VĂN HÓA - VĂN HỌC v<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ<br />
TRONG “THỦY HỬ” CỦA THI NẠI AM<br />
TS. ĐỖ TIẾN QUÂN1; ThS. NGUYỄN THỊ HOÀI MỸ2<br />
1<br />
Học viện Khoa học Quân sự ✉quandovn@yahoo.com<br />
2<br />
Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội ✉hoaimyda@gmail.com<br />
Ngày nhận: 28/10/2016; Ngày hoàn thiện: 18/11/2016; Ngày duyệt đăng: 30/11/2016<br />
Phản biện khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC HÀM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong tiểu thuyết “Thủy Hử” của Thi Nại Am, hình tượng nhân vật nữ được hiện ra một cách tương<br />
đối tiêu cực, mang tính chất lạc hậu. Bằng việc phân tích ba loại hình nhân vật nữ trong tiểu thuyết,<br />
bài viết làm rõ những ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tông pháp phong kiến trong văn hóa truyền<br />
thống Trung Hoa đối với tác giả, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tiêu chuẩn đánh giá và giá<br />
trị của nhân vật nữ trở nên hết sức khác biệt khi so sánh với những nam anh hùng trong tác phẩm,<br />
và cũng là điểm độc đáo góp phần đem lại sự đa dạng trong phong cách sáng tác của nhà văn.<br />
Từ khóa: “Thủy Hử”, hình tượng, nhân vật nữ, tư tưởng tông pháp.<br />
<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ giai cấp sâu sắc của xã hội đương thời. Với ngòi bút<br />
nghệ thuật sâu sắc, óc quan sát tinh tế cùng khả năng<br />
“Thủy Hử”(水浒传)là một trong những bộ tiểu sáng tạo của tác giả, “Thủy Hử” xứng đáng được đứng<br />
thuyết trường thiên lớn nhất nằm trong “Minh đại tứ trong hàng ngũ “Tứ đại danh tác” của văn học cổ đại<br />
đại kỳ thư” (bốn pho sách lớn, lạ kỳ đời Minh Trung Trung Quốc.<br />
Quốc), chữ “kỳ” ở đây chỉ sự mới lạ không những về<br />
nội dung và nghệ thuật, mà còn chỉ sự khẳng định Tuy nhiên, ý kiến nhận định về giá trị tác phẩm này mà<br />
đối với những sáng tạo của tác phẩm. “Thủy Hử” thực chất là đánh giá về các nhân vật anh hùng hết<br />
cũng là cuốn tiểu thuyết trường thiên đầu tiên của sức phức tạp, thậm chí nhiều khi trái ngược nhau. Các<br />
văn học cổ đại Trung Quốc nói về khởi nghĩa nông nhân vật nam anh hùng trong tiểu thuyết đa phần<br />
dân với quy mô lớn. Toàn bộ câu chuyện phát triển được miêu tả một cách hết sức sinh động, nhưng hình<br />
xoay quanh tình tiết “quan ép dân phản”, miêu tả một tượng nhân vật nữ được hiện ra một cách tương đối<br />
nhóm những anh hùng hảo hán, do không chịu nổi tiêu cực, mang tính chất lạc hậu, phong kiến, hoặc đầy<br />
cảnh áp bức, đàn áp của quan lại nên dựng cờ khởi thói hư tật xấu. Nhiếp Cám Nỗ(聂绀弩)cho rằng:<br />
nghĩa tại Lương Sơn Bạc, cuối cùng khép lại thất bại Toàn bộ “Thủy Hử” là câu chuyện về sự khinh miệt phụ<br />
với màn chiêu an của triều đình. Tiểu thuyết cũng nữ,… đây đều là phong kiến chứ không phải là phản<br />
phô bày bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn thống trị phong kiến (胡邦炜, 1982). Tôn Thọ Vĩ(孙寿玮)<br />
phong kiến bạo ngược thối nát, làm cho người dân cũng nhận xét: Về mặt khắc họa hình tượng nhân vật<br />
sống cảnh lầm than, đồng thời cũng lột tả mâu thuẫn nữ, “Thủy Hử” đã không đạt được thành công, chủ yếu<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 4 - 11/2016 35<br />
v VĂN HÓA - VĂN HỌC<br />
<br />
<br />
bởi vì nó xuất phát từ tư tưởng phong kiến của tác trong phòng, cứ một đao là một mạng, giết hết phụ<br />
giả (孙寿玮, 1984). Hoàng Nhất Hải(黄一海)chỉ ra: nữ trong phòng”. Tôn Nhị Nương và chồng là Trương<br />
“Thủy Hử” là một thiên anh hùng ca, nhưng một số Thanh mở hắc điếm bán bánh bao dùng nhân thịt<br />
nhân vật anh hùng lại được tạo dựng trên cơ sở sự hi người, Trương Thanh khi giết người còn tuân theo ba<br />
sinh, kỳ thị, tổn hại phụ nữ, đây là sự thu nhỏ của xã nguyên tắc: Một là không giết tăng đạo, hai là không<br />
hội trọng nam khinh nữ, cũng là sự phản ánh thế giới giết kỹ nữ, con hát, ba là không giết tù nhân, còn Tôn<br />
quan của tác giả (黄一海, 2003). Thế nhưng, Lý Hiến Nhị Nương thì cứ có cơ hội gặp khách hàng là giết.<br />
Phương (李献芳) lại cho rằng: “Thủy Hử” đã mạnh dạn<br />
khắc họa hình tượng ba vị nữ anh hùng thông minh Có người nói tàn nhẫn, khát máu, giết người là giấc<br />
tài trí, phản ánh quan niệm lịch sử tiến bộ và lý tưởng mơ mà bất kỳ nam nhi hảo hán nào cũng đã trải qua<br />
xã hội của tác giả (李献芳, 2002). Đã qua 5 thế kỷ, việc trong thời loạn lạc đó, hiển nhiên, tác giả đã miêu tả<br />
thẩm định và tiếp nhận tác phẩm cũng như đánh giá Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương như những nhân vật nam<br />
các nhân vật trong Thủy Hử vẫn còn chưa thống nhất. mà không có sự khác biệt, điều này ngược lại với văn<br />
Sở dĩ có sự khác nhau đó vì các ý kiến đã tiếp cận tác hóa truyền thống của Trung Quốc. Xét theo tổng quan<br />
phẩm từ các góc nhìn khác nhau, nên việc lý giải nhân lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc, các mỹ nữ cho dù<br />
vật cũng không giống nhau. Tìm hiểu về hình tượng không nhất định là người tốt, nhưng người tốt thì<br />
nhân vật nữ, đặc biệt bằng việc phân tích quy loại nhất định không phải là người có dung mạo xấu xa,<br />
ba loại hình nhân vật nữ trong tiểu thuyết, bài viết do đó, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, nhân vật nữ có<br />
làm rõ những ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tông dung mạo xấu luôn làm cho độc giả có cảm giác, hoặc<br />
pháp phong kiến trong văn hóa truyền thống Trung liên tưởng đến cái ác, trong Thủy Hử cũng vậy, tác giả<br />
Hoa đối với tác giả và tác phẩm, từ đó cung cấp một dường như rất tán thành quan niệm truyền thống đó,<br />
góc nhìn đa dạng hơn về giá trị của tác phẩm lớn này cho dù hai nhân vật nữ này thuộc loại nhân vật nữ<br />
trong dòng văn học cổ đại Trung Quốc thời Minh. chính diện. Ngoài ra, nếu trong tiểu thuyết, các nhân<br />
vật nam khi giết người đều được miêu tả rõ lý do, căn<br />
2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU nguyên hoặc giải thích đầy đủ, thế nhưng khi miêu tả<br />
THUYẾT “THỦY HỬ” tính khí hung tàn của Cố Đại Tẩu và Tôn Nhị Nương,<br />
tác giả lại không có một lời giải thích nào cả, điều này<br />
Theo thống kê, “Thủy Hử” có tổng cộng 780 nhân vật,<br />
thực sự tạo thành nét tương phản lớn đối với hình<br />
các nhân vật có họ tên cụ thể là 577 người, trong đó<br />
tượng nhân vật nam trong truyện, đồng thời cũng<br />
có 76 nhân vật nữ, có 47 nhân vật nữ được đề cập đến<br />
làm cho hình ảnh của họ kém đi nét đặc sắc rất nhiều.<br />
nhưng không miêu tả nhiều, còn 29 nhân vật nữ được<br />
miêu tả tương đối cụ thể. Mỗi nhân vật nữ có cá tính<br />
Lại ví dụ như Hỗ Tam Nương, đây là nhân vật được tác<br />
và đặc điểm số phận khác nhau, nhưng có thể thấy,<br />
giả yêu thích hơn cả, bởi vì cô xinh đẹp hơn hai nhân<br />
về cơ bản các nhân vật nữ trong “Thủy Hử” được chia<br />
vật nữ anh hùng kia rất nhiều, trong Hồi thứ 47, tác giả<br />
thành ba loại như sau:<br />
viết: “Có một nhân vật nữ là anh hùng hơn cả, hiệu là<br />
2.1. Nhân vật chính diện: Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương, Nhất Trượng Thanh Hỗn Tam Nương, sử một đôi nhật<br />
Hỗ Tam Nương nguyệt song đao, thuật cưỡi ngựa thì không ai bì kịp”.<br />
Thế nhưng những khiếm khuyết của nhân vật này lại<br />
“Thủy Hử” miêu tả về Cố Đại Tẩu, biệt danh “Mẫu được tác giả cố ý lộ rõ: Lần đầu khi giao đấu với Vương<br />
Đại Trùng” (Cọp cái) như sau: “Lông mày thô, mắt to, Anh, Hỗn Tam Nương mắng thầm: “Cái đồ…này”, sau<br />
mặt béo, lưng to…khi tức giận thường lấy thanh gỗ này khi bị bắt sống, biết cả gia đình đã bị thảm sát,<br />
to đánh chồng; khi bực dọc, thường lấy dùi đá để cô cũng không hề có biểu lộ gì khác lạ, thậm chí khi<br />
đâm thủng đùi khách”1. Còn về “Mẫu Dạ Xoa” Tôn bị Tống Giang coi làm quà tặng cho Vương Anh, một<br />
Nhị Nương được xuất hiện như sau: “Lông mày dựng nhân vật lùn tịt, xấu trai, háo sắc, biệt hiệu “Hổ chân<br />
đầy sát khí, mắt lộ hung quang, da trát một lớp phấn ngắn”, cô cũng không phản bác, mà ngược lại: “Thấy<br />
dầy…mặc lớp áo đỏ giống như quỷ Dạ Xoa trong Tống Giang đầy nghĩa khí như vậy, cũng không thoái<br />
đêm”. Xét từ ngoại hình và biệt hiệu, có thể thấy hai thác được, đành phải vái tạ nhận lời”. Hồi thứ 98, khi<br />
nhân vật nữ này đầy chất hung thần ác sát, vô cùng Vương Anh bị Quỳnh Anh đâm bị thương, Hỗn Tam<br />
thô tục. Xét từ hành vi, họ cũng là người tương đối tàn Nương liền quát: “Tiểu dâm phụ đê tiện kia, chớ có vô<br />
nhẫn: Cố Đại Tẩu “rút ra hai thanh đao, chạy thẳng vào lễ”. Sự thực là, Vương Anh bị đánh do nổi tà tâm, hơn<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
36 Số 4 - 11/2016<br />
VĂN HÓA - VĂN HỌC v<br />
<br />
<br />
<br />
nữa khi hai bên giao chiến, chắc chắn phải có bên bị Diêm Bà Tích là một nhân vật nhỏ bé rất đáng thương.<br />
thương hoặc bị giết, vậy mà Hỗn Tam Nương lại mắng Mẹ là Diêm Bà gả cô cho Tống Giang, không phải vì<br />
đối phương là “dâm phụ”, “vô lễ”, “đê tiện”. Dưới góc độ hạnh phúc của con gái, mà nhằm mục đích có nơi<br />
chủ nghĩa nữ quyền, đây có thể nói là tự sự của phái chốn dưỡng già cho bản thân. Tống Giang biết rất rõ<br />
mạnh; dưới góc độ chủ nghĩa hiện thực, có thể nói tư điều đó nhưng vẫn bằng lòng, thế rồi, chỉ được “một<br />
tưởng của phụ nữ trong thời cổ đại Trung Quốc cũng thời gian đầu, tối nào Tống Giang cũng ngủ với Diêm<br />
bị ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phụ quyền2, do đó Bà Tích”, “rồi sau đó thưa dần”, “thì ra Tống Giang là<br />
Hỗn Tam Nương ngang ngược mắng kẻ làm chồng một tay hảo hán, chỉ thích cầm thương múa gậy, cũng<br />
mình bị thương là “dâm phụ”, cho dù chồng mình không quan trọng quá chuyện nữ sắc. Diêm Bà Tích<br />
đáng bị như vậy. lại phơi phới, trẻ hơn so với tuổi, mà tuổi thật cũng<br />
chỉ có mười tám, mười chín, do đó Tống Giang không<br />
Ngoài ra, cho dù Hỗn Tam Nương nhiều lần làm đại được cô ta vừa lòng”. Nhưng điều cần chỉ ra rằng, nếu<br />
tướng dẫn quân xung trận, giành được nhiều chiến Tống Giang không ham mê nữ sắc, thì ngay từ đầu đã<br />
tích lẫy lừng, nhưng chỉ xếp vị trí thứ 23 trong Địa sát, có thể dùng tiền để đẩy Diêm Tích Bà đi cho xong, và<br />
còn người từng bị cô bắt sống tại trận tiền là Bành tại sao lúc đầu luôn ngủ chung, về sau lại thưa dần?<br />
Như lại xếp hàng thứ 7 trong danh sách Địa sát, hay Chỉ có thể là do Tống Giang khi đã tỏ đường đi lối về<br />
ngay cả chồng là Vương Anh – một nhân vật háo sắc thì không muốn gần Diêm Tích Bà mà thôi.<br />
và được coi là kém nhất trong 108 vị anh hùng Lương<br />
Sơn cũng được xếp thứ 22, trên cô 1 bậc. Đồng thời, Sau này, khi nghe chuyện đồn đại về chuyện tình cảm<br />
tác giả còn cho nhân vật này chết một cách đột ngột, giữa Diêm Tích Bà và Trương Văn Viễn, Tống Giang lại<br />
không để lại ấn tượng gì sâu sắc: Hồi thứ 117, khi đi tự nhủ: “Cô ta không phải là thê thiếp do cha mẹ hỏi<br />
đánh quân Phương Lạp, Vương Anh bị Trịnh Ma Quân cưới cho ta, nên nay nếu không thích ta thì ta không<br />
đâm chết, Hỗn Tam Nương “vội giục ngựa chạy đến cần đến mua cái bực mình làm gì, chỉ cần không đến<br />
báo thù, chỉ thấy Trịnh Ma Quân chuyển mình, một với cô ta nữa là được rồi”. Cũng trong truyện, khi biết<br />
hòn đá bay vọt ra nhằm vào mặt Hỗn Tam Nương, chuyện Phan Kim Liên với Tây Môn Khánh, Võ Đại<br />
Hỗn Tam Nương rớt xuống ngựa mà chết”. Có thể Lang lập tức muốn bắt quả tang, bởi vì Võ Đại Lang<br />
nhận ra, cho dù “Thủy Hử” có dùng bao nhiêu giấy coi Phan Kim Liên là vợ của mình, còn ở đây, khi biết<br />
mực để miêu tả về sự anh dũng của Hỗn Tam Nương chuyện tình của Diêm Tích Bà với Trương Văn Viễn,<br />
đi chăng nữa, thì đây cũng chỉ là một nhân vật không Tống Giang không buồn hỏi han, chẳng qua là bởi vì<br />
có tính cách nổi trội với hình tượng nghệ thuật tương Diêm Tích Bà không có vị trí gì, hoặc chí ít là có cũng<br />
đối đơn điệu. như không trong tim ông ta. Vì thế, trong truyện, dù<br />
Tống Giang luôn được miêu tả như người có nghĩa<br />
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, ba vị nữ<br />
khí, nhưng trong chuyện tình cảm với Diêm Tích Bà,<br />
anh hùng trong truyện được xuất hiện trong hàng<br />
ông không bộc lộ được điều này, vì nếu là người có<br />
ngũ nam nhi hảo hán, nhưng với mô típ miêu tả nữ<br />
nghĩa khí, lại không có tình cảm với Diêm Tích Bà, tại<br />
anh hùng đầy chất nam nhi đó, dễ dàng nhận ra, dù<br />
là nhân vật nữ nhưng trong cốt cách lại không tìm sao lại không bỏ cô ta để giúp Diêm Tích Bà đến với<br />
thấy chút nữ tính nào, mà ngược lại, tính khí nam nhi Trương Văn Viễn? Trên thực tế, Tống Giang cũng chưa<br />
lại đầy rẫy trong con người họ, điều này cũng giống bao giờ có dự định như thế, thậm chí, khi được Diêm<br />
như nhận xét của nhà nghiên cứu Ngụy Sùng Tân: “Về Bà mời đi ăn bữa tối cuối cùng với Diêm Tích Bà, ông<br />
bản chất, họ không khác biệt với nam giới, số phận ta vẫn nghĩ: “Thử ngủ với cô ta, xem tình ý của cô ta<br />
của họ chỉ có thể dùng chữ “bi ai” để giải thích”(魏崇 đêm nay với mình thế nào”, “hi vọng cô ta đối với mình<br />
新, 1997). Chúng tôi cho rằng, đây là cũng biểu hiện như trước, trước hết ngồi sát chuyện trò, rồi sau đó cố<br />
rõ nét của tinh thần trọng nam khinh nữ đã được tác gắng bên nhau một lúc xem sao”. Có thể thấy rõ, nếu<br />
giả khéo léo bộc lộ một cách tài tình. đã không thương tiếc Diêm Tích Bà, thì Tống Giang<br />
còn muốn thấy tình cảm giả dối của cô ta với mình<br />
2.2. Nhân vật phản diện: Diêm Bà Tích, Phan Xảo Vân làm gì nữa? Khi đã biết chắc chắn Diêm Tích Bà không<br />
thèm để ý đến mình nữa, Tống Giang bèn chửi mắng<br />
Đối với Diêm Bà Tích, nếu chỉ xét ở hai góc độ: Thái độ không tiếc lời. Kỳ thực, hai bên đều rất rõ là đã không<br />
đối với tình cảm, tình yêu của nhân vật này khi so sánh còn tình cảm với nhau, nhưng Tống Giang vẫn tỏ ra vẻ<br />
với Tống Giang, cùng với số phận của con người, thì đạo mạo tự nhiên, còn Diêm Tích Bà thì lại yêu ghét rõ<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 4 - 11/2016 37<br />
v VĂN HÓA - VĂN HỌC<br />
<br />
<br />
ràng, nhưng từ đầu đến cuối, tác giả luôn ca ngợi vẻ độ cao nhất, mà chỉ có cái chết mới gột rửa được tội<br />
anh dũng trung liệt của Tống Giang, còn Diêm Tích Bà lỗi của những người như Phan Xảo Vân.<br />
lại bị miêu tả như một dâm phụ, cố nhiên, “dâm phụ”<br />
phải bị kết thúc số phận – chết một cách thê thảm. 2.3. Nhân vật bên lề: Kim Thúy Liên, Lý Sư Sư<br />
Hiển nhiên, tiêu chuẩn kép khi đánh giá nam nữ của<br />
tác giả ở đây đã được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Hồi thứ 3 giới thiệu sự xuất hiện của Kim Thúy Liên với<br />
lời tự sự như sau: “Tôi vốn là người Đông Kinh, cùng<br />
Nếu như cái chết của Diêm Tích Bà ở một chừng mực cha mẹ đến Vị Châu để nhờ cậy họ hàng, không ngờ,<br />
nhất định là do tự mình gây nên, thì cái chết của Phan người họ hàng đó lại đã chuyển đi Nam Kinh, mẹ bị<br />
Xảo Vân lại là hoàn toàn do ý muốn chủ quan của tác mắc bệnh nặng rồi chết, hai cha con lưu lạc tại đất Vị<br />
giả. Trong Hồi 44, sự khinh bỉ, coi rẻ của tác giả đối với Châu mưu sinh, có một tài chủ, tên là Trấn Quan Tây<br />
Phan Xảo Vân được thể hiện rõ qua lời của Thạch Tú Trịnh đại quan nhân thấy vậy, bèn nhờ mai mối ép<br />
khi chê cô ta không chịu làm tiết phụ: “Tẩu tẩu nhìn gả làm thiếp, bắt viết văn tự bán tôi cho ông ta với<br />
thấy ta may những quần áo như thế này, chắc chắn sẽ giá 3000 quan, mà thực tế không có đồng tiền nào<br />
nói xấu sau lưng, lại thấy ta hai ngày không quay về, cả, chưa được ba tháng sau, vợ cả ghen tuông quá<br />
rồi sẽ lời ra tiếng vào…người xưa đã nói, làm gì có kẻ đỗi, đuổi tôi đi, rồi lại đem văn tự ra đòi lại tiền, cha<br />
kiên trung tiết hạnh”, rồi sau khi nhìn thấy cửa hàng tôi già yếu không có cách gì chống lại, may mà ngày<br />
đóng cửa, Thạch Tú lập tức nghi ngờ do có bàn tay xưa tôi được cha dạy cho vài bài hát, nên bất đắc dĩ<br />
ngầm của Phan Xảo Vân, ngay cả khi mối nghi ngờ phải đến quán rượu để quanh co hát xướng, tiền kiếm<br />
đó được giải tỏa, Thạch Tú cũng không hề có chút hối được trong ngày phải trả cho Trấn Quan Tây hơn một<br />
hận nào, vì từ đầu đến cuối, anh ta luôn cho rằng Phan nửa, mấy ngày nay khách hàng thưa vắng, sợ đến hẹn<br />
Xảo Vân là người phụ nữ không nết na, hiền thục. không có tiền trả nên khóc than.” Nghe qua, không<br />
một ai không đồng cảm chia sẻ với nàng, một số phận<br />
Khi sự việc giữa Phan Xảo Vân và Bùi Như Hải bị lộ, đen bạc của người lao động nghèo khổ dưới đáy xã<br />
Thạch Tú lại ra sức kích động Dương Hùng giết Phan hội. Thế nhưng, chỉ đến Hồi thứ 4, sự đồng cảm của<br />
Xảo Vân: “Hôm nay ba mặt một lời phải nói cho rõ độc giả đối với nhân vật này chợt tan biến, khi nghe<br />
ràng, rồi tùy ca ca quyết định xử lý”, để rồi sau đó thấy cô ta chỉ trỏ ra lệnh cho a hoàn sắp xếp vị trí chỗ<br />
Dương Hùng quyết định ra tay giết người: “Đồ tiện ngồi như phu nhân chính thất, cho dù cô chỉ là phận<br />
nhân dâm phụ kia, ta nhất thời bị nhầm lẫn, chút nữa làm lẽ, lúc này tác giả làm cho độc giả chợt bừng tỉnh,<br />
thì bị mi lừa, một là làm hỏng tình huynh đệ giữa ta hiểu ra rằng, lúc trước, cô ta không vừa lòng với Trịnh<br />
và Thạch Tú, hai là sau này mi sẽ hại đến tính mạng Đồ, chỉ bởi vì Trịnh Đồ đã không cho cô ta một nơi để<br />
của ta…”, thế rồi: “Một nhát đao đâm thẳng vào tim ở, và nếu giả dụ Trịnh Đồ cho cô ta một nơi dung thân,<br />
rồi rạch xuống bụng, lôi cả tim gan ngũ tạng ra treo thì chắc chắn độc giả sẽ không có cơ hội thưởng thức<br />
trên cành cây tùng.” cảnh Lỗ Đạt đánh Trịnh Đồ đến chết như vậy, từ đó,<br />
mất đi sự đồng cảm với hình ảnh của nhân vật Kim<br />
Trên thực tế, Phan Xảo Vân có đáng bị tử hình bằng Thúy Liên, đồng thời, nảy sinh sự chán ghét với bản<br />
cách tàn khốc như vậy? Nếu xét theo luật lệ thời bấy tính của người phụ nữ này.<br />
giờ, cô ta cũng chỉ đáng bị đuổi khỏi nhà, nhưng lại<br />
chịu kiếp vận như thế, rõ ràng rằng, từ những câu chữ Sự khinh bỉ, coi rẻ nhân cách người phụ nữ cũng được<br />
trong tiểu thuyết, có thể thấy, cái chết của Phan Xảo tác giả thể hiện ở nhân vật Lý Sư Sư, người được coi<br />
Vân cũng chỉ để Thạch Tú chứng minh sự trong sạch là có tài mạo song toàn nhất so với các nhân vật nữ<br />
của bản thân, và để Dương Hùng bù đắp tình cảm, khác trong truyện. Lý Sư Sư xuất hiện ở Hồi thứ 72 với<br />
sửa chữa sai lầm do sự hoài nghi thuở ban đầu đối với vẻ đẹp nguyệt thẹn hoa nhường và sự trượng nghĩa<br />
Thạch Tú mà thôi. Buồn thay, Phan Xảo Vân cũng chỉ hiếm có, khi Tống Giang muốn thông qua Lý Sư Sư để<br />
là vật hi sinh để chứng minh cho tình cảm của huynh thiết lập quan hệ và bày tỏ nguyện vọng được chiêu<br />
đệ họ, chứ không phải là một con người. Nhưng cũng an với triều đình, cùng với Yến Thanh đi đến Đông<br />
qua nhân vật này, có thể thấy tư tưởng và thái độ đậm Kinh, quả nhiên, sau khi trình bày hoàn cảnh, nàng<br />
chất phong kiến, thành kiến của tác giả đối với việc cũng sẵn sàng giúp đỡ: “Không cần nói gì thêm nữa,<br />
tình cảm ngoài hôn nhân trong lễ giáo phong kiến, tôi đã nghe đại danh nghĩa sĩ của các vị đã lâu, chỉ<br />
một sự chán ghét đến tiêu cực được đưa lên một cấp là do không có người tốt giới thiệu để hợp tác, nên<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
38 Số 4 - 11/2016<br />
VĂN HÓA - VĂN HỌC v<br />
<br />
<br />
<br />
đành phải để cho các vị cứ phải khuất mình ở chốn những “bằng chứng” đanh thép đó, người anh hùng<br />
Lương Sơn mãi”. Xét trong hoàn cảnh thực tế lúc bấy muốn giành được thắng lợi trên chiến trường bèn<br />
giờ, và trong lời nói, ánh mắt, cử chỉ, Lý Sư Sư quyết nhất loạt xuống đao với người phụ nữ của họ, giống<br />
định như vậy dường như chỉ bởi vì cô muốn giúp Yến như đại tướng Lưu Tông Mẫn, để xua tan mối hoài<br />
Thanh, một anh hùng hảo hán anh tuấn, phong nhã. nghi của chủ tướng Lý Tự Thành và bày tỏ quyết tâm<br />
Một người tài sắc vẹn toàn như vậy, nảy sinh tình cảm giành thắng lợi khi phá vòng vây, ông đã tự tay giết<br />
ái mộ khi gặp được Lãng tử Yến Thanh, một người chết hai bà vợ của mình, các tướng lĩnh khác cũng lần<br />
phong độ tuyệt luân cũng là điều thường tình, hơn lượt làm theo để tỏ lòng trung với chủ tướng, có thể<br />
nữa, ngay cả Tống Giang cũng cảm thấy rung động thấy, trong mắt những anh hùng hảo hán này, việc<br />
trước nàng, vậy mà tác giả lại cho rằng, việc Lý Sư giết phụ nữ giống như giẫm đạp lên cành cây, ngọn<br />
Sư rung động trước Yến Thanh là “tà niệm”, đòi Yến cỏ không hơn không kém và nếu muốn làm anh hùng<br />
Thanh phải níu chặt con tim mình lại, hành lễ 8 bái<br />
thì phải rũ bỏ gánh nặng về phụ nữ này. Tương tự như<br />
đối với nàng, sự hành lễ đó thể hiện thái độ rõ ràng,<br />
vậy, trong “Thủy Hử”, về cơ bản, hình tượng người phụ<br />
làm cho Lý Sư Sư hiểu rõ mình không thể nào đến<br />
nữ đều hiện ra một cách xấu xa, họ dâm loạn, ác độc,<br />
với Yến Thanh được, đồng thời, tác giả cũng bắt Yến<br />
là “họa thủy”, là nguồn gốc tai ương cho người đàn<br />
Thanh phải tỏ lòng quyết tâm trước Đới Tông: “ Đại<br />
ông, thậm chí là tai ương của cả quốc gia, dân tộc.<br />
trượng phu xử thế, nếu vì tửu sắc mà quên gốc, khác<br />
nào cầm thú, nếu Yến Thanh có lòng như thế, nguyện Trên thực tế, quan niệm này bắt nguồn từ thước đo<br />
chết dưới ngàn mũi kiếm”. Có thể thấy, tác giả một của văn hóa phụ hệ, và thước đo đó xét về bản chất<br />
mặt hết lời ca ngợi vẻ đẹp của Lý Sư Sư, một mặt lại đã không đặt người phụ nữ và người đàn ông ở một<br />
miêu tả ý chí sắt đá của Yến Thanh, dường như ông vị trí bình đẳng, giống như Lỗ Tấn từng nói: “Tôi từ<br />
cho rằng, việc Yến Thanh động lòng trước Lý Sư Sư sẽ trước đến nay đều không tin rằng, Vương Chiêu Quân<br />
ngăn cản nhân vật này trở thành anh hùng hảo hán. xuất giá đến Hung Nô có thể đem đến hòa bình cho<br />
triều Hán, Hoa Mộc Lan tòng quân có thể giữ được<br />
Còn một số nhân vật nữ khác, tác giả cũng đều dùng nước Tùy, cũng không tin những câu truyện cổ như<br />
thái độ chán ghét nữ giới để miêu tả, ví dụ như nàng Đát Kỷ làm nhà Thương diệt vong, Dương Quý Phi<br />
ca kỹ trong tửu lâu bị Lý Quỳ đánh đến ngất đi, nhân làm loạn nhà Đường. Tôi cho rằng, trong xã hội nam<br />
vật trong lầu xanh quen biết Sử Tiến rất lâu nhưng lại quyền, phụ nữ không thể có được quyền lực lớn như<br />
vong ân bội nghĩa… vậy. Việc hưng vong của quốc gia từ trước đến nay<br />
đều là trách nhiệm của đàn ông. Thế nhưng các tác<br />
Từ những điểm trên, có thể thấy, các nhân vật nữ trong giả nam từ thời cổ đại đến nay đa số đều đẩy trách<br />
truyện đa số hiện ra với các sắc thái, hình ảnh tiêu cực, nhiệm thất bại, mất nước về phía người phụ nữ” (鲁<br />
hoặc là dâm phụ, hoặc là người tâm địa ác độc, ngay<br />
迅, 2013). Ở một góc độ nhất định, có thể mượn lời<br />
cả những nhân vật nữ anh hùng cũng khó đem lại<br />
của Lỗ Tấn như trên để giải thích cho thái độ của Thi<br />
cảm giác gần gũi cho độc giả. Thông qua việc miêu<br />
Nại Am đối với nhân vật nữ trong truyện.<br />
tả hình tượng nhân vật nữ một cách cực đoan như<br />
thế, có thể nhận thấy ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng<br />
Thứ hai là, trọng nam khinh nữ<br />
tông pháp phong kiến trong văn hóa truyền thống<br />
Trung Quốc đối với phong cách tác giả, từ đó làm cho Mô hình gia tộc truyền thống của Trung Quốc là chế<br />
tiêu chuẩn kép trong đánh giá giá trị con người trong độ nam giới thừa kế và phụ quyền, sự sùng bái tổ tiên<br />
tác phẩm trở thành phổ biến, xét cho cùng, nguyên<br />
trong gia đình vẫn căn cứ vào phụ hệ, vị thế của phụ<br />
nhân sâu xa đó được thể hiện ở các mặt sau:<br />
nữ luôn thấp hơn một bậc so với đàn ông trong nhà,<br />
Thứ nhất là, quan niệm “Nữ giới họa thủy” – người phụ điều này xuất phát từ tư tưởng Nho giáo cổ đại, chính<br />
nữ là nguyên nhân của mọi kiếp họa Khổng Tử cũng từng nói: “Chỉ có nữ giới và tiểu nhân<br />
là khó nuôi dạy”, Mạnh Tử cũng luận giải về vấn đề<br />
Dưới ngòi bút của các tác giả Trung Hoa thời cổ đại, này như sau: “Nam nữ thụ thụ bất thân, đó chính là<br />
phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đẹp, luôn là nguyên nhân Lễ”, đến đời Hán, Đổng Trọng Thư dùng thuyết âm<br />
của mọi kiếp họa, như Đát Kỷ làm nhà Thương sụp đổ, dương trong “Dịch truyện” để đưa ra lý luận về giáo<br />
Bao Tự làm Chu U Vương mất nước, Dương Quý Phi điều đạo đức của tư tưởng trọng nam khinh nữ và<br />
làm cho nhà Đường chịu nạn loạn An Lộc Sử…Trước quan hệ giữa hai giới này “dương quý mà âm tiện”.3<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 4 - 11/2016 39<br />
v VĂN HÓA - VĂN HỌC<br />
<br />
<br />
Đến thời Tống, quan niệm này được các nhà Trình học cổ đại Trung Quốc, lý trí thường thất bại khi đối<br />
Chu lý học phát triển lên đỉnh cao mới. Trình Chu lý mặt với các loại dục vọng của con người, giống như<br />
học coi trật tự cao thấp, sang hèn, trên dưới là “thiên việc các anh hùng hảo hán trong “Tô Vũ chăn dê”4,<br />
lý”, danh phận tức là mệnh phận, quan hệ giữa quan Bá Di, Thúc Tề không ăn thóc nhà Chu5…luôn có thể<br />
với vua, con đối với cha, vợ đối với chồng, vĩnh viễn chống lại đói rét, bệnh tật, cường quyền, tra tấn…để<br />
là quan hệ phục tùng tuyệt đối. Ngoài ra, trường giữ lòng kiên trung của mình, nhưng lại khó có thể<br />
phái này còn nhấn mạnh về tiết trinh và thủ tiết của chống lại nữ sắc “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”. Vì<br />
người phụ nữ ở một cấp độ cao hơn, thậm chí, yêu thế, để giữ gìn danh dự của mình, nam giới thường<br />
cầu phụ nữ ngoài “Tam tòng” còn phải “Thất xuất”, dùng thái độ tránh né đối với nữ sắc, ví dụ như trong<br />
nhưng nam giới lại không bị sự ước thúc bởi những “Tây Du ký”, khi Đường Tăng đối mặt với sự lả lơi, khêu<br />
quy định này. Có thể nói gọn rằng, nữ giới luôn luôn gợi của các yêu nữ xinh đẹp, thường có thái độ không<br />
có vị trí thấp hơn nam giới, luôn luôn phải phục tùng khuất phục, cũng không chống lại một cách rõ ràng.<br />
nam giới. Trong “Thủy Hử” cũng như vậy, khi Lục Ngu<br />
Hầu lừa vợ Lâm Xung là Trương Thị đến nhà để Cao Ngoài ra, trong quan niệm truyền thống về dưỡng<br />
Nha Nội cưỡng hiếp thì Lâm Xung đến kịp, câu đầu sinh của Trung Quốc, họ luôn cho rằng, nếu quan hệ<br />
tiên Lâm Xung nói với vợ là: “Nàng đã bị hắn làm ô nam nữ quá độ, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí<br />
nhục chưa?”, có thể thấy, một người yêu vợ như Lâm là mất đi tính mạng, cho nên, việc nam giới đam mê<br />
Xung cũng không thể vượt qua sự kìm kẹp của lễ giáo nữ sắc là một điều đại cấm kỵ. Trong bối cảnh như vậy,<br />
các nhân vật nam trong “Thủy Hử” muốn trở thành<br />
phong kiến về tiết hạnh. Thi Nại Am cho rằng, chỉ có<br />
anh hùng hảo hán thì nhất định phải không gần nữ<br />
thể không bị kẻ khác làm nhục, Trương Thị mới đủ tư<br />
sắc, thậm chí là thù hận nữ sắc, do đó, việc “cấm dục”<br />
cách để Lâm Xung yêu chiều. Còn đối với những nhân<br />
đã trở thành một điều quan trọng trong tâm niệm<br />
vật nữ không màng đến danh tiết khác, tác giả nhất<br />
của anh hùng Lương Sơn, và dường như cũng là một<br />
loạt dùng quan niệm “không tha một ai”, giết tất cả<br />
thử thách duy nhất đối với ý chí của họ. Vì thế, các đầu<br />
bằng thủ đoạn hết sức tàn nhẫn làm cho độc giả cũng<br />
lĩnh làm phản khác không cùng đường với anh hùng<br />
cảm thấy lạnh tóc gáy, giống như cảnh Lư Tuấn Nghĩa<br />
Lương Sơn như Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp<br />
giết Giả Thị, Lý Quỳ giết con gái của Địch Thái Công…<br />
và rất nhiều những nhân vật phụ khác đều được khắc<br />
Chỉ có ba vị nữ anh hùng đều không bị chết thảm do họa như những kẻ hoang dâm háo sắc, còn anh hùng<br />
tả xung hữu đột giết người trên chiến trường, và ngay Lương Sơn, trừ Vương Anh, thì lại dường như luôn<br />
cả ba vị này, chúng ta cũng khó tìm thấy nét yểu điệu không có chút động lòng nào trước cái đẹp của phụ<br />
thục nữ sau lớp chiến bào. nữ. Do đó, nguyên nhân làm cho các “dâm phụ” trong<br />
truyện bị giết không chỉ bởi vì họ không chung thủy,<br />
Thứ ba là, sự mâu thuẫn giữa “thiên lý” và “nhân dục”<br />
hoặc tâm địa, thủ đoạn ác độc, mà chủ yếu do những<br />
anh hùng hảo hán Lương Sơn đều là người theo chủ<br />
Đời Tống, “Lễ” dần lớn mạnh và trở thành một đỉnh<br />
nghĩa “cấm dục”, trong khi đó những “dâm phụ” này<br />
cao trong sự phát triển của lễ giáo phong kiến, trong<br />
lại có khát vọng mãnh liệt về hoan lạc của cuộc sống,<br />
đó, Trình Chu lý học có ảnh hưởng lớn nhất, phái này<br />
khát vọng đó hoàn toàn đi ngược lại với những anh<br />
cho rằng, sở dĩ con người được gọi là người, bởi vì<br />
hùng luôn coi sắc dục làm kẻ thù lớn của mình. Từ đó,<br />
do có “thiên lý”, nhưng “nhân dục” (dục vọng của con những anh hùng hảo hán Lương Sơn trở nên người<br />
người) lại mâu thuẫn với “thiên lý”, và phàm những thù hận nữ giới một cách vô ý thức, cho rằng sự tồn<br />
hành vi ngược với quy phạm của thiên lý đều thuộc về tại của những “dâm phụ” này là sự cười nhạo vào lòng<br />
“nhân dục”. Do đó, ý nghĩa cơ bản của việc làm người tin của họ, cho nên, họ dễ dàng xuống tay đem cái<br />
là có khả năng giữ được “thiên lý”, diệt “nhân dục” hay chết tàn khốc đến với những người đàn bà bất hạnh<br />
không. Trong các thời đại trước đó, người Trung Quốc này cũng là điều dễ hiểu.<br />
hay có thói quen đánh đồng “nhân dục” với tình dục,<br />
thậm chí coi nữ giới như biểu tượng của “nhân dục”, 3. KẾT LUẬN<br />
coi việc hám dục như một tội tày đình trong thiên hạ.<br />
Chủ yếu là bởi vì, họ cho rằng, tình cảm huyết thống Có thể thấy, nhân vật nữ trong “Thủy Hử” cả cuộc đời<br />
và lý trí là quan trọng nhất trong xã hội tông pháp đều sống dưới bóng của người đàn ông, sự tồn tại<br />
Trung Quốc. Lý trí là yêu cầu cơ bản của văn hóa phụ của họ chỉ để làm nổi bật quyền uy tuyệt đối và địa vị<br />
hệ đối với giá trị của nam giới, và đây cũng là điều mà thống trị của nam giới trong xã hội, số phận bi thảm<br />
người đàn ông lấy làm tự hào. Thế nhưng trong văn của họ xoay theo quỹ đạo dường như không thể thay<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
40 Số 4 - 11/2016<br />
VĂN HÓA - VĂN HỌC v<br />
<br />
<br />
<br />
đổi. Có thể nói, cùng với việc khắc họa những nhân Tài liệu tham khảo:<br />
vật anh hùng, những tính cách điển hình, những hình<br />
tượng nghệ thuật độc đáo đem lại thành công cho 1. 胡邦炜(1982),论潘金莲,长江文艺出版社,<br />
tác phẩm, Thi Nại Am còn có hạn chế nhất định khi 武汉,第201页。<br />
xây dựng hình tượng nhân vật nữ tương đối lạc hậu<br />
với tiêu chuẩn kép trong đánh giá giá trị của hình 2. 黄一海(2003),““水浒”里的女人”,当代<br />
tượng nhân vật nam và nữ, suy cho cùng chính là do 矿工,2003年第1期。<br />
xuất phát từ những định kiến và tư tưởng phong kiến<br />
sâu sắc ảnh hưởng từ tư tưởng tông pháp trong văn 3. 李献芳(2002),“水浒传中三位英雄女性说<br />
hóa truyền thống Trung Hoa. Vì thế, xét theo góc độ 略”,山东教育学院学报,2002年第5期。<br />
chủ nghĩa hiện thực, đây lại trở thành điểm độc đáo,<br />
4. 刘德清、邓声国(2009),文化视野下的古代文<br />
góp phần đem lại sự đa dạng trong phong cách sáng<br />
学研究,国家图书馆出版社,北京。<br />
tác của nhà văn./.<br />
5. 鲁迅(2013),鲁迅散文精选,二十一世纪出版<br />
Chú thích:<br />
社,南昌,第215页。<br />
1. Các trích dẫn từ tác phẩm “Thủy Hử” là lời dịch từ<br />
6. 孙寿玮(1984),漫谈“水浒”里的人物形象,<br />
nguyên tác của tác giả bài viết.<br />
长江文艺出版社,武汉,第417页。<br />
2. (父权文化) còn gọi là văn hóa nam quyền, trong<br />
7. 魏崇新(1997),“水浒传:一个反女性的文<br />
đó người đàn ông có đặc quyền chi phối trong gia<br />
本”,明清小说研究,1997年第4期。<br />
đình và xã hội.<br />
8. 许结(2006),中国古代文学研究导引,南京大<br />
3. Quan niệm này cho rằng, vua, cha, chồng là dương;<br />
学出版社,南京。<br />
thần, con, vợ là âm, vì thế quan hệ vua tôi, cha con,<br />
chồng vợ là quan hệ chủ tớ.<br />
9. 杨庆存(2016),中国古代文学研究,中华书<br />
局,北京。<br />
4. Tô Vũ chăn dê (苏武牧羊): Năm Thiên Hán thứ<br />
nhất (năm 100 trước công nguyên), quan Trung Lang<br />
Tướng triều Hán là Tô Vũ phụng mệnh hoàng đế đi PORTRAITS OF FEMALE CHARACTERS IN<br />
sứ Hung Nô, bị Hung Nô giữ lại, dùng đủ mọi cách<br />
“ALL MEN ARE BROTHERS” BY SHI NAI’AN<br />
để mua chuộc nhằm làm ông đầu hàng nhưng không<br />
được, sau đó đày ông đi vùng Bắc Hải để chăn dê, DO TIEN QUAN, NGUYEN THI HOAI MY<br />
tuyên bố chỉ khi nào dê đực đẻ con thì mới thả ông về<br />
nước. Tô Vũ kiên cường chịu đựng gian khổ trong 19 Abstract: In the novel “All men are brothers”<br />
năm, cuối cùng được thả về nước, sau khi chết, Hán by Shi Nai’An, the icons of female characters<br />
Vũ đế phong ông làm 1 trong 11 công thần trong Kỳ appear in a relatively negative, with backward<br />
Lân Các, người đời sau dùng truyện “Tô Vũ chăn dê” feature. By analyzing three types of female<br />
để nói về tiết tháo của bậc anh hùng. characters in the novel, the article makes clear<br />
the profound influence of feudal patriarchal<br />
5. Bá Di(伯夷)và Thúc Tề(叔齐)là con vua Á Vi ideology in traditional Chinese culture to the<br />
nước Cô Trúc (chư hầu của vua Trụ nhà Thương). Khi author. This is also the main reason why the<br />
Cơ Phát mang quân đánh Trụ, giành chiến thắng và evaluation criteria and the value of female<br />
lên ngôi thiên tử, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ Vương. characters become very different when<br />
Bá Di và Thúc Tề xấu hổ vì đã can ngăn Cơ Phát diệt compared to the male heroes in the novel, and<br />
Trụ, nên thề không ăn thóc nhà Chu, bỏ lên núi Thú also the unique features contributing to the<br />
Dương ở ẩn, hái rau vi ăn. Có người bảo rau vi cũng diversity in the style of the writer.<br />
mọc trên đất nhà Chu, hai ông bèn nhịn đói chịu chết<br />
trên núi Thú Dương. Văn học dùng hình tượng Bá Di, Keywords: “All men are brothers”, portraits,<br />
Thúc Tề để nói tới việc ở ẩn; và dùng hình tượng rau vi female characters, feudal patriarchal ideology.<br />
để nói tới tiết tháo của kẻ sĩ.<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 4 - 11/2016 41<br />