HOA KỲ - MỘT DÂN TỘC PHI THƯỜNG? 2
lượt xem 6
download
HOA KỲ - MỘT DÂN TỘC PHI THƯỜNG? 2 Bước đầu tiên là sự thay thế Đạo luật Mật đường năm 1733, vốn đã đặt ra mức thuế cắt cổ đối với rượu vang và mật đường nhập khẩu từ mọi khu vực nằm ngoài nước Anh, bằng Đạo luật Đường năm 1764. Đạo luật này cấm nhập khẩu rượu rum; áp mức thuế tương đối với mật đường nhập từ tất cả mọi nơi, đánh thuế rượu vang, lụa, cà phê và nhiều mặt hàng xa xỉ khác. Người ta hy vọng việc giảm thuế mật đường sẽ làm giảm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HOA KỲ - MỘT DÂN TỘC PHI THƯỜNG? 2
- HOA KỲ - MỘT DÂN TỘC PHI THƯỜNG? 2 Bước đầu tiên là sự thay thế Đạo luật Mật đường năm 1733, vốn đã đặt ra mức thuế cắt cổ đối với rượu vang và mật đường nhập khẩu từ mọi khu vực nằm ngoài nước Anh, bằng Đạo luật Đường năm 1764. Đạo luật này cấm nhập khẩu rượu rum; áp mức thuế tương đối với mật đường nhập từ tất cả mọi nơi, đánh thuế rượu vang, lụa, cà phê và nhiều mặt hàng xa xỉ khác. Người ta hy vọng việc giảm thuế mật đường sẽ làm giảm động cơ buôn lậu mật từ miền Tây ấn thuộc Hà Lan và Pháp để phục vụ các lò cất rượu rum ở vùng New England. Chính phủ Anh ra sức thực hiện Đạo luật Đường. Các quan chức hải quan cũng được lệnh tăng cường hiệu quả làm việc. Các tàu chiến của Anh ở vùng lãnh hải của Hoa Kỳ cũng được lệnh bắt giữ buôn lậu. Nhà vua cũng ban hành các sắc lệnh cho phép các sỹ quan khám xét những khu vực bị tình nghi. Cả thuế quan nhập khẩu theo quy định Đạo luật Đường và các biện pháp thực thi đạo luật này đều khiến các lái buôn ở vùng New England hoang mang. Họ cho rằng việc chi trả các khoản thuế, thậm chí ở mức thấp vẫn có thể khiến công việc kinh doanh của họ bị phá sản. Các lái buôn, các cơ quan lập pháp và các cuộc họp của thị chính đều phản đối đạo luật. Các luật sư ở thuộc địa đã phản đối với khẩu hiệu "đánh thuế không cần đại diện" để thuyết phục nhiều người Mỹ rằng họ đang bị chính mẫu quốc áp bức. Cuối năm 1764, Quốc hội ban hành Đạo luật Tiền tệ nhằm ngăn chặn các loại tiền giấy kể từ nay được phát hành ở bất kỳ thuộc địa nào thuộc Hoàng gia không được trở thành đồng tiền hợp pháp. Do các thuộc địa luôn bị thâm hụt thương mại và thường xuyên thiếu ngoại tệ mạnh, nên biện pháp này đã gây thêm một gánh nặng
- nghiêm trọng cho nền kinh tế thuộc địa. Một đạo luật cũng bị thuộc địa phản đối tương tự là Đạo luật Hậu cần được thông qua năm 1765 yêu cầu các thuộc địa phải cung cấp thực phẩm và doanh trại cho các đơn vị quân đội Hoàng gia. ĐẠO LUẬT THUẾ TEM Một phương pháp đánh thuế không cần đại diện đã làm bùng lên sự phản kháng có tổ chức lớn nhất là Đạo luật Thuế tem (Stamp Act). Đạo luật này quy định tất cả báo chí, biểu ngữ, sách nhỏ, giấy môn bài, hợp đồng thuê mướn và các loại văn bản pháp luật khác đều bị dán tem để đánh thuế. Số tiền do hải quan Mỹ thu được sẽ được sử dụng cho phòng thủ, bảo vệ và duy trì an ninh cho các thuộc địa. Được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người bất kể ngành, nghề kinh doanh, Đạo luật Thuế tem đã khiến những nhóm hùng mạnh và có tiếng nói nhất trong cộng đồng dân cư Mỹ có thái độ thù nghịch: các nhà báo, luật sư, tăng lữ, lái buôn và các doanh nhân ở cả miền Bắc và miền Nam, miền Đông và miền Tây. Các lái buôn có thế lực nhất đã tập hợp lực lượng để phản kháng và lập ra những hiệp hội phi nhập khẩu. Thương mại với mẫu quốc đã sụt giảm vào mùa hè năm 1765 vì những nhân vật có uy thế đã tụ hợp thành nhóm những người con của tự do- những tổ chức bí mật được thành lập để phản đối Đạo luật Thuế tem, thường là bằng các biện pháp bạo lực. Từ bang Massachusetts tới bang Nam Carolina, những đám đông buộc những viên chức thuế tội nghiệp phải thôi việc, đồng thời đập tan những con tem đánh thuế. Phong trào phản kháng của du kích cũng đã vô hiệu hóa được Đạo luật này. Được đại biểu Patrick Henry khích lệ, Quốc hội bang Virginia đã thông qua một loạt nghị quyết vào tháng 5 lên án việc đánh thuế không cần đại diện là một sự đe dọa đối với các quyền tự do của thuộc địa. Quốc hội cũng tuyên bố người dân Virginia có mọi quyền như người Anh, và do vậy chỉ có các đại biểu do họ bầu
- chọn mới có quyền áp thuế. Hội đồng Lập pháp bang Massachusetts đã mời tất cả các thuộc địa cử đại biểu tới dự Đại hội Thuế tem ở New York tổ chức vào tháng 10/1765 để xem xét những lời kêu gọi Hoàng gia và Quốc hội Anh giảm thuế. 27 đại biểu từ chín thuộc địa nhân cơ hội này đã tranh thủ dư luận ở thuộc địa. Sau nhiều cuộc tranh cãi, Đại hội đã thông qua một loạt nghị quyết khẳng định không có loại thuế nào đã từng hay có thể được áp lên họ, ngoại trừ bởi cơ quan lập pháp của riêng họ và Thuế tem đã thể hiện rõ ràng xu hướng bãi bỏ mọi quyền và tự do của những người đi khai hoang. ĐÁNH THUẾ KHÔNG CẦN ĐẠI DIỆN Câu hỏi được nêu ra như vậy chỉ xoay quanh vấn đề đại diện. Những người đi khai hoang tin rằng họ sẽ không được đại diện trong Quốc hội trừ phi họ thực sự bầu ra các Thượng nghị sỹ. Nhưng ý tưởng này trái ngược với nguyên tắc của người Anh về đại diện thực tế, theo đó mỗi đại biểu Quốc hội đều đại diện cho lợi ích của cả nước và của cả đế chế - ngay cả khi khu vực cử tri của vị đại biểu đó chỉ bao gồm một số rất ít chủ sở hữu tài sản. Lý thuyết này cho rằng tất cả thần dân Anh đều có chung lợi ích như nhau với tư cách là người sở hữu tài sản khi bầu các đại biểu Quốc hội. Các nhà lãnh đạo Mỹ lại lập luận rằng họ chỉ có quan hệ hợp pháp duy nhất với Hoàng gia. Chính nhà vua đã cho phép thiết lập các thuộc địa bên kia đại dương và chính nhà vua đã cung cấp cho họ bộ máy chính quyền. Họ khẳng định rằng nhà vua vừa là người trị vì nước Anh vừa trị vì tất cả các thuộc địa, song họ quả quyết Quốc hội Anh có quyền ban hành các sắc luật cho thuộc địa thì cơ quan lập pháp của thuộc địa cũng có quyền ban hành luật pháp cho nước Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc đấu tranh của họ với vua George đệ Tam cũng quyết liệt không kém so với Quốc hội. Các phe phái câu kết với Hoàng gia nhìn chung kiểm soát Quốc hội và thể hiện quyết tâm của nhà vua muốn duy trì chế độ quân chủ hùng mạnh.
- Quốc hội Anh bác bỏ lập luận của thuộc địa. Tuy nhiên, các lái buôn người Anh do đánh giá được tác động của phong trào tẩy chay ở Mỹ nên đã ủng hộ phong trào đòi hủy bỏ luật. Năm 1766, Quốc hội đã lùi bước, bãi bỏ Thuế tem và sửa đổi Đạo luật Đường. Tuy nhiên, để xoa dịu những người ủng hộ chế độ trung ương tập quyền đối với các thuộc địa, Quốc hội thực hiện các biện pháp nêu trên, đồng thời thông qua Đạo luật Tuyên bố quyền lập pháp, khẳng định Quốc hội đều có quyền ban hành pháp luật có hiệu lực đối với tất cả các thuộc địa trong bất luận mọi trường hợp. Các thuộc địa chỉ được tạm thời miễn thi hành trong trường hợp sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng. CÁC ĐẠO LUẬT TOWNSHEND Năm 1767 đã chứng kiến hàng loạt các biện pháp khác chứa đựng những nhân tố gây mâu thuẫn. Charles Townshend, Bộ trưởng Tài chính Anh đã cố xây dựng một chương trình tài khóa mới sau khi liên tục có sự phản đối tình trạng sưu cao, thuế nặng ở trong nước. Với ý định giảm thuế cho người Anh bằng cách thu thuế triệt để hơn vào ngành thương mại của Mỹ, Charles Townshend đã xiết chặt quản lý thuế quan, đồng thời áp đặt thuế nhập khẩu đối với các thuộc địa khi nhập các các mặt hàng của Anh như giấy, thủy tinh, chì và chè. Các Đạo luật Townshend được đưa ra với lập luận cho rằng thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu của các thuộc địa là hợp pháp nhưng loại thuế trong nước (như Thuế tem) lại không hợp pháp. Các Đạo luật Townshend được ban hành để gia tăng nguồn thu, một phần là để lo cho các quan chức ở thuộc địa và duy trì lực lượng quân đội Anh tại Mỹ. Trước tình hình đó, luật sư Philadelphia là John Dickinson trong tác phẩm Những bức thư của một chủ trại xứ Pennsylvania đã lập luận rằng Quốc hội có quyền kiểm soát thương mại của đế chế nhưng không có quyền đánh thuế các thuộc địa, cho dù các khoản thuế quan đó đánh vào hàng trong nước hay nước ngoài.
- Tình trạng phản đối việc thông qua các sắc thuế Townshend ít mang tính bạo lực hơn so với cơn thịnh nộ của dân chúng đối với Thuế tem. Tuy vậy, nó vẫn mạnh mẽ, đặc biệt ở các thành phố duyên hải miền Đông. Một lần nữa, các lái buôn lại thỏa thuận không nhập khẩu, đồng thời người dân buộc phải sử dụng các sản phẩm địa phương. Chẳng hạn, những người đi khai hoang giờ đây mặc quần áo dệt bằng sợi se tại nhà và dùng những đồ uống khác thay thế nước chè. Họ sử dụng giấy tự chế, còn nhà cửa thì không cần quét vôi. Ở Boston, việc thực thi các quy định mới đã châm ngòi cho bạo lực. Khi phòng thuế tìm cách thu thuế, họ đã bị quần chúng tấn công và đối xử thô bạo. Vì lý do vi phạm như vậy nên hai trung đoàn từ nước Anh đã được cử tới để bảo vệ nhân viên thuế vụ. Sự hiện diện của quân lính Anh ở Boston đã trở thành nguyên nhân thường xuyên dẫn tới tình trạng rối loạn. Ngày 5/3/1770, mâu thuẫn giữa dân chúng với binh lính Anh lại bùng nổ thành bạo lực. Việc ném tuyết vô hại vào binh sỹ Anh lúc đầu giờ đây đã chuyển thành cuộc tấn công của đám đông hỗn độn. Một kẻ nào đó ra lệnh bắn. Khi khói súng tan đi, ba người dân Boston nằm chết trên tuyết. Được gọi là vụ thảm sát ở Boston, sự kiện này đã được mô tả là một bằng chứng về sự tàn nhẫn và bạo ngược của người Anh. Phải đối mặt với tình trạng phản đối như vậy, năm 1770, Quốc hội đã quyết định rút lui chiến lược và hủy bỏ tất cả các luật thuế Townshend, ngoại trừ thuế đánh vào chè - một loại hàng xa xỉ ở thuộc địa chỉ rất ít người có điều kiện uống. Đối với hầu hết mọi người, quyết định của Quốc hội Anh chứng tỏ các thuộc địa đã giành được một sự nhượng bộ lớn và phong trào chống nước Anh phần lớn đã lắng xuống. Lệnh cấm vận của thuộc địa đối với chè Anh vẫn tiếp tục nhưng không được áp dụng một cách quá cứng nhắc. Đời sống ngày càng được cải thiện, do vậy phần lớn các nhà lãnh đạo thuộc địa đều sẵn sàng để tương lai muốn diễn ra như thế nào tùy ý.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO ÁN TIẾN TRÌNH VÀ VĂN HOÁ NHẬN THỨC
4 p | 689 | 149
-
CÔNG LAO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA, THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ THÁNG 3 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 1945)
10 p | 533 | 140
-
Những lễ hội và tập tục kỳ lạ của người dân tộc thiểu số
2 p | 385 | 92
-
Đề thi cuối kỳ môn Nhân học đại cương: Mã đề thi 112
10 p | 870 | 82
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương ba NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII)
14 p | 324 | 78
-
Trang phục của dân tộc Khơme
5 p | 309 | 33
-
VĂN HÓA NGƯỜI MƯỜNG
22 p | 195 | 21
-
Tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
6 p | 148 | 21
-
Nghệ thuật dệt thổ cẩm đặc sắc của dân tộc Mường
4 p | 172 | 19
-
Nghệ thuật làm giấy của những người thợ dân tộc Mông
4 p | 131 | 11
-
Trang phục dân tộc La Chí
4 p | 119 | 8
-
Trang phục Nam và Nữ dân tộc Lô lô
5 p | 110 | 8
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - 2
6 p | 92 | 8
-
Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
4 p | 115 | 7
-
Chiếc Khăn duyên – biểu tượng cho lòng chung thủy của phụ nữ Mường
4 p | 118 | 6
-
Lễ hội tăm khảu máu
3 p | 109 | 6
-
Đóng góp của Phan Huy Chú đối với địa chí dân tộc
7 p | 96 | 5
-
Những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
38 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn