YOMEDIA
ADSENSE
Hình ảnh biểu tượng trong thơ Xuân Quỳnh
107
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn với bạn đọc một phần là nhờ chị đã xây dựng thành công một thế giới hình ảnh rất đa dạng và phong phú. Trong thế giới hình ảnh đó, có hình ảnh cụ thể và hình ảnh biểu tuợng. Hình ảnh biểu tượng đã làm nên nét đặc sắc trong thơ Xuân Quỳnh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hình ảnh biểu tượng trong thơ Xuân Quỳnh
Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 121 - 126<br />
<br />
HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ XUÂN QUỲNH<br />
Mai Thị Nhung*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn với bạn đọc một phần là nhờ chị đã xây dựng thành công một thế giới hình<br />
ảnh rất đa dạng và phong phú. Trong thế giới hình ảnh đó, có hình ảnh cụ thể và hình ảnh biểu tuợng.<br />
Hình ảnh biểu tượng đã làm nên nét đặc sắc trong thơ Xuân Quỳnh. Hình ảnh hoa, cỏ dại, bàn tay,<br />
con đường biểu tượng cho thời gian, số phận, cuộc đời; hình ảnh trái tim, sóng, thuyền, biển, bầu<br />
trời, con tàu và sân ga biểu tượng cho tình yêu và niềm khát khao hạnh phúc. Nhờ thế giới hình ảnh<br />
này mà chị bộc lộ được tiếng lòng trong nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi hình ảnh thơ được nhìn ở góc<br />
độ khác nhau mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Tuy nhiên chúng vẫn thống nhất hướng con người<br />
tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Có lẽ vì thế mà thơ Xuân Quỳnh đã góp phần làm tươi mát những<br />
tâm hồn khô cằn, làm thăng hoa những khát vọng tình yêu và hạnh phúc.<br />
Từ khoá: Hình ảnh, Biểu tượng, Hình ảnh biểu tượng, Thơ Xuân Quỳnh.<br />
<br />
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân<br />
Quỳnh là một nhà thơ nữ có phong cách. Sau<br />
25 năm say mê hoạt động sáng tạo, chị đã để<br />
lại cho đời một di sản thơ thật đáng quý. Điều<br />
đáng nói là, đọc thơ Xuân Quỳnh, người đọc<br />
cảm nhận sâu sắc dấu ấn con người và cuộc<br />
đời tác giả. Đó là tiếng lòng của một tâm hồn<br />
phụ nữ; một trái tim nồng ấm, chân tình, bao<br />
dung và độ lượng. Tiếng lòng ấy được thể<br />
hiện qua thế giới hình ảnh rất phong phú và<br />
đặc sắc. Nổi bật là thế giới hình ảnh mang ý<br />
nghĩa biểu tượng.*<br />
Về hình ảnh biểu tượng trong thơ Xuân<br />
Quỳnh, lâu nay đã có khá nhiều nhà phê bình<br />
văn học nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Quân đã<br />
rất công phu khảo sát hình ảnh thơ Xuân<br />
Quỳnh và đã nhận ra: “Trong 30 bài in thành<br />
37 trang, ta thường gặp nhất là màu cây, gió,<br />
rừng, trăng, nắng, nước, mùa, mưa, sấm, bài<br />
hát. bài ca, vòm lá, đường, biển, con đò, cọ,<br />
lửa, chim, thuyền, tường vi, vải thiều, ngô,<br />
lúa, phượng, sen, hồng, cúc”[5,tr.469]. Ngoài<br />
ra các tác giả Nguyễn Hoà Bình, Hải Triều,<br />
Nguyễn Thị Minh Thái, Vương Trí Nhàn đã<br />
chú ý nhiều đến hình ảnh hoa dại, bóng mẹ,<br />
con sông... Nhìn chung các tác giả đã nhận<br />
thấy sự đa dạng về thế giới hình ảnh trong thơ<br />
Xuân Quỳnh.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915.660.555<br />
<br />
Bước đầu khảo sát hình ảnh trong thơ Xuân<br />
Quỳnh chúng tôi thấy, thế giới hình ảnh trong<br />
thơ chị rất đa dạng và đặc sắc. Tuy nhiên, xét<br />
ở bình diện chung nhất, thế giới ấy có thể<br />
phân chia thành hình ảnh biểu tượng và hình<br />
ảnh cụ thể.<br />
Theo Từ điển tiếng Việt, biểu tượng có hai<br />
nghĩa: nghĩa thứ nhất là “hình ảnh tượng<br />
trưng”, nghĩa thứ hai là “hình thức của nhận<br />
thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của<br />
sự vật còn được lưu lại trong đầu óc khi tác<br />
động của sự vật vào giác quan đã chấm<br />
dứt”[6,tr.98]. Như vậy có thể hiểu “Hình ảnh<br />
biểu tượng trong thơ là hình tượng, hình ảnh<br />
có tầm khái quát rất rộng và hàm chứa nhiều<br />
ý nghĩa tượng trưng gây xúc động mạnh và để<br />
lại ấn tượng sâu sắc có sức sống lâu bền”[5].<br />
Trong thế giới hình ảnh biểu tượng thơ Xuân<br />
Quỳnh lại có hai hướng rõ rệt: biểu tượng cho<br />
thời gian, số phận, cuộc đời và biểu tượng về<br />
tình yêu cùng những khát khao hạnh phúc. Ở<br />
bình diện thứ nhất hình ảnh thường xuất hiện<br />
trong thơ chị là hình ảnh hoa, cỏ dại, bàn tay,<br />
con đường...<br />
Khảo sát 7 tập thơ của Xuân Quỳnh, chúng<br />
tôi thấy có khoảng 45 hình ảnh hoa xuất hiện.<br />
Phong phú nhất vẫn là những hình ảnh loài<br />
hoa dại. Nhiều loài hoa may mắn được gọi tên<br />
như hoa cúc xanh, hoa nghệ dại, hoa lau<br />
trắng, hoa mua, hoa nếp, hoa cỏ may, hoa<br />
ban, hoa diếp... nhưng nhiều loài hoa không<br />
121<br />
<br />
126Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tên, không tuổi, “chưa biết rõ”. Nơi trú ngụ,<br />
sinh sống của hoa không phải là bồn, chậu mà<br />
là “rừng chung”, “đầm lầy”, “ven đường”...<br />
mà chị gọi chúng với cái tên thân thương,<br />
thấm thía nỗi buồn tâm trạng “những loài hoa<br />
dại”- “Anh đừng hỏi tên hoa là chi nữa/<br />
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi!” (Hoa<br />
dại núi Hoàng Liên). Bằng trái tim nhạy cảm<br />
của mình, chị nhận ra hoa giống như số phận<br />
của chính con người. Mỗi loài hoa mang<br />
trong mình một cuộc sống riêng: “Hoa nếp<br />
mỏng manh trước tầm gió thổi/ Hoa diếp<br />
vàng cô độc giữa âm u/ Và bên đường hoa<br />
nghệ dại ngẩn ngơ/ Hoa sim tím một nỗi buồn<br />
hoang dã”. Từ đó, chị nâng hình ảnh hoa dại<br />
lên như một biểu tượng tuyệt vời cho nghị lực<br />
sống của con người trước số phận.<br />
Tin tưởng và lo âu là mối tương quan hai<br />
chiều của tình yêu và hạnh phúc. Trong thơ<br />
mình, Xuân Quỳnh dùng hoa roi, hoa cỏ may<br />
là biểu tượng cho tình yêu, nhất là những<br />
khoảnh khắc đáng nhớ nhất - “Hoa ơi sao<br />
chẳng nói/ Anh ơi sao lặng thinh/ Đốt lòng<br />
em câu hỏi/ Yêu em nhiều không anh?”<br />
(Mùa hoa roi). Không những thế, hoa nhiều<br />
khi còn là biểu tượng của thời gian và quá<br />
khứ. Thời gian một đi không trở lại, chỉ có<br />
những màu hoa nối tiếp hiện diện mãi cùng<br />
năm tháng. Nó khơi gợi những kỷ niệm êm<br />
đềm một thời xa xưa:<br />
“Thời gian như gió thoảng qua<br />
Tình yêu là cánh đồng hoa giữa trời<br />
Tay ta nắm lấy tay người<br />
Dẫu qua trăm suối ngàn đồi cũng qua”<br />
Hát ru<br />
Xuân Quỳnh rất thích hoa cúc vàng, chẳng thế<br />
mà Lưu Quang Vũ đã cất lên tiếng lòng tha<br />
thiết dãi bày tình cảm của mình hết sức chân<br />
thành: “Biết ơn em từ miền gió cát/ Về với anh<br />
bông cúc nhỏ hoa vàng”. Và trong thơ rất<br />
nhiều lần chị nhắc tới hoa cúc. Hoa cúc được<br />
coi là biểu tượng cho nỗi nhớ một thời trong<br />
thơ Xuân Quỳnh: “Gương mặt ấy tình yêu<br />
thuở ấy/ Màu hoa vàng vẫn cháy trong em”<br />
(Hoa cúc). Với chị, hoa cúc không chỉ là biểu<br />
tượng của tình yêu, sự chung thuỷ son sắt bền<br />
chặt mãi không tàn phai theo năm tháng:<br />
<br />
105(05): 121 - 126<br />
<br />
“Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi<br />
Em cộng anh với cuộc đời em<br />
Em biết quên những chuyện đáng quên<br />
Em biết nhớ những điều em phải nhớ<br />
Hoa cúc tím trong bài hát cũ”<br />
Có một thời như thế<br />
Hoa cúc còn gợi lại những kỷ niệm êm đềm<br />
thuở xa xưa: “Hoa cúc xanh có hay là không<br />
có/ Trong đầm lầy tuổi nhỏ anh xưa... Hoa cúc<br />
xanh có hay là không có/ Một ngôi trường bé<br />
nhỏ cuối ngàn xa... Hoa cúc xanh có hay là<br />
không có/ Tháng năm nào ấp ủ thuở thơ ngây”.<br />
Trong thơ Xuân Quỳnh, không chỉ hoa làm<br />
biểu tượng cho số phận, cuộc đời mà cỏ dại<br />
cũng vậy. Thậm chí khi viết về cỏ dại, Xuân<br />
Quỳnh còn khẳng định giá trị ấy, phẩm chất<br />
ấy ở mức độ cao hơn và mãnh liệt hơn. Trong<br />
tập Gió Lào cát trắng, hình ảnh cỏ dại xuất<br />
hiện đến 21 lần. Cỏ dại là biểu tượng cho<br />
những kiếp sống nhỏ bé, tội nghiệp nhưng lại<br />
chứa đựng trong mình sức sống dai dẳng,<br />
không thể huỷ diệt: “Cỏ dại qua nắng mưa/<br />
Làm sao mà giết được/ Tới mùa nước dâng/<br />
Cỏ thường ngập nước/ Sau ngày nước rút/ Cỏ<br />
mọc đầu tiên” (Cỏ dại). Cỏ là cây tiên phong<br />
mở đầu cho sự sống, một sự sống kiên cường<br />
khó thế lực nào ngăn cản nổi. Cũng như hoa<br />
dại, cỏ dại nhiều khi chẳng mấy ai để ý tới. Vì<br />
thế cỏ lúc nào cũng cô đơn thầm lặng trong<br />
cuộc sống của mình:<br />
“Cỏ tóc tiên mọc tự bao giờ<br />
Qua kẽ gạch âm thầm nở hoa tím”<br />
Phố huyện<br />
Đúng là nhiều lúc “Có mấy ai nhớ về ngọn<br />
cỏ/ Mọc vô tình trên lối ta đi” ấy thế mà nó<br />
âm thầm nở những bông hoa tím như một<br />
tiếng nói ân tình trả nghĩa cho cuộc đời. Hơn<br />
thế, cây cỏ nhỏ nhoi còn là nơi bộc bạch, thổ<br />
lộ tâm tư một cách tự nhiên, không gò bó:<br />
“Trước cây cỏ vô tư em chẳng giấu/ Nỗi nhớ<br />
anh nỗi nhớ khôn cùng”. Xuân Quỳnh coi cây<br />
cỏ như một người bạn tâm giao sẵn sàng lắng<br />
nghe, sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng tâm sự cùng<br />
con người.<br />
<br />
122<br />
<br />
127Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Những người gần gũi Xuân Quỳnh cho biết<br />
nét khác lạ ở đôi bàn tay chị. Một đôi bàn tay<br />
như “già” hơn nhiều so với gương mặt. Và<br />
trong thơ, đôi bàn tay chị có sức ám ảnh rất<br />
lớn. Qua khảo sát chúng tôi thấy, hình ảnh đôi<br />
bàn tay xuất hiện 37 lần với những công việc<br />
và trạng thái biểu lộ khác nhau:<br />
“Bàn tay em ngón chẳng thon dài<br />
Vệt chai cũ đường gân xanh vất vả<br />
Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ<br />
Hái rau dền rau dệu nấu canh<br />
Tập vá may, tết tóc một mình<br />
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ”<br />
Bàn tay em<br />
Đôi bàn tay biểu tượng cho những vất vả cực<br />
nhọc trong cuộc đời Xuân Quỳnh. Dù gánh<br />
trên đôi vai bé nhỏ cả cuộc sống mưu sinh<br />
nhưng chị vẫn “tựa một cây xương rồng kiên<br />
cường và kỳ diệu trên sa mạc, đã vắt kiệt sức<br />
mình để nở những bông hoa tuyệt quý cho<br />
cuộc đời”[4,tr.243]. Đôi bàn tay biết làm từ<br />
những công việc nhỏ nhặt nhất và cũng có<br />
những khả năng siêu phàm nhất: “Khi vắng<br />
anh bàn tay em biết nhớ/ Lấy thời gian đan<br />
thành áo mong chờ/ Lấy thời gian em viết<br />
những dòng thơ/ Để thấy được chúng mình<br />
không cách trở”. Đôi bàn tay trở thành biểu<br />
tượng tâm hồn người phụ nữ: biết nhớ nhung<br />
khao khát, biết vun đắp tình yêu hạnh phúc và<br />
biết trân trọng những giây phút tuyệt vời bên<br />
nhau... Đôi bàn tay trở thành sợi dây màu<br />
nhiệm nối liền khoảng cách giữa hai trái tim<br />
đồng điệu.<br />
Trong thế giới hình ảnh biểu tượng thơ Xuân<br />
Quỳnh còn xuất hiện hình ảnh con đường.<br />
Con đường không chỉ là biểu tượng của đất<br />
nước trong thời khắc chuyển giao: “Con<br />
đường cũ chạy vào lịch sử/ Con đường mới<br />
mở rộng thênh thang” (Nói với con), mà còn<br />
là con đường số phận, con đường tương lai:<br />
“Em nằm em chẳng nghĩ/ Nghĩ về con đường<br />
xa” (Tuổi mười bẩy). “Con đường xa” là con<br />
đường của ngày mai phía trước. Bằng trái tim<br />
nhạy cảm của mình, Xuân Quỳnh cảm nhận<br />
“con đường xa” là con đường thật nhiều<br />
chông gai, không hề bằng phẳng:<br />
<br />
105(05): 121 - 126<br />
<br />
“Em lo âu trước xa tắp đường mình<br />
Trái tim đập những điều không thể nói”<br />
Tự hát<br />
Không những thế đó còn là nơi để em chứa<br />
đựng biết bao nỗi lo âu, sầu muộn:<br />
“Anh, con đường xa ngái<br />
Anh, bức vẽ không màu<br />
Anh, nghìn nỗi lo âu<br />
Anh, dòng thơ nổi sóng”<br />
Anh<br />
Hình ảnh con đường được Xuân Quỳnh đã nhắc<br />
đến trong 28 bài thơ, và nhiều nhất là hình ảnh<br />
“con đường xa”- “con đường xa tắp”, “con<br />
đường xa ngái”, “đường xa nắng trải”...<br />
Dù con đường đời lắm chông gai có khi làm<br />
bàn chân rớm máu, nhưng Xuân Quỳnh biết<br />
rằng cuối con đường có “gương mặt chồng,<br />
gương mặt các con yêu” nên lúc nào chị cũng<br />
cố gắng vượt qua. Hình ảnh con đường biểu<br />
tượng cho số phận, cuộc đời đã tạo một sức<br />
mạnh kỳ diệu mà lặng lẽ, như gửi tới cho<br />
người đọc bức thông điệp đáng quý rằng, trên<br />
đời này không có con đường cụt, chỉ có<br />
những con đường chưa tìm ra lối, hãy củng cố<br />
niềm tin và nghị lực để bước tiếp.<br />
Trong thơ Xuân Quỳnh thế giới hình ảnh còn<br />
biểu tượng cho tình yêu và niềm khát khao<br />
hạnh phúc đời thường. Đó là hình ảnh trái<br />
tim, hình ảnh sóng, thuyền, biển, hình ảnh bầu<br />
trời, con tàu và sân ga.<br />
Hình ảnh trái tim là hình ảnh biểu tượng<br />
muôn đời cho tình yêu của con người. “Xuân<br />
Quỳnh trở thành nhà thơ lớn nhất thế kỷ XX<br />
cũng nhờ trái tim chân thành vô giá của chị.<br />
Đến với Xuân Quỳnh thơ Việt Nam hiện đại<br />
mới có được tiếng nói bày tỏ trực tiếp những<br />
khát khao tình yêu vừa hồn nhiên, chân thành<br />
vừa sôi nổi của một trái tim phụ nữ”[4,tr.184].<br />
Là người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, luôn<br />
khát khao và đốt cháy hết mình cho tình yêu<br />
nên Xuân Quỳnh không bao giờ chấp nhận<br />
một thứ tình cảm buông trôi, nửa vời. Theo<br />
chị tình yêu là phải bằng tiếng nói của con<br />
tim, của sự giao thoa đồng điệu nơi hai tâm<br />
hồn. Trái tim của Xuân Quỳnh có sự khởi đầu<br />
123<br />
<br />
128Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thật tinh khôi và đẹp đẽ: “Trái tim ta như<br />
nắng thuở ban đầu/ Chưa chút gợn một lần<br />
cay đắng” (Hoa cúc xanh). Một trái tim trinh<br />
nguyên được nhà thơ ví với cái nắng đầu mùa<br />
rất tự nhiên và tinh tế. Và đến khi tình yêu<br />
chạm cửa là lúc trái tim rộn ràng lên tiếng:<br />
“Và cả anh, anh yêu của riêng em/ Khi anh<br />
nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quá/<br />
Mạnh đến nỗi tưởng là nghe rõ/ Tiếng tim anh<br />
đang đập vì tim em” (Thơ vui về phái yếu).<br />
Xuân Quỳnh viết về tình cảm của mình mà<br />
cũng là viết về tình cảm của mọi người. Chị<br />
đã nói hộ nỗi buồn, suy nghĩ của bao thế hệ<br />
bạn trẻ trong các cung bậc tình yêu. Khi hai<br />
con tim trở nên đồng điệu và hướng vào nhau<br />
thì không có gì chia cắt nổi. Hạnh phúc nào<br />
hơn khi được nghe người yêu mình thủ thỉ<br />
bên tai những lời yêu thương ngọt ngào. Lúc<br />
“anh nói yêu em” cả thế giới xung quanh như<br />
nín thở, trái tim em như loạn nhịp trực vỡ oà<br />
vì hạnh phúc. Hai trái tim của anh và em cùng<br />
chung một nhịp đập- nhịp đập tình yêu.<br />
Trong bài thơ Tự hát có 7 khổ thơ thì 7 lần<br />
Xuân Quỳnh nhắc đến hình ảnh trái tim. Chị<br />
có sự cắt nghĩa rõ nét về trái tim tình yêu và<br />
thể hiện rõ thái độ của mình. Từ “Chẳng dại<br />
gì em ước nó bằng vàng”, “Em cũng không<br />
mong nó giống mặt trời, đến “Em trở về đúng<br />
nghĩa trái tim em” là một hành trình kiếm tìm<br />
không ngừng nghỉ. Chị khẳng định rằng, chỉ<br />
có trái tim tình yêu mới có thể đong đầy cảm<br />
xúc, mới biết “khát khao”, “xúc động”, biết<br />
“yêu anh và biết được anh yêu”. Chị đã không<br />
tự huyễn hoặc mình mà luôn ý thức được tình<br />
yêu cũng như sự hữu hạn của đời người:<br />
“Em trở về đúng nghĩa trái tim<br />
Là máu thịt đời thường ai chẳng có<br />
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa<br />
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”<br />
Tự hát<br />
Trong tình yêu có lẽ Xuân Quỳnh là người<br />
phụ nữ táo bạo nhất. Chị dám nói đến tận<br />
cùng của cảm giác khi yêu. Vượt qua sự hữu<br />
hạn của đời người, chị mong ước trái tim<br />
thăng hoa đến giới hạn vô cùng. Trái tim vượt<br />
qua lẽ tử sinh để trở thành bất tử.<br />
<br />
105(05): 121 - 126<br />
<br />
Viết về hình ảnh trái tim, Xuân Quỳnh thêm<br />
một lần góp vào tiếng nói chung của nhân<br />
loại. Hình ảnh trái tim trong thơ chị đã trở<br />
thành biểu tượng cho tình yêu với muôn ngàn<br />
cung bậc cảm xúc của nó.<br />
Hình ảnh sóng, thuyền và biển cũng là những<br />
hình ảnh biểu tượng trong thơ Xuân Quỳnh.<br />
Trong bài thơ Sóng, hình ảnh con sóng được<br />
khắc hoạ một cách sinh động cả về chiều sâu,<br />
chiều cao, không gian, thời gian, biên độ và<br />
trường độ. Sóng có nhiều biến hoá: “Dữ dội<br />
và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ/ Sông không hiểu<br />
nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể/” cũng như tình<br />
yêu có nhiều cung bậc không ngờ. Nhưng dù<br />
ở cung bậc tình cảm nào, tình yêu vẫn thường<br />
trực bên mình nỗi nhớ vô cùng, nhiều khi đến<br />
phi lôgic: “Lòng em nghĩ đến anh/ Cả trong<br />
mơ còn thức”. Điều đáng nói là con sóng<br />
trong thơ Xuân Quỳnh rất mãnh liệt, da diết.<br />
Nó thể hiện ước vọng vĩnh hằng trong lĩnh<br />
vực tình yêu của Xuân Quỳnh:<br />
“Làm sao được tan ra<br />
Thành trăm con sóng nhỏ<br />
Giữa biển lớn tình yêu<br />
Để ngàn năm còn vỗ”<br />
Sóng<br />
Ở bài Sóng, Xuân Quỳnh đã 11 lần nhắc đến<br />
hình ảnh sóng. Sóng ngàn năm vẫn vỗ như<br />
tâm tình không dứt, như tình yêu bền chặt<br />
muôn đời. Khát vọng về một tình yêu bất tử<br />
đã thường trực trong trái tim Xuân Quỳnh.<br />
Trong thơ Xuân Quỳnh, hình ảnh thuyền và<br />
biển là sự phá cách so với truyền thống. Ví<br />
hình ảnh cô gái như bến đã thành quen thuộc<br />
nhưng ví cô gái là biển quả là hiếm lạ. Biển<br />
như cô gái dịu dàng, đằm thắm nhưng cũng<br />
đầy cá tính. Biển dám chủ động thầm thì cùng<br />
thuyền- “Biển như cô gái nhỏ/ Thầm thì gửi<br />
tâm tư/ Quanh mạn thuyền sóng vỗ” (Thuyền<br />
và biển). Và biển mà xa thuyền như anh lạc<br />
mất em, cuộc đời chỉ còn sóng, gió, bão dông<br />
và đau khổ:<br />
“Nếu từ giã thuyền rồi<br />
Biển chỉ còn sóng gió<br />
Nếu phải cách xa em<br />
Anh chỉ còn bão tố”<br />
Thuyền và biển<br />
<br />
124<br />
<br />
129Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Mai Thị Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hình ảnh bầu trời xuất hiện trong thơ Xuân<br />
Quỳnh không nhiều nhưng lại có sức gợi rất<br />
lớn. Đây là biểu tượng của sự bình yên, của<br />
hạnh phúc đôi lứa: “Bầu trời xanh hơn cả lúc<br />
nằm mơ/ Và hạnh phúc trong bàn tay có thật/<br />
Chiếc áo mắc trên tường/ Màu hoa sau cửa<br />
kính/ Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn/<br />
Anh trở về trời xanh của riêng em” (Bầu trời<br />
đã trở về).<br />
Bầu trời của tự nhiên bao la rộng lớn được sàng<br />
lọc qua tâm trạng trở thành biểu tượng của tình<br />
yêu, hạnh phúc lứa đôi. Hình ảnh bầu trời được<br />
nhà thơ phản chiếu một cái nhìn đầy cá tính.<br />
Ngoài sở hữu một bầu trời cao, rộng, xanh,<br />
trong của tự nhiên, Xuân Quỳnh còn phản chiếu<br />
bầu trời của riêng mình - bầu trời mang tên anh.<br />
Có lẽ chỉ được sống dưới bầu trời của anh, bầu<br />
trời của tình yêu mới là niềm hạnh phúc không<br />
gì đánh đổi được với Xuân Quỳnh.<br />
Xuất hiện dày đặc hơn trong thơ Xuân Quỳnh<br />
là hình ảnh con tàu, sân ga. Qua khảo sát của<br />
chúng tôi, hình ảnh con tàu, sân ga được nhắc<br />
đến 164 lần trong thơ chị. Các hình ảnh khác<br />
như sân ga, đường ray, tiếng còi được nhắc<br />
đến 106 lần. Trong thơ Xuân Quỳnh, con tàu<br />
là biểu tượng của khát khao đoàn tụ, của tình<br />
cảm thiêng liêng, của ra đi và trở lại: “Sân ga<br />
chiều em đi/ Bàn tay da diết nắm/ Vừa thoáng<br />
tiếng còi tàu/ Lòng đã Nam đã Bắc” (Sân ga<br />
chiều em đi). Con tàu vừa là hình ảnh cụ thể,<br />
vừa là hình ảnh biểu tượng trong thơ Xuân<br />
Quỳnh. Vì thế mà con tàu khi đi kéo nặng nỗi<br />
niềm tâm sự, con tàu khi về chất đầy niềm<br />
vui, hạnh phúc, yêu thương:<br />
“Nếu không gian là bể<br />
Hè phố như con tàu<br />
Chở đời ta đi khắp<br />
Những bến bờ khát khao”<br />
Và nhiều khi con tàu là biểu tượng cho sự nối<br />
liền gắn kết:<br />
<br />
105(05): 121 - 126<br />
<br />
“Bốn phương đâu cũng là nhà<br />
Như con tàu với những ga dọc đường”<br />
Lời ru trên mặt đất<br />
Đặc biệt con tàu khát vọng, con tàu mơ ước<br />
đã hoá thân vào hình ảnh người con gái để nói<br />
lời yêu thương: “Em khác chi con tàu/ Nay<br />
đây rồi mai đó/ Nên cả lúc gần anh/ Mà lòng<br />
em vẫn nhớ”.<br />
Thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn với bạn đọc một<br />
phần là nhờ chị đã xây dựng thành công một<br />
thế giới hình ảnh rất đa dạng và phong phú,<br />
đặc biệt là hình ảnh biểu tượng. Hình ảnh<br />
biểu tượng đã làm nên nét đặc sắc trong thơ<br />
Xuân Quỳnh. Nhờ thế giới hình ảnh này mà<br />
chị bộc lộ được tiếng lòng trong nhiều cung<br />
bậc cảm xúc. Nhiều hình ảnh trong thơ Xuân<br />
Quỳnh được nâng lên thành biểu tượng cho<br />
thời gian, số phận, cuộc đời cùng những khát<br />
khao hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Mỗi<br />
hình ảnh thơ được nhìn ở góc độ khác nhau<br />
mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Tuy<br />
nhiên chúng vẫn thống nhất hướng con người<br />
tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Có lẽ vì thế<br />
mà thơ Xuân Quỳnh đã góp phần làm tươi<br />
mát những tâm hồn khô cằn, làm thăng hoa<br />
những khát vọng tình yêu, hạnh phúc và đọng<br />
lại trong trái tim người đọc những cảm xúc,<br />
suy ngẫm sâu xa.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Xuân Quỳnh không bao giờ là cuối - Tuyển<br />
thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2011<br />
[2]. Xuân Quỳnh – Thơ và đời, Nxb Văn hoá, 1998<br />
[3]. Xuân Quỳnh- Cuộc đời và tác phẩm, Nxb Phụ<br />
nữ, 2003<br />
[4] Xuân Quỳnh tác phẩm và lời bình, Nxb Văn<br />
học 2011<br />
[5] Nguyễn Quang Tiềm – Hình ảnh biểu tượng là<br />
gì, http://google.com.vn<br />
[6] Nhiều tác giả- Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo<br />
dục, 2009.<br />
<br />
125<br />
<br />
130Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn