Hóa 12: Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại (Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương
lượt xem 18
download
"Hóa 12: Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại (Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương" gồm 12 câu hỏi với hình thức trắc nghiệm giúp các bạn kiểm tra củng cố kiến thức về điều chế kim loại. Mời các bạn cùng tham khảo ôn luyện hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hóa 12: Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại (Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương
- Khóa học Học thêm Hóa 12 –Thầy Dương Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại ĂN MÒN ĐIỆN HÓA VÀ ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: PHÙNG BÁ DƯƠNG Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại” thuộc Khóa học học thêm Hóa 12 – Thầy Dương tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. I. ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI Câu 1: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì A. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá. B. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá. C. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá. D. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. Câu 2: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và IV. B. I, III và IV. C. I, II và III. D. II, III và IV. Câu 3: Cặp Al – Fe tiếp xúc với nhau và được để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn mòn và dạng ăn mòn nào là chính? A. Al bị ăn mòn điện hóa. B. Fe bị ăn mòn điện hóa. C. Al bị ăn mòn hóa học. D. Fe bị ăn mòn hóa học. Câu 4: Trường hợp nào dưới đây là ăn mòn điện hóa? A. Gang, thép để lâu trong không khí ẩm. B. Kẽm nguyên chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. C. Fe tác dụng với khí clo. D. Natri cháy trong không khí. Câu 5: Sự ăn mòn điện hoá xảy ra các quá trình A. sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm. B. sự khử ở cực dương và sự oxi hoá ở cực âm. C. sự oxi hoá ở cực âm. D. sự oxi hoá ở cực dương. Câu 6: Loại phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại? A. Phản ứng oxi hoá - khử B. Phản ứng hoá hợp C. Phản ứng thế D. Phản ứng phân huỷ Câu 7: Có các cặp kim loại sau tiếp xúc với nhau Al-Fe; Zn-Fe; Sn-Fe; Cu-Fe để lâu trong không khí ẩm. Cặp mà sắt bị ăn mòn là A. Cặp Al-Fe . B. Cặp Zn-Fe . C. Cặp Sn-Fe . D. Cặp Sn-Fe và Cu-Fe. Câu 8: Ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học khác nhau ở điểm: A. Kim loại bị phá huỷ . B. Có sự tạo dòng điện . C. Kim loại có tính khử bị ăn mòn . D. Có sự tạo dòng điện đồng thời kim loại có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn . Câu 9: Người ta tráng một lớp Zn lên các tấm tôn bằng thép, ống đẫn nước bằng thép vì A. Zn có tính khử mạnh hơn sắt nên bị ăn mòn trước, thép được bảo vệ . B. lớp Zn có màu trắng bạc rất đẹp. C. Zn khi bị oxi hoá tạo lớp ZnO có tác dụng bảo vệ. D. Zn tạo một lớp phủ cách li thép với môi trường. Câu10: Phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng oxi hoá - khử. C. Phản ứng phân huỷ . D. Phản ứng hoá hợp. Câu 11: Trường hợp nào sau đây là bảo vệ ăn mòn bằng phương pháp điện hoá? Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Khóa học Học thêm Hóa 12 –Thầy Dương Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại A. Phủ sơn epoxy lên các dây dẫn bằng đồng. B. Phủ thiếc lên bề mặt thanh sắt để trong không khí. C. Phủ một lớp dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng KL. D. Gắn các thanh Zn lên chân cầu bằng thép ngâm dưới nước. Câu 12: Cuốn một sợi dây thép vào một thanh kim loại rồi nhúng vào dd H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất mạnh từ sợi dây thép. Thanh kim loại có thể là kim loại nào trong số kim loại sau: A. Mg. B. Sn. C. Cu. D. Pt. Câu 13: Trường hợp nào sau đây là sự ăn mòn điện hóa? A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm. B. Zn tan trong dd HNO3 loãng. C. Zn bị phá huỷ trong khí Cl2. D. Na cháy trong không khí. II. ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI Câu 1: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO. Câu 2: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là: A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al. Câu 3: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,112. B. 0,560. C. 0,224. D. 0,448. Câu 4: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO? A. Fe, Al, Cu. B. Zn, Mg, Fe. C. Fe, Mn, Ni. D. Ni, Cu, Ca. Câu 5: Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, ta thu được 2,32g hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra cho vào bình đựng nước vôi trong dư thấy 5g kết tủa trắng. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loai ban đầu là (gam) A. 3,12. B. 3,22. C. 4. D. 4,2. Câu 6: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Mg, Zn, Cu. B. Al, Fe, Cr. C. Fe, Cu, Ag. D. Ba, Ag, Au. Câu 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là A. 4,0 gam. B. 0,8 gam. C. 8,3 gam. D. 2,0 gam. Câu 8: Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử. B. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại. C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại. D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá. Câu 9: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là A. Fe3O4 và 0,224. B. Fe3O4 và 0,448. C. FeO và 0,224. D. Fe2O3 và 0,448. Câu 10: Điều chế đồng từ đồng (II) oxit bằng phương pháp nhiệt nhôm. Để điều chế được 19,2 gam đồng cần dùng khối lượng nhôm là A. 8,1 gam. B. 5,4 gam. C. 4,5 gam. D. 12,15 gam. Câu 11: Có dd FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng: A. dd HNO3. B. bột sắt dư. C. bột nhôm dư. D. NaOH vừa đủ. Câu 12: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách A. Điện phân dung dịch MgCl2. B. Cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy . C. Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch. D. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO … Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa Học lớp 12: ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
6 p | 337 | 56
-
Hóa 12: Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại (Tài liệu bài giảng) - GV. Phùng Bá Dương
0 p | 96 | 12
-
Hóa 12: Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại (Đáp án Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương
0 p | 100 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Hậu Giang
6 p | 18 | 6
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 5) - Trường THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc
4 p | 17 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau
3 p | 4 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can
9 p | 12 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn hóa đề 004
5 p | 121 | 4
-
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 222
4 p | 16 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam
3 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai
3 p | 9 | 3
-
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 209
4 p | 18 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Vĩnh Linh
4 p | 15 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2022-2023 (Lần 3) - Trường THPT Yên Lạc 2
4 p | 14 | 2
-
Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 011
4 p | 43 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM
17 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2022-2023 có đáp án (Lần 3) - Cụm các trường THPT tỉnh Hải Dương
9 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn