Học tập kết nối
lượt xem 0
download
Bài viết thông tin đến các bạn khái niệm học tập kết nối, các nghiên cứu về học tập kết nối, thứ tự tư duy cao hơn: học tập và kết nối tri thức, thuyết học tập kết nối và nhu cầu giáo dục hiện nay, giảng dạy trong một môi trường kết nối.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học tập kết nối
- L Ư U H À N H N Ộ I BỘ Học tập kết nối Nguyễn Hương Giang |LTIT Học tập kết nối (connectivism) là gì? Học tập kết nối được hiểu là một khung dẫn kết nối các vấn đề về học tập. Trong mô hình thuyết Học tập kết nối, một cộng đồng học tập được mô tả như là một điểm nút trong mạng lưới lớn hơn. Một mạng lưới bao gồm hai hoặc nhiều nút liên kết để chia sẻ tài nguyên tri thức. Các nút có thể có khác nhau kích thước và sức mạnh, tùy thuộc vào mật độ các thông tin và uy tín cá nhân người đang điều khiển thông tin qua một nút cụ thể (Downes, 2008). Thuyết học tập kết nối đang được giới chuyên môn nghiên cứu và phát triển, đặc biệt trong bối cảnh các hình thức học tập qua Internet đang nở rộ. Các nghiên cứu về Học tập kết nối Theo Downes, kiến thức được phân phối qua một mạng lưới thông tin và có thể lưu trữ trong một loạt các định dạng kỹ thuật số. Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng, nhận thức và cảm xúc của người học đóng góp một cách quan trọng vào quá trình học tập và sự hình thành kết nối giữa các nút thông tin tạo ra tri thức mới. Forster (2007) nhấn mạnh tầm quan trọng của thuyết Học tập kết nối với 31
- TẠ P CHÍ CÔNG NGHỆ G I ÁO D Ụ C Best Practices "những bài học về kiến tạo và sự cần thiết của nó, để từng học sinh xây dựng mô hình trí tuệ của chính mình". Bên cạnh đó, ông cho rằng học tập là quá trình lĩnh hội tri thức của con người và không bộ máy nào có thể thay thế. Siemens (2006 b) cũng cho rằng đưa ra một lý thuyết học tập mới, trên thực tế, là cần thiết. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho mọi người giao tiếp trên mạng lưới toàn cầu, và tiếp cận các luồng thông tin khác nhau. Siemens cũng cho rằng "Kiến thức không chỉ nằm trong tâm trí của một cá nhân, kiến thức được phân phối qua một mạng lưới. Trong đó, học tập được cho là mạng lưới phức tạp". Các mạng lưới này không chỉ là hệ thống các lớp học như chúng ta thường thấy. Nó có thể là mạng lưới thần kinh ngay bên trong chúng ta. Trường hợp Thuyết học tập kết nối có sức hút mạnh là do thông qua việc sử dụng hoạt động trên nền web và web đó như một mạng lưới kết nối liên kết học tập. Thuyết học tập kết nối sẽ phát triển mạnh mẽ vì việc sử dụng Internet trong thế giới ngày nay đã được phủ khắp. Thứ tự tư duy cao hơn: Học tập và kết nối tri thức Kerr (2007a) cho rằng không có thuyết nào giải thích đầy đủ về tư duy bậc cao. Ông đặt niềm tin thuyết Học tập kết nối giải thích về "Chuyển hóa sự hiểu biết và xây dựng sự hiểu biết", và quá trình dẫn đến “suy nghĩ sâu sắc và tạo ra sự hiểu biết”. Siemens lại cho thấy rằng khi một người học tạo ra và tái tạo quá trình học tập của mình, sự hiểu biết sẽ sinh ra, thông qua việc áp dụng siêu nhận thức để đánh giá “các yếu tố trong hệ thống mạng phục vụ mục đích hữu ích và những yếu tố cần phải được loại bỏ”. Downes (2007) đưa ra quan điểm Học tập kết nối là một bản phân phối các kết nối qua mạng. Ông cũng khẳng định, trong thuyết Học tập kết nối, “suy nghĩ sâu sắc” hay “tạo ra sự hiểu biết” là quá trình tương đương. Tuy nhiên, mỗi quá trình đó lại có sự khác nhau. Thuyết học tập kết nối và nhu cầu giáo dục hiện nay Có những động lực đang ảnh hưởng, làm đổi thay cảnh quan giáo dục. Với mô hình đào tạo truyền thống, nhu cầu của người học không được đáp ứng đầy đủ. Phát triển công nghệ thông tin đã đòi hỏi người dạy và người học phải có phương tiện mới. Từ đó đưa ra phương pháp mới, điều chỉnh lượng kiến thức có sẵn, và nâng cấp công nghệ, tạo điều kiện cho người học và các mạng kiến thức kết nối với nhau (Siemens, 2008). Verhagen (2006) cho rằng Học tập kết nối rất phù hợp trong sư phạm và 32
- L Ư U H À N H N Ộ I BỘ trong chương trình giảng dạy hiện nay, nó không còn ở mức độ lý thuyết. Theo đó, người học cần thích ứng với bối cảnh công nghệ đang thay đổi từng giờ. Một người có thể là học viên trong một lớp học nhưng cũng có thể là thầy của các trang mạng học tập trực tuyến và các nút mạng học tập kết nối quan trọng khác. Giảng dạy trong một môi trường kết nối Nhà phát triển e-learning (Siemens, 2008) đề xuất, sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Internet sẽ có ý nghĩa thực tiễn với giáo dục. Công nghệ phát triển nhanh và tăng trưởng theo cấp số nhân, cùng với web 2.0 và phát triển điện thoại di động, làm cho giáo dục mở ra một cấu trúc mô hình mới. Trong mô hình này, học viên sẽ là trung tâm, chứ không phải gia sư hay một tổ chức. Học viên sẽ là người quyết định nội dung học, đồng thời quyết định lớp học của mình. Giáo viên có thể di chuyển từ một môi trường lớp học truyền thống, sang làm quản trị viên trên những lớp học trực tuyến bằng cách tham gia vào mạng lưới học tập kết nối, thiết lập những công cụ, những bài giảng trực tuyến theo phương thức mới. Các mạng lưới học tập có thể nhỏ hoặc lớn, nhưng sự hỗ trợ phát triển tri thức sẽ ngày càng đa dạng, cởi mở và kết nối hơn (Downes, 2007c). Điều này được cho là có nét tương đồng với tầm nhìn giáo dục cuả Illich (1971), đặc biệt là ý tưởng “ mạng cộng đồng”. Theo Freire và Macedo (1999), trong mô hình này, giáo viên sẽ tham gia vào quá trình với công tác chỉ dẫn và kết nối kiến thức, chứ không chỉ là công tác giảng - dạy một chiều. Ông còn chỉ ra, một lớp học không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tham gia, vì vậy phương thức học tập trực tuyến là cần thiết. Hơn nữa, trong một môi trường học tập kết nối trực tuyến, học viên có quyền lựa chọn lớp học cho mình, việc ảnh hưởng bởi thời gian hay khoảng cách địa lý sẽ không còn. Học viên sẽ phát huy tối đa tính tự chủ trong lớp học, bởi khi đó sự kiểm soát của giáo viên sẽ giảm dần. Các môi trường học tập trực tuyến là một trong những ứng dụng quan trọng đối với sự phát triển của Thuyết học tập kết nối, phát triển môi trường học tập ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, “mạng” ở đây được hiểu, không chỉ bao gồm các phương tiện truyền thông kĩ thuật số. Các mạng mà Downes và Siemens đề cập là hệ thống kiến thức “nội tại”, “ngoại tại” 33
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết trình: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM : KẾT HỢP CHẶT CHẼ NGAY TỪ ĐẦU ĐỔI MỚI KINH TẾ VỚI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ, LẤY ĐỔI MỚI KINH TẾ LÀM TRỌNG TÂM ĐỒNG THỜI TỪNG BƯỚC ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ
18 p | 863 | 86
-
[Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 27 phần 10
63 p | 51 | 5
-
[Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 2 phần 5
45 p | 41 | 4
-
[Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 2
49 p | 63 | 4
-
Sách hướng dẫn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Phần 2 - Học viện bưu chính viễn thông
98 p | 60 | 3
-
Chủ trương, định hướng cốt lõi về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - nhìn từ góc độ nhận thức, thái độ và nguyện vọng của người học
5 p | 48 | 3
-
Thiết kế dạy học và vấn đề gắn kết tính sư phạm trong việc xây dựng nội dung học tập trực tuyến
17 p | 7 | 2
-
Giáo dục kĩ thuật số - lợi ích và thách thức trong các trường đại học
5 p | 8 | 2
-
Đánh giá đồ án tốt nghiệp ngành thiết kế nội thất trường Đại học kiến trúc Tp. HCM
10 p | 25 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn