Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN MUA VÉ SỐ<br />
CỦA CÔNG TY TNHH MTV XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHÁNH HÒA<br />
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG<br />
FACTORS AFFECTING THE CHOICE TO BUY LOTTERY TICKETS OF KHANH HOA<br />
CONTRUCTION LOTTERY COMPANY LIMITED OF PEOPLE IN NHA TRANG CITY<br />
Bùi Quang Quý1, Hồ Huy Tựu2<br />
Ngày nhận bài: 03/6/2014; Ngày phản biện thông qua: 03/10/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này là vận dụng lý thuyết TPB để giải thích ý định hành vi lựa chọn mua vé số với tư cách<br />
là biến động cơ, dưới sự tác động của thái độ lý tính và thái độ cảm tính, chuẩn mực xã hội và chuẩn mực cá nhân (trách<br />
nhiệm đạo lý và tâm lý địa phương), kiểm soát hành vi cảm nhận và biến số mở rộng điều kiện thị trường: cạnh tranh.<br />
Nghiên cứu này được thực hiện trên một mẫu thuận tiện 300 người dân ở Nha Trang, sử dụng công cụ kinh tế lượng để đánh<br />
giá độ phù hợp của mô hình, kiểm định các mối quan hệ, cũng như đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo. Kết<br />
quả thể hiện mô hình phù hợp tốt với dữ liệu và ủng hộ về mặt thực nghiệm các quan hệ giả thuyết do chúng tôi đề xuất.<br />
Ngoại trừ tác động của cạnh tranh không có ý nghĩa thống kê, cả sáu yếu tố còn lại đều có ý nghĩa, trong đó nhân tố<br />
trách nhiệm đạo lý có ảnh hưởng âm, các yếu tố khác đều có ảnh hưởng dương đến ý định hành vi lựa chọn. Ngoài ra, các<br />
thang đo lường các khái niệm sử dụng bước đầu đã thể hiện độ tin cậy và độ giá trị hội tụ cũng như độ giá trị phân biệt…<br />
Từ khóa: việc chọn mua vé số Khánh Hòa, lý thuyết TPB, các biến số mở rộng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this study is to apply the Theory of Planned Behavior (TPB) to expain behavioral choices towards buying<br />
lottery tickets as a motivational factor, with the effects of rational and emotional attitudes, social norms and personnal<br />
standards (moral obligation and local psychology), perceived behavioral control, market conditions and expanding variables:<br />
competition. The study is conducted on a convenient sample of 300 peoples in Nha Trang, using econometrical intruments<br />
to access the fit of the model, to test the relationships between constructs, and evaluate the reliability and the validity of the<br />
measures of constructs. The results show the fit of the model with the data and support emperically the hypothezied relationships<br />
suggested. Excepting the effect of competition is not significant, the rest of other variables are significant. Although moral<br />
obligation has a negative effect, others have positive influence on the desive to buy lottery tickets. In addition, the measures<br />
of the constructs show the reliability, the convergent validity and discriminant validity as well.<br />
Keywords: Khanh Hoa chooses to buy lottery tickets, the Theory of Planned Behavior (TPB), expanding variables<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Một trong những cách tiếp cận về mặt lý thuyết<br />
để hiểu và giải thích về mặt thực nghiệm hành vi<br />
lựa chọn mua vé số là sử dụng các mô hình thái độ.<br />
Thuyết hành vi dự định - TPB (Theory of Planned<br />
Behavior) là sự mở rộng từ mô hình Thuyết hành<br />
động hợp lý - TRA (Theory of Reasoned Action) của<br />
Fishbein (Fishbein & Ajenz, 1975). Theo TPB, hành<br />
vi con người được dẫn dắt bởi ba yếu tố, đó là thái độ<br />
1<br />
2<br />
<br />
đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của<br />
con người và sự đánh giá về hành vi của mình, nó<br />
được hình thành từ niềm tin thể hiện ra bên ngoài<br />
về kết quả cụ thể và sự đánh giá kết quả đó; chuẩn<br />
mực chủ quan là nhận thức của con người về áp<br />
lực chung của xã hội để thực hiện hay không thực<br />
hiện hành vi và được quyết định bởi niềm tin chuẩn<br />
mực của con người và kiểm soát hành vi nhận thức<br />
cho biết nhận thức của con người về việc thể hiện<br />
<br />
Bùi Quang Quý: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Hồ Huy Tựu: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
hay không thể hiện hành vi khi bị kiểm soát. Con<br />
người không có khả năng hình thành ý định mạnh<br />
mẽ để thực hiện hành vi nếu họ tin rằng họ không có<br />
nguồn lực hay cơ hội cho dù họ có thái độ tích cực.<br />
Nghiên cứu này sử dụng mô hình TPB của<br />
Fishbein và Ajenz để giải thích ý định hành vi của<br />
người dân tham gia mua vé số, với mục tiêu khám<br />
phá và kiểm định sự tác động của các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến việc chọn mua vé số kiến thiết Khánh<br />
Hòa của người dân trên địa bàn thành phố Nha<br />
Trang từ đó đề xuất các định hướng giải pháp cho<br />
phép đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công<br />
ty Xổ số kiến thiết Khánh Hòa trong tương lai dựa<br />
trên kết quả các kiểm định định lượng xác thực và<br />
khách quan, trong đó ngoài ba biến số truyền thống<br />
là thái độ, ảnh hưởng xã hội và kiểm soát hành vi<br />
của lý thuyết TPB (Aijen, 1991), ba yếu tố mới là<br />
trách nhiệm đạo lý, tâm lý địa phương và trong điều<br />
kiện thị trường là cạnh tranh cũng sẽ được bổ sung<br />
vào mô hình. Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến động cơ của người dân trở nên cấp thiết trong<br />
bối cảnh hội nhập kinh tế và các doanh nghiệp kinh<br />
doanh xổ số trong nước ngày càng quan tâm nhiều<br />
hơn đến thị trường tiêu thụ hấp dẫn ngoài tỉnh nhằm<br />
tăng doanh thu bán vé.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Các khái niệm<br />
Thái độ: được giả thuyết là một trong những<br />
nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành<br />
vi tiêu dùng, bao gồm hành vi tiêu dùng thủy sản<br />
(Olsen, 2004). Thái độ được định nghĩa là một xu<br />
hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá<br />
một thực thể cụ thể (chẳng hạn một sản phẩm thực<br />
phẩm) với một số mức độ ngon - không ngon, thích không thích, thỏa mãn - không thỏa mãn và phân<br />
cực tốt- xấu (Eagly & Chaiken, 1993).<br />
Các chuẩn mực xã hội: thể hiện là các niềm<br />
tin của một người về liệu có ai đó có ý nghĩa (với<br />
anh ta hoặc cô ta) nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta nên<br />
hay không nên tự ràng buộc mình vào hành vi đó.<br />
Những người có ý nghĩa là những người mà các sở<br />
thích của họ về hành vi của anh ta hoặc cô ta trong<br />
lĩnh vực này là quan trọng đối với anh ta hoặc cô<br />
ta (Eagly & Chaiken, 1993). Cùng với thái độ, ảnh<br />
hưởng xã hội là nhân tố quan trọng dẫn đến động<br />
cơ tiêu dùng với tư cách ý định hành vi (Ajzen &<br />
Fishbein, 1975)<br />
<br />
Số 1/2015<br />
Trách nhiệm đạo lý: những điều quan trọng mà<br />
cá nhân xem cần thực hiện liên quan đến các mối<br />
quan hệ xã hội (Olsen, 2004). Trong nghiên cứu này<br />
chuẩn mực cá nhân được định nghĩa dưới góc độ<br />
trách nhiệm chăm sóc gia đình (Olsen, 2003).<br />
Kiểm soát hành vi cảm nhận: trong lý thuyết<br />
TPB, Ajzen (1991) tập trung vào khái niệm kiểm<br />
soát hành vi được cảm nhận như là niềm tin của<br />
một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao trong<br />
việc thực hiện một hành vi. Một người nghĩ rằng anh<br />
ta hoặc cô ta sở hữu càng nhiều nguồn lực và cơ hội<br />
thì người đó dự báo càng có ít các cản trở và do đó<br />
sự kiểm soát hành vi của người đó càng lớn. Các<br />
nhân tố kiểm soát có thể là bên trong của một người<br />
(kỹ năng, kiến thức,…) hoặc là bên ngoài người đó<br />
(thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác,…),<br />
trong số đó nổi trội là các nhân tố thời gian, giá cả,<br />
kiến thức. Trong mô hình này, kiểm soát hành vi<br />
cảm nhận có tác động trực tiếp đến cả ý định lẫn<br />
hành vi tiêu dùng.<br />
Cạnh tranh: biến số thị trường thể hiện mức độ<br />
gay gắt, cam go của thị trường, mật độ và cường độ<br />
hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ thay thế.<br />
Tâm lý địa phương: một loại chuẩn mực cá<br />
nhân ủng hộ đối với địa phương của dân cư đối<br />
với nơi mà họ sinh sống cũng như các đối tượng<br />
khác có mối quan hệ chặt chẽ với địa phương . Vì<br />
chưa có thang đo cụ thể nào liên quan đến tâm lý<br />
này, nên nghiên cứu này căn cứ vào nội dung cũng<br />
như thông qua thảo luận với những người có kinh<br />
nghiệm trong ngành để xây dựng.<br />
Ý định hành vi: lý thuyết TPB (Ajzen, 1991) cho<br />
rằng là động cơ hay ý định tiêu dùng như là nhân tố<br />
thúc đẩy cơ bản của hành vi người tiêu dùng. Động<br />
cơ này bị dẫn dắt bởi ba tiền tố cơ bản là thái độ,<br />
ảnh hưởng xã hội và kiểm soát hành vi được cảm<br />
nhận. Các nghiên cứu sau này bổ sung thêm nhiều<br />
tiền tố mới. Không ngoài khung lý thuyết chung, thói<br />
quen, kinh nghiệm, và cảm xúc lẫn lộn mà nghiên<br />
cứu này sử dụng đã được các tác giả trên thế giới<br />
nghiên cứu trong thời gian gần đây (Aijen, 2002;<br />
Honkanen et al., 2005; Olsen, 2005).<br />
Liên quan đến các khái niệm đề xuất, mặc dù<br />
tồn tại các mối quan hệ nhân quả tiềm tàng giữa<br />
các biến số độc lập sử dụng trong mô hình, chẳng<br />
hạn thói quen ẩn dưới các tiền tố dẫn đến động cơ,<br />
ảnh hưởng xã hội có quan hệ trực tiếp đến thái độ<br />
(Tarkiainen et al., 2005),… nhưng trong nghiên cứu<br />
này, chúng tôi giả định các biến số là độc lập nhau,<br />
và mô hình đề xuất được thể hiện như sau:<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 153<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Thái độ<br />
<br />
H1,2(+)<br />
<br />
Chuẩn mực xã hội<br />
<br />
H3(+)<br />
<br />
Trách nhiệm đạo lý<br />
<br />
H4(-)<br />
<br />
Tâm lý địa phương<br />
<br />
H5(+)<br />
<br />
Kiểm soát hành vi<br />
<br />
H6(+)<br />
<br />
Cạnh tranh<br />
<br />
H7(+)<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
Ý định hành vi<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
<br />
Các giả thuyết nghiên cứu được đề nghị để<br />
kiểm định trong nghiên cứu này như sau:<br />
(H1,2): Thái độ (Lý tính và cảm tính) có tác động<br />
dương đối với ý định lựa chọn mua vé số.<br />
(H3): Chuẩn mực xã hội có tác động dương đối<br />
với ý định lựa chọn mua vé số.<br />
(H4): Trách nhiệm đạo lý có tác động âm đối với<br />
ý định lựa chọn mua vé số (Trách nhiệm đạo lý càng<br />
mạnh, ý định lựa chọn mua lại càng thấp)<br />
(H5): Tâm lý địa phương có tác động dương đối<br />
với ý định lựa chọn mua vé số.<br />
(H6,7): Sự kiểm soát (Kiểm soát hành vi và<br />
cạnh tranh) có tác động dương đối với ý định lựa<br />
chọn mua vé số.<br />
<br />
marketing. Công cụ bảng câu hỏi điều tra với các<br />
thang đo đa biến được sử dụng để đo lường các<br />
biến số. Mục đích đầu tiên của nghiên cứu này là<br />
bước đầu khẳng định rằng các thang đo lường đảm<br />
bảo về độ tin cậy, độ hiệu lực hội tụ và phân biệt.<br />
Mục đích thứ hai là kiểm định các quan hệ cấu trúc<br />
giữa các khái niệm. Để đạt mục đích thứ nhất, bài<br />
viết thực hiện một thủ tục bao gồm 2 bước: tính toán<br />
độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố<br />
cho 8 thang đo bằng thủ tục Factoring Axis Analysis<br />
kết hợp phép xoay Promax. Để đánh giá mô hình đề<br />
xuất, các điểm nhân tố sẽ được tính, sau đó phương<br />
pháp hồi quy bội sẽ được sử dụng. Tất cả các bước<br />
được sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 15.0.<br />
2.2. Xây dựng thang đo<br />
Để đo lường các khái niệm nghiên cứu, tác giả<br />
sử dụng thang đo Likert 7 mức độ với 1: hoàn toàn<br />
không đồng ý cho đến 7: hoàn toàn đồng ý cho 7<br />
biến quan sát.<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Quy trình nghiên cứu<br />
Tác giả đã thực hiện một quy trình nghiên cứu<br />
được phác họa bởi hầu hết các tài liệu nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 1. Các khái niệm và chỉ báo sử dụng trong mô hình nghiên cứu<br />
Cấu trúc<br />
<br />
Thang đo<br />
<br />
khái niệm<br />
<br />
7 điểm<br />
<br />
Ý định<br />
lựa chọn<br />
mua lại<br />
<br />
Thang<br />
đo<br />
Likert<br />
<br />
1.Ý định của tôi tiếp tục mua vé số của Công ty Xổ số kiến thiết Khánh Hòa là rất cao.<br />
2.Khả năng để tôi tiếp tục mua vé số của Công ty xổ số kiến thiết Khánh Hòa là<br />
rất cao.<br />
3.Tôi sẵn lòng mua vé số của Công ty Xổ số kiến thiết Khánh Hòa.<br />
4.Mua vé số của Công ty Xổ số kiến thiết Khánh Hòa luôn là ưu tiên của tôi.<br />
<br />
Thang<br />
đo 2<br />
cực<br />
<br />
1. Có hại - Có lợi<br />
2. Vô ích - Hữu ích<br />
3. Tệ - Tốt<br />
4. Tiêu cực - Tích cực<br />
5. Không thích - Thích thú<br />
6. Không thỏa mãn - Thỏa mãn<br />
7. Không hài lòng - Hài lòng<br />
8. Chán - Phấn khích<br />
<br />
Thang<br />
đo<br />
Likert<br />
<br />
1.Những người mà tôi thân thiết muốn tôi mua vé số của Công ty XSKT Khánh Hòa.<br />
2.Gia đình tôi ủng hộ việc tôi mua vé số của Công ty XSKT Khánh Hòa<br />
3.Tôi biết nhiều người thường xuyên chơi xổ số<br />
4.Bạn bè tôi khuyên tôi nên mua vé số của Công ty XSKT Khánh Hòa<br />
5. Bạn bè tôi muốn tôi nên mua vé số của Công ty XSKT Khánh Hòa<br />
<br />
Thái độ<br />
<br />
Chuẩn<br />
mực xã<br />
hội<br />
<br />
Các chỉ báo đo lường các khái niệm<br />
<br />
154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
Tâm<br />
lý địa<br />
phương<br />
<br />
Thang<br />
đo<br />
Likert<br />
<br />
1. Tôi ủng hộ mọi hoạt động của địa phương và tỉnh nhà<br />
2. Nếu phải chọn lựa giữa nhiều sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, tôi sẽ<br />
ưu tiên mua sản phẩm của địa phương<br />
3. Tôi sẵn lòng mua vé số của Công ty XSKT Khánh Hòa thay vì của các Công<br />
ty khác.<br />
4. Tôi yêu quê hương và sẵn lòng đóng góp xây dựng quê hương bằng cách mua vé<br />
số của Công ty XSKT Khánh Hòa.<br />
<br />
Kiểm<br />
soát<br />
hành vi<br />
<br />
Thang<br />
đo<br />
Likert<br />
<br />
1. Đối với tôi việc mua vé số là rất dễ dàng<br />
2. Tôi cảm thấy không có cản trở nào cả khi tôi mua vé số<br />
3. Nếu muốn tôi có thể chơi xổ số rất thường xuyên mà không gặp khó khăn gì.<br />
4. Tôi có đầy đủ tiền bạc, thời gian và hiểu biết để chơi xổ số mà không vướng bận gì<br />
<br />
Thang<br />
đo<br />
Likert<br />
<br />
1. Có rất nhiều công ty XSKT bán vé số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa<br />
2. Các công ty XSKT của các tỉnh khác hoạt động rất mạnh trên địa bàn tỉnh<br />
Khánh Hòa<br />
3. Nếu không mua vé số của Công ty XSKT Khánh Hòa, tôi có thể dễ dàng mua vé<br />
số của nhiều công ty XSKT khác<br />
4. Cơ cấu giải thưởng và chất lượng dịch vụ của các công ty XSKT khác trên địa bàn<br />
tỉnh Khánh Hòa hấp dẫn không thua gì so với Công ty XSKT Khánh Hòa.<br />
<br />
Thang<br />
đo<br />
Likert<br />
<br />
1. Tôi có trách nhiệm chăm sóc gia đình ở mức sống tốt nhất có thể<br />
2. Tìm kiếm thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống gia đình là mong ước của tôi<br />
3. Tôi nghĩ rằng việc chơi xổ số có thể là một cách mang lại cơ may đổi đời cho gia<br />
đình và bản thân<br />
4. Bảo đảm cuộc sống gia đình đầy đủ là trách nhiệm và nhiệm vụ của tôi<br />
<br />
Cạnh<br />
tranh<br />
<br />
Trách<br />
nhiệm<br />
đạo lý<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả kiểm định thang đo<br />
Các hệ số Cronbach’s alpha của cả 8 thang đo<br />
các khái niệm đều lớn hơn 0,7, điều này chứng tỏ<br />
độ tin cậy của các thang đo. Tất cả các chỉ báo còn<br />
lại sau khi phân tích Cronbach’s Alpha ở bước trên<br />
được đưa vào phân tích, nếu biến quan sát nào có<br />
mức tương quan so với biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị<br />
loại, đồng thời đảm bảo hệ số tin cậy lớn hơn 0,6.<br />
Kết quả kiểm định độ tin cậy của biến quan sát cho<br />
thấy, hệ số tương quan của biến quan sát cơ may<br />
đổi đời cho gia đình và bản thân trong biến trách<br />
nhiệm đạo lý là 0,2735 nhỏ hơn 0,3 nên bị loại.<br />
2. Kết quả phân tích khám phá<br />
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng<br />
để kiểm định giá trị các khái niệm của thang đo.<br />
Những biến quan sát nào có trọng số tải nhân tố nhỏ<br />
hơn 0,4 sẽ bị loại (Clack & Watson, 1995). Trong<br />
nghiên cứu này, phương pháp trích hệ số thành phần<br />
chính (Principal components) được sử dụng với<br />
phép xoay nhân tố là Varimax và chỉ số đại diện cho<br />
<br />
lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố lớn hơn 1<br />
(Eigenvalue >1) (Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng<br />
Trọng, 2005). Giá trị tổng phương sai trích lớn hơn<br />
hoặc bằng 0,5 sẽ được chấp nhận (Hair và cộng sự,<br />
1998, Holmes - Smith, 2001).<br />
Trong phân tích khám phá, kết quả có 7 nhân tố<br />
được rút ra với tổng phương sai trích bằng 70,799%.<br />
Các thành phần có hệ số chuyển tải đạt yêu cầu<br />
(> 0,5) đảm bảo mức ý nghĩa trong phân tích nhân<br />
tố. Hệ số KMO = 0,827; mức ý nghĩa Sig. = 0.000<br />
cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp và giả thuyết<br />
về ma trận tương quan tổng thể là ma trận đồng<br />
nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với<br />
nhau và thỏa mãn điều kiện trong phân tích nhân tố.<br />
Kết quả rút trích thành phần nhân tố ý định<br />
hành vi có một nhân tố được rút ra với tổng phương<br />
sai trích bằng 62,235%. Các thành phần có hệ số<br />
chuyển tải đạt yêu cầu, dao động từ 0,592 - 0,922<br />
(> 0,5), đảm bảo mức ý nghĩa trong phân tích nhân<br />
tố. Hệ số KMO = 0,594; mức ý nghĩa Sig. = 0.000.<br />
Kết quả phân tích nhân tố và độ tin cậy được<br />
cho ở bảng 2.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 155<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
Bảng 2. Ma trận đặc trưng của các nhân tố<br />
Các khái niệm<br />
<br />
Component (Nhân tố)<br />
<br />
Các chỉ báo<br />
<br />
tdo8<br />
tdo7<br />
Thái độ cảm tính<br />
tdo6<br />
tdo5<br />
ydinh1<br />
ydinh2<br />
Ý định hành vi<br />
yding3<br />
ydinh4<br />
cmuc4<br />
cmuc5<br />
Chuẩn mực xã<br />
hội<br />
cmuc3<br />
cmuc1<br />
tdo1<br />
tdo3<br />
Thái độ<br />
tdo2<br />
tdo4<br />
ksoat3<br />
ksoat2<br />
Kiểm soát hành<br />
vi<br />
ksoat1<br />
ksoat4<br />
dphuong3<br />
dphuong4<br />
Tâm lý địa<br />
phương<br />
dphuong2<br />
dphuong1<br />
ctranh2<br />
Cạnh tranh<br />
ctranh1<br />
ctranh3<br />
tnhiem4<br />
Trách nhiệm đạo<br />
tnhiem2<br />
lý<br />
tnhiem1<br />
Cronbach’s Alpha<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
0,894<br />
0,847<br />
0,785<br />
0,736<br />
0,843<br />
0,842<br />
0,817<br />
0,814<br />
0,837<br />
0,794<br />
0,733<br />
0,689<br />
0,818<br />
0,778<br />
0,777<br />
0,675<br />
0,798<br />
0,798<br />
0,735<br />
0,678<br />
0,788<br />
0,770<br />
0,734<br />
0,656<br />
0,870<br />
0,866<br />
0,648<br />
<br />
0,885<br />
<br />
0,911<br />
<br />
0,843<br />
<br />
0,859<br />
<br />
0,811<br />
<br />
0,798<br />
<br />
0,819<br />
<br />
0,785<br />
0,784<br />
0,770<br />
0,766<br />
<br />
Nguồn: kết quả từ dữ liệuiều tra<br />
<br />
Kết quả phân tích hồi quy được cho bởi bảng 3.<br />
Bảng 3. Các hệ số hồi quy<br />
Hệ số hồi quy chưa<br />
chuẩn hoá<br />
Các biến độc lập<br />
<br />
Hằng số<br />
Thái độ lý tính - H1<br />
Thái độ cảm tính - H2<br />
Chuẩn mực xã hội - H3<br />
Trách nhiệm đạo lý - H4<br />
Tâm lý địa phương - H5<br />
Kiểm soát hành vi - H6<br />
Cạnh tranh - H7<br />
<br />
B<br />
<br />
Sai số<br />
chuẩn<br />
<br />
-1,268<br />
0,318<br />
0,116<br />
0,492<br />
-0,108<br />
0,538<br />
0,144<br />
0,005<br />
<br />
0,451<br />
0,056<br />
0,047<br />
0,051<br />
0,061<br />
0,059<br />
0,053<br />
0,055<br />
<br />
Hệ số hồi quy<br />
chuẩn hoá<br />
<br />
Thống<br />
kê t<br />
<br />
Mức ý<br />
nghĩa<br />
<br />
Beta<br />
<br />
0,258<br />
0,118<br />
0,410<br />
-0,071<br />
0,400<br />
0,116<br />
0,004<br />
<br />
-2,812<br />
5,675<br />
2,484<br />
9,593<br />
-1,781<br />
9,136<br />
2,713<br />
0,098<br />
<br />
0,005<br />
0,000<br />
0,014<br />
0,000<br />
0,076<br />
0,000<br />
0,007<br />
0,922<br />
<br />
Thống kê đa cộng tuyến<br />
Hệ số chấp<br />
nhận<br />
Tolerance<br />
<br />
Hệ số phương<br />
sai phóng<br />
đại - VIF<br />
<br />
0,623<br />
0,569<br />
0,704<br />
0,815<br />
0,671<br />
0,704<br />
0,785<br />
<br />
1,604<br />
1,757<br />
1,421<br />
1,227<br />
1,490<br />
1,420<br />
1,274<br />
<br />
Ghi chú: Biến phụ thuộc: Ý định lựa chọn mua lại; R2 =0,637; F =70,656, p =0,000; Tất cả VIF