Văn hóa kiếm đạo ảnh hưởng đến đời sống của người dân Nhật Bản ngày nay
lượt xem 3
download
Bài viết "Văn hóa kiếm đạo ảnh hưởng đến đời sống của người dân Nhật Bản ngày nay" giới thiệu về kiếm đạo có lịch sử rất lâu đời từ thời Heian (794 – 1185) và phát triển qua nhiều thời kì, triều đại khác nhau. Cho đến năm 1912 thống nhất các trường phái kiếm thuật cổ điển, truyền lại cho các thế hệ kế tiếp. Bộ môn kiếm đạo đã tôi luyện nên cho người dân Nhật Bản một “tinh thần võ sĩ đạo”, nó đã thấm nhuần vào máu, lưu truyền qua các thế hệ. Chính nơi đây kiếm đạo được xem như là một văn hóa trong cuộc sống của người dân Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hóa kiếm đạo ảnh hưởng đến đời sống của người dân Nhật Bản ngày nay
- VĂN HÓA KIẾM ĐẠO ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN NGÀY NAY Bùi Thùy Linh*, Lư Hoàng Minh Phúc, Trần Đức Thiện, Phạm Hà Nhật Uyên, Phạm Tuấn Hưng Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn, CN. Đặng Thị Mỹ Ngọc TÓM TẮT Kiếm đạo có lịch sử rất lâu đời từ thời Heian (794 – 1185) và phát triển qua nhiều thời kì, triều đại khác nhau. Cho đến năm 1912 thống nhất các trường phái kiếm thuật cổ điển, truyền lại cho các thế hệ kế tiếp. Sau thất bại trong thế chiến thứ hai kiếm đạo đã từng bị cấm một thời gian dài, Vào năm 1952, kiếm đạo xuất hiện trở lại với việc có thêm các giải đấu cho người luyện kiếm đạo, và kiếm đạo đã thay việc sử dụng kiếm sắt và giáp sắt sang kiếm gỗ và giáp vải để thuận tiện đê tập luyện và thi đấu một cách thoải mái nhất. Bộ môn kiếm đạo đã tôi luyện nên cho người dân Nhật Bản một “tinh thần võ sĩ đạo”, nó đã thấm nhuần vào máu, lưu truyền qua các thế hệ. Chính nơi đây kiếm đạo được xem như là một văn hóa trong cuộc sống của người dân Nhật Bản. Từ khóa: Kiếm đạo, người dân Nhật Bản, Văn hóa kiếm đạo, Nhật Bản 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KIẾM ĐẠO Kiếm đạo trong tiếng nhật gọi là (剣道 - Kendo) là một trong những môn võ thuật, hay còn gọi là võ đạo của Nhật Bản. Môn võ biểu hiện sức mạnh thể chất và cả tinh thần. Bắt nguồn từ kiếm thuật truyền thống của Nhật Bản, kiếm đạo hiện nay phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới, với các giải vô địch toàn cầu được tổ chức 3 năm một lần. Kendo ở Nhật ngày càng thu hút người tham gia tập luyện. Hiện nay, người tập Kendo rộng khắp 41 quốc gia, lãnh thổ. Kendo là sự kết hợp cả giá trị võ thuật và thể thao. Chính vì vậy, Kendo đã không còn xa lạ gì đối với người dân Nhật Bản, mà nó còn văn hóa thực sự ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới. Mang ý nghĩa “đạo dùng kiếm” cho nên kiếm đạo là một trong những môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản. Mặc dù trước đây, môn võ chỉ phù hợp với lối sống của các samurai, tuy nhiên ngày nay kiếm đạo dần được hiện đại hóa, trở thành hoạt động thể thao phổ biến dành cho tất cả những người yêu thích nó. Những người chuyên về kiếm đạo được gọi là (剣道家 - Kendoka). Họ tập trung vào sự liên kết về tinh thần, thể chất lẫn tư tưởng nhằm mục đích tạo nên mô hình giao tiếp qua việc rèn luyện năng lực tập trung được nâng cao giúp người tập có thể hòa nhập với xã hội hơn. 2. LỊCH SỬ CỦA KIẾM ĐẠO 2.1 Nguồn gốc của kiếm đạo 2361
- Kendo có nguồn gốc từ thời Heian (794 – 1185) của lịch sử Nhật Bản. Vào khoảng năm 940, các kỹ thuật đấu kiếm cụ thể bắt đầu được thiết kế và dạy cho binh lính. Những chiêu thức này đã được các samurai phát triển và hoàn thiện trong nhiều thế kỷ tới cả trong và ngoài chiến trường. 2.2 Lịch sử hình thành của kiếm đạo 2.2.1 Mạc phủ Muromachi (1392–1573) Sau Chiến tranh Onin (1467-1477), hơn một thế kỷ Nhật Bản trải qua hỗn loạn chính trị - xã hội . Chính trong thời đại này, nhiều trường dạy kiếm thuật ( kenjutsu ) đã ra đời. 2.2.2 Mạc phủ Edo(1603–1867) Thời Edo (1603-1867) Nhật Bản trải bắt đầu bước vào thời kỳ hòa bình. Trong thời gian này, kiếm đạo đã phát triển những kỹ thuật tìm cách nuôi dưỡng nhân loại thông qua các khái niệm như “ katsunin- ken ” (thanh kiếm mang lại sự sống). 2.2.3 Duy Tân Minh Trị (1868) Dai-Nippon Butoku-Kai được thành lập để giúp quảng bá và bảo tồn võ thuật của các samurai, bao gồm các kỹ thuật kiếm thuật được gọi chung là “kenjutsu”. 2.2.4 Năm đầu tiên của thời kỳ Taisho (1912) Năm 1912, “Dai-Nippon Teikoku Kendo Kata” (sau đổi tên thành Nippon Kendo Kata) được thành lập để thống nhất các trường phái kiếm thuật cổ điển và truyền lại bản chất cũng như kỹ thuật của kiếm Nhật cho các thế hệ sau. Năm 1919, Nishikubo Hiromichi chính thức đổi tên gọi “ bujutsu ” và “ kenjutsu ” thành “budo” và “kendo”. Việc thay thế hậu tố của “ jutsu ” bằng “ do ” nhằm nhấn mạnh khía cạnh giáo dục và tinh thần của kiếm đạo. Đến năm 1936, hầu hết các trường kiếm đạo đang dạy một phiên bản chính thức của môn nghệ thuật này. 2.2.5 Sau thất bại trong Thế chiến thứ hai Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kiếm đạo bị cấm trong một thời gian dưới sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh. Vào năm 1952, khi Liên đoàn Kendo toàn Nhật Bản được thành lập, kiếm đạo chính thức hồi sinh, đã mang lại sự quan tâm mới cho môn nghệ thuật này. Kendo hiện đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục trường học và cũng phổ biến với mọi người ở mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội. 2.3. Trang phục sử dụng trong kiếm đạo Kiếm tre (竹刀 - Shinai) và áo giáp bảo vệ (剣道防具 - Kendo bogu) là những vật dụng cơ bản của bộ môn Kiếm đạo. Khi đã nhập môn Kiếm đạo, võ sinh cần phải dành sự tôn trọng tuyệt đối cho Shinai, không được quăng quật lung tung hay dựa lên thanh kiếm... Kích thước của kiếm tre được Liên đoàn Kiếm đạo Quốc tế quy định cho các cuộc thi và có sự khác nhau tùy vào độ tuổi, cân nặng cũng như chiều cao của người luyện kiếm. Mặc dù Kendo sử dụng kiếm tre để 2362
- giảm thiểu chấn thương cho người luyện tập nhưng áo giáp bảo vệ vẫn là một vật dụng thiết yếu. Với tổng thể được bọc thép, những chiếc giáp Kendo bogu giúp bảo vệ phần đầu, thân, cánh tay và chân của võ sinh. Trang phục sử dụng kiếm đạo Kendo mang đậm hình ảnh samurai, nó có tên là keikogi là trang phục dùng để bảo vệ cơ thể khỏi những chấn thương và va chạm trong lúc luyện tập. Chia làm 2 phần chính là keidogi và kahama còn có các bộ phận bảo vệ khác là dou, men, tare và kote. Keidogi: tên gọi khác là uwagi, đây là loại áo nằm ở phần trên của trang phục, được làm bằng vải cotton để thấm hút mồ hôi tốt, keidogi được thiết kế rộng rãi để dễ cho việc chuyển động tay một cách thoải mái và linh hoạt . Trang phục có màu sắc phổ biến nhất là màu trắng và đen hoặc xanh đen. Hakama: bảo vệ đôi chân của người tập luyện kiếm đạo hoặc người võ sĩ trong quá trình chiến đấu thoạt nhìn vẻ bề ngoài trông giống một chiếc váy được xếp li, nhưng thực sự nó là một chiếc quần rộng thùng thình được may với hai ống quần khá lớn. Hakama gồm bảy nếp gấp tượng trưng cho bảy tính cách của người võ sĩ, đó là can đảm (Yuki), nhân ái (Jin), ngay thẳng (Gi), lịch thiệp (Rei), trung thực (Makoto), trung thành (Chugi) và danh dự (Meiyo). Hình 1: Trang phục thi đấu thường thấy của các võ sĩ Kendo Nhật Bản (https://revelogue.com/kiem-dao-nhat-ban/) 3. TRIẾT LÝ VÀ TINH THẦN KIẾM ĐẠO Kendo đã trở thành một hình thức kỷ luật nhằm đào tạo nhân cách. Các yếu tố chính được Liên đoàn Kiếm đạo Toàn Nhật Bản đẩy mạnh bao gồm việc trau dồi tinh thần mạnh mẽ, lòng chân thành, lễ nghĩa, danh dự và cải thiện bản thân. Những điều này giúp con người nâng cao ý thức cống hiến cho xã hội, yêu mến cộng đồng và thúc đẩy hòa bình thế giới rộng rãi hơn. Giáo lý của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện: Đức ngay thẳng, đức dũng cảm, đức nhân từ, đức lễ phép, biết tự kiểm soát mình, chân thực, trung thành, trọng danh dự. 4. Ý NGHĨA CỦA KIẾM ĐẠO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN 2363
- Kendo là nghệ thuật kiếm đạo chứa đựng nhiều tính lịch sử và tinh hoa văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Không chỉ là môn thể thao nâng cao sức khỏe mà còn là phương thức để người Nhật tôi luyện tinh thần, rèn giũa cốt cách. Kế thừa từ tinh thần Võ sĩ đạo - Samurai, kiếm đạo là kết tinh giữ tính lịch sử cũng như bản sắc tinh thần của người dân Nhật Bản. Do đó kiếm đạo rất được người dân Nhật Bản chú trọng, bảo vệ và truyền lại bao đời. Dù cho từng có thời ký kiếm đạo hoàn toàn bị cấm do chiến tranh nhưng với ý kiến kiên cường, niềm yêu thích kiếm đạo mà người dân Nhật Bản đã hồi sinh lại Kiếm đạo để mà lưu giữ tới ngày nay, không cho nó mất đi. Hiện nay trong các trường học các cấp tại Nhật Bản, luôn có các câu lạc bộ Kiếm đạo. Người dân Nhật Bản cho rằng kiếm đạo không chỉ là nền tảng kỹ thuật dùng kiếm mà còn là câu chuyện về rèn luyện tinh thần, tôi rèn nhân cách, hướng đến những giá trị cao đẹp như nhân đức, công bằng chính trực, tư cách cao thượng, trí tuệ minh mẫn, trung tín.. góp phần hình thành lối sống tích cực có thể áp dụng trong nhiều khía cạnh đời thường. 5. KẾT LUẬN Nhật Bản là một đất nước coi trọng lễ nghi và các giá trị tinh thần cao đẹp. Thông qua Kendo, người dân Nhật Bản vừa có thể rèn luyện sức khỏe cũng như trau dồi cốt cách cho bản thân vừa có thể lưu giữ văn hóa kiếm đạo mang tính lịch sử của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lily Baxter (người phiên dịch: Bé Vi) (07/04/2022). Kiếm đạo (Kendo): Môn võ Nhật Bản chứa đựng đầy tính nghệ thuật. Từ < https://www.fun-japan.jp/vn/articles/12490>. Ngày truy cập 26/4/2023. 2. EU-Vietnam Business Network (2013). Lịch sử của Kendo-Nghệ thuật kiếm đạo Nhật Bản. Từ: . Ngày truy cập 24/04/2023. 3. Happy (2013). Kendo Nghệ thuật kiếm tôi rèn tinh thần của người Nhật. Từ:. Ngày truy cập: 24/04/2023. 4. Đinh Thị Kim Dung (06/09/2022). Kiếm đạo - Tinh thần thượng võ trong văn hóa Nhật Bản. Từ:. Truy cập 24/04/2023. 2364
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận môn: Tài chính quốc tế
25 p | 567 | 176
-
Ỷ thiên đồ long ký - tập 3
52 p | 227 | 67
-
Ỷ thiên đồ long ký - tập 27
47 p | 303 | 51
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA)
13 p | 147 | 17
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua vé của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Khánh Hòa của người dân tại thành phố Nha Trang
7 p | 123 | 8
-
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa
4 p | 98 | 5
-
Hồi 8 Thất âm luật chấn quần hào si
14 p | 132 | 4
-
Hiệp khách hành - tập 46
10 p | 86 | 4
-
Đánh giá chương trình tiếng Anh trình độ B1 theo hướng chuẩn hóa của đề án Ngoại ngữ 2020 tại trường Đại học giao thông vận tải
6 p | 31 | 2
-
Quản lí quá trình xây dựng văn hóa trường đại học
5 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn