intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Họa sĩ chuyên nghiệp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lâu nay, trong lĩnh vực hội họa ở Việt Nam, khi nói về họa sĩ này, họa sĩ nọ, nhiều người vẫn rất "hồn nhiên" trong sự đánh giá : "ồ đó chỉ là một tay nghiệp dư có gì đáng nói", hay "Đó mới là một tay chuyên nghiệp!". Sự đánh giá này, thường chỉ căn cứ vào một trong hai khía cạnh: một là họa sĩ đã được đào tạo qua trường lớp chính quy; hai là họa sĩ hoạt động trong lĩnh vực hội họa một cách "chuyên nghiệp" - tức lấy vẽ làm hoạt động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Họa sĩ chuyên nghiệp

  1. Họa sĩ chuyên nghiệp (*) Nguyên Hưng Lâu nay, trong lĩnh vực hội họa ở Việt Nam, khi nói về họa sĩ này, họa sĩ nọ, nhiều người vẫn rất "hồn nhiên" trong sự đánh giá : "ồ đó chỉ là một tay nghiệp dư có gì đáng nói", hay "Đó mới là một tay chuyên nghiệp!". Sự đánh giá này, thường chỉ căn cứ vào một trong hai khía cạnh: một là họa sĩ đã được đào tạo qua trường lớp chính quy; hai là họa sĩ hoạt động trong lĩnh vực hội họa một cách "chuyên nghiệp" - tức lấy vẽ làm hoạt động chủ yếu và sống được bằng tranh. Tranh Nguyễn Gia Trí
  2. "Định nghĩa hóa" nói trên gắn liền với sự đánh giá, định giá, thậm chí thái độ trọng thị hay rẻ rúng. Đó là một sai lầm. Nó cản trở tầm nhìn, đã đành. Nó còn làm thiên lệch các cảm nhận về giá trị trong hội họa. Điều này, khi trở thành phổ biến, có tác dụng chi phối như một định kiến chung thì tác hại sẽ là sự trì trệ, của nền mỹ thuật. Với quan niệm họa sĩ chuyên nghiệp là họa sĩ được đào tạo hẳn hoi, người ta rất dễ không nhìn thấy những giá trị thật của các tài năng bột phát, và rất dễ đẩy các họa sĩ trường lớp đến chỗ an tâm với nhiều ngộ nhận. Không ít họa sĩ chỉ thấy được giá trị hội họa qua các khía cạnh hình thức như kỹ thuật, sự cân bằng thị giác về bố cục, về màu sắc; vẽ như một thói quen và theo đuổi những mục đích bên ngoài nghệ thuật - có thể là kinh tế, chính trị. Với quan niệm họa sĩ chuyên nghiệp là họa sĩ hoạt động trong lãnh vực hội họa một cách "chuyên nghiệp" thì thường người ta có khuynh hướng đánh đồng mọi cấp độ giá trị nghệ thuật - có những họa sĩ làm việc nhiều, tài hoa nữa là khác, nhưng vẽ tranh thực tế là quá trình "nhân bản vô tính" một số mô típ hình thức thủ đắc từ sự tìm kiếm, so lọc bên ngoài. Nói chung, vấn đề "họa sĩ chuyên nghiệp" chỉ có ý nghĩa tương đối trong cái nhìn xã hội học. Trong nghệ thuật, nó không cần phải được đặt ra. Lịch sử hội họa cho thấy có rất nhiều "tên tuổi" không hề qua trường lớp và có rất nhiều họa sĩ lưu danh muôn thuở với điều kiện sáng tác ở mức tối thiểu. Nghệ thuật là chuyện của tâm hồn. Không ai có thể nói là họa sĩ này,
  3. họa sĩ nọ đã biểu đạt những xung động nội tâm của mình một cách chuyên nghiệp. Vấn đề chỉ là có hay không một khả năng biểu đạt, ở đâu và lúc nào cũng vậy, tầm cỡ của một họa sĩ là tùy vào ý thức sáng tạo, vào chiều sâu nhân cách, vào sự độc đáo của cách nhìn, cách biểu hiện, chứ không phải mức độ cái “đẹp” được thể hiện. Tất nhiên để có được khả năng biểu đạt mọi họa sĩ đều phải tu luyện. Sự thật, ở khía cạnh này, việc được đào tạo chính quy không hề đối lập với sự tự đào tạo. Nhiều khi ở người tự học, tính tự giác cao, tầm nhìn thông thoáng và có phương pháp, sự tiếp thu lại nhuần nhuyễn hơn, do đó có khả năng quyền biến, tự do hơn. Xoáy vào đề tài cũ kỹ này, tôi có làm một việc thừa không? Có thể. Nhưng thử nhìn lại toàn cảnh nền mỹ thuật Việt Nam hiện tại hẳn thấy cái quan niệm lệch lạc kia đang có tác dụng chi phối. Số lượng hội viên hội mỹ thuật tăng nhanh chưa hề có. Và chất lượng mỹ thuật vẫn cứ ở mức tầm tầm - có thật nhiều tranh “đẹp” nhưng lại quá ít tranh làm lay động tâm hồn, và hiếm hoi hơn nữa những bức tranh có ý nghĩa khai phóng cho một cách nhìn, một tầm nhìn nào đó. Nói chung, có quá ít họa sĩ vẽ tranh như một sự cởi mở, biểu hiện mang tính chất nội tại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2