intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểu tính cách đặc trưng của người Nhật

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua cái nhìn khái quát về mối quan hệ cơ bản giữa người với người trong xã hội Nhật Bản bài viết "Hiểu tính cách đặc trưng của người Nhật" đã rút ra được một số tính cách đặc trưng của người Nhật. Các mối quan hệ chủ yếu được đề cập ở đây là mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể; mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang; mối quan hệ bên trong, bên ngoài; mối quan hệ giữa bản chất bên trong và biểu hiện bên ngoài. Các mối quan hệ này làm cơ sở cho việc lựa chọn hành vi giao tiếp thích hợp của người Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểu tính cách đặc trưng của người Nhật

  1. HIỂU TÍNH CÁCH ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI NHẬT TS. Võ Văn Thành Thân Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Quốc tế Tóm tắt Thông qua cái nhìn khái quát về mối quan hệ cơ bản giữa người với người trong xã hội Nhật Bản bài viết đã rút ra được một số tính cách đặc trưng của người Nhật. Các mối quan hệ chủ yếu được đề cập ở đây là mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể; mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang; mối quan hệ bên trong, bên ngoài; mối quan hệ giữa bản chất bên trong và biểu hiện bên ngoài. Các mối quan hệ này làm cơ sở cho việc lựa chọn hành vi giao tiếp thích hợp của người Nhật. Từ khóa: tính cách, đặc trưng, người Nhật, mối quan hệ 1. Giới thiệu Bài viết tìm hiểu và giới thiệu về tính cách của người Nhật. Người Nhật có tính cách khá đa dạng và phức tạp bởi sự trừu tượng và tối giản đan xen lẫn nhau. Có những tính cách tưởng như trái ngược nhưng kỳ thực lại bổ sung nâng đỡ cho nhau. Xin mượn nhan đề “Thanh gươm và hoa cúc” của R. Benedict đặt cho tác phẩm khảo cứu về bản sắc dân tộc Nhật Bản để đúc kết những đặc trưng chủ yếu trong tính cách người Nhật. Theo đó, “thanh gươm” tượng trưng cho các nguyên tắc cứng nhắc, tính kỷ luật sắt còn “hoa cúc” tượng trưng cho sự nhạy cảm, giàu tình yêu thương và cốt cách phong lưu của người Nhật. 2. Những tính cách đặc trưng của người Nhật 2.1 Khiêm Tốn Khiêm tốn là một trong những tính cách đặc trưng của người Nhật. Họ tránh nói nhiều về bản thân và tuyệt đối không đề cao các phẩm chất của mình. Nguyên nhân hình thành tính cách khiêm tốn rất tự nhiên của người Nhật có lẽ là do ý thức về “cái tôi” rất nhỏ, thêm vào đó là “tâm lý coi trọng thể diện” theo kiểu “Biết 9
  2. người biết ta”. Việc này chẳng những không thiệt mà còn lợi như tránh “múa rìu qua mắt thợ”, “tôi kính anh một bước, anh kính lại tôi ba bước” và cao nhất là “trăm trận trăm thắng”. Thế nên, việc hai người Nhật tranh nhau nhận phần yếu thế về mình không có gì là lạ. Bản thân khiêm tốn song người Nhật lại có tinh thần tự tôn dân tộc rất cao, Điều này xuất phát trước tiên là do quan niệm truyền thống về cội nguồn dân tộc Nhật. “Theo thần đạo, hệ thống tín ngưỡng Nhật thì dân tộc Nhật là hậu duệ của Nữ thần mặt trời Amaterasu, người sinh ra vị thiên hoàng huyền thoại Zimmu, lên ngôi năm 660 trước Công Nguyên và trị vì “Vương quốc Yamato”. Chính vị hoàng đế này là người mở đầu các triều đại Thiên Hoàng Nhật Bản, thay nhau trị vì xứ sở suốt từ đó đến tận bây giờ” [3,9]. Với quan niệm là hậu duệ của thần mà lại là vị thần tối cao cai quản các chư thần, người Nhật hoàn toàn có cơ sở để tự hào về dòng dõi dân tộc mình. Cách gọi tên nước là 日本 ( ngày trước đọc là Nippon, giờ đọc là Nihon) có ý nghĩa là nơi mặt trời sinh ra đã bộ lộ rõ nét lòng tự hào đó . 2.2 Coi trọng thể diện Theo các nhà nghiên cứu “tâm lý coi trọng thể diện” của người Nhật chịu ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ từ tinh thần võ sĩ, Tầng lớp võ sĩ xuất hiện trong xã hội Nhật Bản từ thời Mạc phủ Kamakura (1192-1333). Cùng với sự xuất hiện tầng lớp này là sự ra đời một bộ luật mới hết sức độc đáo là Bushido (Võ sĩ đạo, nghĩa đen là con đường của người chiến binh) [3:11]. Bộ luật này vốn chỉ đề ra những nguyên tắc cho người võ sĩ nhưng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả nếp sống, suy nghĩ của toàn thể cộng đồng Nhật Bản. Mãi về sau, khi mà tầng lớp võ sĩ “đã bị thủ tiêu trên danh nghĩa nhưng việc đó tuyệt nhiên không gột bỏ được tận gốc các quy phạm đạo đức “Võ sĩ đạo” trong tâm thức người Nhật. Một trong những nguyên tắc lớn của võ sĩ là trọng danh dự. Điều này được phản ánh gần như đầy đủ trong tâm lý coi trọng thể diện của người Nhật ngày xưa, ngoài việc tự sát theo tôn chủ để thể hiện lòng tận trung của mình, người võ sĩ còn tự sát khi danh dự bị xúc phạm. Điều đáng nói nữa là vấn đề danh dự có bị xúc phạm hay không không 10
  3. phải chỉ do tác động của đối tượng bên ngoài mà nhiều khi do chính nhận thức bên trong của bản thân. Có một giai thoại về người võ sĩ rất được người Nhật ưa thích như sau: “Tình cờ hai võ sĩ nọ có dịp quen nhau, hai người rất kính sự chân thành và nhân cách cao cả của nhau. Rồi họ chia tay nhau, mỗi người một ngả không quên hẹn ngày gặp lại. Ngày hẹn là thượng tuần tháng chín, đúng vào lúc ở Nhật Bản hoa cúc nở rộ. Hai người mong chờ đến ngày đó để cùng nhau vừa ngắm hoa cúc nở, vừa uống rượu. Nhưng trước ngày hẹn đó, một võ sĩ đã gặp phải chuyện rắc rối do bọn người ác ý gây ra. Người võ sĩ nọ nóng lòng muốn lên đường để giữ lời hứa gặp lại bạn nhưng vụ rắc rối vẫn chưa giải quyết được. Thế rồi, ngày hẹn qua đi. Người võ sĩ bị đẩy vào tình cảnh không thực hiện được lời hứa, đã chọn giải pháp cuối cùng đó là cái chết. Người ta nói rằng con người khi chết đi biến thành linh hồn có thể bay ngay được đến nơi xa xôi. Để xin lỗi người bạn ở nơi xa về chuyện lỗi hẹn, người võ sĩ này cuối cùng đã tự mổ bụng. Ông biến thành linh hồn để đến ngay được chỗ bạn mình. Trong khi đó, người võ sĩ kia bày biện hoa cúc, rượu chuẩn bị đón bạn, đã lấy làm lạ khi ngày hẹn đã qua rồi mà bạn chưa tới. Nhưng rồi khi người bạn từ phương xa tới, ông ngạc nhiên về hình thù kì dị của bạn, Ông lại càng ngạc nhiên hơn khi nghe tới chuyện bạn mình phải tự mổ bụng một cách thương tâm. Ông đã cảm ơn tấm lòng của bạn và hứa sẽ trả thù kẻ đã gây ra chuyện rắc rối. Cuối cùng ông đã trừng phạt được kẻ đó” [2, 120-121] Chính việc tự cảm thấy có lỗi vì không giữ được chữ tín, người võ sĩ đã “tự trừng phạt” bản thân. Lúc này, tâm lý coi trọng thể diện đã chuyển sang tâm lý hổ thẹn. Như vậy, cảm giác hổ thẹn tự phát sinh ngay trong tư tưởng của người Nhật khi họ ý thức được việc bản thân đã vi phạm những điều không nên làm như việc không giữ được chữ tín với người khác trong giai thoại trên. Từ đó, hình thành tâm lý mặc cảm thôi thúc ý chí phải giải quyết nỗi hổ thẹn đó. Đối với người võ sĩ xưa, cách thức duy nhất mà họ có thể thực hiện là “tự sát”. Ngày nay, việc này đã bị 11
  4. ngăn cấm nhưng tâm lý coi trọng thể diện, tâm lý hổ thẹn vẫn còn nguyên giá trị đối với người khác, tránh gây mất lòng bằng các biểu hiện hạn chế bày tỏ cảm xúc thật, cách nói trực tiếp, lấy việc tôn trọng người khác để tôn trọng mình và yêu cầu sự tôn trọng ngược lại. 2.3 Tính kỷ luật cao Người Nhật đặc biệt trọng kỷ luật. Tính kỷ luật cao của họ có nguồn gốc từ đức “tín” trong giáo lý đạo Khổng (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín) và nguyên tắc trọng danh dự, phục tùng tôn chỉ một cách vô điều kiện của người võ sĩ. Phàm việc gì đã là quy tắc cho dù có đi ngược lại sở nguyện của mình thì người Nhật cũng nhất mực tuân thủ. Một khi vi phạm qui tắc, việc giải thích lý do dù là chính đáng đối với người Nhật đều rất vô ích, thậm chí còn bị cho là biện hộ, không nhìn nhận sai trái của bản thân. Cách tốt nhất là tỏ thái độ thành tâm nhận lỗi và tìm kiếm cơ hội sửa chữa sai phạm. Tính kỷ luật đảm bảo cho xã hội Nhật Bản được phát triển trong điều kiện ổn định, thống nhất xuyên suốt lãnh thổ (cho dù điều kiện địa lý, địa hình của Nhật Bản khiến đất nước này có dạng như hình cánh cung, trải dài từ Bắc chí Nam và bị chia cắt thành nhiều vùng, miền). Từ đó, chính quyền Nhật Bản huy động được tối đa sức mạnh tập thể. Đây là một trong những nguyên nhân giúp Nhật Bản đạt được những “bước tiến thần kỳ” trong lĩnh vực kinh tế từng gây sốt thế giới và tiếp tục đồng hành với họ trên chặng đường tìm lại thời hoàng kim đầy cam go trong thời đại ngày nay. 2.4 Tâm lý “甘え”=Amae ( tâm lý mong mỏi sự thông cảm) Khi mới giao tiếp với người Nhật, hầu như ai cũng ngạc nhiên không hiểu sao người Nhật lại nói cảm ơn và xin lỗi nhiều đến thế. Về sau, chúng ta có thể đã quen với hiện tượng thú vị này nhưng mấy ai biết được căn nguyên của nó chính là tâm lý “甘え”=Amae của người Nhật, “甘え”=Amae có nghĩa gốc là tâm lý hay nũng nịu , vòi vĩnh , nhõng nhẽo của con trẻ với bố mẹ của mình. Động cơ khiến đứa bé thực hiện những hành vi này là mong muốn được mẹ yêu thương dỗ dành, 12
  5. được chiều chuộng. Từ đó suy rộng ra, người Nhật thể hiện tâm lý amae với các đối tượng khác để tìm kiếm, mong mỏi sự thông cảm, đồng tình, tha thứ của họ dành cho hành vi nào đó của mình. 2.5 Cốt cách phong lưu “Cốt cách phong lưu là một trong những đặc trưng tiêu biểu cho toàn thể cộng đồng Nhật Bản. Phong lưu là từ diễn đạt tình cảm thẩm mỹ của người Nhật và nhà văn Tetsuzo Tanikawa đã cho rằng, tình cảm thẩm mỹ là nền tảng của bản sắc dân tộc Nhật, là nét chủ đạo, chi phối mọi đặc trưng còn lại của sắc dân Phù Tang” [3,30]. Cốt cách phong lưu của người Nhật được thể hiện trong đời sống thường nhật hết sức đa dạng. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp; nỗ lực phấn đấu để vươn tới những giá trị cao; những thú vui tao nhã… Như chúng ta đã biết, người Nhật vốn rất giỏi ở khả năng tiếp thu và “Nhật hóa” các giá trị có xuất xứ từ bên ngoài. Kết quả là nhiều giá trị cũ bỗng chốc trở nên mới mẻ và cuốn hút lạ kỳ; trà đạo, hoa đạo là những ví dụ tiêu biểu. Chúng không sinh ra trên đất Phù Tang nhưng phải đến khi đặt chân vào đất nước này chúng mới hóa thành những giá trị nghệ thuật thiêng liêng được con người suy tôn và có khả năng cứu rỗi tâm hồn con người (Chẳng hạn, khi bước vào trà thất, con người phải rũ bỏ mọi vui buồn thế tục, mọi phân biệt đẳng cấp…để nhập vào thế giới của hòa, kính, thanh, tịnh). Những nghệ thuật như thế chỉ có ở Nhật Bản. Đối với nghệ thuật giao tiếp, ứng xử, cốt cách phong lưu cũng chi phối một cách sâu sắc. Một trong những nhận định chung của nhiều người sau khi tiếp xúc với người Nhật là từ cử chỉ, thái độ cách cư xử đến từng “lời ăn tiếng nói” của họ đều toát lên sự nhẹ nhàng, điềm đạm, ôn hòa. 3. Kết luận Như vậy, bên cạnh những đặc trưng tính cách nặng tính khuôn phép, bị chế ngự chủ yếu bởi uy quyền thì cốt cách phong lưu như một đối trọng mang lại cảm giác cân bằng cho người Nhật trong cuộc sống. 13
  6. Tóm lại: khiêm tốn, coi trọng thể diện, tính kỷ luật cao, tâm lý Amae, cốt cách phong lưu…. những tính cách đặc trưng này của người Nhật đều có nguyên nhân và nguồn gốc tạo ra. Từ những phân tích ở trên ta thấy những tính cách này hết sức đặc biệt và không thể nhầm lẫn vào đâu được. Hiểu được những đặc trưng tính cách này của người Nhật giúp chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc học tập, nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhật Chiêu, 2022, Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Hồng Đức. 2. United Publishers, 1998, Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác 1997- 1998, United Publishers Inc. 3. V. Pronikov, I. Ladanov, 1985, (Đức Dương chuyển sang tiếng Việt), Người Nhật, NXB Tổng hợp TP.HCM 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2