Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
PHỔ VI SINH VẬT TRÊN BÀN TAY NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN<br />
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Huỳnh Minh Tuấn*,**, Nguyễn Thanh Bảo*, Nguyễn Vũ Hoàng Yến**, Trịnh Thị Thoa**, Nguyễn Kim<br />
Huyền**, Phạm Vũ Bích Ngọc**, Vũ Thị Châm**, Vương Minh Nguyệt**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện là một trong các vấn đề y tế nghiêm trọng và thu<br />
hút nhiều sự quan tâm vì làm gia tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, khó điều trị vì kháng<br />
thuốc, khó khống chế, gia tăng gánh nặng tài chính cho xã hội. Từ lâu đã khẳng định mối liên hệ giữa bàn<br />
tay của nhân viên y tế (NVYT) như là trung gian lây truyền các mầm bệnh gây NKBV. Do vậy, chúng tôi<br />
thực hiện nghiên cứu này để khảo sát phổ vi khuẩn trên bàn tay NVYT đang công tác tại Bệnh viện Đại<br />
học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo kiểu mô tả, tiền cứu, thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3<br />
năm 2011 tại 5 khoa khác nhau (3 khoa ngoại, 1 khoa nội, 1 khoa hồi sức). Đối tượng tham gia nghiên cứu<br />
có nhiều trình độ khác nhau và đang công tác tại nhiều vị trí có đặc điểm hoàn toàn khác nhau (bác sĩ, điều<br />
dưỡng, hộ lý, học viên, nhân viên hành chính). Mẫu vi sinh bàn tay phải được lấy ngẫu nhiên phân tầng<br />
theo các ca làm việc khác nhau (sáng, chiều, tối) và theo các thời điểm khác nhau liên quan đến chăm sóc<br />
người bệnh. Phương pháp lấy mẫu vi sinh bàn tay được sử dụng là phương pháp “Glove Juice”, với ưu<br />
điểm là có thể lấy trọn vẹn toàn bộ hệ vi sinh vật trên bàn tay. Mẫu vi sinh bàn tay được cấy trải trên thạch<br />
tăng sinh không ngăn chặn để đếm CFU, sau đó được cấy phân lập và định danh vi khuẩn theo các quy<br />
trình phân lập, định danh thường quy của phòng thí nghiệm.<br />
Kết quả: Số trung bình CFU của một bàn tay NVYT là 1,85x104, tối đa là 7.68x105CFU (hoặc<br />
4.64x102CFU/cm2, tối đa 1.92x104CFU/cm2). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn,<br />
nghề nghiệp, ca làm việc, thời điểm chăm sóc người bệnh hay giới tính của người tham gia nghiên cứu. Có tổng<br />
cộng 11 loại vi khuẩn đã xuất hiện trên bàn tay NVYT trong nghiên cứu này, trong đó các vi khuẩn<br />
Staphylococci coagulase âm chiếm tỷ lệ 54,04%, tiếp theo là nấm (19,72%), trực khuẩn gram dương (13,21%),<br />
trực khuẩn gram âm không lên men lactose (4,73%). Ngoài ra còn có sự hiện diện của Acinetobacter spp., S.<br />
aureus, Enterobacter, Hafnia, Klebsiella, E. coli và Pantoea agglomerans. Một điều đáng lưu ý khác là số bàn tay<br />
hiện diện cùng lúc 3 loại vi sinh vật là 6,1%, 2 loại vi sinh vật là 32,7%, 1 loại vi sinh vật là 46,%.<br />
Kết luận: Các loại vi sinh vật gây NKBV dễ dàng lây nhiễm vào và tồn tại trên bàn tay của NVYT và từ đó<br />
lây truyền qua những người bệnh khác. Cần phải thực hiện vệ sinh tay trong chăm sóc người bệnh.<br />
Từ khóa: Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV), vệ sinh tay, phổ vi khuẩn trên da bàn tay, CFU/cm2.<br />
<br />
<br />
<br />
Bộ môn Vi sinh, khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Huỳnh Minh Tuấn.<br />
ĐT: 0909349918<br />
Email: huynhtuan@yds.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
132<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE MICROBIAL FLORA ON THE HANDS OF HEALTH CARE WORKER AT HO CHI MINH CITY<br />
UNIVERSITY MEDICAL CENTER<br />
Huynh Minh Tuan, Nguyen Thanh Bao, Nguyen Vu Hoang Yen, Trinh Thi Thoa, Nguyen Kim<br />
Huyen, Pham Vu Bich Ngoc, Vu Thi Cham, Vuong Minh Nguyet<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 132 - 138<br />
Background: Health care associated infection (HCAI) is currently one of the most serious medical issues<br />
and attracted to many interests due to increasing of mortality, extending the length of hospitalization, medicine<br />
resistance, difficulty of control, and increasing of financial burden of society. Health-care workers’ hands are<br />
confirmed as intermediate factors to spread pathogens that cause hospital infection. Therefore, this research has<br />
been carried out in order to survey spectrum of microbial flora on hands of health-care workers who are working at<br />
Ho Chi Minh City University Medical Center.<br />
Method: The research is designed descriptively and prospectively and spent from January, 2011 to March,<br />
2011. Samples were collected at five different departments (three surgical departments, one medical department,<br />
and one intensive care unit). The education level of health-care workers participated in research are different<br />
totally, such as: doctors, nurses, students, administrative staff, and public employees. Right-hand bacterial flora<br />
samples were taken randomly stratified by different shifts (morning, afternoon and night) and by based on fivemoment hand hygiene. Glove-juice method that has advantage that can collect all hand bacterial flora was applied.<br />
Then, colony-forming unit (CFU) were determined by proliferation agar. The isolation and identification<br />
procedures were applied to identify hand microorganism flora.<br />
Results: The average and the maximum CFU per health-care worker’s hand is 1.85x104CFU (or<br />
4.64x102CFU/cm2) and 7.68x105CFU (or 1.92x104CFU/cm2), respectively. No differences are statistically<br />
significant among education levels, occupation, shift, point of care, or gender of participants. Also, according to<br />
this research, there are eleven types of bacteria presented on hands of health-care workers, in which negative<br />
coagulase staphylococci (54.04%), fungi (19.72%), Gram-positive bacilli (13.21%), glucose non-fermenting<br />
Gram-negative rods (4.73%). Furthermore, Acinetobacter spp., Staphylococcus aureus, Enterobacter, Hafnia,<br />
Klebsiella, E. coli, and Pantoea agglomerans are also identified. One other thing should be noted that there are<br />
6.1%, 32.7%, and 46% hands carrying three, two, one different bacteria (bacterium) at the same time,<br />
respectively.<br />
Conclusions: Nosocomial microorganism do spread easily, survive on health-care workers’ hands and<br />
transmit to others. Therefore, hand hygiene during point of care should be taken.<br />
Key words: Health care associated infection (HCAI), Hand hygiene, Hand microbial flora, CFU/cm2.<br />
đổi từ 5-15% người bệnh nội trú và từ 9-37%<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
người bệnh điều trị tại các khoa hồi sức tích cực.<br />
Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là<br />
Ước tính hàng năm có khoảng 5 triệu người mắc<br />
một trong những vấn đề y tế nóng bỏng và được<br />
NKBV ở châu Âu, làm kéo dài thêm khoảng 25<br />
quan tâm nhiều nhất. NKBV làm kéo dài thời<br />
triệu ngày nằm viện, tiêu tốn 13-24 tỷ Euro và<br />
gian nằm viện, gây ra nhiều biến chứng tàn phế,<br />
gây ra 135.000 trường hợp tử vong. Còn ở Hoa<br />
làm tăng khả năng đề kháng kháng sinh của vi<br />
Kỳ, mỗi năm ước tính có hơn 1,7 triệu người<br />
khuẩn gây bệnh, là gánh nặng tài chính cho<br />
bệnh bị ảnh hưởng, tiêu tốn gần 7 tỷ USD và gây<br />
người bệnh và gia đình, và làm tăng tỷ lệ tử<br />
ra 99.000 trường hợp tử vong. Ở các nước đang<br />
vong. Ở các nước phát triển, tỷ lệ NKBV thay<br />
phát triển thuộc châu Á, châu Phi, và ở Việt<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
133<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nam chúng ta, việc thống kê tỷ lệ và hậu quả<br />
của NKBV còn nhiều hạn chế, một số nghiên<br />
cứu cho thấy tỷ lệ NKBV còn rất cao đặc biệt<br />
trong khu vực hồi sức hoặc đối với một số bệnh<br />
lý cụ thể như viêm phổi liên quan đến thở máy.<br />
Về vai trò của bàn tay NVYT làm lan truyền<br />
các tác nhân gây NKBV, ngay từ thế kỷ 17, các<br />
nghiên cứu của Ignaz Semmelweis ở Vienna, Áo<br />
và Oliver Wendell Holmes ở Boston, Mỹ đã cho<br />
thấy bàn tay của NVYT là trung gian lan truyền<br />
các mầm bệnh trong bệnh viện. Tiếp theo nhiều<br />
thập kỷ sau đó, nhiều nghiên cứu đã đưa ra<br />
chứng cứ về khả năng lây truyền mầm bệnh qua<br />
trung gian bàn tay. Tác nhân vi khuẩn gây bệnh<br />
sẽ có thể được lan truyền từ người bệnh này<br />
sang người bệnh khác (hoặc từ người bệnh sang<br />
NVYT) thông qua một chuỗi các sự kiện liên tục:<br />
(i) vi sinh vật tồn tại trên da của người bệnh, và<br />
được thải vào môi trường chung quanh người<br />
bệnh, (ii) các vi sinh vật này có khả năng ngoại<br />
nhiễm vào bàn tay của NVYT thông qua các<br />
hoạt động chăm sóc, đụng chạm trực tiếp vào<br />
người bệnh hoặc môi trường xung quanh người<br />
bệnh, (iii) nhiều loại vi sinh vật có khả năng<br />
sống sót và tồn tại trên bàn tay NVYT vài phút,<br />
(iv) không vệ sinh tay hoặc vệ sinh tay không<br />
đúng cách hoặc hóa chất sát khuẩn dùng cho vệ<br />
sinh tay không có tác dụng, (v) bàn tay ngoại<br />
nhiễm của NVYT tiếp xúc trực tiếp với người<br />
bệnh khác hoặc làm lây nhiễm lên một dụng cụ<br />
chăm sóc người bệnh khác.<br />
Từ đó đã hình thành khái niệm về vệ sinh<br />
tay trong cơ sở y tế, những năm của thập kỷ<br />
1980 đánh dấu các tiến bộ vượt bậc về khái<br />
niệm và thực hành vệ sinh tay trong cơ sở y tế<br />
khi hướng dẫn vệ sinh tay cấp quốc gia đầu<br />
tiên ra đời (Hoa Kỳ).<br />
Về phổ vi khuẩn trên bàn tay của NVYT, vào<br />
năm 1938, kết quả nghiên cứu của Price (1938)<br />
và cộng sự cho thấy vi sinh vật phân lập được<br />
từ bàn tay được chia thành 2 nhóm, thường trú<br />
và tạm trú. Nhóm vi khuẩn thường trú chủ yếu<br />
là Staphylococcus epidermidis, với đặc tính kháng<br />
rất cao với oxacillin, đặc biệt là các vi khuẩn<br />
<br />
134<br />
<br />
phân lập được từ bàn tay NVYT. Các loại vi<br />
khuẩn thường trú khác là S. hominis và các tụ<br />
cầu không sản xuất coagulase (Coagulasenegative staphylococci = CNS). Ngoài ra, còn có<br />
các loại vi khuẩn khác là propionibacteria,<br />
corynebacteria, dermobacteria, and micrococci.<br />
Loại nấm hiện diện nhiều nhất là Pityrosporum<br />
(Malassezia) spp.<br />
Đối với NVYT, những vi khuẩn tạm trú<br />
thường phát hiện được trên da bàn tay bao gồm<br />
S. aureus, các trực khuẩn gram âm, hoặc nấm<br />
men. Những vi khuẩn này thường lây qua các<br />
tiếp xúc trực tiếp giữa bàn tay của NVYT với<br />
chất tiết đường hô hấp, quần áo, tả, hoặc da của<br />
người bệnh.<br />
Nghiên cứu cũng cho thấy số lượng các loại<br />
vi khuẩn trên da người: da đầu > 106CFU/cm2,<br />
da vùng nách khoảng 5x106CFU/cm2, da vùng<br />
bụng khoảng 4x106CFU/cm2, da vùng cẳng tay<br />
khoảng 4x104 CFU/cm2, trên toàn bộ bàn tay dao<br />
động từ 3.9x104 đến 4.6x106 CFU/cm2, trên đầu<br />
ngón tay dao động từ 0 đến 300 CFU khi lấy<br />
mẫu bằng phương pháp chạm trực tiếp vào<br />
thạch.<br />
Các nghiên cứu của Price và cộng sự và các<br />
nghiên cứu sau đó cũng cho thấy rằng mặc dù<br />
số lượng và loại vi khuẩn trên da thay đổi từ<br />
người này sang người khác, nhưng thường là<br />
hằng định đối với một cá nhân nhất định.<br />
Tại Việt Nam, số liệu khoa học về vấn đề<br />
này còn rất ít, do vậy chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu này nhằm xác định: số lượng vi khuẩn<br />
(chính xác hơn là số đơn vị tạo khuẩn lạc CFU =<br />
Colony Forming Unit) trên đơn vị cm2 da bàn<br />
tay; các loại vi khuẩn và tần suất xuất hiện trên<br />
bàn tay của NVYT; nhằm tạo một bức tranh với<br />
hình ảnh và số liệu cụ thể về sự thật trên bàn tay<br />
NVYT, nhằm giúp nâng cao kiến thức, thái độ,<br />
thực hành đối với vệ sinh bàn tay trong chăm<br />
sóc người bệnh.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là một nghiên cứu mô tả, tiền cứu, thực<br />
hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2011 tại Bệnh<br />
viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Đối tượng<br />
Tổng cộng chúng tôi đã thu thập mẫu vi<br />
sinh bàn tay phải của 379 người nghề nghiệp<br />
khác nhau (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, học viên,<br />
nhân viên hành chính), có cả nam và nữ, ở 5<br />
khoa khác nhau (3 khoa ngoại, 1 khoa hồi sức,<br />
và 1 khoa nội). Mẫu được lấy ngẫu nhiên phân<br />
tầng theo nhiều thời điểm khác nhau: theo ca<br />
làm việc (sáng, chiều, tối) và theo các thời điểm<br />
khác nhau liên quan đến chăm sóc người bệnh<br />
(trước khi tiếp xúc người bệnh, trước khi thực<br />
hiện thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc người<br />
bệnh, sau khi tiếp xúc máu và dịch tiết người<br />
bệnh, sau khi chạm vào vùng chung quanh<br />
người bệnh).<br />
Bảng 1. Phân bố mẫu theo khoa làm việc.<br />
Khoa<br />
Ngoại 1<br />
Ngoại 2<br />
Ngoại 3<br />
Hồi sức<br />
Nội<br />
<br />
Số lượng<br />
72<br />
64<br />
79<br />
83<br />
80<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
19,0<br />
16,9<br />
20,8<br />
21,9<br />
21,1<br />
<br />
Bảng 2. Phân bố mẫu theo nghề nghiệp.<br />
Nghề nghiệp<br />
Bác sĩ<br />
Điều dưỡng<br />
Hộ lý<br />
Học viên<br />
Nhân viên hành chính<br />
<br />
Số lượng<br />
57<br />
252<br />
21<br />
36<br />
10<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
15,5<br />
66,5<br />
5,5<br />
9,5<br />
2,6<br />
<br />
Bảng 3. Phân bố mẫu theo ca làm việc.<br />
Ca làm việc<br />
Sáng<br />
Chiều<br />
Tối<br />
<br />
Số lượng<br />
102<br />
155<br />
119<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Sau khi chăm sóc người bệnh<br />
Sau khi chạm vào khu vực chung<br />
quanh người bệnh<br />
Khác (công việc hành chính)<br />
<br />
201<br />
56<br />
<br />
53,0<br />
14,8<br />
<br />
63<br />
<br />
16,6<br />
<br />
Bảng 5. Phân bố mẫu theo giới tính.<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Số lượng<br />
51<br />
322<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
13,5<br />
85,0<br />
<br />
Vị trí lấy mẫu<br />
Bàn tay phải.<br />
<br />
Phương pháp lấy mẫu<br />
Áp dụng phương pháp “Glove Juice”, là<br />
một phương pháp dùng để khảo sát hệ vi sinh<br />
vật trên bàn tay rất hiệu quả. Đối tượng khảo sát<br />
được mang găng tay vô khuẩn, sau đó 10ml<br />
dung dịch môi trường Trypticase Soy Broth<br />
(TSB) vô khuẩn (hay nước muối sinh lý vô<br />
khuẩn) được cho vào khe hở giữa găng và bàn<br />
tay. Một dây thun được quấn trên cổ tay của bàn<br />
tay đeo găng để cố định găng và tránh trào<br />
ngược gây ngoại nhiễm. Tiếp theo người thu<br />
mẫu xoa bóp nhẹ nhàng bàn tay, ngón tay để<br />
hòa các vi sinh vật vào dung dịch môi trường<br />
TSB (hay nước muối sinh lý). Sau đó dung dịch<br />
TSB được thu nhận lại bằng pipet vô khuẩn (01<br />
pipet/mẫu), 2mL huyền phù dung dịch được lấy<br />
ra và cho vào 2 eppendrof vô khuẩn<br />
1mL/eppendrof. Mẫu được phân tích ngay hoặc<br />
được lưu ở nhiệt độ 4 – 80C trong khoảng thời<br />
gian 30 phút trước khi phân tích. So với phương<br />
pháp dùng các miếng gạc để quét trên bàn tay<br />
thì phương pháp Glove Juice giúp thu nhận vi<br />
sinh vật hiệu quả hơn.<br />
<br />
Thử nghiệm vi sinh<br />
Tỷ lệ %<br />
26,9<br />
40,9<br />
31,4<br />
<br />
Bảng 4. Phân bố mẫu theo thời điểm liên quan đến<br />
chăm sóc người bệnh.<br />
Thời điểm<br />
Số lượng<br />
Trước khi tiếp xúc người bệnh<br />
49<br />
Trước khi thực hiện thủ thuật vô<br />
1<br />
khuẩn<br />
Sau khi tiếp xúc máu và dịch cơ thể<br />
8<br />
người bệnh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mẫu được cấy trải trên môi trường tăng sinh<br />
không ngăn chận để xác định số CFU/ml mẫu;<br />
Sử dụng các quy trình định danh thường quy để<br />
định danh cầu khuẩn, trực khuẩn, vi khuẩn<br />
đường ruột.<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
12,9<br />
0,3<br />
2,1<br />
<br />
135<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Số đơn vị tạo khuẩn lạc trung bình trên<br />
toàn bộ da bàn tay<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
1,85x104CFU,<br />
7.68x105CFU.<br />
<br />
tối<br />
<br />
2<br />
<br />
thiểu:<br />
<br />
0,<br />
<br />
tối<br />
<br />
đa:<br />
<br />
CFU/toàn bộ da bàn tay<br />
4<br />
(x10 )<br />
1,69<br />
1,86<br />
<br />
Phân tích theo nghề nghiệp<br />
Bảng 9. Trung bình CFU theo nghề nghiệp.<br />
<br />
Theo cm da bàn tay: trung bình 4,64x10<br />
CFU/cm2, tối đa là 1.92x104 CFU/cm2.<br />
2<br />
<br />
Nghề<br />
Bác sĩ<br />
Điều dưỡng<br />
Hộ lý<br />
Học viên<br />
<br />
CFU/cm da<br />
48,43<br />
51,00<br />
38,38<br />
20,38<br />
<br />
CFU/toàn bộ da<br />
4<br />
bàn tay (x10 )<br />
1,94<br />
2,04<br />
1,54<br />
0,82<br />
<br />
Nhân viên hành chính<br />
<br />
27,70<br />
<br />
1,11<br />
<br />
2<br />
<br />
Theo phương pháp tính diện tích da bị bỏng<br />
của Blokhin và Glumov (1953) thì diện tích một<br />
gan bàn tay (tính từ lằn cổ tay đến đầu các ngón<br />
tay) của bệnh nhân bằng 1% diện tích da toàn cơ<br />
thể người đó. Suy ra diện tích da một bàn tay<br />
chiếm 2% diện tích da toàn cơ thể. Các nhà khoa<br />
học ước tính diện tích da bao phủ cơ thể một<br />
người trung bình khoảng 2m2. Do đó, diện tích<br />
da của một bàn tay là 0,04m2 (400cm2). Kết quả<br />
của nghiên cứu cho thấy trung bình một bàn tay<br />
chứa khoảng 1,85x104CFU khá phù hợp với các<br />
công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã<br />
công bố trong y văn.<br />
Chúng tôi cũng đã tiến hành lấy mẫu ngẫu<br />
nhiên phân tầng theo nhiều thời điểm khác<br />
nhau, nhiều khoa khác nhau, và nhiều NVYT<br />
với trình độ và công việc khác nhau. Các bảng<br />
dưới đây trình bày chi tiết số trung bình CFU<br />
trên toàn bộ da một bàn tay.<br />
<br />
Phân tích theo ca làm việc<br />
Bảng 6. Trung bình CFU theo ca làm việc.<br />
2<br />
<br />
Ca làm việc CFU/cm da<br />
bàn tay<br />
Sáng<br />
54,27<br />
Chiều<br />
39,74<br />
Tối<br />
45,94<br />
<br />
CFU/toàn bộ da bàn tay<br />
(x104)<br />
2,17<br />
1,59<br />
1,84<br />
<br />
Phân tích theo khoa<br />
Bảng 7. Trung bình CFU theo khoa.<br />
Khoa<br />
Ngoại 1<br />
Ngoại 2<br />
Ngoại 3<br />
Hồi Sức<br />
Nội Tổng Hợp<br />
<br />
CFU/cm da<br />
42,35<br />
46,48<br />
<br />
CFU/cm2 da<br />
67,92<br />
59,55<br />
32,62<br />
36,93<br />
40,41<br />
<br />
CFU/toàn bộ da bàn<br />
tay (x104)<br />
2,72<br />
2,38<br />
1,30<br />
1,48<br />
1,62<br />
<br />
Phân tích theo giới<br />
<br />
2<br />
<br />
Phân tích theo thời điểm liên quan đến<br />
chăm sóc người bệnh<br />
Bảng 10. Trung bình CFU theo thời điểm chăm sóc<br />
người bệnh.<br />
Thời điểm<br />
<br />
CFU/cm CFU/toàn bộ da<br />
2<br />
da<br />
bàn tay (x 104)<br />
Trước khi tiếp xúc người bệnh 46,69<br />
1,87<br />
Sau khi chăm sóc người bệnh 43,56<br />
1,74<br />
Sau khi chạm vào khu vực<br />
36,74<br />
1,47<br />
xung quanh người bệnh<br />
Khác (Hành chính)<br />
59,54<br />
2,38<br />
<br />
Chúng tôi đã sử dụng các phép kiểm thống<br />
kê t test và kiểm định ANOVA để so sánh trung<br />
bình CFU ở từng nhóm khác nhau, kết quả cho<br />
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
Điều này cũng phù hợp với các kết quả nghiên<br />
cứu trước đó, cho thấy số lượng vi sinh vật cư<br />
ngụ trên bàn tay của NVYT không phụ thuộc<br />
vào loại công việc đang làm, vào trình độ học<br />
vấn hay là những yếu tố khác, và rõ ràng là một<br />
NVYT, cho dù làm công việc văn phòng trong<br />
bệnh viện, hay là đang thực hiện các công việc<br />
đơn giản như lấy mạch hoặc đo nhiệt độ người<br />
bệnh… đều có nguy cơ ngoại nhiễm các loại vi<br />
sinh vật là các mầm bệnh vào bàn tay của mình.<br />
<br />
Loại vi khuẩn và tần suất xuất hiện<br />
Trong 379 bàn tay NVYT được khảo sát vi<br />
sinh, có 507 lần vi khuẩn thuộc 11 loại được<br />
xướng tên. Trong đó, các vi khuẩn Staphylococci<br />
coagulase âm chiếm tỷ lệ 54,04%, tiếp theo là<br />
nấm (19,72%), trực khuẩn gram dương (13,21%).<br />
Ngoài ra còn có sự hiện diện của các loại trực<br />
<br />
Bảng 8. Trung bình CFU theo giới.<br />
<br />
136<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />