Hồ sơ về một con người
lượt xem 3
download
Viên chỉ huy hô to: - Đội bắn vào vị trí! Năm chiến sỹ mặc trang phục rằn ri, đội mũ bảo hiểm có vải dày che gáy và lưới sắt che mặt, lặng lẽ xách súng CKC vào vị trí tập kết. Người quen nhìn vào, cũng không phân biệt được họ là ai. Trên pháp trường, vạch vôi màu trắng là tuyến bắn. Chiều qua, người ta đã rắc vôi bột thành vạch trắng trước cọc bắn năm mét, tưởng như lưỡi lê tuốt trần đã gần chọc vào phạm nhân. Ấy vậy mà có lần, cũng thi hành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hồ sơ về một con người
- Hồ sơ về một con người TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ XUÂN TỬU Viên chỉ huy hô to: - Đội bắn vào vị trí! Năm chiến sỹ mặc trang phục rằn ri, đội mũ bảo hiểm có vải dày che gáy và lưới sắt che mặt, lặng lẽ xách súng CKC vào vị trí tập kết. Người quen nhìn vào, cũng không phân biệt được họ là ai. Trên pháp trường, vạch vôi màu trắng là tuyến bắn. Chiều qua, người ta đã rắc vôi bột thành vạch trắng trước cọc bắn năm mét, tưởng như lưỡi lê tuốt trần đã gần chọc vào phạm nhân. Ấy vậy mà có lần, cũng thi hành án tử hình, một chiến sỹ nào đó đã bắn chệch ra ngoài. Bởi vì, khi khám nghiệm tử thi, thì chỉ có bốn vết đạn vào, còn một viên đã đi tìm chim trên trời. Có lẽ, người chiến sỹ đó nghĩ rằng, mình chẳng bắn thì nó cũng chết, việc kết liễu một con người đã ở thế cùng, để dành cho kẻ khác. Biết viên đạn trời ơi đất hỡi đó là của ai nào? Thung lũng hẹp. Những thửa ruộng cao, thấp lô xô như bậc thang. Những quả đồi lúp xúp. Gió khô lạnh. Pháp trường đặt trên mảnh ruộng cao mới bừa vỡ. Đội bắn có sáu người, gồm năm chiến sỹ dùng súng dài và một đội trưởng dùng súng ngắn. Đến pháp trường, đội bắn đi xe riêng. Khi người ta làm thủ tục cuối cùng cho tử tù, thì đội bắn được tập trung ở một vị trí riêng biệt, để không ảnh hưởng tư tưởng, tâm lý trước giờ nổ súng. - Đội bắn vào vạch chuẩn bị.
- Đội trưởng bước chếch lên bên trái, hô to: - Nghiêm! Năm chiến sỹ vốn đã nghiêm, lập tức người cứng đơ như khúc gỗ. - Giương lê! Năm lưỡi lê trắng toát bật ra, lắp trên ngọn súng, tiếng kêu lách cách của kim khí khô lạnh nhất loạt vang lên, nghe rõ mồn một. - Chuẩn bị! Nhằm thẳng tên tội phạm... *** Tử tù là một tên cướp của giết người. Cơ quan điều tra hình sự phải mất thời giờ để điều tra, bắt, rồi làm thủ tục đề nghị xét xử, sau khi xử, lại chờ cho phạm nhân chống án, xin ân xá, hoàn tất các thủ tục, lập hội đồng xử án và bắn bằng súng quân dụng. Trong thời gian từ khi tuyên án tử hình, đến khi thi hành quyết định tử hình, người ta phải đưa tử tù vào buồng biệt giam. Buồng biệt giam làm bằng bê-tông: giường bê-tông, nền bê-tông, cửa sổ sắt to và trên cao. Trên tường không có móc, không có mướu, khiến cho tử tù không thể treo cổ, trừ phi tự đập đầu vào tường. Trong thời gian khắc nghiệt ấy, bộ phận bảo vệ trại giam phải túc trực, canh gác cả hai mươi bốn giờ trong ngày, không để cho tử tù trốn hoặc tự chết, mà phải dành để bắn cho chết tại pháp trường. Một chiến sỹ bảo vệ trại, lo lắng hỏi viên chỉ huy: - Người ta cứ hay đồn: nếu bắn không chết, thì phạm nhân được trả về trại hoặc được tha ngay, có đúng không? Viên chỉ huy nheo mắt, hấp háy cười và nói: - Trong qui định chỉ ghi là thi hành án tử hình, thì chúng tớ cứ bắn nó cho đến chết thì thôi, đạn đầy, ngại gì...
- Bốn giờ sáng ngày thi hành án tử hình, tử tù được đánh thức. Tử tù được thay quần áo mới và nghe lệnh thi hành án tử hình. Cánh cửa buồng biệt giam khép lại sau lưng, thì lập tức, cánh cửa xe bọc sắt chở tử tù ra pháp trường được mở ra. Pháp trường cách nhà giam mười lăm cây số. Suốt dọc đường hành trình mười lăm cây số ấy, tử tù làm thơ con cóc và pha trò khôi hài. Tổ dẫn giải phải hưởng ứng, cho tử tù bớt căng thẳng về mặt tâm lý. Tử tù ngó qua song sắt cửa sổ trên xe bọc sắt, nhìn bến phà, nhìn trời mờ đục và toét miệng cười, rồi tức cảnh sinh thơ: Sông Lô nước đục Bên lở, bên bồi Đò ngang, đò dọc Lững lờ mây trôi. Một chiến sỹ thắc mắc: - Trời đầy sương mờ thế kia, có thấy mây đâu, mà bảo lững lờ trôi? - Thế mới gọi là thơ. - Phải, chí phải. Tử tù cười, nhưng ánh mắt thoáng buồn. Bỗng trên phà huyên náo. Mấy chiến sỹ dẫn giải giật mình, triển khai đội hình bảo vệ tù nhân. Nhưng họ chợt phì cười. Một bà đi chợ Xoan, để xổng con gà trên phà. Mọi người xúm lại bắt hộ, con gà sắp sửa nhảy xuống sông, người lái phà nhanh tay lấy thanh gỗ chèn tời, quật một nhát, con gà lăn quay cu lơ, giãy đành đạch. Mọi người hoan hỷ, tử tù
- nhìn thấy chợt buồn, gương mặt đang cố tươi tỉnh để tỏ ra can đảm, như có đám mây u ám phủ lên. Trong ánh đèn điện cuối nguồn vàng vọt, các nhân viên hồ sơ và tàng thư căn cước làm thủ tục, lăn từng ngón tay của tử tù lên mực đen, rồi in lên giấy, sau đó, lại in cả hai bàn tay mười ngón lên giấy. Khi tổ giám định vân tay làm nhiệm vụ, so sánh với vân tay của tử tù trong hồ sơ vụ án, thì tử tù được dùng xà-phòng rửa tay, rồi ăn cơm. Bữa cơm cuối cùng của tử tù do một chiến sỹ mang lên, đĩa xôi còn bốc khói, con gà luộc còn nóng hổi, chai rượu gạo được rót cho tử tù một chén. Tử tù đánh chén ngon lành như ăn cỗ. Vừa ăn, lại vừa thung dung tán chuyện và lại làm thơ con cóc: Đời ta nghĩ sướng thật Xôi, gà một mình xơi Còn chè Tàu, thuốc lá, Một chiến sỹ đế vào: Dở khóc lại dở cười. Mấy người xung quanh cười khúc khích. Có tiếng viên chỉ huy "suỵt" một tiếng. Mọi người nín bặt. Nhưng tử tù lại cười vang: - Hay, thế mà hay! Thế rồi tử tù cầm bao thuốc lá mời mọi người. Ai cũng lắc đầu. Tử tù thở dài và hút một mình. Lúc đó, tổ tàng thư căn cước cũng giám định xong và kết luận, vân tay của tử tù chính là vân tay đối tượng đã được lưu trong hồ sơ vụ án khi nhập trại. Thủ tục này, cho phép kết luận, đối tượng gây án chính là tử tù, chứ không thể nhầm người khác. Đại diện toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân và viên chỉ huy xác nhận, ký tên vào biên bản.
- Trên đường ra pháp trường, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, quết vào ống quần cả đoàn người. Tử tù tay lại bị còng sau bữa cơm cuối cùng. Tất cả im lặng đi. Bỗng tử tù dừng lại. Bên đường có một bông hoa đỏ. Tử tù xin chiến sỹ dẫn giải hái cho và cầm ép vào ngực. Hai tay vẫn bị còng phía trước. Khu vực pháp trường đã đầy người tới xem. Họ đứng lố nhố sau sợi dây thừng, ngăn giữa pháp trường và khán đài. Pháp trường là mảnh ruộng bừa vỡ, thì khán đài là sườn đồi thoai thoải, lúp xúp các bụi mua và cỏ dại. Khán đài không có ghế, nên khán giả thông cảm đứng xem, không ai thắc mắc ỷ eo gì. Họ không được mời, nhưng họ cũng chẳng mất tiền mua vé. Cả pháp trường chỉ có mấy cái ghế tựa giành cho mấy ông cán bộ toà và viện. Tử tù vẫn cầm hoa ra cọc bắn. Khán giả có tiếng xì xầm: - Can đảm ra phết. - Chuyện, có gan ăn cướp, thì phải có gan chịu đòn.
- Tử tù được tháo khoá tay và buộc vào cọc bắn. Bỗng tử tù vẫy tay hô to: - Chào bà con. Mọi người lặng ngắt, không một tiếng đáp lại. Mấy chiến sỹ lấy dây thừng, trói tử tù vào cọc bắn như kiểu bó giò, khiến tử tù không thể cựa quậy. Bông hoa đỏ rơi dưới chân cọc bắn. Đại diện toà án đọc bản cáo trạng. Viên chỉ huy hô to: - Đội bắn vào vạch chuẩn bị. Đội trưởng bước chếch lên bên trái, hô to: - Nghiêm! Năm chiến sỹ vốn đã nghiêm, lập tức người cứng đơ như khúc gỗ. - Giương lê! Năm lưỡi lê trắng toát bật ra, lắp trên ngọn súng, tiếng kêu lách cách của kim khí khô lạnh nhất loạt vang lên, nghe rõ mồn một. - Chuẩn bị! Nhằm thẳng tên tội phạm... Bỗng tử tù chửi to: - Mẹ chúng mày, bắn ông thật à? Phía khán giả có tiếng cười khúc khích. Viên chỉ huy bực mình quát: - Sao ban nãy không bịt mồm nó lại... Bắn! Một loạt súng nổ vang, vọng vào vách núi âm âm. Cả pháp trường bỗng lặng như tờ. Khói súng từ từ bay lên. Tử tù đầu nghẹo sang bên cạnh.
- Viên chỉ huy lại hô: - Xuống súng! Đoạn, viên chỉ huy bước lên, rút súng bắn một phát cuối cùng vào mang tai tử tù, đánh "đòm" một cái cho chết hẳn. Người đời hay gọi, đó là phát súng nhân đạo! Đội kỹ thuật hình sự hạ tử thi xuống và khám nghiệm. Họ mô tả đầy đủ các vết đạn vào, vết đạn ra và ghi kết luận vào biên bản: "Một vật cứng xuyên qua, làm rách màng tim, gây ngừng tim". Như vậy là không có viên đạn nào chạm vào xương cốt tử tù. Người ta hạ cọc bắn xuống, đưa tử thi vào quan tài và chôn gần đó, rồi vẽ sơ đồ khu mộ đưa vào hồ sơ. Các nhà chức trách và khán giả bất đắc dĩ ra về. Trong thung lũng chỉ còn một nấm mồ mới tinh khôi bên vách núi và trên pháp trường còn vương lại bông hoa màu đỏ. *** Và, mãi những đời sau… Có một nhóm các nhà khảo cổ, đi vào thung lũng vốn là pháp trường ngày xưa, nay hoang vu rậm rạp, nhưng họ nghi có dấu vết người hiện đại của thế kỷ XX đã sinh sống. Bỗng họ mừng rỡ, khi thấy một bộ xương người còn nguyên vẹn lộ ra dưới chân vách núi. Mở rộng phạm vi hiện trường, nhóm khảo cổ còn tìm thấy một bông hoa hoá thạch. Họ xúm lại đo, vẽ và ghi vào hồ sơ khảo cổ: "- Loại hiện vật: Bộ xương người hiện đại (nguyên vẹn). - Chiều cao: 1,66 m - Giới tính: Nam - Chủng tộc: Mongoloid - Tuổi khoảng: 30 Nguyên nhân chết, do cảm đột ngột, khi vào núi thăm trang trại trồng hoa. "
- Cô cán bộ khảo cổ trẻ măng, gấp hồ sơ lại và phàn nàn: - Thế mà hồi nghiên cứu trong học viện, các giáo sư bảo, ngày ấy, người ta lưu trữ hồ sơ tài liệu về con người là đầy đủ lắm, nào là giấy khai sinh, lý lịch, căn cước, đơn xin việc, nhận xét đánh giá hàng năm của các chức sắc, giấy mua bảo hiểm, biên lai nộp thuế, giấy khen, giấy báo nghỉ hưu, sổ hưu, giấy chứng nhận các lớp học, giấy khám bệnh, giấy khai tử, vv... Thế mà bộ xương này có kèm theo gì đâu? Nhóm trưởng hồ nghi: - Chưa biết người ta chết ra sao, mà đã ghi vào hồ sơ là: "Chết có thể do cảm đột ngột, khi vào núi thăm trang trại"? Cô cán bộ trẻ cãi: - Thế chẳng lẽ họ vào núi đi chơi à? Hồi ấy người ta làm việc quần quật, chứ như bây giờ đâu? Vì theo tài liệu phản ánh thời kỳ ấy, vùng này kinh tế trang trại phát triển, tiêu chuẩn một trang trại trồng cây là có diện tích từ hai đến ba héc-ta. Khu vực này cũng ước chừng ấy. Chất đất này cho phép trồng hoa. Mà hoa hồi ấy đang được thị trường chấp nhận. Trên hiện trường còn bông hoa hoá thạch là một bằng chứng biết nói. Nhóm trưởng nhếch mép, gật gù: - Có lý... Giáo sư nhận xét quả không sai về cô! Cứ đà này, ta sẽ khám phá ra nhiều cái bất ngờ và mới lạ về thế kỷ XX đấy nhỉ? Viết tại phòng 102, Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt-Tiệp, Hải Phòng, 08.6.2000
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Người sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây mệnh vận có giống nhau không
3 p | 368 | 51
-
Nhớ thương một người P1
0 p | 178 | 49
-
Cười gượng (Hồ Biểu Chánh)
116 p | 82 | 8
-
VỀ SỰ TRINH KHIẾT - Zarathustra đã nói như thế
8 p | 95 | 6
-
Lời nguyện cầu
2 p | 104 | 6
-
Chuyện về hai người con gái
18 p | 92 | 5
-
TIÊN SỞ Phần 3
15 p | 100 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 3 (B)
16 p | 87 | 4
-
Cảnh đẹp hồ Noong
6 p | 89 | 4
-
Cơn mơ biển
38 p | 45 | 4
-
Truyện ngắn CƠN MƠ BIỂN
35 p | 83 | 4
-
Làng Cọp Râu Trắng Nói Về Chim Yến
2 p | 64 | 3
-
Ác khẩu và quả báo
5 p | 70 | 3
-
Người con gái trên Đồi Sim
10 p | 75 | 3
-
Bức tranh con mèo
14 p | 103 | 3
-
Kinh tế địa phương: Một số giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Miền Tây và đường Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An
4 p | 105 | 3
-
Người nhà quê
7 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn