Khi Susie cất tiếng kể chuyện, cô đã ở trên thiên đường. Từ trên chốn lạ lùng mới mẻ cao<br />
vời đó, cô kể cho ta nghe, bằng giọng nói tươi trẻ và sinh động của một cô bé mười-bốntuổi, một câu chuyện ám ảnh và tràn đầy hy vọng… Phải, từ trên cao, Susie nhìn thấy cuộc<br />
sống vẫn tiếp tục mà không có cô – bạn bè cô ở trường rỉ tai nhau về sự biến mất của cô,<br />
gia đình cô vẫn hy vọng tìm thấy cô, kẻ giết cô đang cố gắng xóa mọi giấu vết, quan hệ<br />
của bố mẹ cô trục trặc, em gái lớn của cô cố gắng trở nên mạnh mẽ, và em trai nhỏ của cô<br />
tìm cách níu giữ lại ý nghĩa của thế giới đã mất…<br />
Hình hài yêu dấu là cuốn tiểu thuyết tỏa sáng khiến người đọc kinh ngạc, từ nỗi đau đớn<br />
dựng xây nên câu chuyện đem lại niềm hy vọng lớn lao hơn tất thảy. Trong đôi tay của<br />
một người chỉ vừa mới cầm bút nhưng rất mực tài hoa, câu chuyện về điều khủng khiếp<br />
nhất mà một gia đình có thể phải đối mặt đã được chuyển hóa thành một cuốn tiểu thuyết<br />
hồi hộp, thậm chí ngộ nghĩnh, về tình yêu, ký ức, niềm vui, thiên đường và vết thương<br />
lành lại.<br />
<br />
ALICE SEBOLD là tác giả của Hình hài yêu dấu, cuốn tiểu thuyết bán chạy số một trên<br />
toàn thế giới, hiện tượng của xuất bản Mỹ trong nhiều năm trở lại đây, được Village Voice<br />
bình chọn là Nhà văn có Triển vọng. Bà hiện sống ở California cùng với chồng, Glen<br />
David Gold, ở California.<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
“Sebold đã đem đến cho chúng ta một câu chuyện hấp dẫn và táo bạo, vừa đậm tính<br />
tưởng tượng vừa có chất liệu hiện thực cao. Bà là một nhà-văn-duy-nhất-như-thế.”<br />
- Jonathan Franzen, tác giả The Corrections<br />
“Vậy thiên đường là thế này đây. Đó là một thứ đồ uống xanh màu buồn thảm được đóng<br />
chai thành sách và khi đọc thì phảng phất như một chuyện thần tiên… Sebold đã tạo ra<br />
được những điều thật sự kỳ diệu.”<br />
- Karen Valby, Entertainment Weekly<br />
“Đẹp một cách dữ dội… Một cuốn tiểu thuyết vừa lạ lùng vừa hấp dẫn.”<br />
- Monica Wood, San Francisco Chronicle<br />
“Hoàn hảo và đẹp một cách đau đớn, một cuốn sách giúp độc giả trút bỏ những trăn trở<br />
của bản thân mình, dù trang cuối cùng đã khép lại từ lâu.”<br />
- Paula L. Woods, Los Angeles Times<br />
“Gây mê hoặc… Sebold đề cập đến những chủ đề gần như không thể tưởng tượng được<br />
bằng sự hài hước, thông minh và một sự duyên dáng bí ẩn.”<br />
- Katherine Bouton, New York Times Book Review<br />
“Một cuốn sách táo bạo… Hình hài yêu dấu dường như nói với chúng ta rằng có nhiều<br />
điều trong cuộc sống trên trái đất quan trọng hơn sự trả thù. Chẳng hạn như sự tha thứ,<br />
như tình yêu.”<br />
- Conan Putnam, Chicago Tribune<br />
“Một thành công khiến bạn phải sững sờ.”<br />
- New Yorker<br />
<br />
<br />
MỘT<br />
<br />
HỌ CỦA TÔI LÀ SALMON, NGHĨA LÀ CÁ HỒI; CÒN tên là Susie. Tôi mười bốn tuổi<br />
khi bị sát hại vào ngày mồng 6 tháng Chạp năm 1973. Hầu hết các cô gái bị mất tích vào<br />
những năm 70 có hình đăng trên báo đều trông hao hao như tôi: da trắng, tóc nâu như lông<br />
chuột. Mãi về sau mới đến thời kỳ mà ảnh trẻ em, cả gái lẫn trai, da màu lẫn da trắng,<br />
được in cả trên hộp đựng sữa tươi hay lên mặt báo, chứ hồi đó người ta vẫn nghĩ làm gì có<br />
những chuyện như vậy xảy ra trên đời này. Trong tập kỷ yếu của trường trung học cơ sở<br />
tôi ghi một câu trích dẫn nhà thơ Tây Ban Nha tên Juan Ramon Jimenez mà em gái tôi đã<br />
mách cho để tìm đọc. Đại ý thế này: “Dù ai đưa giấy kẻ dòng ngay hàng thẳng lối, xin bạn<br />
cứ giữ các viết riêng của mình.” Tôi chọn câu này trước nhất vì nó diễn tả thái độ bất mãn<br />
của tôi đối với môi trường khuôn phép, theo kiểu quản lý lớp học, trong đó có tôi, thứ nữa,<br />
vì đó không phải là câu phát biểu dấm dớ của một ban nhạc Rock nào đó, tôi mặc nhiên sẽ<br />
được xem là dân hay chữ. Tôi là hội viên Câu lạc bộ Cờ vua, Câu lạc bộ Hóa học, và tuy<br />
cố gắng nhiều tôi vẫn cứ làm chảy các món bà Delmonico cho cả lớp tập nấu trong giờ gia<br />
chánh. Giáo sư tôi ưa nhất là thầy Botte, dạy môn sinh học, ông thích bày trò làm hồi sinh<br />
lũ ếch nhái và tôm cá mà chúng tôi phải tập mổ xẻ, bằng cách cho chúng vào mấy cái chảo<br />
loại không dính, khiến chúng giật búng lên như đang nhảy nhót.<br />
Tiện thể xin nói ngay rằng thầy Botte không phải là thủ phạm giết tôi đâu đấy. Bạn<br />
đọc chớ nghĩ rằng bất cứ nhân vật nào sắp xuất hiện ở đây cũng đều đáng nghi cả. Thế<br />
mới thành chuyện chứ. Chẳng ai biết chắc cả. Thầy Botte có đến dự lễ tưởng niệm tôi<br />
(như hầu hết thầy trò toàn trường, xin nói thêm. Tôi chưa bao giờ nổi tiếng đến thế) và<br />
thầy khóc lóc khá thảm thiết. Thầy có một người con bị bệnh. Chúng tôi biết, nên mỗi khi<br />
thầy đem những mẩu chuyện giễu cũ mèm, đã kể từ trước thời tôi học thầy, ra kể rồi cười,<br />
cả lớp cũng phụ họa, đôi khi còn cố cười ngặt nghẽo để làm ông vui. Cô con gái thầy mất<br />
một năm rưỡi sau khi tôi chết, vì bệnh bạch cầu, nhưng tôi chưa từng gặp cô ấy trên thiên<br />
đường của tôi.<br />
Kẻ giết tôi là một tay hàng xóm. Mẹ tôi thích loại hoa hắn trồng dọc hàng rào, bố tôi<br />
có lần trò chuyện với hắn về phân bón. Kẻ giết tôi cho rằng chỉ những chác cổ điển, lấy vỏ<br />
trứng, bã cà-phê đem bón, như mẹ hắn từng làm, theo lời hắn kể, mới làm tốt đất. Bố tôi<br />
trở vào nhà cười cười, pha trò về khu vườn của hắn, đẹp thật, nhưng mỗi đợt trở trời nóng<br />
gắt mùi hôi thối bốc lên đến tận mây xanh.<br />
<br />