Hiroshima 62 năm nhìn lại
lượt xem 8
download
Chúng tôi trở lại thăm nước Nhật lần thứ hai nhân chuyến viếng thăm thiện chí của Dân Biểu tiểu bang Trần Thái Văn đáp lời mời đặc biệt của Bộ Ngoại Giao Nhật vào đầu mùa hoa anh đào vừa qua. Chuyến đi kéo dài 10 ngày, theo lịch trình tự chọn. Ông Văn đã chọn hành trình đi qua 3 thành phố nổi tiếng, bắt đầu từ Tokyo, đến Osaka và điểm cuối cùng là Hisroshima. Riêng cá nhân chúng tôi dùng thời giờ riêng để ghé thăm thêm cố đô Kyoto.......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiroshima 62 năm nhìn lại
- Hiroshima: 62 Năm Nhìn Lại [07/08/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review] Lê Minh 07-08-2007 Hình (LM): Đài tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Hiroshima, Nhật Bản. Phía sau là tòa nhà duy nhât còn sót lại sau sự tàn phá khủng khiếp của trái bom. LGT: Lê Minh, cây viết quen thuộc của nhật báo người Việt trong mục Đất Nước và Con Người, nay đổi thành “Thế Giới, Đất Nước và Con Người” của những năm 2005 và 2006. Ông là một trong những người thường viết về du lịch, thu thập hình ảnh, tin tức con người và những giải đất khác nhau. Ông phối hợp nét đẹp của nhiếp ảnh nghệ thuật và ký sự đăng tải trên hệ thống truyền thông của cộng đồng Việt. Lê Minh trở lại với bạn đọc lần này qua hình ảnh và cảm nhận về nước Nhật. Mời bạn đọc thưởng thức phong thái đặc biệt của Lê Minh qua bài thời sự viết về nước Nhật. Bạn đọc muốn tìm lại những bài viết, hình ảnh của Lê Minh và nhóm thân hữu, xin vào trang nhà www.leminh.us. Mọi góp ý xin e-mail: leminh.us@gmail.com oo0oo Chúng tôi trở lại thăm nước Nhật lần thứ hai nhân chuyến viếng thăm thiện chí của Dân Biểu tiểu bang Trần Thái Văn đáp lời mời đặc biệt của Bộ Ngoại Giao Nhật vào
- đầu mùa hoa anh đào vừa qua. Chuyến đi kéo dài 10 ngày, theo lịch trình tự chọn. Ông Văn đã chọn hành trình đi qua 3 thành phố nổi tiếng, bắt đầu từ Tokyo, đến Osaka và điểm cuối cùng là Hisroshima. Riêng cá nhân chúng tôi dùng thời giờ riêng để ghé thăm thêm cố đô Kyoto. Nói về nước Nhật, khởi đầu từ Hiroshima vì vào đúng thời điểm này 62 năm về trước, 2 trái bom nguyên tử đầu tiên do đồng minh sáng chế đã được “thử” trên đất Nhật. Vụ nổ bom đã chấm dứt Thế Chiến Thứ Hai giữa đồng minh và phe trục gồm Nhật bản, Ðức Quốc và Ý Ðại Lợi. Chuyến tàu tốc hành từ thành phố Osaka đưa chúng tôi đến Hiroshima sau gần 4 giờ. Phương tiện di chuyển bằng hệ thống tàu điện của Nhật có thể dẫn đầu thế giới, giờ giấc di chuyển đúng hẹn, nhanh chóng, phương cách phục vụ khách hàng hệ thống xe điện bên Âu Châu khó có thể so sánh. Ðến Hiroshima vào đúng ngọ, chúng tôi yêu cầu người hướng dẫn Nhật cho ăn trưa tại một tiệm chỉ dành riêng cho người địa phương. Bà đề nghị chúng tôi đến một quán chuyên bán mì Nhật bình dân. Tiệm tuy nhỏ không bảng hiệu nằm trong một khu khố bình thường, người đến ăn trưa nối đuôi nhau đợi đến phiên mình. Cả hai chúng tôi đều không biết tiếng Nhật, đành phải đánh bài “nhà quê”, quan sát một lúc các món ăn từ bếp đưa ra cho những khách ngồi chung quanh. Cuối cùng, chúng tôi nhờ người hướng dẫn viên đặt cho 2 bát mì vịt quay. So với bữa ăn trưa tại Mỹ, số lượng chỉ bằng 1/3. Cách ăn uống của Nhật không biết có theo quan niệm “ăn để sống” hay không, nhưng quả thật phần ăn trưa của Nhật chỉ vừa “ấm bụng”. Tiệm thật sách sẽ, đông người, không tiếng cười, nói ồn ào. Tiếng động duy nhất chỉ là tiếng hút những sợi mì vào miệng một cách sảng khoái. Ðây là cách ăn mì đặt biệt của 2 dân tộc Ðại Hàn và Nhật, một thứ văn hóa đặc thù khác hẳn với dân tộc Việt. Người địa phương đến quán chỉ để ăn, họ ăn nóng, gọn ghẽ và chỉ một thoáng xong bữa ăn trưa, đứng dậy nhường chỗ cho người khác. Trả 75 Mỹ kim cho bữa ăn trưa chỉ non dạ, nhìn nhau chúng tôi học thêm được một kinh nghiệm về đời sống đắt đỏ ở Nhật. Lợi dụng dịp này, tôi quay qua nói chuyện với người người hướng dẫn, tìm hiểu thêm về đời sống của người Nhật. So sánh với Mỹ, lương bổng của một công chức, kỹ sư hay những người đi làm hãng xưởng Nhật không mấy cao hơn. Do nếp sống đắt đỏ, họ thu vén, chung sống với nhau trong một nơi chốn nhỏ, ban ngày làm nơi sinh hoạt, ban đêm, trải chiếu ra để ngủ. Phần lớn những người độc thân còn sống với gia đình, họ không có xe, hệ thống di chuyển công cộng là phương tiện chính của đại đa số người Nhật. Tuy vậy, đường sá lúc nào cũng ngập những xe. Chúng tôi đã sử dụng hệ thống xe điện ngầm ở Tokyo, Kyoto. Sau vài lần làm quen, chúng tôi cảm thấy thấy tự tin, tiện nghi, thích dùng phương tiện giao thông công cộng hơn là lấy taxi để di chuyển quanh thành phố. Như người Nhật, xe điện luôn đến đúng giờ, đường hầm an toàn, sạch sẽ, không có kẻ ăn xin hay người vô gia cư. Hệ thống thoát hơi và máy lạnh tối tân khiến cho việc chờ đợi, nhất là vào Hè thú vị hơn khi
- đứng trong đường hầm chờ chuyến đi. Chúng tôi trực chỉ đến địa điểm 62 năm về trước, nơi trái bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm. Thay vì biến nơi này thành nơi chốn nuôi dưỡng hận thù chiến tranh của kẻ thua trận, người Nhật đã chuyển hóa sự thất bại thành cao trào hòa bình, đánh động lương tri thế giới về hiểm họa chiến tranh nguyên tử với khẩu hiệu “No more Hiroshima, Nagasaki”. Họ đã đặt tên cho khu vực này là Công Viên Hòa Bình Quốc Tế. Công viên được xây cất trên một khoảng đất trống vài chục mẫu. Du khách đến thăm địa điểm, đầu tiên sẽ vào viện bảo tàng di tích lịch sử về bom nguyên tử và những hậu quả thảm khốc của nó. Tòa nhà 2 tầng. Tầng dưới, người ta thiết kế lại bản đồ địa điểm Hiroshima trước thời gian nhận quả bom nguyên tử để so sánh với một mô hình khác sau khi quả bom được thả xuống. Một không khí nặng trĩu trong lòng du khách khi nhìn quang cảnh một khu vực bị bình địa, trơ trọi chỉ còn duy nhất một tòa nhà xây cất kiên cố với 4 bức tường và chiếc mái vòm xơ xác. Ðứng trước quang cảnh tàn phá của bom nguyên tử được dựng lại, du khách có thể tự cảm thấy chán ghét chiến tranh, ghê sợ sự tàn phá của bom nguyên tử, thương xót cho nạn nhân và nước Nhật, giúp chúng tôi hiểu được tâm trạng của nhà vật lý học Robert Oppenheimer. Sau khi được được tường trình kết quả của quả bom dội xuống Hiroshima, Giáo Sư Oppenheiner đã từ chức giám đốc Trung Tâm Thí Nghiêm Nguyên Tử Los Alamos vào Tháng Mười năm 1945. Trong buổi giã từ, ông đã thẳng thắn nói với Tổng Thống Truman: “Thưa tổng thống, tay tôi nhuốm máu(nhân dân Nhật),” như nỗi ân hận việc ông đã can dự vào cuộc tàn phá, thảm sát hàng trăm ngàn người vô tội tại thành phố Hiroshima. Bước lên tầng hai, nơi trưng bày những hình ảnh và di vật còn sót lại sau biến cố. Hình ảnh những nạn nhân tập thể bị cháy sém, cảnh con người quằn quại lê lết trên cảnh hoang tàn như con thú thương tích trầm trọng khắp thân thể . Hình những vật dụng cá nhân như chiếc đồng hồ quả lắc, chiếc kính lão của một nạn nhân vô danh bị chảy thành một cục kim loại vô dụng. Nhìn chiếc xe đạp 3 bánh của trẻ nhỏ méo mó đặt bên cạnh chiếc nón sắt của người chiến binh Nhật, cho người ta liên tưởng đến sự tàn khốc chết chóc của bom nguyên tử không chừa một ai, dù lính chiến hay những đứa bé còn thơ dại. Càng đi sâu vào căn phòng triển lãm, căn phòng càng tối dần, du khách được sống lại trong hoạt cảnh sống động, đàn người tóc tai rối bù, đi thất thểu như những con ma mất hồn, kẻ nằm quằn quại với vết thương của mình trong cảnh tượng các dãy phố đổ nát. Căn phòng ngột ngạt không khí thời chiến tranh, tiếng nức nở từng cơn bên tai, chúng tôi cứ ngỡ do máy phát âm từ một tối nào đó phát ra. Quay qua bên phải chúng tôi thấy 2 cô gái Nhật, tuổi chừng đôi mươi không giữ được xúc động khi nhìn lại sự thống khổ của những người đồng hương, nạn nhân của chiến tranh. Nhìn qua bên trái, một
- đôi nhân tình cũng khóc thút thít. Có lẽ vì sự đồng cảm tự nhiên của con người đứng trước cảnh ngộ đau xót, nước mắt chúng tôi lưng tròng lúc nào không biết, cổ họng cứng lại. Cơn xúc động đến với chúng tôi lúc nào không biết. Chúng tôi vội bước nhanh ra khỏi căn phòng tôi, thoát khỏi sự yếu đuối của mình. Bước xuống nhà dưới, một bia đá cẩm thạch màu đen đập vào mắt du khách trước khi rời bảo tàng viện. Hàng chữ của Ðức Giáo Hoàng Jonh Paul Ðệ Nhị khi ngài đi thăm nơi đây vào ngày 25 Tháng Hai năm 1981, đã được khắc trên đá một cách trang trọng: War is work of man. War is destruction of human life. War is death. To remember the past is to commit oneself to the future. To remember Hiroshima is to abhor nuclear war. To remember Hiroshima is to commit oneself to peace. Xin tạm dịch: Chiến tranh do con người gây ra. Chiến tranh hủy hoại đời sống con người. Chiến tranh đồng nghĩa với sự chết. Nhớ lại quá khứ, có nghĩa tự cam kết cho mình một tương lai. Tâm niệm về Hiroshima, thì hãy từ bỏ chiến tranh nguyên tử. Nhớ đến Hiroshima, tự cam kết cho mình một nền hòa bình. Tháng Ba, khí trời mới bắt đầu vào Xuân. Ngày hôm ấy nắng thật đẹp, trời xanh cao, khí hậu Mùa Ðông còn sót lại, chiếc áo ấm bên mình, khăn quàng cổ vắt ngang vai đủ ấm cho chúng tôi thong dong nhìn quang cảnh của công viên. Công Viên Hòa Bình Quốc Tế đã được Tổ Chức Văn Hóa Liên Hiệp Quốc công nhận là một danh thắng cảnh của thế giới. Ðịa điểm thu hút hàng triệu du khách khắp nơi trên thế giới thăm Nhật, phần lớn họ đều đến Hiroshima. Ðài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn về bom nguyên tử nằm giữ trung tâm của công viên. Kiến trúc của đài rất đơn giản. Một vòm như hình chữ “V” ngược bằng đá hoa cương. Phía dưới, một mộ bia nổi bằng cẩm thạch đen, biểu tượng cho những mộ phần của nạn nhân chết trong biến cố này. Dân Biểu Trần Thái Văn loay hoay tìm một chỗ thích hợp đặt bó hoa tưởng nhớ nạn nhân dưới chân đài. Nén trầm hương được đốt lên cầu cho những kẻ xấu số bình yên trong giấc ngủ ngàn thu. Tôi ngạc nhiên, không biết ông đã sửa soạn nghi lễ tưởng niệm này từ lúc nào. Người hướng dẫn viên Nhật chăm chú nhìn ông về sự tế nhị, kính cẩn của ông đã dành cho những đồng hương của bà. Hướng dẫn viên dẫn chúng tôi đến địa điểm đã chôn cất hơn 10,000 nạn nhân chiến tranh. Thân xác họ đã được hỏa thiêu thành tro bui, đặt trong những chiếc hộp và được chôn cất tập thể. Hàng năm cứ vào ngày 6 Tháng Tám, Hiệp Hội Ðài Tưởng Niệm Hiroshima đều tổ chức một lễ cầu siêu trọng thể cho những nạn nhân chết tại đây.
- Ðịa điểm bắt mắt mọi du khách đều phải ghé qua là tòa nhà xây bằng bê tông cốt sắt 2 tầng có mái hình bầu tròn (dome). Trước ngày giội bom, tòa nhà này là nơi dùng để quảng bá, khuyến mại sản phẩm kỹ nghệ cho vùng (tiểu bang) Hiroshima. Tòa nhà này cách trung tâm quả bom nguyên tử nổ khoảng 1 dặm Anh. Khi quả bom nguyên tử nổ, tất cả nhà cửa, cây cối trong vòng 5 dặm đều bị thiêu đốt, sụp đổ, cháy tan thành tro, toàn thể khu vực bị bình địa. Riêng tòa nhà này hoàn toàn bị hư hỏng, chỉ để lại 4 bức tường và chiếc vòm sắt cong queo bởi sức nóng hơn 9,000 độ C của bom tỏa ra. Ðây là biểu tượng, dấu vết lịch sử để lại về sự tàn phá do bom nguyên tử gây ra tại Hiroshima . Vóc dáng tòa nhà rất tiêu biểu, mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, dưới mắt những tay săn ảnh chuyên nghiệp, họ sẽ hơi thất vọng vì hậu cảnh của tòa nhà này là những tòa cao ốc ngạo nghễ, tối tân, không phù hợp cho một khung cảnh lịch sử của nó. Điạ điểm cuối cùng, chúng tôi đến ngay địa điểm của trái bom nổ cách tòa nhà nóc tròn một dặm Anh. Nhu cầu phát triển đô thị, đất đai hiếm hoi, người ta đã cho xây cao ốc chung quanh địa điểm, họ chỉ để một mốc bằng mầu cẩm thạch mầu đen ghi lại lịch sự của địa điểm. Nhìn lại quá khứ của 62 năm về trước. Tổng thống Franklin Roosevelt đã chết bất đắc kỳ tử một tuần trước ngày Đức quốc đầu hàng vô điều kiện đồng minh vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Phó tổng thống Harry Truman lên thay. Tổng thống Truman tiếp tục chương trình “Manhatton Project” phát triển một loại bom nguyên tử với mục đích chấm dứt chấm dứt thế chiến thứ hai. Thực tế, khi Tổng thống Truman vào chức vị, sự kiện Nhật thua trận và đầu hàng chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong thời gian này, chiến dịch oanh tạc của đội ngũ phi cơ B- 29 tư ho hoành hành trên không phận nước Nhật . Chỉ riêng trong tháng 3 năm 1945, cuộc không tập của không quân Hoa kỳ vào thủ đô Tokyo đã làm thiệt hại cho thành phố này hơn 100,000 người. Lần tấn công thứ hai gây thiết mạng cho hơn 80,000 người tại Tokyo. Song song, hải quân Hoa Kỳ đã cắt đứt nguồn tiếp tế nhiên liệu của Nhật. Chấm dứt chiến tranh một ngắn gọn khó có thể thực hiện được với người Nhật. Hoa kỳ biết rằng tự ái dân tộc của người Nhật rất cao, họ sẵn sàng hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Biết đặc điểm của quân đội Nhật, Hoa kỳ không do dự, gấp rút thực hiện việc chế tạo bom nguyên tử. Phi hành đoàn do Đại tá Paul Tibbets chỉ huy được lệng tập luyện ráo riết về kế hoạch thả một quả bom nặng 5,500 cân Anh (pound) từ oanh tạc cơ B- 29 cho một địa điểm sẽ được ấn định sau. Mọi người đều biết quân Đức đã đầu hàng vào tháng 5, 1945. Đại tá Tibbets và phi hành đoàn biết chắc trái bom khổng lồ này sẽ dội xuống đất Nhật. Tin tức về trái bom
- này hoàn toàn giữ bí mật, phi hành đoàn không biết đó là trái bom nguyên tử đầu tiên của thế giới. Vào đầu tháng 5 năm 1945, Tổng thống Truman họp nội các và các nhà khoa học trong chương trình Manhatton chế bom nguyên tử. Họ đã bàn về cách sử dụng trái bom nguyên tử để chấm dứt đệ nhị thế chiến ít đổ máu nhất cho phía đồng minh. Họ đã đi đến quyết định giữ bí mật với mọi người, moị phe về việc chế biến, cũng như thả bom nguyên tử cho đến sau ngày quả bom được thả xuống đất Nhật. Danh sách 4 địa điểm để ném bom gồm có Hokura Arsenal, Hiroshima, Niigata và Kyoto. Bộ trưởng Chiến Tranh Henry Stimson loại bỏ cố đô Kyoto ra khỏi danh sách. Ông cho rằng nơi đây là trung tâm văn hoá của Nhật, không có nhiều cơ sở quân sự phục vụ chiến tranh, nên đã thay thế Kyoto bằng thành phố Nagasaki. Có nguồn tài liệu khác cho biết lý do ông Stimton loại bỏ Kyoto ra khỏi danh sách vì Kyoto là nơi ông đã hưởng tuần trăng mật trước thế chiến thứ hai khởi đầu, ông muốn gìn giữ nơi này là một chốn kỷ niệm không bị tàn phá. Bốn địa điểm đã được đệ trình lên Tổng thống Truman toàn quyền chọn lựa. Ngày 14 tháng 7 năm 1945, cuộc thí nghiệm bom nguyên tử Trinity hoàn tất tốt đẹp. Quả bom nguyên tử đầu tiên được cấu tạo, được gọi là “Little Boy” đúng 5:45 ngày 16 tháng 7, năm 1945, đánh dấu kỷ nguyên bom nguyên tử bắt đầu. Chưa đầy một tháng sau. Vào sáng sớm ngày 6 tháng 8, năm 1945, chiếc pháo đài B-29 lấy tên là Enola Gay cất cánh từ phi trường Tinian để bay đến Hiroshima. Trưởng phi hành đoàn, đại tá Paul Tibbets cho máy bay với tọa độ thấp. Đúng vào 8:15 sáng giờ địa phương, chiếc Enola Gay thả quả bom “Little Boy, nặng 9,700 pound chất phóng xạ nguyên tử và bay ra khỏi khu vực thật nhanh để tránh phóng xạ nguyên tử. Bốn mươi ba phút sau đó, một tiếng nổ vang trời lở đất. Từ đằng xa, chiếc Enola Gay cũng bị chấn động bởi áp xuất của bom. Sau lần chấn động lần thứ hai vào máy bay, phi hành đoàn của chiếc Enola Gay nhìn từ trong phi cơ thấy một nấm khói đen khổng lồ hiện trên bầu trời Hiroshima Vào thời gian đó, thành phố Hiroshima có khoảng 300,000 dân, 45,000 lính và nhiều căn cứ quân sự quan trọng. Có nhiều số thống kê khác nhau về số người tử vong vì quả bom nguyên tử "Little Boy". Người ta cho rằng lúc khởi đầu có khoảng 70,000 người thiệt mạng tại chỗ, phần còn lại chết sau đó hay sau một thời gian chết vì ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử. Tổng số người chết lên đến 140,000, 60% thành phố bị phá hủy. Ba ngày sau, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ hai "Fat Boy" ném xuốnng Nagasaki. Lần dội bom này ,làm thiết mạng hơn 40,000 người. Số thương vong cuối cùng lên đến 80,000 người tại Nagasaki. Trước ngày hai quả bom dội xuống Hiroshima va Nagasaky, Nhật đã muốn đầu hàng. Họ không thương thuyết trực tiếp với Hoa Kỳ, nhưng qua trung gian nước Nga, một
- đồng minh của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai. Tuy nhiên phía tình báo Hoa Kỳ đã biết trước ý định của Nhật nhờ vào sự giải mật các thông tin giữa Nhât và Nga qua hệ thống phản gián. Nhật chỉ muốn đầu hàng với một số điều kiện không làm cho Hoa Kỳ hài lòng. Ngoài ra, phía quân đội Nhật còn rất hiếu chiến. Trong khi đó Hoa kỳ muốn Nhật đầu hàng vô điều kiện. Ngay sau khi hai quả bom phát nổ trên đất Nhật, gần 300,000 người thiệt mạng, Nhật Hoàng đã cho dân Nhật biết cuộc chiến không có lợi cho nước Nhật. Ông dành quyền quyết định xin đầu hàng Hoa Kỳ và đồng minh vào 15 tháng 8, năm 1945. Văn bản chính thức đầu hàng được ký kết vào ngày 2 tháng 9 , năm 1945 trên Mẫu hạm U.S.S Missouri. Hoa kỳ cho phép Nhật Hoàng tại chức và chỉ có tính cách nghi lễ. Cuộc chiến đã chấm dứt sau 62 năm. Hàng năm vẫn còn nhiều khắc khoải về việc Nhật thua trận và tranh luận về việc liệu Hoa Kỳ có nên xử dụng 2 quả bom nguyên tử để chấm dứt chiến tranh với Nhật. Nhà phản chiến Steve Leeper, người Hoa Kỳ đầu tiên cầm đầu tổ chức Hirishima Peace and Cultural Foundation có cùng quan điểm với đại đa số dân Nhật cho rằng nước Nhật đã thua trận chỉ còn là vấn đề ngày tháng. Nên Hoa Kỳ không cần xử dụng 2 quả bom nguyên tử trên đất Nhật để giải quyết chiến tranh. Mới gần đây, Bộ trưởng quốc phòng Nhật tuyên bố với báo chí rằng việc xử dụng bom nguyên tử của Hoa kỳ trên đất Nhật là hợp lý và đã cứu nước Nhật thoát khỏi sự xâm lăng và chiếm đóng của Nga. Vì lập luận này trái với sự suy nghĩ của quần chúng, ông đã buộc phải từ chức. Chủ nhật vừa qua, trước một ngày kỷ niệm năm thứ 62 để tưởng niệm những nạn nhân chết vì bom nguyên tử, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã chính thức xin lỗi dân chúng Nhật về lời tuyên bố của vị Bộ trưởng Quốc phòng trong Nội Các của ông. Để xoa dịu dư luận ông Abe hứa sẽ gia tăng trợ cấp ý tế cho những nạn nhân nguyên tử. Mặt khác, phía Hoa kỳ vẫn lập luận việc xử dụng bom nguyên tử trên đất Nhật là cần thiết để chấm dứt chiến tranh mau lẹ, tiết kiệm sinh mạng cho quân đội Hoa Kỳ khi đổ bộ lên đất liền trước khi chiếm đóng nước Nhật. Một nguồn tin khác, phù hợp với lời tuyên bố của vị Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật cho rằng Hoa Kỳ muốn cảnh cáo Nga, ngăn chận Nga lăm le chiế m đóng Nhật, như họ đã chiếm đóng phân nửa nước Đức sau khi Đức đầu hàng. Đây cũng là dịp để thử sức tàn phá của bom nguyên tử mà Hoa Kỳ mới sáng chế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn