intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hóa đơn điện tử trong nền kinh tế số ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Hóa đơn điện tử trong nền kinh tế số ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra" đánh giá khái quát thực trạng qui định pháp lý về hóa đơn điện tử và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay, để thấy được những vướng mắc còn tồn tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hóa đơn điện tử trong nền kinh tế số ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra

  1. HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Phạm Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Việt Hà1 Tóm tắt: Cả trên phương diện lý thuyết và thực tế có thể khẳng định cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều thành tựu khoa học trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Do đó, hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã trở thành công cụ tối ưu được sử dụng trong trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý thuế của Nhà nước. Xu hướng dịch chuyển từ việc sử dụng hóa đơn giấy sang hoá đơn điện tử đã được áp dụng ở phần lớn các quốc gia và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020, nhưng đến Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đã phải lùi thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đến ngày 01/07/2022. Do vậy, bài nghiên cứu đánh giá khái quát thực trạng qui định pháp lý về hóa đơn điện tử và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay, để thấy được những vướng mắc còn tồn tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: hóa đơn điện tử, kinh tế số 1. HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG Hoá đơn điện tử Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Hóa đơn điện tử là tập hợp những thông tin dữ liệu về kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó: (i) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn; (ii) Hóa đơn điện tử 1 Học viện Tài chính
  2. 234 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.1 Thực tiễn sử dụng hóa đơn điện tử Theo báo cáo kinh nghiệm quốc tế về sử dụng hóa đơn điện tử năm 2021 của Tổng cục Thuế, việc sử dụng hóa đơn điện tử của một số nước trong khu vực và trên thế giới, như sau: - Tại Singapore HĐĐT đã được đưa vào triển khai ở vào năm 2003, nhưng cho đến năm 2008 Chính phủ nước này bắt buộc các DN cung cấp hàng hóa dịch vụ cho Chính phủ phải dùng HĐĐT. Hiện nay, Singapore đang sử dụng ngày càng phổ biến hơn hình thức hóa đơn này. - Ở Hàn Quốc, cơ quan thuế thiết lập tổ công tác nghiên cứu triển khai hóa đơn điện tử năm 2008 và đến năm 2011, các DN có tư cách pháp nhân bắt buộc phải tham gia. Năm 2012, các cá nhân kinh doanh có doanh thu lớn hơn 20 tỷ VND (1 triệu KRW)/năm bắt buộc phải phát hành hóa đơn thuế điện tử. Đến năm 2014, mở rộng việc bắt buộc phát hành hóa đơn thuế điện tử tới cá nhân có doanh thu lớn hơn 5,7 tỷ VND (300.000 KRW). - Ở các nước Mỹ La tinh, Mexico cũng là một quốc gia áp dụng rộng rãi hóa đơn điện tử. Năm 2010, mô hình xuất hóa đơn điện tử qua Internet (CFDI) được công bố. Năm 2011, các công ty có doanh thu lớn hơn 4 triệu peso phải áp dụng CFDI. Năm 2014, Mexico triển khai bắt buộc áp dụng CFDI với các công ty có doanh thu từ 250,000 peso trở lên. - Trong khu vực Đông Nam Á, từ năm 2014, Indonesia đã xây dựng cơ sở pháp lý cho HĐĐT để từ ngày1/7/2016, HĐĐT bắt buộc triển khai đối với toàn bộ các DN. Quy định này đã tránh được việc làm giả hóa đơn khi yêu cầu các DN phải cài đặt ứng dụng do cơ quan thuế cung cấp, sau đó DN sẽ nhận được “chứng chỉ điện tử”. Từ đó, HĐĐT giúp Indonesia giảm số hoàn thuế trong khi số thu thuế GTGT tăng lên. - Cũng vậy, trong năm 2012, quốc gia Thái Lan cũng bước đầu triển khai HĐĐT. Năm 2016, chính phủ nước này đã ban hành chiến lược phát triển quốc gia “Thailand 4.0” với hai mục tiêu chính yếu là phát triển nền kinh tế thành nền kinh tế kỹ thuật số và trở thành quốc gia phát triển vào năm 2032. - Tại Việt Nam, việc sử dụng hoá đơn điện tử bắt đầu từ những năm đầu của kỷ nguyên XXI từ những năm 2003 khi chúng ta chính thức thừa nhận và áp dụng các giao dịch thương mại điện tử. Đến năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 đã có quy định riêng về hóa đơn điện tử, cùng với Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được ban hành đã đưa hóa đơn điện tử được sử dụng chính thức ở nước ta từ năm 2011. 2. THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUI ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Cùng với xu hướng của cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam đã sớm ban hành khuôn khổ pháp cho các giao dịch điện tử nói chung và sử dụng HĐĐT nói riêng như: Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2005, Luật Kế toán ban hành năm 2003 và được sửa đổi năm 2015. Năm 1 Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 235 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 đã có quy định về hóa đơn điện tử. Cùng với Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được sử dụng chính thức ở nước ta từ năm 2011. Tiếp đó, chính phủ ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về phạm vi, đối tượng áp dụng HĐĐT, được coi là cơ sở hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy tiến trình HĐĐT tại Việt Nam. Theo đó, DN bắt buộc sử dụng HĐĐT từ ngày 1/11/2020 khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của Luật Quản lý thuế số 38/2020/QH14 ngày 15/07/2020, cần phải mở rộng phạm vi áp dụng và cải tiến quy trình quản lý biên lai, chứng từ theo phương thức điện tử cho phù hợp. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 119/2018/NĐ-CP với một số điểm mới phù hợp hơn. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2020/NĐ-CP quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP qui định thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022. Lộ trình qui định và sử dụng HĐĐT tại Việt Nam Sau hơn 10 năm, kể từ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP có hiệu lực, tình hình triển khai sử dụng hóa HĐĐT tại DN đạt được những kết quả tích cực. Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, số lượng DN sử dụng HĐĐT đã tăng khá trong những năm vừa qua (30 DN năm 2011 tăng lên 331 trong năm 2015, năm 2016 tăng 656). Và có sự gia tăng đáng kể về số lượng các công ty sử dụng hóa đơn điện tử từ 656 công ty năm 2016 lên 3.000 công ty năm 2017 (Báo cáo tóm tắt Việt Nam 2018). Các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viettel, Vietnam Airlines và Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội - Sài Gòn là những doanh nghiệp tiên phong trong việc chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử. Tổng cụ Thuế thống kê, số lượng DN sử dụng HĐĐT tăng lên nhanh chóng từ 44 DN năm 2012 lên 5.245 DN năm 2017. Số lượng HĐĐT tăng từ 158.141 hóa đơn năm 2012 lên 601 triệu hóa đơn năm 2017. Trên đây là những con số ấn tượng cho thấy, việc sử dụng HĐĐT đã
  4. 236 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM được quan tâm và có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Tổng số hóa đơn được sử dụng trong giai đoạn 2012 - 2021 tăng dần qua các năm, từ 0,003% năm 2012 lên 22,97% năm 2021. Số lượng DN sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế và số lượng HĐĐT có mã xác thực sử dụng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong thời gian đầu thực hiện thí điểm HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế tại 2 thành phố là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, số lượng DN sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế tăng lên và số lượng HĐĐT đã được cấp mã xác thực cũng tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2021, Bên cạnh đó, 65.576 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC. Số lượng HĐĐT đã được phát hành là 536.627.159 hóa đơn. Cụ thể, trong giai đoạn 2 triển khai HĐĐT, có 57 tỉnh, thành phố có số lượng tổ chức, doanh nghiệp, chi nhánh đã đăng ký thành công trên hệ thống HĐĐT là 377.484 đơn vị, đạt 100%. Hộ cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng HĐĐT theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC giai đoạn 2 tại 57 tỉnh, thành phố là 42.701 hộ, cá nhân kinh doanh1. Không thể phủ nhận lợi ích to lớn của việc sử dụng hóa đơn điện tử hiện nay đối với doanh nghiệp, Nhà nước và bên kinh tế. Đối với doanh nghiệp: Việc sử dụng HĐĐT tiết kiệm thời gian trong việc chuyển phát hóa đơn điện tử: chỉ cần gửi qua email hoặc nhiều ứng dụng khác là đến được người mua; Tránh thất lạc; Giảm chi phí in ấn, lưu trữ; Tăng cường khả năng bảo mật, giảm rủi ro như mất, hỏng, cháy… trong quá trình lưu trữ; Giúp Doanh nghiệp tuân thủ tốt và nhanh hơn các quy định về thủ tục hành chính thuế. Giảm bớt các thủ tục hành chính về thuế: khi gửi thông báo phát hành qua mạng là được sử dụng ngay; Phần mềm hóa đơn điện tử giúp cho doanh nghiệp thuận tiện hơn nhiều trong việc lập Báo cáo sử dụng hóa đơn, Lập báo cáo thuế GTGT… Đối với cơ quan thuế: Giúp cơ quan thuế quản lý hóa đơn theo hướng hiện đại, giúp ngành thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, hỗ trợ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro; Hỗ trợ công tác kiểm tra liên thông giữa các cơ quan thế và hải quan, giúp việc thông quan được nhanh chóng, kiểm tra được thông tin hoàn thuế; Hỗ trợ cơ quan thuế kiểm soát doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Tra soát nhanh các trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, hay nhanh chóng kiểm soát việc làm giả hóa đơn, sai lệch hóa đơn giữa các liên… Xa hơn, nó thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, bảo vệ môi trường… Để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, khung pháp lý về hoá đơn điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua đã tương đối đồng bộ. Đặc biệt với sự ra đời của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP qui định thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022. Đã cho thấy rõ: Một là, quy định rõ đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử, việc bán hóa đơn của cơ quan thuế, thủ tục mua hóa đơn, số lượng hóa đơn bán cũng như thủ tục trong quá trình sử dụng hóa đơn, mở rộng thêm hai đối tượng áp dụng và bổ sung thêm 2 loại hóa đơn bên cạnh 3 loại hóa đơn 1 https://baochinhphu.vn/bo-tai-chinh-toan-bo-doanh-nghiep-tren-ca-nuoc-da-dung-hoa-don-dien- tu-102220704174752817.htm; truy cập ngày 25/11/2023
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 237 trước đó. Đặc biệt, quy định thời điểm lập hóa đơn trong cung cấp dịch vụ số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa các DN; chi tiết thời điểm đối với các trường hợp về bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, bán điện của các công ty sản xuất, cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, bảo hiểm qua đại lý, dịch vụ ngân hàng, chứng khoán. Hai là, Nghị định mới đã quy định rõ về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Đối với công chức thuế cấm: hành vi cố ý gây phiền hà, khó khăn khi các tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ; bao che, thông đồng cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; hoặc có hành vi nhận hối lộ khi thanh kiểm tra về chứng từ, hóa đơn; Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì cấm thực hiện hành vi gian dối, như sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; cản trở công chức thuế thi hành công vụ; truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ; đưa hối lộ, hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan đến hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính. Ba là, quy định cho các doanh nghiệp có thời gian để chuyển đổi hình thức hóa đơn. Cụ thể, nếu DN đã phát hành hóa đơn giấy thì vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/6/2022. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn, thì vẫn được xem là hóa đơn hợp pháp và thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn. Bên cạnh đó, DN dễ dàng chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy khi có yêu cầu, miễn là việc chuyển đổi phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử với hóa đơn, chứng từ giấy. Trong trường hợp sai sót về tên, địa chỉ của người mua, nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác thì người bán được lập thông báo cho người mua, cơ quan thuế mà không phải lập lại hóa đơn. Đối với các trường hợp sai sót khác, DN có thể lựa chọn 1 trong 2 cách là lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế. Đặc biệt thời hạn bắt buộc hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2022. Mặt khác, để quản lý chặt chẽ việc lập, sử dụng HĐĐT, Nghị định 123/NĐ-CP cũng quy định trách nhiệm của DN, người nộp thuế và các bộ, ngành trong việc chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu. Theo đó, các DN, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử… thực hiện HĐĐT và cung cấp dữ liệu HĐĐT theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố. Các tổ chức tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản khi có yêu cầu của cơ quan thuế. Các tổ chức, đơn vị như quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý đất đai, cơ quan công an, giao thông… kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý với Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu HĐĐT. 3. NHỮNG VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC ĐẶT RA KHI SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Quá quá trình triển khai sử dụng hóa đơn điện tử còn nhiều doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc sau đây: Một là, Khung pháp lý cho HĐĐT vẫn còn chưa thực sự đầy đủ cho việc triển khai rộng rãi, phổ biến áp dụng, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cách mạng công nghiệp 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đã có sự chuyển biến
  6. 238 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM rõ rệt so với các năm trước. Cụ thể là chưa có quy định về HĐĐT trong Luật Quản lý thuế, chưa có quy định cụ thể về định dạng chuẩn dữ liệu của HĐĐT.   Hai là, Việc sử dụng hoá đơn giấy vẫn còn khá phổ biến (đặt in, tự in hoá đơn giấy, không có sự kết nối chuyển dữ liệu về hoá đơn với cơ quan thuế) nên một số đối tượng lợi dụng sự thông thoáng của luật pháp để trục lợi. Các điều kiện để sử dụng HĐĐT chưa đáp ứng đầy đủ: Thứ nhất, các DN cần phải trang bị một hạ tầng kỹ thuật tốt bao gồm hệ thống quy trình từ khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ, sửa đổi và quản lý tự động trên môi trường Internet, thay thế cho quy trình tạo, xuất hóa đơn giấy trước đây. Trong thực tế, không nhiều DN có đủ kiến thức về kỹ thuật để kiểm chứng các tiêu chí về hệ thống, thiết bị, năng lực của nhân sự kỹ thuật, khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu… Thứ hai, nguồn nhân lực chưa đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn để am hiểu và vận hành hóa đơn điện tử. So với các DN lớn, thì DN nhỏ và vừa có nhiều hạn chế về mặt nguồn lực như nguồn lực về tài chính, con người, tri thức. Đây chính là những lý do mà các DN nhỏ và vừa thường né tránh việc phải triển khai các hệ thống CNTT. Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn. Thứ ba, tâm lý ngại thay đổi của bộ phận lớn các nhà quản lý đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa là rào cản. Chính tâm lý này sẽ dẫn đến hệ quả là chậm tiếp cận công nghệ. Ba là, Hóa đơn trong nhận thức của đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn là chứng từ giấy, HĐĐT chưa được nhiều người biết đến và sử dụng nên khi mới áp dụng, các doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích cho khách hàng hiểu thế nào là HĐĐT và tính pháp lý của hóa đơn này. Hiện giờ thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cũng là một hạn chế, dẫn tới HĐĐT chậm được áp dụng và triển khai trên quy mô lớn. Các kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy sử dụng HĐĐT ở Việt Nam Một là, Cần xây dựng khung pháp lý đầy đủ hơn về HĐĐT: Mặc dù gần đây Nghị định 123/2020/NĐ-CP về HĐĐT đã được ban hành nhưng vẫn cần rà soát và cần bổ sung quy định về HĐĐT trong Luật quản lý thuế cũng như các quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của HĐĐT, điều kiện, phương thức quản lý HĐĐT để xây dựng được cơ sở pháp lý để vận hành việc áp dụng HĐĐT theo thông lệ quốc tế, tạo được cơ sở dữ liệu về hóa đơn của ngành thuế để ứng dụng quản lý thuế hiện đại, góp phần xây dựng cơ quan thuế điện tử, phục vụ việc xây dựng Chính phủ điện tử. Quy định về việc chuyển dữ liệu HĐĐT cho cơ quan thuế: Đề xuất bổ sung quy định: trường hợp sử dụng HĐĐT do doanh nghiệp tự phát hành (loại không có mã của cơ quan thuế) thì định kỳ doanh nghiệp phải chuyển toàn bộ thông tin của HĐĐT đã sử dụng trong tháng/quý cho cơ quan thuế cùng với việc kê khai thuế GTGT điện tử của tháng, quý đó. Quy định xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ HĐĐT có mã của cơ quan thuế thông qua Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN: đề xuất bổ sung quy định: Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN hiện nay được cung cấp thêm dịch vụ giá trị gia tăng về HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Hai là, Cần có những biện pháp khuyến khích các đối tượng doanh nghiệp chuyển đổi phương thức thanh toán sang HĐĐT: Giảm thủ tục hành chính khi sử dụng HĐĐT: Để cải cách thủ tục hành chính, đề xuất khi cơ sở kinh doanh áp dụng HĐĐT thì cơ sở kinh doanh chỉ
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 239 thực hiện thủ tục duy nhất là đăng ký sử dụng HĐĐT có mã với cơ quan thuế (đối với trường hợp sử dụng HĐĐT có mã) hoặc Thông báo sử dụng HĐĐT với cơ quan thuế (đối với trường hợp sử dụng HĐĐT do doanh nghiệp phát hành). Ba là, Cần tiếp tục có biện pháp hỗ trợ cho lộ trình áp dụng HĐĐT một cách bắt buộc sao 01/07/2022: Việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang HĐĐT sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế, do hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng hóa đơn đặt in, trong khi đó số lượng doanh nghiệp sử dụng HĐĐT chưa phổ biến. Song song với việc mở rộng đối tượng áp dụng HĐĐT thì cũng cần phải thu hẹp đối tượng sử dụng hóa đơn giấy theo hình thức tự in, đặt in: để phát triển việc sử dụng HĐĐT thì cần hạn chế các đối tượng sử dụng hóa đơn giấy theo hình thức tự in, đặt in, theo đó đề xuất: Từ sau năm 2022, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mới thành lập không đặt in hóa đơn, cơ quan thuế đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn để bán/cấp trong một số trường hợp và cần quy định một số trường hợp sử dụng hóa đơn đặc thù là tem, vé, thẻ in sẵn. Bốn là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về HĐĐT: Biện pháp tăng cường tuyên truyền về HĐĐT nên thực hiện dưới nhiều hình thức, thông qua các cơ quan báo chí (báo in, báo điện tử và truyền hình) và tuyên truyền thông qua đài phát thanh của phường, ban quản lý các chợ, xe cổ động… để người nộp thuế hiểu về những lợi ích của việc áp dụng HĐĐT. Tóm lại, HĐĐT được xem là một nền tảng cho các DN Việt Nam phát triển trong nền kinh tế số. Hiện nay, các quy định pháp lý đang được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Những phân tích trên đây đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại nhằm tháo gỡ, và kiến nghị những giải pháp để bảo đảm việc thực hiện qui định bắt buộc về hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, nhằm phát huy hiệu quả kinh tế cho xã hội và nâng cao kỷ luật tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn chứng từ; 2. Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 hướng đẫn về khởi tạo, phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/09/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 3. Tổng cục Thuế (2021), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về áp dụng hóa đơn điện tử. 4. Web: Tổng cục Thuế; Bộ Tài chính;…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2