intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HOAN HÔ, CUỐI CÙNG CÁC HOẠ SĨ ĐÃ KHỐNG CHẾ ĐƯỢC MẠNG INTERNET!

Chia sẻ: Ngoclan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cũng như với nghệ thuật video trong những năm 1960 và tác phẩm kỹ thuật số đầu tiên ra đời trong những năm 1980 và 1990, những tiến bộ về công nghệ đang không chỉ tạo ra một loạt những công cụ mới cho sáng tạo mỹ thuật mà còn là những nguồn phản ánh lớn lao và những chủ đề mới cho bình luận xã hội

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HOAN HÔ, CUỐI CÙNG CÁC HOẠ SĨ ĐÃ KHỐNG CHẾ ĐƯỢC MẠNG INTERNET!

  1. HOAN HÔ, CUỐI CÙNG CÁC HOẠ SĨ ĐÃ KHỐNG CHẾ ĐƯỢC MẠNG INTERNET!
  2. Cũng như với nghệ thuật video trong những năm 1960 và tác phẩm kỹ thuật số đầu tiên ra đời trong những năm 1980 và 1990, những tiến bộ về công nghệ đang không chỉ tạo ra một loạt những công cụ mới cho sáng tạo mỹ thuật mà còn là những nguồn phản ánh lớn lao và những chủ đề mới cho bình luận xã hội. Và từ đó đã ra đời một thẩm mỹ mới bắt nguồn cảm hứng từ các mạng YouTube và Google. Giờ đây thế giới đang dấy lên một phong trào tấn công, lật đổ và phê phán phần cứng, phần mềm, nội dung và hình ảnh - ngay cả triết lý - của thế giới mạng nữa. Thí dụ mạng Beige chẳng hạn. Là một tập thể sáng tác mỹ thuật bằng lập trình máy tính Mỹ gồm 4 thành viên, Beige đã tạo dựng tiếng tăm cho mình trong mấy năm qua bằng cách đột nhập vào mã của các “game cartridges” trước đây của Nintendo, rồi cải biến chúng thành những tác phẩm mỹ thuật hoạt hình. Bị tin tặc đánh cắp ngay từ mục đích ban đầu của nó, “sân chơi game” (game platform) nổi tiếng này giờ đây đã quay trở lại, biến thành một không gian trừu tượng, nơi các ô vuông trừu tượng phát sáng cứ trôi nổi, bồng bềnh theo nhịp điệu của âm nhạc điện tử.
  3. Kể từ năm 2000 đến nay, khi tập thể này tạo ra được kỹ thuật cơ bản đầu tiên của mình, nó đã thể hiện tính bền vững hơn so với một số công nghệ nó sử dụng. Các thành viên của tập thể này đã xuất hiện tại các sự kiện và các bảo tàng lớn, bao gồm cả Hội chợ Lưỡng niên Whitney dành cho mỹ thuật đượng đại ở New York, Viện Mỹ thuật Đương đại ở Luân Đôn, và Viện Bảo tàng Guggenheim ở New York. Trong số các sáng kiến đổi mới của Beige có sự khai thác việc lập trình các lỗi gây nên khoảng trống trong việc truyền số liệu , tạo nên một hiệu ứng pixel hóa được gọi là “dư ảnh” (residue) trên màn hình; lỗi này được sử dụng và nhân lên một cách có chủ định trong nhiều tác phẩm khác nhau. Paul Pieroni, đồng giám tuyển mỹ thuật của SEVENTEEN, một gallery ở Đông Luân Đôn là người tiên phong trong việc triển lãm các tác phẩm do công nghệ sáng tác ra, đã phát biểu: “Đây chính là “mỹ thuật ra đời từ lỗi kỹ thuật” (glitch art). Về cơ bản, đây là “cách thẩm mỹ hóa lỗi của máy tính” (aesthetization of computer fault). Năm 2007, gallery này đã tạo điều kiện giúp đỡ cho Paul B. Davis, một thành viên của Beige, tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên. Từ bấy đến nay, gallery này đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày cho Davis cũng như cho các họa sĩ sáng tác bằng công
  4. nghệ điện tử khác, kể cả cặp đôi John Michael Boling và Javier Morales ở New York và Eric Fensler ở California. Pieroni nói: “Đang có một khoa mỹ học mới nổi lên từ thực tiễn công nghệ.” Anh cho biết, ví dụ “nén số liệu” (datamoshing), hay còn gọi là “mỹ học rút gọn” (compression aesthetics): đây là một hình thức mới phát triển gần đây của “mỹ thuật ra đời từ lỗi kỹ thuật”, nó thao tác các khung nén, tạo nên “một diện mạo được ‘pixel’ hoá hết mức” (overly-pixellated appearance). Người đi tiên phong trong lĩnh vực này chính là Paul B. Davis cùng hai nghệ sĩ khác nữa, Sven Koenig và Takeshi Murata, cộng tác với Paper Rad, một tập thể truyền thông mới khác, có ảnh hưởng lớn trong thế giới điện tử. Từ bấy đến nay, phương pháp này đã được giám đốc các hãng video áp dụng, kể cả hãng Nabil Elderkin, trong việc thâu băng Welcome to Heartbreak của Kanye West, một “rapper” nổi tiếng. Khả năng hiện diện khắp nơi của Internet đã triệt để thay đổi cách ta làm những việc cơ bản nhất. Pieroni nói: “Gọi đó là “Google hoá” mọi thứ (googlification) - YouTube là một ví dụ tuyệt vời: loại hình nội dung văn hóa luôn thường trực này quả khiến ta phải sững sờ, và xưa nay chưa từng có.”
  5. Aleksandra Domanovic, một nữ nghệ sĩ ở Berlin, sử dụng trang Web để sáng tác các cơ cấu hình trực tuyến: trên mỗi ‘site’ do chị lập nên, chị thể hiện một tác phẩm mỹ thuật ý niệm (conceptual art); Oliver Laric, người bạn tri kỷ của chị cũng ở Berlin, xây dựng các tập hợp videos của YouTube, tổng hoà các thành tố của cảnh quay YouTube, rồi sau đó anh lại ‘phóng’ trở lại lên site đó và lên cả địa chỉ mạng của anh nữa. Boling và Morales, hai họa sĩ ở New York, đã đưa khái niệm “độ-căng-tới-hạn” vào Google, với một tập hợp như một trò đùa không hơn không kém - đó là http://www.gooooooooooooooooooooooooo ogle.com/. Pieroni nói: “Ngoài việc được thấy họ đưa ra một nghệ thuật chỉ trích mạnh mẽ Kỷ nguyên Internet, thật là dễ chịu khi thấy các họa sĩ tiến kịp các bước này, để rồi lao vào Internet, ở cấp độ thuần tuý mỹ thuật thị giác.” Tác phẩm sử dụng công nghệ thường nhằm mục đích bình luận xã hội và hiệu ứng mỹ học. Ceci Moss, biên tập viên cao cấp của Rhizome, một tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận tập trung chú ý vào công nghệ thông tin ( IT ), có liên kết với Viện Bảo tàng Mỹ thuật Đương Đại mới ở New York, nói: “Đối với một số họa sĩ, mối quan tâm của họ bắt nguồn từ sự tham gia vào các vấn đề văn hoá hoặc xã hội gắn liền với các công nghệ mới.” Chẳng hạn, Chị Moss cho biết Superflex, một tập thể Đan Mạch, đã tranh thủ được nhiều ý tưởng từ phong trào Nguồn Mở (Open Source movement).
  6. Open Source dựa vào các lập trình viên trên toàn thế giới; họ làm việc tập thể, nhằm cải tiến và chia sẻ các mã số phần mềm, như hệ điều hành Linux chẳng hạn. “Copyshop”, dự án 2005 của Superflex, được thiết kế như một ‘copy shop’ thực sự, cho phép sao chép miễn phí đồng thời có thể cải biến các văn bản và hình ảnh trong những trường hợp mà các họa sĩ miêu tả là một thách thức có tính toán đối với ý tưởng về sở hữu trí tuệ. Chị Moss nói: “Bằng cách khuyến khích sự phân phối thông tin dưới dạng vật chất, các nghệ sĩ hy vọng đưa ra ánh sáng các vấn đề về sở hữu trí tuệ; chúng giờ đây đã trở thành một chủ đề quan trọng do sự ra đời của các công nghệ mới.” Collectif 1.0.3., một nhóm nghệ sĩ Pháp, đang nghiên cứu việc bảo tồn các tác phẩm mỹ thuật và tri thức thông qua công nghệ số. “Misma”, hệ máy tính của nhóm này - một từ viết tắt tiếng Pháp có nghĩa là “module can thiệp nhằm lưu giữ các phương pháp sáng tác mỹ thuật” - tạo ra (generate) các bản đồ số, bằng cách đặt một qui trình tự động vào trong quá trình vận động của máy tính. Kết quả là ta có được một hình ảnh trừu tượng, trông rất giống một họa phẩm mỹ thuật Vị lai chủ nghĩa, và nó chính là “mẫu bản ghi được mã hoá” (coded record) chủ đề của nó, có thể là bất cứ thứ gì từ một tác phẩm hội hoạ, hoặc một bài hát cho đến toàn bộ một thư viện điều có thể mã hóa.
  7. Nils Aziosmanoff, giám đốc của “Cube”, một không gian triển lãm các phương tiện truyền thông mới ở phía tây-nam Paris, nói: “Ta không thế so sánh loại hình tác phẩm mỹ thuật đang được sáng tác thông qua các công nghệ mới với bất cứ thứ gì khác, bởi vì trong nhiều trường hợp nó có tác dụng như một sự “dịch chuyển của hệ biến hoá” (paradigm shift). Hễ có một thiết bị mới nào đó ra đời, nó lại đưa ra một cách truyền đạt thông tin hoàn toàn mới.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2