intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa đời sống của người Nhật Bản từ góc nhìn gốm sứ

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Văn hóa đời sống của người Nhật Bản từ góc nhìn gốm sứ" giúp bạn đọc tìm hiểu về Nhật Bản - một đất nước tuyệt vời với nhiều nét văn hóa nghệ thuật. Gốm sứ là một trong những nét văn hóa đặc trưng trong nghệ thuật của người Nhật Bản. Ngày nay, gốm sứ Nhật Bản đã được biết đến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành biểu tượng của cái đẹp và của tinh thần dân tộc. Giới trẻ Việt Nam gần đây cũng hình thành trào lưu sưu tầm gốm sứ Nhật Bản như một thú vui tao nhã. Bởi lẽ gốm Nhật không màu mè, kiểu cách mà quyến rũ bởi chính sự bình dị, mộc mạc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa đời sống của người Nhật Bản từ góc nhìn gốm sứ

  1. VĂN HÓA ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN TỪ GÓC NHÌN GỐM SỨ Nguyễn Thị Phong Nhã Trường Đại Học Kinh Tế -Tài Chính Tp.HCM Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Quốc tế Tóm tắt: Nhật Bản - một đất nước tuyệt vời với nhiều nét văn hóa nghệ thuật. Gốm sứ là một trong những nét văn hóa đặc trưng trong nghệ thuật của người Nhật Bản. Ngày nay, gốm sứ Nhật Bản đã được biết đến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành biểu tượng của cái đẹp và của tinh thần dân tộc. Giới trẻ Việt Nam gần đây cũng hình thành trào lưu sưu tầm gốm sứ Nhật Bản như một thú vui tao nhã. Bởi lẽ gốm Nhật không màu mè, kiểu cách mà quyến rũ bởi chính sự bình dị, mộc mạc. Nhiều dòng gốm Nhật không cần sử dụng đến lớp tráng men bóng bẩy, hào nhoáng bên ngoài nhưng vẫn thể hiện được cốt cách và giá trị riêng của nó, điển hình như là gốm Bizen không men, kiểu dáng gồ ghề thô sơ nhưng lại bao hàm trong từng sản phẩm một hồn gốm hết sức riêng biệt và đặc sắc. Có thể nói một sản phẩm gốm ra đời là sự kết tinh, hòa trộn, giao thoa giữa 3 yếu tố của trời đất: nước (thủy), đất (thổ), lửa (hỏa). Vì thế, trong mắt các nghệ nhân làm gốm và những người có con mắt thưởng thức nghệ thuật tinh tường, gốm là một tặng phẩm của vũ trụ. Gốm Nhật đẹp không phải nhờ kỹ thuật tinh xảo mà cái chính là những tinh cảm, cái tâm của người nghệ nhân được truyền tải trong từng sản phẩm. Kỹ thuật đa phần chỉ là phương tiện để cảm xúc được thăng hoa. Qua gốm Nhật, tâm hồn mỗi nghệ nhân được bộc lộ rõ Đó là một sự liên kết lâu bền và thấm đẫm tình đất và người. Chính vì vậy, gốm Nhật sở hữu một nét duyên ngầm, không lộ liễu, không cần những ngôn từ mỹ miều để miêu tả. Nó chứa đựng và toát lên tinh thần của một ẩn sĩ, không bon chen với đời. Những tác phẩm gốm được tạo thành lại càng đẹp, càng có giá trị. Hay nói cách khác gốm sứ là vật thể sống động để minh chứng về tư duy thẩm mỹ của xã hội mà nó thuộc về là minh chứng trung thực của lịch sử tồn tại qua mọi thời đại. Tìm hiểu về gốm sứ 25
  2. Nhật Bản để hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa của người Nhật Bản và để nhìn nhận rõ hơn những thay đổi trong tư duy thẩm mỹ của xã hội ngày này. Từ khóa: gốm sứ Nhật Bản, vai trò, giá trị tinh thần, văn hóa, trào lưu Abstact: Japan - a wonderful country with many cultural and artistic features. Ceramics is one of the typical cultural features in Japanese art. Today, Japanese ceramics have been spread to many countries, becoming a symbol of beauty and national spirit. Vietnamese youth have also recently formed a trend to collect Japanese ceramics as an elegant hobby. Because Japanese ceramics are not colorful and stylish, they are captivated by the simplicity and simplicity. Many Japanese ceramic lines do not need to use a shiny, flashy glaze on the outside but still show its own character and value, typically unglazed Bizen ceramics, with a rough but rough design. includes in each product a very separate and unique ceramic soul. It can be said that a ceramic product is born as a crystallization, mixing and interference between the three elements of heaven and earth: water (water), earth (earth), fire (fire). Therefore, in the eyes of ceramicists and those with a keen eye for art, pottery is a gift of the universe. Keyword: Japanese ceramics, roles, spiritual values, culture, trends 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GỐM SỨ NHẬT BẢN Gốm sứ Nhật nói chung được gọi là tojiki (陶磁器) hay yakimono (焼き物), là các vật dụng thiết yếu trong đời sống hằng ngày. Tên gọi yakimono bắt nguồn từ thực tế sản xuất gốm sứ được nhào nặn bằng đất sét và các khoáng chất rồi đem nung (yaki 焼き) ở nhiệt độ cao. Gốm sứ là một nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản đã xuất hiện sớm từ thời kỳ Jomon (10.000 – 300 TCN). Hoa văn đồ gốm ở thời kỳ này chủ yếu là các vòng thừng cuốn, nên còn hay gọi là ‘‘Thừng văn’’. Theo PGS.TS Trương Minh Hằng- Viện nghiên cứu văn hóa : “Hiện nay, nội hàm của khái niệm văn hóa ngày càng được triển nở, mở mang theo nghĩa rộng nhất của nó thì văn hóa gốm được hiểu là toàn bộ quá trình hình thành, sáng tạo ra đồ gốm của con người, cũng như quá trình tồn tại, phát triển của đồ gốm trong chiều dài lịch sử, trong các bối cảnh kinh tế, xã hội khác 26
  3. nhau và những tác động trở lại của đồ gốm đối với đời sống tinh thần và vật chất của con người.” Văn hóa gốm là những gì liên quan đến sự xuất hiện và tồn tại của đồ gốm, là đời sống sinh tồn của gốm. Nghiên cứu văn hóa gốm là nghiên cứu những diện mạo và khía cạnh văn hóa của đồ gốm. Đồ gốm là loại sản phẩm phổ biến, luôn gần gũi và phục vụ đắc lực cho cuộc sống, từ đồ dùng ăn uống, chứa đựng, đun nấu đến sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần như tượng gốm, tranh gốm. Nó có mặt trong các công trình kiến trúc như gạch, ngói, gạch thông gió, gạch chạm nổi, cả trong các tác phẩm công nghiệp và công nghiệp điện tử. Ngoài ra, gốm còn được sử dụng dưới những dạng khá đặc biệt. Chẳng hạn người ta tìm được ở một thư viện của nhà vua Ashurbanipal cách đây 2500 năm của nền văn minh Babylon và Assyria cổ đại, 30.000 bản đất sét đã nung hoặc chưa nung. Qua bộ sách này, người ta hiểu được các vấn đề khác nhau về ngữ pháp, biên niên sử, hiệp ước, báo cáo, đơn kiện, y học, toán học, thiên văn… Từ thế kỷ XX, người ta đã làm loại gốm xốp dùng cho việc chọn lọc vi trùng, lọc nước, lọc bụi, lót đáy tầng sôi, làm lớp hút ẩm, màng bọc cực điện phân, vách ngăn trong các thiết bị điện. Ở Nhật Bản, gốm còn được thí nghiệm để làm xi lanh và pít tông ô tô, chế động cơ diesel. Người Nhật còn dự tính dùng gốm làm các loại tua bin khí và các hoạt động cơ có công suất lớn. Họ cũng sử dụng chất liệu gốm để làm các loại nhạc cụ như kèn Shakuhachi và đàn Shamisen, hoặc làm kéo chắc và bền gấp ba lần kéo làm bằng thép. Đồ gốm là loại chất liệu đã đi từ thời đại đồ đá, xuyên suốt thời gian lịch sử cho đến kỷ nguyên du hành vũ trụ. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học đồ gốm được cho là lâu đời nhất trên thế giới đã được phát hiện khoảng 12.000 năm trước, và đồ gốm Nhật Bản cũng có có lịch sử lâu đời trên thế giới. Tuy nhiên, có thể nói lịch sử đồ gốm ở Nhật Bản sau đó chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Triều Tiên.Vào giữa thế kỷ IV và V sau Công Nguyên (thời kỳ Asuka), kỹ thuật làm lò nung của người thợ gốm Nhật Bản đã được du nhập từ kỹ thuật của Hàn Quốc. Để có thể tạo ra nhiều sản phẩm có hình dạng khác nhau người thợ gốm đã sử dụng kỹ thuật nung bằng cách truyền lò nung, và có thể nung ở nhiệt độ cao từ 1000 độ trở lên. Với nhiệt độ cao đồ gốm không rỉ và khó vỡ và cho ra nhiều sản phẩm độc 27
  4. đáo, khởi đầu cho một sự hòa nhịp và thăng hoa trong việc phát triển cách nung với những ngọn lửa lớn bùng cháy. Tiếp theo, là thời kỳ gốm sứ Yayoi. Điều đặc biệt ở thời kỳ này là các sản phẩm gốm sứ đều không tráng men và chỉ được nung ở nhiệt độ thấp. Công dụng chủ yếu của các loại gốm Yayoi là dùng để nấu nướng ăn uống và đựng đồ. Màu sắc chủ đạo của đồ gốm Yayoi là màu đỏ sẫm. Đó là 2 thời kỳ làm gốm sơ khai của gốm sứ Nhật Bản và đặc điểm các đồ gốm sứ thời này rất thô sơ. Để nâng tầm giá trị, gốm sứ Nhật Bản đã tiếp cận được kỹ thuật của gốm Triều Tiên bấy giờ. Ở thời này, những sản phẩm gốm sứ Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn từ gốm sứ Trung Quốc, dẫn đến sự ra đời của những chiếc bàn xoay tạo hình gốm và thịnh vượng nhất là vào thời Heian (794- 1185). Kết quả sự ảnh hưởng lớn nhất lúc đó chính gốm sứ men xanh lam hay còn gọi là gốm sứ men Đại Thanh. Ở thời Heian này, gốm sứ Nhật Bản đã sản xuất rất nhiều đồ gốm sứ gia dụng, tăng thêm sự đa dạng trong các dòng gốm sứ Nhật Bản bấy giờ. Khoảng giữa thế kỷ VIII, qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và học hỏi, những người làm đồ gốm Nhật Bản bắt đầu biết cách tráng men, nung đất sét ở nhiệt độ tương đối thấp. Một số lớp men tráng bằng kĩ thuật này có màu xanh lục đậm. Trong quá trình áp dụng và cải tiến kĩ thuật làm đồ gốm, những người làm đồ gốm phát hiện ra kĩ thuật tráng men tro tự nhiên và áp dụng vào trong sản xuất. Thời kỳ Kamakura và Muromachi (1192 đến 1573) khi Trà đạo thịnh hành đã kéo theo đồ gốm phục vụ cho các nghi lễ trà cũng rất phát triển. Đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển gốm sứ Nhật Bản. Điển hình là đồ gốm Shino ra đời và đã trở thành sản phẩm nổi tiếng cho vẻ đẹp giản dị với lớp men tráng dày, có vân rạn, hoa văn mộc mạc. Thời gian sau, nhiều loại gốm sứ mới ra đời như dòng gốm Raku, mang đậm ảnh hưởng của Trà đạo. Cùng với sự phát triển tột bậc của kĩ thuật, bước tiến bộ vượt bậc của gốm sứ là đã chế tạo được sản phẩm nhiều màu sắc và nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ tới mức người ta nói rằng những tiêu bản đẹp nhất về màu sắc của gốm chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ thời Edo của Nhật Bản. 28
  5. Thời kỳ Châu Ấn thuyền (1604-1635) và trong suốt thế kỉ XVII, việc buôn bán đồ sứ quan đã phát triển, cung cấp cho người Châu Âu giàu có những sản phẩm màu sắc và kì lạ để trang trí cho các lâu đài và cung điện của họ. Đồ sứ Nhật Bản lúc đầu được người Châu Âu tìm kiếm với mục đích để bù vào sự giảm sút về sản lượng đồ sứ Trung Quốc. Việc mở rộng thương hải giao lưu với các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam cũng làm cho các sản phẩm gốm sứ Nhật Bản được lưu hành rộng rãi, tạo điều kiện giao thoa văn hóa với các nước sở tại và làm phong phú thêm những thiết kế, kiểu dáng, họa tiết của các sản phẩm, để lại một di sản về kiểu dáng có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử thiết kế mẫu gốm sứ của người Châu Âu, thậm chí đã xuất hiện mốt trang trí nội thất kiểu Nhật Bản. Đồ sứ Nhật Bản đã hấp dẫn người Châu Âu lẫn các nước trong cùng khu vực bởi màu sắc, kĩ thuật gia công tỉ mỉ và công phu mà họ chưa từng thấy trước đây khi ngắm nhìn nó, đã để lại cho phương Tây một cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật thủ công truyền thống Nhật Bản. H1: Bảng biểu tóm tắt các niên đại hình thành và phát triển của gốm sứ Nhật Niên Biểu Niên đại Thời kỳ Các sự kiện lịch sử Loại gốm sứ 145 TCN Thời kỳ Jomon Thời kỳ đồ đá mới Hầu hết đồ hay thời kỳ đồ đá mới gốm của thời trong lịch sử thế giới. đại này về cơ bản là hình chiếc nồi nấu, lòng sâu. 250 trước Thời kỳ Yayoi Thời kỳ bắt đầu trồng Không rõ Công lúa nước ở Nhật Bản nguyên do sự ra đời của công nghệ trồng lúa. 250 SCN- Thời kỳ Nara Một trong những phân chia lịch sử của Nhật Bản, thời điểm 29
  6. đặt kinh đô ở Nara (Heijokyo). Nara Sansai, v.v. được thực hiện. - 794 Thời kỳ Heian -Thời kỳ Heian là Ở thời đại một trong những sự này, đồ gốm phân chia lịch sử của Sue chủ yếu Nhật Bản, đề cập đến bao gồm các khoảng 390 năm kể từ đồ đựng như khi Thiên hoàng chum, vại, Kanmu chuyển đến vại. Heiankyo (Kyoto) vào năm 794 cho đến khi thành lập Mạc phủ Kamakura. 1192 Thời kỳ Thời kỳ mà chính Chủ yếu là Kamakura phủ và samurai bắt các vật dụng đầu cai trị. linh tinh sử dụng hàng ngày như chén bát, lọ và bát sushi và những vật dụng dùng để đốt cháy như đèn dầu.. 1394 - Thời kỳ cai trị bởi Mạc phủ Giới thiệu sản 1573 Muromachi Muromachi phẩm men xanh, men 30
  7. Thời kỳ (Ashikaga vàng, men Azuchi- Shogunate). trắng. Momoyama Thời kỳ Nobunaga Oda và Hideyoshi Toyotomi nắm quyền trên toàn quốc. 1624 Thời kỳ Edo Thời kỳ Nhật Bản bị Sản phẩm cai trị bởi Mạc phủ men ngọc, sứ Edo (Tokugawa trắng, nhuộm Ieyasu). và vẽ màu đỏ. 1868 Thời đại Minh Thời đại sau Keio và Thời kỳ suy Trị trước thời đại Taisho. thoải Yokkaichi Banko, Cho đến tận ngày nay, nhiều dòng gốm sứ Nhật Bản vẫn rất được nhiều người trong nước và trên toàn thế giới ưa chuộng, không chỉ bởi chất lượng và kỹ thuật tuyệt vời, mà còn là vì nó bao gồm trong từng sản phẩm là những đặc trưng văn hóa riêng biệt của từng vùng miền - một vẻ đẹp tinh hóa văn hóa Nhật Bản. 2. Những dòng gốm sư nổi tiếng của nhật bản 2.1 Gốm Shigaraki: Từ những năm 1950, làng gốm Shigaraki, nằm ở tỉnh Shiga, trung tâm Shigaraki Seinenryo đặc biệt ngôi làng dành để những người hạn chế về năng lực nhận thức có thể học nghề làm gốm và tự mình làm chủ cuộc sống. Làng gốm Shigaraki (信楽町) nằm ở phía nam tỉnh Shiga, nổi tiếng với nghề làm gốm từ thời cổ đại, khi Hoàng đế Showa đến thăm Shigaraki và sáng tác một bài thơ về ấn tượng với những chú chồn Tanuki này, ngôi làng đã trở nên nổi 31
  8. tiếng và được gọi là ngôi làng của những chú Tanuki, và kể từ đó, chúng nổi tiếng khắp nước Nhật, trở thành biểu tượng của làng. H1: Chú chồn Tanuki ở Shiga Đồ gốm ở đây được gọi là Shigaraki-yaki (信 楽 焼) là một loại đồ gốm bằng đá được làm ở vùng Shigaraki, Nhật Bản. Lò nung Shigaraki cũng là một trong 6 lò nung cổ ở Nhật Bản có truyền thống làm gốm địa phương và có lịch sử lâu đời. Gốm ở đây có màu cam rất bền đẹp, được làm từ đất sét pha cát địa phương từ lòng hồ Biwa. Đất sét này đặc trưng cho đồ gốm Shigaraki. Đồ gốm Shigaraki có đường nét không đều và mang phong cách cổ xưa. Kỹ thuật nung chuyển từ nướng sang nung oxy hóa, cho phép tiếp nhận không khí tự do trong quá trình nung chứ không phải hạn chế không khí vào lò. Điều này cho phép các oxit sắt được sử dụng như một phần của quá trình tạo màu. Sự cho phép không khí tự do là do kỹ thuật được truyền lại từ các loại lò cổ, được gọi là lò anagama, được sử dụng để nung đồ Shigaraki. Thuật ngữ anagama (穴 窯 / Hiragana: あ な が ま) có nghĩa là "lò trong hang động", là một loại lò gốm cổ được đưa đến Nhật Bản từ Trung Quốc qua Hàn Quốc vào thế kỷ thứ V, bao gồm một buồng nung với một hộp lửa ở một đầu và một ống khói ở đầu kia. Thuật ngữ anagama mô tả các lò một buồng được xây dựng theo hình dạng đường hầm dốc. Trên thực tế, các lò nung cổ đôi khi được xây dựng bằng cách đào đường hầm vào các bờ đất sét. 32
  9. H2: Mô hình lò gốm Angama Lò Anagama được đốt bằng củi, trái ngược với lò đốt bằng điện hoặc khí đốt như những lò gốm hiện đại. Quá trình nung xảy ra liên tục cho đến khi đạt được nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cách nhìn bên trong lò nung, nhiệt độ đạt được và duy trì, lượng tro được đổ vào, độ ẩm của thành và chậu, v.v. Nhiệt độ nung lên đến 1400 ° C (2.500 ° F), nó còn tạo ra tro bay và muối dễ bay hơi. Tro gỗ lắng đọng trên các mảnh trong quá trình nung, và sự tương tác phức tạp giữa ngọn lửa, tro và các khoáng chất của thân đất sét tạo thành lớp men tro tự nhiên. Lớp men này có thể cho thấy sự thay đổi lớn về màu sắc, kết cấu và độ dày, từ mịn và bóng đến thô và sắc nét. Tùy thuộc vào vị trí của mảnh, lớp tro và khoáng chất tạo thành sẽ các sản phẩm gốm có hình dáng và tính chất khác nhau. Kết quả sản phẩm gốm Shiragaki thường có vẻ ngoài giống như bột yến mạch, với màu hơi xám đến nâu đỏ. Các tạp chất nhỏ nhô ra, nguyên nhân là do thạch anh nhúng bị nung một phần. Được phủ một lớp men mỏng từ nâu vàng đến đỏ như hoa đào, khi nung cũng là đặc điểm của đồ đá nung. Một số đồ gốm sứ Shigaraki cũng xuất hiện một loại men sáng, trong suốt hoặc gần giống như thủy tinh với màu xanh lục lam. Men được nhỏ giọt, phun hoặc rơi vãi trên bề mặt gốm. Trừ khi được phép tụ lại trong các vũng nhỏ, lớp men gần như không nhìn thấy được trong hầu hết các ánh sáng, chỉ có thể nhìn thấy khi mảnh được 33
  10. cầm và xoay trên tay. Đồ dùng cũng phản ánh geta okoshi, dấu tắc nghẽn, nơi đất sét nằm trên các giá đỡ bên trong lò trước khi nung. Một đặc điểm khác của đồ gốm Shigaraki là dấu vân tay do thợ gốm để lại trong quá trình xây dựng. Người ta nói rằng tải lò nung anagama là phần khó nhất của quá trình nung. Người thợ gốm phải tưởng tượng ra đường đi của ngọn lửa khi nó lao qua lò và sử dụng cảm giác này để 'sơn các mảnh bằng lửa' và phải cung cấp nhiên liệu liên tục để nung, vì gỗ được đưa vào lò nung nóng được tiêu thụ rất nhanh. Thời gian nung phụ thuộc vào thể tích của lò nung và có thể mất từ 48 giờ đến 12 ngày hoặc hơn. Lò thường mất cùng một khoảng thời gian để làm nguội. Ngày nay, ở làng gốm Shigaraki có rất nhiều tượng gốm hình chú chồn Tanuki đã được đặt dọc theo các tuyến đường để chào đón quan khách. Các tượng gốm chú chồn Tanuki thường đội mũ rơm và tay cầm một chai rượu sake, xuất hiện trước nhiều ngôi nhà và cửa hàng khắp ngôi làng đã trở thành một trong những đặc trưng độc đáo khi đến làng gốm. 2.2 Gốm Bizen Gốm Bizen được sản xuất ở phía Tây Nhật Bản, gần với Okayama, đây là một trong những phong cách nổi tiếng của gốm sứ Nhật Bản.. Dòng gốm này tối màu, có bề mặt gồ ghề, khi các món ăn được để trong đó sẽ tạo cho chúng ta cảm giác ấm áp hơn, nhất là vào mùa thu và mùa đông. Cũng như các loại gốm khác, gốm bizen được chế tác thành những bình, ly tách và lọ đựng sake hoặc shochu… Bizen (備前焼) cũng là thương hiệu của một trong sáu lò nung cổ xưa ở Nhật Bản, và đã trở thành một trung tâm sản xuất gốm hoạt động trong suốt hơn một nghìn năm. Bắt đầu khoảng thời kỳ Kamakura (1185 -1333) dòng gốm này đã phát triển để có được hình dạng giống như hiện tại của nó, một loại đồ gốm dày, bền và tiện dụng. Vẻ đẹp và sự độc đáo của gốm Bizen đến từ đất sét, màu sắc dao động từ màu đỏ của đất sét sang mầu nâu đậm của đất nung. Đồ gốm Bizen không tráng men và chưa từng có trang trí, nó giữ lại cái đơn sơ và giản dị nhất từ đất như thể mặc cho trí tưởng tượng của người dùng để cùng bổ sung cho nó phần mỹ thuật tự trong tâm. 34
  11. Trong suốt quá trình nung, người thợ gốm khéo léo điều chỉnh nhiệt độ bằng cách lần lượt xen kẽ việc nạp thêm nhiệt lượng rồi lại để cho mát đi. Phương pháp nung này sẽ mang tới cho sản phẩm những thay đổi về màu sắc hoặc là nguyên màu đất sét và được gọi là Higawari (火が破り) – sự thay đổi hay “sự biến đổi của lửa”. Đây là kỹ thuật khó và dần dần đã bị thất truyền. H3 : Gốm Bizen dòng Hidasuki (火襷) Tùy mỗi vùng và tay nghề người thợ gốm mà Những sản phẩm được sản xuất trong vùng lại có những đặc trưng riêng. Như vùng Edo gốm Bizen đều có màu đồng nhất và đặc điểm chung được coi trọng của chúng là sự ứng dụng thực tế hơn là yếu tố nghệ thuật. Đến thế kỷ XX, sau suốt thời gian dài một số ít các thợ gốm tài ba đã quyết tâm làm nhiều thử nghiệm cũng như có nhiều sai sót, thì kỹ thuật Higawari (火が破り) đã được phục hồi trở lại.Những người thợ gốm dùng loại gỗ mềm, như gỗ thông để nung gốm và gỗ này sẽ chế xuất ra loại tro mềm, mịn. Loại tro sáng này sẽ bị gió lò hút và bám vào đồ gốm trong quá trình nung và tạo ra một loại men sáng. Trong một số trường hợp, ngẫu nhiên tro bay và dính vào những điểm tối thì sẽ tạo ra những mẫu hình hấp dẫn trên bề mặt. Chúng cho kết quả mô hình giống như những hạt mè, những sản phẩm này được gọi là Bizen goma. 2.3 Gốm Echizen 35
  12. Echizen ware (越 前, Echizen-yaki) là một loại đồ gốm truyền thống của Nhật Bản, được sản xuất tại tỉnh Echizen, Odacho và Miyazaki Fukui.. Gốm có đặc điểm là cứng và rất bền, được sử dụng ở nhiều vùng xa như vùng ven biển Nhật Bản hay phía nam đảo Hokkaido để trữ gạo và ngũ cốc, để nhuộm vải hay làm hũ tiền. Lò đầu tiên được xây dựng ở Ozowara, thị trấn Echizen và lan rộng ra nhiều ngọn đồi khác nhau như Kumagaya và Equality trong cùng một thị trấn. Vào nửa sau của thời kỳ Muromachi, một cơ sở sản xuất lớn đã được xây dựng bằng cách thu thập những lò nung khổng lồ với tổng chiều dài từ 25 mét trở lên có thể nướng khoảng 5 tấn như 60 bình và 1200 cối cùng một lúc ở Echizen. Cuối triều đại Minh trị, đầu Đại Chính ( Khoảng 100 năm trước ) , nhiều lò gốm đóng cửa và lò gốm Echizen cũng là một trong số đó, gần đây mới được khôi phục lại. Thành phần gốm Echizen chứa một lượng lớn sắt và có khả năng chịu lửa mạnh nên bề mặt có màu đỏ đen và nâu đỏ, là đất nung, chịu nóng tốt, giữ nước tốt nên được dùng sử dụng để chứa các chất lỏng nhuộm như nước, rượu sake và thuốc nhuộm chàm, cũng như để đựng và bảo quản ngũ cốc. Đồ gốm Echizen thưởng được sử dụng cho các mặt hàng linh tinh trong cuộc sống hàng ngày, tập trung vào các sản phẩm như bình, lọ, cối, và các sản phẩm phục vụ cho các mục đích tôn giáo như chum và bình. H4 : Làng gốm Echizen 2.4 Gốm Tokoname Tokoname đã nổi tiếng là một thị trấn gốm vào cuối thế kỷ thứ 12. GốmTokoname có một lịch sử và truyền thống lâu đời và là một trong sáu thị 36
  13. trấn gốm sứ nổi tiếng trong lịch sử gốm sứ của Nhật Bản. Trong 6 lò nung cổ xưa ở Nhật Bản là: Bizen, Shigaraki, Tamba, Seto và Echizen thì các lò Tokoname được cho là lớn nhất và lâu đời nhất. Đến thời Edo (1603-1867) Tokoname đã là một trung tâm gốm nổi tiếng về đồ gốm nghệ thuật chất lượng cao. Có rất nhiều nghệ nhân Tokoname trở thành bảo vật sống quốc gia của Nhật Bản, để biết rằng ở đây thực sự đã rèn luyện đào tạo ra rất nhiều bậc thầy trong làng Gốm Sứ Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung. Tokoname đã tận dụng và mở rộng thị trường biển để phân phối sản phẩm trên khắp Nhật Bản. Một lượng lớn gốm Tokoname cũ đã được tìm thấy ở nhiều nơi tại Nhật Bản. H5: Dòng gốm đỏ Tokoname Dòng gốm Tokoname Redware (đồ gốm đỏ ) được phát minh vào đầu những năm 1800. Nó được phát triển với việc sản xuất các dụng cụ pha trà như ấm trà và chén cho trà xanh. Đất sét Tokoname có độ mỏng, bề mặt mịn và độ cứng, tạo nên sản phẩm gốm nhìn rất vững chắc và dày dặn. Ngày nay, một số nghệ nhân trộn đất sét hoặc thêm một số các chất liệu theo sở thích và phong cách cá nhân vào đất sét để đạt được một diện mạo khác trong ấm trà của họ. Chính sự sáng tạo đó đã gây tiếng vang cho dòng gốm Tokoname. Không giống như những ấm trà vô hồn được sản xuất hàng loạt từ các dây chuyền nhà máy hiện đại, những chiếc ấm nhỏ làm bằng tay Tokoname là những tác phẩm nghệ thuật có cá tính. Mỗi ấm trà phản ánh tầm nhìn của nghệ nhân đã làm ra nó và mỗi chiếc đều có vẻ đẹp riêng biệt và độc nhất. Bất kì một ấm trà nào trong số 37
  14. đó cũng đều sẽ khiến bạn thăng hoa trong việc thưởng thức nghệ thuật gốm Nhật cũng như thưởng thức trọn vẹn hơn hương vị của loại trà đang sử dụng. Những nhà nghiên cứu gốm sứ Nhật Bản cho rằng tất cả các sản phẩm gốm phục vụ cho tiệc trà đến từ các lò gốm có lịch sử lâu đời đều có bản sắc riêng và không thể nhầm lẫn. Ấm trà Tokoname không giống với Shino, Iga hay Shigaraki - mỗi loại ấm trà nói riêng và gốm Nhật nói chung là một sự độc đáo riêng biệt đến mức đặc biệt. Hầu hết các ấm trà Tokoname là ấm trà kiểu kyusu, có nghĩa là chúng được tạo nên với một tay cầm ở bên cạnh ấm trà. Đôi khi các tay cầm kiểu phương Tây được đặt trên những ấm trà này, và chúng được gọi là kiểu ushirode-kyusu. 3. Gốm sứ trong đời sống văn hóa của người Nhật Bản 3.1 Giá trị tinh thần của gốm sứ trong nghệ thuật chadou trà đạo Trong nghệ thuật trà đạo, những nét lễ nghi đặc trưng của trà đạo: “Hoà- kính- thanh- tịnh”. Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật. Các dụng cụ sử dụng trong trà đạo không thể thiếu gốm. Chén trà được làm bằng gốm. Chất liệu được ưa thích không phải là những chiếc chén tròn vẹn bóng bẩy kiểu Trung Quốc, mà là những chiếc chén thô sơ giản di, và hơn nữa, phải được làm bằng tay. Chiếc chén trà thậm chí lại không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “ tìm kiếm sự toàn vẹn trong cái bất toàn”. Ở Nhật Bản có rất nhiều dòng gốm nổi tiếng theo từng vùng, nhưng với các trà nhân Nhật Bản thì : “Nhất Karu, nhì Hagi, ba Karatsu”. - Karu: Do dòng họ Karu tại Kyoto sản xuất, bằng tay và không dùng bàn xoay. Đặc trưng là được phủ men đậm hoặc nâu đỏ, xương gốm mềm và thô. - Hagiyaki: Lò gốm tại huyện Yamaguchi của Nhật. Chén của Hagi có đặc trưng là màu hồng nhạt, chân - Karatsu: Sản xuất tại Saga và Nagasaki trong đảo Kyushu. đặc trưng là xương gốm phủ áo trắng, trang trí hoa văn đơn giản bằng sắc màu nâu. 38
  15. Các nghệ nhân làm chén cũng đưa chủ đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phẩm của mình, vậy nên có thể dùng chén phù hợp cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. ➢ Mùa xuân: Chén có những hoa văn mùa xuân như hoa anh đào. ➢ Mùa hạ: Là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chén trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng. ➢ Mùa thu: Chén có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá phong, lá momizi. ➢ Mùa đông: Là mùa lạnh nên chén có độ dày và cao hơn các chén mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh. Như vậy, chúng ta thấy người Nhật Bản coi trọng trà đạo và trong đó cũng quy định rất nghiêm ngặt về các trà cụ, đặc biệt là bát trà, ly uống trà cũng thấm đẫm tinh thần Nhật Bản: Dùng bát (gốm sứ) của Nhật sản xuất. Ngoài ra có rất nhiều loại chén khác nhau, mang những đặc trưng riêng đã được đặt tên như: Mishima, Kohiki, Hakeme, Tenmokuyu… 3.1. Gốm sứ trong bài trí ẩm thực Nhật Bản Người Nhật đặc biệt thích những đồ vật được hình thành từ đất sét. Cái cảm giác gần gũi và được giao hòa với thiên nhiên ấy khiến biết bao nghệ nhân say mê nghề làm gốm. Cảm giác được sống cùng gốm, được sờ tận tay, được tạo hình cho những vật thể giàu sinh khí ấy khiến mỗi công đoạn đều được nâng niu, trau chuốt.Một sản phẩm gốm được ra lò cũng được ví như một đứa trẻ được chào đời, cần lắm sự nâng niu, trân trọng, chăm sóc để chúng phát huy được hết toàn bộ giá trị trong suốt chiều dài đời sống của mình. Người nghệ nhân làm gốm, đặc biệt là những nghệ nhân lâu năm, không chỉ coi gốm là một tác phẩm nghệ thuật mà đối với họ, nhiều khi gốm còn là một sinh mệnh. Từ một tạo vật thô sơ là đất sét, trải qua nhiều công đoạn, được tạo hình bởi đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, tôi luyện bởi lửa, kết tinh thành một tác phẩm nghệ thuật thấm đượm tình người và giàu giá trị văn hóa. Ngắm nhìn một sản phẩm gốm Nhật được làm thủ công, ta dường như cảm thấu được sự tinh xảo, tỉ mẩn, từng thao tác chính xác, kỹ càng mà người nghệ nhân đặt trọn lên đứa con tinh thần của chính mình. 39
  16. Trong nghệ thuật ẩm thực, việc sử dụng gốm sứ để trang trí và trình bày món ăn chính để tỏ lòng hiếu khách. Đây cũng là một trong những đức tính quý giá của người Nhật thể hiện sự chỉnh chu, cầu toàn và duy mỹ trong ẩm thực. Nghệ thuật gốm sứ đã được sử dụng từ lâu đời làm đồ trang trí và đồ dùng cho bàn ăn, và là một trong những thứ mà chúng ta có thể tự hào là một nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Nhờ những bộ đồ gốm thân thiện với môi trường làm từ đất và men tự nhiên, những bộ chén đĩa gốm giản dị gần gũi với những hoa văn màu sắc tinh tế đẹp mắt, góp phần tôn tạo món ăn cho thực khách và thỏa mãn sự thưởng lãm tinh tế đối với từng sản phẩm gốm được bày biện trên bàn ăn đã làm cho người Nhật lẫn các thực khách nước ngoài rất ấn tượng và thích thú. Những bộ chén dĩa gốm sứ được xếp cạnh nhau, trình bày một bữa ăn bắt mắt và phục vụ theo mùa, giúp các món ăn tăng thêm phần ngon miệng. Những thực khách Tây phương trước đây thường dùng những bộ chén dĩa trắng đơn điệu nhưng thông qua ẩm thực họ đã có cách nhìn mới về sự kết hợp bát dĩa với các món ăn, kích thích nhu cầu sử dụng chén dĩa Nhật Bản tại các nước Tây Phương, góp phần kích cầu và tạo điều kiện cho gốm sứ Nhật Bản tiếp cận với thị trường nước ngoài một cách mạnh mẽ hơn. Có nhiều cách kết hợp bát dĩa với món ăn, nhờ sự khéo léo ấy, những bữa cơm sẽ có phần sang trọng hơn rất nhiều. 4. Kết luận Ngày nay, do cuộc sống khá hối hả người ta ít sử dụng đồ gốm. Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia có truyền thống sản xuất gốm sứ từ lâu đời. Trải qua chiều dài lịch sử với những mối quan hệ giao thương trên biển từ đầu thế kỷ XVII với Nhật Bản, gốm sứ Việt Nam – Nhật Bản cũng có nhiều cơ hội để giao lưu và tương tác lẫn nhau. Nhiều gốm sứ Việt Nam được tìm thấy ở Nhật Bản như ở Okinawa, Nagasaki, Osaka, Tokyo..vv… Có tổng số tập hợp lần 467 sản phẩm gốm Việt được tìm thấy ở hơn 101 nơi ở rải rác khắp nước Nhật có niên đại là của thế kỷ XIV- XVII. Ở Việt Nam nhiều lò gốm nung điện cũng đã đóng cửa và ngừng hoạt động. Nhưng gốm sứ Nhật Bản thì ngược lại, dù trải qua nhiều thăng trầm biến động 40
  17. của xã hội và sự vận hành chung của thế giới, gốm sứ Nhật Bản vẫn cố gắng giữ vững giá trị của nó trong từng lĩnh vực phục vụ của nó, như một cách giữ gìn và tôn tạo nên nét văn hóa Nhật Bản đầy bản sắc. Trong tình hình khó khăn chung của thế giới sau đại dịch Covid, gốm sứ Nhật Bản cũng khá chật vật để chuyển mình phát triển và tìm lại thời kỳ hoàng kim của nó như trước đây. Nhưng nhờ sự độc đáo và tinh tế từ những bàn tay tài hoa của những nghệ nhân, gốm sứ Nhật Bản vẫn có một sức hút mạnh mẽ với thị trường trong và ngoài nước. Có thể nói, gốm sứ là tiếng nói linh thiêng từ hồn đất. Nó chứa đựng những thông tin của thế giới quan quanh ta thông qua các loại thổ nhưỡng, tư duy con người và nhận định về Mỹ thuật của thời đại… Hơn thế, gốm còn là minh chứng sống động của thời kỳ của nó, bao bọc nét văn hoá thời đại nó tồn tại mà trường tồn qua nhiều thế hệ và thời gian. 5. Tài liệu tham khảo 1. Đại học nữ sinh Showa, 2003, Nghiên cứu khảo cổ học tại khu vực Hội An vol.5, Viện nghiên cứu văn hoá quốc tế đại học nữ sinh Showa 2. Hội khảo cổ học Đông Nam Á ( 2004) Giao lưu gốm sứ - Gốm sứ sản xuất tại Đông Nam Á được phát hiện từ Kyushu, Okinawa 3. Kikuchi Seiichi (1998) “Nơi sản xuất đồ sành sứ Việt Nam được phát hiện ở Hội An”, Điều tra khảo cổ học phố Nhật Bản tại Hội An Việt Nam 1997 Vol 4, Viện nghiên cứu văn hoá quốc tế đại học nữ sinh Showa. 4. Kikuchi Seiichi, Abe Yuriko (1998) “Phương pháp kĩ thuật phân loại và chế tác đồ sành sứ Việt Nam” . 5. Nagaszumi Youko (1987) Bản kê số lượng các sản phẩm xuất nhập khẩu của tàu thuyền Trung Quốc năm 1637 – 1833 - Nhà xuất bản SoubunTìm hiểu ngoại thương Việt Nam qua "Con đường gốm sứ trên biển" / Bùi Minh Trí// Khảo cổ học. - 2003. - Số 5. - Tr. 49 - 74. - 26. 6. Sakurai Kiyohiko, Kikuchi Seiichi, 2002, Gốm sứ - Phố Nhật Bản - lịch sử giao lưu Nhật Bản Việt Nam cận đại - Nhà xuất bản Kashiwa shobo 41
  18. 7. Trương Minh Hằng (2005) ,Gốm thương mại Việt Nam trong hành trình mậu dịch gốm sứ châu Á - Nghiên cứu Đông Nam Á - Số 1. - Tr.41 - 47. - 7. 8. Viện nghiên cứu văn hoá quốc tế đại học nữ sinh Showa (1997), Điều tra khảo cổ học phố Nhật Bản tại Hội An Việt Nam 1997 Vol 4. 9. http://www.inas.gov.vn/688-gom-su-nhat-ban-va-gom-su-viet- nam.html 10. https://wikitra.com/nghe-thuat-kintsugi-nhat-ban-dung-vang-rong- han-gan-gom-vo/ 42
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2