhất 3218 ng/ml.<br />
<br />
Chúng tôi đo nồng độ ferritin trên bệnh<br />
nhân tại các thời điểm: Bắt đầu điều trị, 3<br />
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng và<br />
nhận thấy hiệu giá ferritin mỗi đợt 3 tháng<br />
(thời điếm trước – thời điểm sau), thể tích<br />
máu truyền và thời gian lưu trữ bịch máu<br />
trước truyền thay đổi như sau:<br />
<br />
Thể tích máu truyền trung bình: 121,32<br />
ml/kg/năm.<br />
Thời gian lưu trữ bịch máu trước truyền:<br />
14,3 4,4 ngày.<br />
<br />
giảm<br />
<br />
ferritin<br />
<br />
máu<br />
<br />
của<br />
<br />
Liều điều trị trung bình của deferiprone:<br />
73,88 10,4 mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần.<br />
Đợt 1: 3 tháng Đợt 2: 6 tháng<br />
Đợt 3: 9 tháng<br />
N (số ca) Hiệu giá Ferritin 32 138,1 428,5 26 158,6 459,9 12 174,4 495,3<br />
(ng/ml)<br />
Thể tích máu (ml/kg)<br />
28,1 9,9<br />
30,1 10,1<br />
28,59 12,4<br />
Thời gian lưu trữ (ngày)<br />
11,2 4,8<br />
11,7 5<br />
12,6 4<br />
Nghiên cứu<br />
Số bệnh<br />
Liều mg/kg/ngày Thời gian tháng<br />
Chúng tôi<br />
Bùi Ngọc Lan (4)<br />
Al-refaie và cs 1992 (2)<br />
Maggio và cs 2002 (10)<br />
Lucas và cs 2002<br />
<br />
32<br />
10<br />
11<br />
71<br />
54<br />
<br />
75<br />
75<br />
85 - 119<br />
75<br />
75<br />
<br />
Qua phân tích 32 bệnh nhi Thalassemia ứ sắt<br />
với thời gian theo dõi từ 3 đến 15 tháng, chúng<br />
tôi nhận thấy:<br />
* Deferiprone có hiệu quả làm giảm ferritin<br />
máu ở những bệnh nhân Thalassemia ứ sắt với<br />
thời gian điều trị trung bình là 7,86 3,6 tháng,<br />
nồng độ ferritin máu giảm từ 1741 580,5 ng/ml<br />
thời điểm ban đầu đến 1396,7 865 ng/ml ở thời<br />
điểm kết thúc nghiên cứu, khác biệt này có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,032).<br />
* Tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng giảm ferritin<br />
máu mặc dù vẫn truyền máu định kỳ mỗi<br />
tháng là 75% (24 bệnh nhân), tỉ lệ bệnh nhân<br />
không đáp ứng (ferritin tiếp tục tăng) là 25%<br />
(8 bệnh nhân).<br />
* Tỉ lệ bệnh nhân đạt được giảm trị số<br />
tuyệt đối ferritin máu < 1000 ng/ml là 46,88%<br />
(15 bệnh nhân), trong đó, tỉ lệ đáp ứng giảm<br />
trị số tuyệt đối ferritin máu < 1000 ng/ml theo<br />
thời gian là: sau 3 tháng là 12,5% (4 bệnh<br />
nhân), sau 6 tháng là 21,88% (7 bệnh nhân),<br />
<br />
324<br />
<br />
3 - 15<br />
6<br />
6 - 12<br />
12<br />
9<br />
<br />
Đợt 4: 12 tháng<br />
<br />
Đợt 5: 15 tháng<br />
<br />
7 76,4 396,5<br />
<br />
3 52,6 134,1<br />
<br />
34,45 13<br />
<br />
35,7 18,5<br />
<br />
17,3 3,6<br />
Ferritin trước<br />
ng/ml<br />
1741<br />
2470<br />
5549<br />
2283<br />
5743<br />
<br />
18,6 4,7<br />
Ferritin sau ng/ml<br />
1396,7<br />
577<br />
4126<br />
2061<br />
3558<br />
<br />
sau 9 tháng là 9,38%(3 bệnh nhân) và sau 12<br />
tháng là 3,12% (1 bệnh nhân).<br />
* Tốc độ giảm ferritin máu trung bình ở<br />
nhóm có đáp ứng điều trị là:<br />
Hiệu giá<br />
Ferritin<br />
Nhóm<br />
đáp ứng<br />
N Trung<br />
bình SD<br />
<br />
Đợt 1: 3 Đợt 2: 6 Đợt 3: 9 Đợt 4: Đợt 5:<br />
tháng<br />
tháng<br />
tháng 12 tháng 15<br />
tháng<br />
24 250,2 18 306,33 9 346,14 4 328,32 2 24,5 <br />
411,26 332,46 364,6 247,7 15,55<br />
<br />
Đặc điểm nhóm bệnh nhân không đáp<br />
ứng điều trị deferiprone<br />
Chúng tôi bước đầu phân tích đặc điểm<br />
nhóm bệnh nhân không đáp ứng điều trị xem<br />
có khác biệt gì so với nhóm đáp ứng điều trị, kết<br />
quả ban đầu như sau:<br />
* Tuổi trung bình của bệnh nhân là 57,5 <br />
20,3 tháng, liều deferiprone điều trị trung bình<br />
75,44 8,2 không có khác biệt gì so với nhóm có<br />
đáp ứng điều trị.<br />
* Nồng độ Ferritin trung bình khi bắt đầu<br />
điều trị 1907,5 586,4 ng/ml cao hơn so với<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
nhóm có đáp ứng điều trị 1685,5 580,4 ng/ml.<br />
* Thể tích máu truyền trung bình mỗi 3<br />
tháng của nhóm không đáp ứng cao hơn so với<br />
nhóm có đáp ứng.<br />
Hiệu giá Đợt 1: Đợt 2: Đợt 3: Đợt 4:<br />
Ferritin Tháng 1 Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9<br />
-3<br />
-6<br />
- 12<br />
-9<br />
V đáp ứng N 26,3<br />
26,5<br />
24,3<br />
28,5<br />
(số bệnh) ml/kg 24 ml/kg 18 ml/kg 9 ml/kg 4<br />
V không đáp 33,6<br />
38,75<br />
41,3<br />
44,23<br />
ứng N (số ml/kg 8 ml/kg 8 ml/kg 3 ml/kg 3<br />
bệnh)<br />
<br />
Đợt 5:<br />
Tháng<br />
12 - 15<br />
26,8<br />
ml/kg 2<br />
53,5<br />
ml/kg 1<br />
<br />
* Thời gian lưu trữ bịch máu trung bình<br />
trước khi truyền cao hơn so với nhóm có đáp<br />
ứng điều trị.<br />
<br />
Tác dụng phụ của thuốc deferiprone<br />
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi<br />
nhận một số tác dụng phụ của deferiprone<br />
như sau:<br />
* Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng<br />
chiếm 9,4% (3 bệnh nhân).<br />
* Đau khớp: 6,2% (2 bệnh nhân), hết khi<br />
giảm liều thuốc.<br />
* Giảm bạch cầu hạt: 3,1% (1 bệnh nhân), hồi<br />
phục sau ngưng thuốc 1 tuần.<br />
* Không ghi nhận trường hợp nào giảm<br />
tiểu cầu hay tăng men gan trong suốt quá<br />
trình điều trị.<br />
* 81,3% bệnh nhân không bị tác dụng phụ<br />
của thuốc.<br />
Tác dụng phụ Chúng tôi Bùi ngọc Lan Alan và cộng<br />
(4)<br />
(1)<br />
N=32<br />
N=15<br />
sự N=531<br />
Rối loạn tiêu<br />
9,4%<br />
6,7%<br />
33%<br />
hóa<br />
Đau khớp<br />
6,2%<br />
6,7%<br />
15%<br />
Giảm tiểu cầu<br />
<br />
0%<br />
<br />
Giảm bạch<br />
cầu hạt<br />
Tăng men gan<br />
<br />
3,1%<br />
<br />
2011, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như<br />
sau:<br />
1. Deferiprone có hiệu quả giảm ferritin máu<br />
trên bệnh nhân Thalassemia ứ sắt.<br />
* Thời gian điều trị trung bình là 7,86 3,6<br />
tháng, nồng độ ferritin máu giảm từ 1741 580,5<br />
ng/ml thời điểm ban đầu đến 1396,7 865 ng/ml<br />
ở thời điểm kết thúc nghiên cứu, khác biệt này<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,032).<br />
* Tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng giảm ferritin<br />
máu là 75%, tỉ lệ bệnh nhân không đáp ứng<br />
(ferritin tiếp tục tăng) là 25%.<br />
* Tỉ lệ bệnh nhân đạt được giảm trị số tuyệt<br />
đối ferritin máu < 1000 ng/ml là 46,88%.<br />
2. Có 25% bệnh nhân không đáp ứng điều trị<br />
giảm ferritin máu có khả năng do nồng độ<br />
ferritin máu lúc bắt đầu điều trị cao hơn, thể tích<br />
máu truyền định kỳ nhiều hơn và do thời gian<br />
lưu trữ bịch máu trước truyền lâu hơn.<br />
3. Tác dụng phụ của thuốc trên nhóm bệnh<br />
nhân của chúng tôi là: Rối loạn tiêu hóa 9,4%,<br />
đau khớp 6,2%, giảm bạch cầu hạt: 3,1%. Không<br />
ghi nhận trường hợp nào giảm tiểu cầu hay tăng<br />
men gan trong suốt quá trình điều trị.<br />
Chúng tôi nhận thấy Deferiprone có hiệu<br />
quả thải sắt trên bệnh nhân Thalassemia ứ sắt,<br />
sử dụng đường uống giúp bệnh nhân dễ tuân<br />
thủ điều trị trong điều kiện thiếu bơm tiêm dưới<br />
da và tác dụng phụ tương đối ít có thể sử rộng<br />
rãi để cải thiện chất lượng sống cho những bệnh<br />
nhân ứ sắt.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
1,1%<br />
0%<br />
<br />
0%<br />
<br />
0,5%<br />
<br />
2.<br />
<br />
0%<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Qua nghiên cứu “Hiệu quả thải sắt đường<br />
uống của deferiprone trong bệnh Thalassemia<br />
tại bệnh viện Nhi Đồng 2” thực hiện trên 32<br />
bệnh nhân từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 7 năm<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Al-Refaie FN, et al (1992), Efficacy and possible adverse effects of<br />
the oral chelator 1, 2-dimethyl-3 hydroxypyrid-4-one (L1) in<br />
thalassemia major, Blood, 80: 593-9.<br />
Bùi Ngọc Lan và cs (1998), Bước đầu đánh giá hiệu quả thải sắt<br />
bằng đường uống trong điều trị nhiễm sắt do Thalassemia, Hội<br />
nhi khoa Việt Nam, 3: 136-140.<br />
Cohen AR, Galanello R, Piga A, et al (2003), Safety and<br />
effectiveness of long-term therapy with the oral iron chelator<br />
deferiprone, Bloodjournal, 102: 1583-1587.<br />
Cunningham MJ (2008), Update on Thalassemia: Care and<br />
Complications, Pediatrics Clin N. Am, 55: 447-60.<br />
Eleftthirou A (2007), About thalassemia. Team up Creations<br />
Ltd14 Othonos STR, 1016 Nicosia – Cyprus. ISBN: 9963-623-409<br />
<br />
325<br />
<br />