Chuyện về hai người con gái
lượt xem 5
download
Hùng vừa hoc xong cấp III. Anh xin học ở một trường cơ khí và đã được giấy báo đến nhập trường. Nơi tiếp đón học viên một căn nhà látrống trải treo trên vách tường một bảng đen viết sơ sài vài dòng chữ: “Nơi tiếp nhận học viên cơ khí”. Tại đây Hùng bắt ngờ gặp Hà cũng là người Hà Nội. Họ làm quen và rất vui mừng vì từ nay có bạn bè đồng hương cùng học. Người làm nhiệm vụ tiếp nhận họ là cô gái trẻ, tay áo đeo băng đỏ. (Lại một hình...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyện về hai người con gái
- Chuyện về hai người con gái TRUYỆN NGẮN CỦA ĐẶNG HỒNG QUANG Hùng vừa hoc xong cấp III. Anh xin học ở một trường cơ khí và đã được giấy báo đến nhập trường. Nơi tiếp đón học viên một căn nhà látrống trải treo trên vách tường một bảng đen viết sơ sài vài dòng chữ: “Nơi tiếp nhận học viên cơ khí”. Tại đây Hùng bắt ngờ gặp Hà cũng là người Hà Nội. Họ làm quen và rất vui mừng vì từ nay có bạn bè đồng hương cùng học. Người làm nhiệm vụ tiếp nhận họ là cô gái trẻ, tay áo đeo băng đỏ. (Lại một hình ảnh như cô gái tự vệ ở nơi sơn cước này!). … Họ hỏi cô gái với thái độ ngạc nhiên: – Chị biết trường ở đâu? Và nơi thực tập ở đâu? Cô gái giải thích cho họ: – Trường chưa có, chúng ta sẽ tự xây dựng các lớp học tại khu vực này! Cô chỉ một vườn chuối rộng bát ngát ở trước mặt... Còn khi thực tập các anh sẽ được phép vào trong xưởng đã sơ tán vào trong hang núi. Cô chỉ rặng núi xa mờ ở chân trời. Sau này họ được biết là họ có nửa tháng để làm lớp học và lán trại. Họ phải xây dựng các kiểu lớp học là nhà tránh bom đạn nửa nổi nửa chìm, có hầm và giao thông hào nối tới tận lớp học nhằm để sơ tán nếu bị máy bay oanh tạc. Lần đầu tiên Hùng và Hà là những chàng trai thành phố phải làm việc liên tục trên dao và cuốc xẻng, đào đất, chặt cây, tay họ đều bị phồng rát, nham nhở Hà nói: – Cánh con trai Hà Nội chúng mình phải học hỏi nhiều, bọn mình trước đây chỉ là những chàng trai thư sinh “dài lưng tốn vải”! Ở vùng này người dân chỉ bám vào mảnh đất trồng trọt nông nghiệp để sống. Mặc dù làng nằm bên cạnh một thị xã nhỏ nhưng lại cách biệt bởi con sông. Người ta sang thị xã
- bằng chiếc cầu phao với những chiếc phao vốn là nhưng thùng phuy rỗng. Thị xã bên kia sông thật là thanh bình và bé nhỏ. Tuy vậy xét về mặt quân sự nó rất quan trọng, ở đây có một nhà ga nhỏ trên tuyến đường sắt Bắc Nam, chính vì điều này mà kẻ thù đã bắn phá làm hư hỏng nặng cây cầu sắt của đường xe lửa bắc qua ở một phía của ngã 3 con sông này ngay từ năm 1965. Một buổi sáng trên đường tới lớp Hùng và Hà gặp đoàn dân quân tự vệ. Trong đoàn người đó chỉ có một người đàn ông trung niên khoảng gần 50 tuổi chỉ huy còn tất cả đội viên đều là các nữ thanh niên rất trẻ. Điều đó chúng tỏ tại nông thôn miền Bắc thời kỳ này tìm được một thanh niên trai tráng thật là hiếm hoi. Thấy hai cậu thư sinh các cô gái liền buông những lời trêu ghẹo. – Hai anh ơi sao còn ở nhà vậy? Bộ đội họ chê các anh rồi phải không. Chắc là sức khỏe trói gà không nổi phải không? Tất cả bọn họ cười vang. Hà tỏ ra không thua kém trả lời: – Các bạn nữ dân quân ơi, nhầm rồi? Chúng tôi là những công nhân cơ khí, chúng tôi có nhiêm vụ chế tạo vũ khí đặc biệt để bộ đội chiến đấu, chiến thắng giặc Mỹ. – Chờ các anh chế tạo xong thì chiến tranh đã kết thúc rồi? Một giọng nói tinh nghịch của cô gái khác nói xen vào: -Các anh ơi! Các anh cũng có nhiệm vụ đấy, trước hết là cùng “bà xã” chế tạo những chú bộ đội con để bổ sung cho tiền tuyến mai sau vì lúc đó rất cần người. Các anh biết chứ: “Chiến tranh còn kéo dài đến 10 năm hay 20 năm hay lâu hơn nữa” cơ mà! Hà tỏ ra là một tay mặt dày trơ tráo nói: Các anh chưa có “bà xã”. Vậy ai xung phong làm bà xã của anh đây.
- Các cô nàng đều đùn đẩy nhau, đấm vào lưng nhau thùm thụp:.. Và cuối cùng họ đẩy ra một cô gái trẻ thẹn thùng: – Đây chúng em gả con bé này cho các anh đây! (cô gái đó tên là Liên) Đội dân quân hôm nay có nhiệm vụ sang bên kia sông để kết nghĩa với đơn vị bộ đội. pháo binh đóng ở ngoại vi thị xã. Những ụ pháo phòng không 37mm và 57mm nhấp nhô đang dựng nòng súng lên trời để sẵn sàng chiến đấu với may bay Mỹ! Đoàn nữ dân quân hành quân vào giữa đội hình tập trung quân của bộ đội dưới những tràng vỗ tay nồng nhiệt tiếp đón. Lễ kết nghĩa rất cảm động. Họ có nhiệm vụ thay thế cho những đồng chí pháo thủ bị thương vong trong các cuộc chiến đấu sắp tới... – Rồi đây khi chiến đấu không thể tránh được sự thương vong. Đồng chí chỉ huy bộ đội nhấn mạnh. Chúng ta không được quyền để cho các khẩu pháo ngừng hoạt động. Người này ngã xuống người khác phải thay thế. Quyết không để cho kẻ thù phá hoại con đường huyết mạch tiếp tế cho đồng bào miền Nam đang ngày đêm chiến đấu, chống xâm lược. Sau lễ kết nghĩa các cô gái được học lý thuyết để chuẩn bị thực tập trên mâm pháo theo sự hướng dẫn của các đồng chí bộ đội. Sau gần một tháng xây dựng trường lớp vất vả hôm nay Hùng quyết định về nhà để lấy thêm một số đồ dùng cá nhân. Anh mượn chiếc xe đạp của bạn để đi về Hà Nội. Khi qua cầu phao một đoạn, bỗng anh thấy một cô gái đeo súng đang đi cùng chiều. Anh giật mình vì dáng người này quen quen. Và sau đó anh đã nhớ ra đây là cô gái mà các bạn cô trong lần gặp mặt trước đây đã đẩy cô về phía các anh. Xe đạp từ từ lăn bánh đến ngang cô gái, cô chợt giựt mình nhìn lại đỏ mặt thẹn thùng. – Chào cô dân quân! Anh chàng lên tiếng trước – Chào anh!
- – Cô có nhận ra tôi không. Cách đây mấy hôm bọn mình đã nói chuyện với nhau rồi đó. – ... Ơ!... Người ta đâu có nói chuyện. Người ta bị bọn bạn đẩy ra... xấu hổ thấy mồ!... – Cô đi đâu đấy? – Em đi đến trận địa pháo để tập bắn!.. – Ghê quá nhỉ! – Chúng em có nhiệm vụ thay thế bộ đội để chiến đấu khi họ bị thương hoặc hy sinh trong trận đánh! – Trời ơi, lại càng “ghê” hơn. các cô giỏi quá, đã biết bắn chưa? – Được rồi! Nhưng chúng em phải học cho thật thuần thục để hạ gục máy bay Mỹ. – Nếu tiện đường lên xe anh chở cho nhanh. (Anh chàng khôn khéo đổi cách xưng hô). – Cám ơn anh, vậy là may quá, hôm nay em có chuyện nhà nên đi trễ... Họ chở nhau đi một đoạn đường. Trận địa pháo đã hiện ra với các ụ đất được người ta đắp lên cao thấp thoáng ẩn hiện các nòng pháo được ngụy trang bởi những cành lá. – Cho em xuống đi! (Cô bé nói) – Cứ yên trí anh sẽ chở tận nơi, à quên em ở đâu nhỉ? – Nhà em phải không? Nó ngay ở gần trường các anh đó. Anh cứ hỏi thăm nhà bà Phúng chính là mẹ em. Anh nhớ đến nhà em chơi nhé. – Ừ... anh sẽ đến. – Thôi anh dừng xe tại đây để em đi. Bọn bạn em tinh ranh lắm, nếu thấy anh họ lại trêu chọc đó! Ngay lúc đó ở đằng xa đã thấy các cô gái nhao nhao trêu chọc và chỉ tay về phía họ. Hùng vốn là anh chàng nhát gái nên sợ hãi vội dừng lại, suýt nữa là đổ cả xe... cô gái xuống anh vội quay xe phóng thật nhanh như bị ma đuổi.
- Nhà Liên là một căn nhà tranh lụp xụp chìm giữa vườn chuối xanh tươi bát ngát. Hôm nay Hùng được nghỉ học buổi chiều nên anh quyết định đến chơi. Khi vào nhà anh không gặp Liên. Mẹ Liên ra tiếp anh: – Cháu ở đâu đến chơi? Bà hỏi. – Dạ cháu học ở trường cơ khí gần đây ạ. – Hôm nọ cũng có mấy cậu đến chơi nó tránh mặt không ra, nó bảo tôi ra tiếp chuyện, tôi già rồi chả biết nói chuyện gì... Còn cháu có việc gì không? – Liên có hẹn cháu đến chơi ạ! – Vậy à, thế thì tốt, mời cháu vào nhà. – Trời ơi sao Liên khó tính vậy... Bác ơi có phải nếu ai không hẹn thì Liên không tiếp phải không ạ? Hùng hỏi thăm dò. – Có lẽ đúng như vậy. Con bé này tính lạ lắm... Thời buổi này thanh niên đi lính hết mà tính nó lại kỳ lạ như vậy không biết rồi có kiếm được tấm chồng nào không? ... Bà mẹ rót nước mời anh, Hùng uống và ngay lúc đó Liên đi làm về, quần cô xắn cao, bắp chân cuốn “xà cạp” kiểu những năm 60 khi đi làm ruộng nước để chống đỉa cắn. – Chào anh! Cô tỏ vẻ vui mừng. – Hôm nay tôi rỗi một chút nên theo hẹn đến nhà Liên chơi đây! – Anh chờ em một chút . Cô bé vội vào buồng thay quần áo mới. Soi gương rất kỹ... Rồi mới bước ra. – Mời anh uống nước! Chiều nay em cũng được nghỉ. May quá như vậy anh em mình có thể nói chuyện với nhau nhiều. Bây giờ đầu tiên anh giới thiệu về anh đi. – Ừ anh sẽ giới thiệu trước nhé. Nhà anh ở khu phố Kim Liên – Hà Nội. Nhà anh có sáu người kể cả bố mẹ, anh la con thứ ba có hai chị gái và một em gái... Anh chưa vợ. – Ứ, cái anh này, người ta có hỏi chuyện vợ con đâu mà anh vội khai vậy? Vậy cho em hỏi anh bao nhiêu tuổi.
- – 19 tuổi! Còn Liên! – Em 21 tuổi, à từ nay em được là chị anh rồi đó... – Không được con gái lớn hơn một hai tuổi thì vẫn không được làm chị con trai đâu nhé! – Sao vậy? – “Gái hơn hai, trai hơn một” ngày xưa các cụ nói như vậy... có nghĩa là như thế là đẹp đôi đây nhé! – Cái anh này!... Anh khôn lắm nhưng dù sao em vẫn là người sinh trước anh nên già hơn anh. – Sao nào! Người ta to xác hơn nên già hơn chứ. Hai người cùng cười thân thiết, Hùng chợt hỏi: – Nhà Liên chỉ có hai mẹ con thôi ư? – Không! Anh chờ một chút em vào lấy ảnh ra để giới thiệu với anh nhé! Cô vô nhà và cầm một cuốn album ra và nói: đây là ảnh bố mẹ em! Ông ấy không con, ông là liệt sĩ thời chống Pháp. – Còn hai cô gái này anh có nhận ra ai không? – Chà sao đẹp quá, anh không nịnh đầm đâu, thật đấy. Có phải đây là em, còn ai đây? Sao giống em quá vậy! Đây là em của em nó tên là Minh nó đã đi bộ đội rồi, bây giờ em kể về nó cho anh nghe nhé. Câu chuyện được diễn tả lại bằng hình ảnh. Đó là cuộc đại hội đoàn thanh niên cộng sản với lá cờ Tổ quốc và là cờ đoàn treo cạnh nhau. Đây là buổi lễ viết đơn quyết tâm thư xin đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc! ...Người Bí thư đoàn cầm một tập đơn ra. Anh rút ra 3 lá đơn viết bằng máu đưa lên cho mọi người xem... Anh đọc trước một là đơn của một đoàn viên nữ: “Tên tôi là Lê Thị Minh, cha tôi là Lê Văn Sĩ hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cha tôi đã hy sinh cho lý tưởng lớn lao của Bác Hồ là giải phóng dân tộc. Hôm nay một
- nửa giang sơn gấm vóc của Tổ quốc vẫn còn bị giày xéo dưới gót giày của bọn xâm lược. Là một thanh niên tôi không thể nào đứng nhìn cảnh đau thương này được. Tôi xin lấy máu chảy ra từ trái tim mình để viết lá đơn này xin gia nhập quân đội để thực hiện niềm mong ước của tôi là được tham gia chiến đấu giải phóng đất nước. Xin chân thành cám ơn các đồng chí. Ký tên... Bi thư đoàn đọc xong, anh đưa tay lên nâng cặp kính cận với giọng run run cảm động anh nói: – Đây là một trong 3 lá đơn viết bằng máu. Nhưng riêng lá đơn này tôi xin đề nghị các đồng chí xem lại: + Một là đồng chí Minh là con liệt sĩ + Hai là đồng chí Minh là nữ còn ít tuổi, mới 17 tuổi. Một cô gái giơ tay phát biểu: – Thưa đồng chí bí thư, đề nghị thứ nhất của đồng chí đưa ra thì chấp nhận được nhưng đề nghị thứ hai tôi cho rằng “không đúng”. Nữ cũng như nam, trong cuộc chiến tranh này không nên phân biệt. Cha ông chúng ta đã có câu. “Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh cơ mà!”. Nhưng tôi tán thành với ý kiến của đồng chí là đồng chí Minh không thể đi bộ đội được vì đồng chí đó thuộc diện con của người cha là liệt sĩ. Các thành viên trong buổi họp ồn ào tranh luận: người thì đồng ý người không đồng ý. Cuối cùng chính Mình đứng lên, với giọng run run bởi xúc động cô nói: – Các đồng chí cho tôi nói: Thưa các đồng chí quyền chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là quyền thiêng liêng nhất của một người dân yêu nước. Các thầy giáo đã luôn luôn dạy chúng ta như thế. Tôi xin các đồng chí cho phép tôi được thực hiện cái quyền thiêng liêng này. Chắc các đồng chí đã hiểu khi tôi lấy máu để viết lá đơn này. Riêng gia đình tôi tất cả chỉ còn là phụ nữ, nên cũng phải có một người ra đi chiến đấu nơi chiến trường như các gia đình khác. Tôi nghĩ đó là nhiệm vụ của tôi. Chị gái tôi sẽ ở nhà chăm sóc mẹ già...
- Cô ngồi xuống... Màn ảnh hiện lên cảnh tiễn đưa những đoàn viên thanh niên tiên tiến đi nhập ngũ trên một ga tàu lửa thời kỳ chiến tranh con đây những vết tích bi bom phá hủy, hình ảnh đọng lại là khuôn mặt khả ái của Mình hiện lên trên cửa sổ tàu. Cô đã nhỏ nước mắt trong cuộc chia ly đầy cảm động. ... Sau khi nghe Liên kể Hùng kêu lên: – Trời ơi thật là bái phục Sao cô ấy cứng rắn quá – Anh bình luận. – Không phải vậy đâu. Liên nói tiếp trong cuộc sống nó hoàn toàn khác, thực tình nó là đứa em út được cưng chiều nên nó yếu đuối lắm. Khi học ở trường, nó cũng vậy! Ở trường nó luôn được xếp vào loại hoa khôi nên nó thường bị bọn con trai quậy phá, trêu chọc. Người ta ném phấn vào nó mà nó chỉ cúi mặt ôm nón bước đi chả biết nói lại câu nào! ... Em không hiểu tại sao có một sức mạnh gì mà nó lại có một quyết định như vậy. Nó chỉ nói. Nhà người ta ai cũng có người phải đi bộ đội. Vậy thì theo lẽ công bằng nhà mình cũng phải có người đóng góp... Có điều là vào sáng hôm trước khi đi nó bỗng khóc rất nhiều.... Và nó còn nói những điều rất gở. Nó nói rằng nếu em có như bố... thì chị hãy cố gắng thay em săn sóc mẹ già!... Gần đây gia đình em biết nó làm trong quân y viện nên cảm thấy đỡ lo, dù sao ở quân y vẫn an toàn hơn phải không anh? Và ngày đó đã đến! Hôm đó ngay từ buổi sáng nhiều tốp máy bay Mỹ bay đến bắn phá thị xã. Tại mảnh đất lửa này, một cuộc quyết chiến khủng khiếp và đẫm máu đã xảy ra. Đơn vị bộ đội bị thương vong gần hết. Đội nữ dân quân của Liên được lệnh sang tiếp ứng. Khi họ đến cầu phao thì cầu vừa bị may bay địch bắn đứt rời, chỉ còn một sợi cáp tòng teng giữ lại... Các cô gái đã dũng cảm phóng một thanh gỗ qua đoạn cầu bị đứt để vượt sông trên tấm ván mỏng manh và chông chênh đó.
- Trên đường tiếp cận trận địa đã có người bị trúng đạn hy sinh. ... Những cảnh chiến đấu hiện ra: họ vác những thùng đạn nặng để tiếp ứng, họ lao đạn vào nòng pháo, họ nhảy lên mâm pháo còn đầm đìa máu của người bộ đội đã hy sinh trước đó để tiếp tục bắn trả máy bay đang lao xuống bỏ bom... Phía ta bị hy sinh nhiều, địch bị cháy 2 máy bay. Có đồng chí phất cờ chỉ huy bắn pháo bị hy sinh, cờ chuẩn mất. Một đồng chí nữ dân quân đã băng qua lửa đạn về mượn chiếc khăn quàng đỏ của một em bé thiếu nhi đang núp ở dưới hầm để làm cờ chuẩn tạm thời cho bộ đội tiếp tục chiến đấu... Cảnh mọi người nhảy ra khỏi hầm hoan hô khi may bay bị cháy. Các học viên của trường cơ khí cũng đánh báo động những hồi kẻng và động viên nhau sang tiếp ứng cho trận địa vì có nhiều ụ pháo dã không còn nổ súng. Không còn cầu chiec cầu phao nữa, họ đã bơi qua sông để tới trận địa pháo... Có cả một khẩu đội đều bị thương vong bởi một loạt bom bị nổ gần. Những học viên ở trường đã dũng cảm tiếp đạn cứu thương cho bộ đội và dân quân đang chiến đấu. Liên đã bi thương gục xuống ngay trên mâm pháo. Cô được chuyển xuống đất và lúc do Hùng cũng vừa đến. ... Hùng lấy tay lay vai Liên: – Liên ơi anh đến với em đây! – Anh đây ư? Liên khó nhọc mở mắt. Anh ơi bên kia sông có bị bắn phá không. Có ai bi thương không? – Không em ạ! Chúng chỉ tập trung vào trận địa này nên chúng không đánh vào đó. Làng ta không hề gì. Mẹ em chắc vẫn an toàn! – Anh ơi em không sống được rồi. Anh cúi mặt gần đây nghe em nói đi. Anh đừng cười em nhe. Em đã yêu anh?! Anh có biết không? Trước đây có mấy người đến đặt vấn đề với em nhưng em chưa nhận lời yêu thương ai cả. Chỉ riêng anh... em vẫn đang chờ đợi anh thổ lộ. Nhưng anh ơi, muộn lắm rồi. Chắc em không thể sống được nữa...
- – Trời ơi anh cũng yêu em, anh cảm động quá. Bây giờ anh sẽ đưa em vào bệnh viện. Chúng mình sẽ mãi bên nhau, em sẽ sống, anh sẽ cưới em, sẽ săn sóc, bảo vệ em. – Không kịp rồi anh ạ... Vĩnh biệt anh. Cô gái bỗng ngất đi. Hùng không cầm được nước mắt. Những giọt nước mắt của anh nhỏ xuống khuôn mặt xinh đẹp của cô. Và anh đã đặt một nụ hôn lên đôi môi người chết đang lạnh dần. Cái chết đã đến với cô dễ dàng lặng lẽ như hàng chục liệt sĩ khác trong trận chiến đấu khốc liệt đẫm máu đó! Ba tháng sau ở lớp học có một số học viên nhập ngũ, trong do có Hùng và Hà... Ở một bãi khách trên đường dây binh trạm Trường Sơn Hùng và Hà mắc võng cạnh nhau, họ đang hành quân vào miền Nam chiến đấu. Một đơn vị Quân y đến sau có rất nhiều những nữ chiến sĩ quân y trẻ đẹp... Lúc đó Hà chạy về bãi nghỉ và thông báo với Hùng.... – Hùng ơi! Ở đại đội điều trị vừa hành quân tới có một cô gái rất giống Liên mình suýt nữa định đến hỏi, thật có đúng là cô Liên sống lại không? – Thật không! Liên có một người em gái đi bộ đội, thôi đúng rồi cô ta tên Minh vậy chúng ta đến hỏi xem sao nhé. ... Họ đến gặp đồng chí chỉ huy và được trả lời đúng là có cô y tá tên Minh ở tỉnh Nam Hà. Nhà gần thị xã X. ... Họ đến định làm quen thì được biết các cô đã đi cải thiện kiếm măng rừng rồi. Hà nói với Hùng: – Chúng ta sẽ tìm gặp Mình nhưng theo mình chúng ta nên hoàn toàn giữ bí mật về chuyện Liên chị cô ta đã hy sinh, trước sau rồi cô ấy cũng biết nhưng theo mình nghĩ không phải lúc này, cậu nghĩ thế nào?
- Đúng đấy, mặt khác chúng ta đâu phải người cùng làng với cô ta nên điều đó càng hợp lý. Không nên báo tin buồn lúc này vì mọi người đang hành quân vào chiến trường cần phải giữ tinh thần rất vững. ...Trong đêm tối, chiếc máy bay trực thăng sau khi bay nhiều vòng nó đã xà xuống một ngọn đồi trống để đổ bọn biệt kích. Toán biệt kích này chỉ có 3 tên ăn vận giả làm bộ đội chính quy. Chúng lặng lẽ cắt đường đi... Và chúng đã lạc vào một bãi khách có một đơn vị bộ đội đang nghỉ lại. Lúc đó chúng gặp một đồng chí bộ đội, lại bị đồng chí bộ đội này hỏi mật khẩu, chúng không biết trả lời. Và một tên đã nhanh nhẹn tấn công nhưng bị đồng chí bộ đội chống trả quyết liệt bằng võ thuật. Trong cuộc đấu sức khó khăn đó buộc chúng phải bắn súng thế là bị bại lộ, một cuộc săn đuổi ngoạn mục đã diễn ra. Hùng và Hà cùng vùng dậy tham gia truy đuổi Khi tiếp cận được một tên họ đã nhanh nhẹn dùng miếng võ thuật lợi hại quật ngã hắn, cướp súng. Hai tên biệt kích đi hướng khác nấp ở trong một bụi rậm gần đấy đã thảo luận với nhau và chúng quyết định cung nhau tấn công vê phía ba người mặc dù trong đó có đồng bọn của chúng. Chúng đã cùng ném lựu đạn và cùng xả súng vào làm chết ngay tên biệt kích và Hà còn Hùng cũng bị thương nặng... Nhưng số phận đen đủi đã dành cho chúng, những kẻ tàn ác quên hết cả tình đồng đội. Cả hai tên đều bị sa lầy... Đến phút cuối cùng chúng mới kêu lên mong được sự cứu giúp nhưng đã muộn. Trong đêm tối tại một vùng hoang dã vắng vẻ đó những kẻ khốn nạn đã bị đầm lầy nuốt chửng. Người ta đưa Hùng đi cấp cứu. Đội phẫu thuật mặc dù là đoàn khách đang hành quân vào tuyến trong nhưng cũng nhanh chóng triển khai bàn phẫu thuật để cứu Hùng. Minh là y tá phục vụ trong ca mổ đó... Hùng bắt đầu tỉnh dần khi thuốc mê đã hết tác dụng. Anh nhận ra Minh đang chăm sóc mình. Họ đã bất chợt nhìn nhau bằng ánh mắt trìu mến. Anh định nói nhưng Minh ra hiệu im lặng. ...Bỗng đội phẫu thuật có lệnh ra tập trung! Bác sĩ đội trưởng tuyên bố phải hành quân gấp. Và bàn giao thương binh lại cho binh trạm.
- Đơn vị Minh băng vào phía chiến trường dưới đêm tối mịt mù, trước họ là vùng đồng bằng với chân trời đang đỏ lửa và đầy những chớp đạn. ...Đồng chí Bác sĩ giám định y khoa nói với Hùng. – Với vết thương và sức khỏe của đồng chí thì chúng tôi có hai ý định. Một là chuyển đồng chí ra Bắc để phục vụ tại hậu phương. Hai là cử đồng chí đi học lớp quân y sắp mở tại mặt trận. Vậy đồng chí chọn quyết định nào? Hùng nói: – Tôi đang trên đường hành quân chiến đấu, chưa đến nơi, nhưng không may bạn tôi đã hy sinh tại đây, còn tôi cũng bị thương! Vậy tha thiết đề nghị các đồng chí cho tôi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Tôi xin chấp nhận học lớp quân y để được phục vu lâu dài trong chiến trường. Bác sĩ vui vẻ bắt tay Hùng. – Rất cảm ơn! Chúng tôi rất cần những chiến sĩ có tinh thần cao như đồng chí vậy đồng chí nghỉ lại, ngày mai đồng chí giao liên sẽ dẫn đồng chí đến nơi nhập học. Chiều hôm đó Hùng đến thăm mộ Hà, một ngôi mộ đơn sơ nằm ở đỉnh đồi đầy những tảng đá... Anh nói trong sự đau đớn không cầm được nước mắt. – Hà ơi tao đau đớn quá. Chúng mình chưa kịp vào chiến trường trực tiếp chiến đấu, để trả thù cho những người ngã xuống trong cuộc đánh bom man rợ của bọn Mỹ thì mày đã vội ra đi... Còn tao cũng không thể tiếp tục cầm súng được nữa... Thôi mày ở lại đây để tao đi học trường quân y nhé... Anh chậm rãi đi hái những bông hoa rừng dại để đặt lên mộ Hà. ...Bốn tháng sau tốt nghiệp trường quân y, anh được lệnh bổ xung vào đơn vị mới. Anh không ngờ rằng mình lại về đúng đội điều trị mà Minh đang công tác.
- ...Bác sĩ trạm trưởng nói: – Hôm nay tôi xin báo tin mừng cấp trên đã tăng cường cho đơn vị ta một đồng chí nữa, đó là đồng chí Hùng vừa mới tốt nghiệp trường quân y Miền ra. Tôi quyết định điều đồng chí Hùng về tổ phẫu. Vậy đồng chí Minh sẽ có thêm nhiệm vụ là hướng dẫn cấp tốc phần nghiệp vụ mới cho đồng chí Hùng... Lúc kết thúc cuộc họp mọi người nói đùa. Chà anh chàng lính mới này đẹp trai quá. Minh ơi số mày thật hên nhé. Chắc là từ giờ mày sẽ đỡ vất vả vì đã có thêm chàng vệ sĩ to lớn này. Hai người nhìn nhau và đã nhận ra nhau. Nhưng vì mọi người chưa biết gì nên họ chưa tiện nói ra, mọi người thì vô tư nhao nhao nói, đòi Minh và Hùng phải bắt tay nhau... ... Tại một cánh rừng thơ mộng Minh và Hùng nói chuyện riêng với nhau. Hùng nói: – Minh nhớ ra tôi không! – Sao người ta lại không nhớ, chính người ta làm trong ca phẫu thuật lấy đạn ở vết thương của anh ra mà lại. Vết thương đó của anh dạo này thế nào? Nó có hành anh không. – Đã tốt rồi Minh ạ. Người ta khỏe như Voi ấy, vậy mà bác sĩ nói là mất sức chiến đấu nên điều đi học quân y cho nhàn nhã! – Cái anh này! Trong chiến trường làm gì có chuyện nhàn. Làm y tá vất vả lắm đó. Đặc biệt đơn vị quân y này là đơn vị luôn phải cơ động. Anh biết không lúc đầu đơn vị không nhận nữ đâu nhé. Vì sợ phụ nữ không đảm nhận được nhiệm vụ... Mãi sau, đến tận bây giờ do đòi hỏi cấp bách mà bọn nữ chúng em mới được bổ sung vào đây đó. Chuẩn bị bước vào chiến dịch anh xem đơn vị mình có nhàn rỗi không? Mình hỏi tiếp: – Quê anh ở đâu!
- – Anh ở Hà Nội – Hùng trả lời: Vậy quê em cách Hà Nội chừng 50 cây số… Anh biết rồi, em ở Làng Chù... Hùng vội vàng dưa tay che miệng im tiếng vì biết mình nói lỡ lời. Nhưng đã muộn Minh hồ hởi nắm tay anh: – A! Lạ quá, sao anh không nói tiếp đi. Anh biết làng em à, anh đến đó làm gì. Biết mình đã lỡ miệng Hùng đành thú thật. – Em biết không làng em bây giờ có một trường cơ khí của bộ công nghiệp sơ tán về đó. Anh là học viên của trường này... Anh ở thôn Miễu... Hùng lại giật mình im lặng vì anh biết anh lại lỡ miệng nói ra cái điều mà anh đã có ý định giấu cô (đúng là đồ đoảng trí!) Mình vui mừng: – Nếu vậy anh nhất định biết nhà em, nhà em chỉ có chị em và mẹ em thôi... Chắc anh biết người con gái tên Liên chứ! Bị dồn vào thế bí Hùng đánh trống lảng. – Hình như anh biết. Có người tên là Liên, nhưng bọn anh học cấp tốc bận lắm ít ra khỏi trường... Nên có thể nói, chỉ gọi là biết thôi chứ không hề quen! Anh nói điều này với giọng nói khó khăn vì đây là một việc làm quá nặng nề mà anh phải thực hiện. Cô bé tỏ ra thất vọng: – Em cứ tưởng anh quen biết chị ấy... tiếc thật. Đã mấy năm nay trong chiến trường em chẳng nhận được tin tức gì của gia đình. Mà gia đình cũng vậy, chẳng thể biết tin em. Từ ngày vào Nam coi như cắt đứt mọi liên hệ, nghĩ cũng buồn. Hùng động viên:
- – Em cứ yên chí, chiến thắng nhất định sẽ đoàn tụ. Anh thấy nghèn nghẹn khi nói điều sáo rỗng này. Vì chính anh là người đã ở bên cạnh người chị thân yêu của Minh, trước khi nàng chết... mà giờ đây anh còn phải tiếp tục đóng kịch để nói dối Minh. – Bao giờ chiến thắng hở anh? Minh chợt vặn hỏi. Khẩu hiệu của chúng ta là: “Đi lâu, đi sâu, đi đến thắng lợi hoàn toàn” anh có nhớ không. “Đi lâu” mà! Cuộc chiến tranh này còn “lâu dài, gian khổ” lắm... – Sao em nói có vẻ thất vọng bi quan vậy? Chiến thắng là do chúng ta nỗ lực dành lấy. Anh nghĩ rằng ngày chiến thắng sắp đến. Mùa khô năm 1972 này là mùa khô quyết định. Chúng ta sẽ nhât định chiến thắng ở mùa khô này! Hoan hô! Anh lạc quan quá! Minh chợt vui lên và cười như nắc nẻ. Anh đúng như một chính trị viên đang hùng hồn nói về tương lai xán lạn... tưởng tượng ra. ...Khi về nằm trên võng anh bắt đầu tự vấn mình. “Cô bé Minh ơi! Anh thương em quá. Tội nghiệp cho em. Gia đình em chỉ còn em là người duy nhất thôi. Anh mới gặp em mà đã thấy thương nhớ em vô cùng. Có lẽ anh đã yêu em, một bông hoa tươi thắm giữa núi rừng xa lạ này! Ừ mình vẫn phải giữ bí mật cái chết của Liên – vì Minh là con người đa cảm lắm. Nếu Minh biết được thì Minh sẽ đau đớn đến nhường nào. Liệu em có thể chịu đựng được nỗi đau cháy lòng khủng khiếp này không? Vậy Mình ơi, anh phải tiếp tục nói dối em thôi... Mặc dù nói dối là một điều không tốt! Nhưng trước khi bước vào chiến dịch lớn đầy thử thách này. Anh buộc phải làm như vậy có lẽ khi chiến dịch kết thúc anh sẽ chọn một thời điểm thích hợp để nói với em cái điều đau đớn ngoài sức tưởng tượng này! ...Hôm nay Minh dẫn Hùng vào hầm mổ để hướng dẫn anh làm quen với công việc mới. Cô giới thiệu cửa hầm đưa cáng thương binh vào. Ở trong phòng mổ rộng như một gian nhà, nào là bàn mổ, phòng che chắn vô trùng... Cô giới thiệu bồn nước làm bằng bọc ni – lông đựng Cloramine hoa tan để rửa tay khử trùng. Nó có vòi cao su, kẹp tre cuốn dây
- thun để làm khóa mở rất khéo bằng cách đạp chân cho kep tre mở ra, nước sẽ chảy thật là thuận tiện. Cô dẫn Hùng đi xem cả chiếc đèn phát điện đạp bằng chân để chiếu sáng phuc vụ ca mổ. Cô hướng dẫn cách thức sử dụng nồi hấp vô trùng... Chiến dịch mùa khô năm 1972 đã bắt đầu, những đoàn quân trùng trùng điệp điệp hành quân trên đường mòn Hồ Chí Mình, dưới những trận bom B52 rải thảm. Có đơn vị bị thương vong, nhiều xe cơ giới bị cháy.... vào trận đánh thương binh về rất nhiều, có ngày tới 300 người. Các ca phẫu liên tục được tiến hành mổ suốt ngày đêm. Hùng và Minh phục vụ vất vả có khi 2, 3 đêm không ngủ. Có lần Hùng đang làm việc, kiệt sức ngủ gục xuống, mặt úp vào chậu bông băng và cả các khúc chân tay cắt cụt của thương binh dựng ở trong đó. Mặt đầy máu, Minh đã lấy gạc bông băng lau cho anh và họ tiếp tục hoàn thành tiếp công việc phụ mổ của mình. Một lần bị pháo kích Minh dũng cảm lấy thân mình che chở cho thương binh và cô đã bị thương. Hùng đã đến băng bó vết thương cho cô... Mùa mưa đến thật bất ngờ, một trận mưa đã làm các hầm thương binh đều bị ngập nước. riêng hầm những thương binh nặng , có nguy cơ làm chết thương binh vì họ đang bị hôn mê. Trong đêm mưa gió đó mấy tiếng đồng hồ họ cùng đồng đội đằm mình dưới mưa quần quật làm viêc! Hùng bị sốt nặng, kiệt sức và ngã gục xuống... Hùng được cấp cứu vì hôn mê, Minh đến săn sóc và Minh cúi xuống khóc ướt cả mặt Hùng. Hùng đã tỉnh và Minh sung sướng cúi xuống hôn anh. Hùng sững sờ vì tình yêu ban đầu đến đột ngột, Minh thì sợ hãi bỏ chạy!...
- Tình yêu đã đến khi Hùng khỏi bệnh... Tại một cánh rừng đầy hoa Hùng đã âu yếm hôn Minh và hứa suốt đời yêu Minh. Trong câu chuyện Hùng cứ úp mở nói với Minh rằng anh sẽ tiết lộ với Minh một tin rất quan trọng... Nhưng nói là hết chiến dịch mới thông báo, Minh hỏi: – Tin đó là tin buồn hay vui Tin này là tin... anh không biết nói gì nữa và hứa sẽ nói sớm. Họ đùa giỡn với nhau bắt nhau phải nói... Nhưng cuối cùng thấy mặt Hùng buồn thì Minh buông tay ra và tưởng người yêu buồn vì thái độ quá mức của mình mà thôi.,, ...Đồng chí tiểu đoàn trưởng quân y phổ biến kế hoạch: – Hiện nay Mỹ đã ném bom dữ đội vào Hải Phòng, tình hình rất căng thẳng nhưng chúng ta càng hiểu rõ là chứng tỏ Mỹ đã thất bại. Vì vậy chúng phải leo thang để gỡ thế bí... Chúng ta cương quyết chiến đấu để trả thù cho đồng bào đồng chí đã hy sinh ngoài đó. ....Ngay chiều hôm nay chúng ta sẽ rời cứ để bám sát các đơn vị chiến đấu phía trước, cấp cứu kip thời... ....Đội phẫu thuật lên đường. Họ lặng lẽ đeo gạo, đeo các trang bị y tế vượt qua những con suối, ngọn thác, núi đá cheo leo. Họ cứ đi mãi và họ không biết rằng ngày hôm đó kẻ thù đã chủ định xóa sổ những cánh quân chính quy Bắc Việt trên đường hành quân bằng hang chuc phi vụ ném bom B52 trong một ngày ở khu vực đó! Đội hình hành quân của đội phẫu thuật đã bị trúng B52 hủy diệt... Sau trận đánh đó, những người còn sống hoảng loạn đi tìm đồng đội. Người ta không thể tìm thấy Minh đâu. Những hố bom nối tiếp nhau san sát dài hàng cây số đã xóa sạch dấu vết người chết. Hùng đã tìm được chiếc ba lô rách nát vi trúng bom của Minh. Anh gào thét lên, đau đớn nhìn lên trời cao. Nhìn những bãi đất trống không rộng lớn đầy nhưng thân cây bị cắt cụt gẫy nát. Anh ngất đi. Tại nơi cấp cứu anh tỉnh lai, đau đớn báo cho toàn đội phẫu thuật
- trường hợp đặc biệt của Minh (người liệt sĩ vừa ngã xuống) cách đó hơn một năm chính người chị ruột độc nhất thân thiết của cô cũng đã hiến dâng tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc! ...Tất cả mọi người mặc niệm trước tấm ảnh nhỏ hai chị em chup chung còn sót lại trong chiếc ba lô, có một người quỳ xuống và hai tay nâng tấm ảnh nhỏ lên cao. Hai người con gái trong trắng, đẹp tựa trăng rằm đó đã phải sống trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. Mà thật là đau đớn, sự may mắn của cuộc đời đã từ chối với tất cả họ! Sự hy sinh của họ là một mất mát không có gì đền bù được! ...Hai mươi năm sau. Lúc đó giám đốc Hùng đã không còn trẻ nữa. Trong căn phòng hạnh phúc của gia đình anh (một vợ và hai đứa con ngoan) anh đã bất ngờ đọc tờ báo trong đó có nêu tên bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thi Phúng cùng với hai người con gái xinh đẹp là liệt sĩ tên là Liên và Minh... Anh đã xúc động và lại ngất xỉu đi! Lần này không phải là những vết thương hành hạ… Khi tỉnh lại anh đã kể câu chuyện đau đớn này cho vợ và hai đứa con gái nhỏ của anh. ... Và họ quyết định về quê hương của những người anh hùng đó! ... Anh xuống xe! Mua một bó hoa, do dự một lúc anh mua thêm bó nữa. Họ chậm rãi đến nghĩa trang liệt sĩ có mộ phần của người con gái mang tên Lê Thị Liên. Hai đứa con anh nâng tấm ảnh hai người con gái đã phóng to trang trọng trong khung kính và đặt xuống trước mộ... Bức ảnh của họ tất cả vẫn nhu bình yên ,tươi đep như hoa trước những cây nhang đang tỏa khói và hai bó hoa trắng ngần thơm ngát!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tập truyện hài hước - Những người thích khóc: Phần 2
223 p | 85 | 15
-
Nhầm lẫn tai hại
4 p | 61 | 8
-
Chuyện bây giờ mới kể
5 p | 118 | 7
-
Người điên… yêu!
5 p | 75 | 7
-
Một Chuyện Ngoại Tình
6 p | 79 | 6
-
Cha, con gái và...
4 p | 62 | 6
-
Người mẹ điên
16 p | 93 | 6
-
Bí Mật Của Con Gái
6 p | 122 | 5
-
Em rất tốt, còn anh
4 p | 77 | 5
-
Hai Người
4 p | 74 | 4
-
Chuyện tình hai người điên
3 p | 75 | 4
-
Gió ơi mang nỗi buồn đi nhé
7 p | 73 | 4
-
XIN LỖI, ANH KO THỂ BẢO VỆ EM!
4 p | 65 | 4
-
Truyện ngắn Đoạn cuối một chuyện tình
13 p | 56 | 3
-
Con Gái Vâng Lời
3 p | 63 | 3
-
Người điên … yêu
5 p | 86 | 3
-
Truyện ngắn Mẹ quê
7 p | 84 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn