Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
lượt xem 5
download
Bài viết Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trình bày chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm; Chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ThS Bùi Ngọc Hiền Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 1. Chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Vùng là khái niệm dùng để chỉ ―phần đất đai hoặc, nói chung, không gian tƣơng đối rộng, có những đặc điểm nhất định về tự nhiên hoặc xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh‖1. Dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, vùng là một phần lãnh thổ có những đặc điểm kinh tế - xã hội riêng, đƣợc phân chia để quản lý và phát triển theo mục tiêu, định hƣớng của Nhà nƣớc. Hiện nay, nƣớc ta có 06 vùng kinh tế - xã hội, 04 vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm ―là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nƣớc‖ (Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP). Với tƣ cách là một bộ phận lãnh thổ của quốc gia, đƣợc Nhà nƣớc quy hoạch để ―giữ vai trò động lực, đàu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nƣớc‖, mỗi vùng kinh tế trọng điểm có những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển tƣơng đối riêng biệt. Trên cơ sở đó, mỗi vùng kinh tế trọng điểm cần có hệ thống chính sách riêng để bứt phá, phát triển, làm hạt nhân, tạo động lực phát triển chung cho cả nƣớc. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định định hƣớng trong phát triển vùng trong thời gian tới: ―Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùng khác… Thực hiện quy hoạch vùng, chính sách vùng; sớm xây dựng và thể chế h a cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu và phân công cụ thể trách nhiệm cho từng địa phương trong vùng…‖. Chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm đƣợc hiểu là tổng thể định hƣớng, mục tiêu, giải pháp cũng nhƣ các phƣơng pháp, công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động đến các chủ thể, các quá trình kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế trọng điểm nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phát triển, trở thành hạt nhân, động lực lôi kéo các địa phƣơng xung quanh và cả nƣớc phát triển. Chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm là hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một vùng kinh tế trọng điểm xác định. Hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm bao gồm nhóm chính sách tạo lập không gian kinh tế - xã hội chung cho toàn vùng (không gian sống, không gian sản xuất, thƣơng mại…); nhóm chính 1 Viện Ngôn ngữ học (2016), Từ điển tiếng Việt (GS. Hoàng Phê – Chủ biên), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 1436. 300
- sách khuyến khích, tạo động lực phát triển kinh tế (ƣu tiên các ngành kinh tế mũi nhọn, quy hoạch, quản lý các nguồn lực phát triển chung của vùng…); nhóm chính sách văn hóa – xã hội (không gian văn hóa của vùng, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các nhóm xã hội yếu thế, hạn chế gia tăng khoảng cách giàu nghèo…); nhóm chính sách bảo vệ tài nguyên – môi trƣờng (quản lý, bảo vệ tài nguyên chung của vùng; quản lý, bảo vệ môi trƣờng, sinh thái…)… Dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm là công cụ quan trọng nhất để Nhà nƣớc quản lý, điều hành phát triển vùng kinh tế trọng điểm theo định hƣớng, mục tiêu đã xác định. Hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm có vai trò quan trọng vì mục tiêu của nó không chỉ hƣớng tới phát triển vùng mà còn hƣớng đến lôi kéo, hỗ trợ, tạo động lực đối với các vùng xung quanh, đối với cả nƣớc. Trƣớc hết, ở góc độ quản lý vĩ mô, hoạch định và tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm giúp Nhà nƣớc quản lý, định hƣớng, điều tiết, cân đối sự phát triển toàn diện của cả nƣớc trên cơ sở phát huy đƣợc thế mạnh của từng vùng kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, hoạch định và tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm cũng giúp phát huy tính năng động, sáng tạo của từng vùng kinh tế trọng điểm, của từng địa phƣơng; tạo điều kiện cho các vùng, các địa phƣơng có tiềm lực, khả năng vƣơn lên, phát triển nhanh là đầu tàu lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển của các vùng, các địa phƣơng xung quanh cũng nhƣ sự phát triển chung của cả nƣớc. Một yêu cầu đặt ra là hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phải hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững. Theo Báo cáo ―Tƣơng lai chung của chúng ta‖, Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển năm 1987, "phát triển bền vững" đƣợc định nghĩa là ―sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà phải đảm bảo tiếp tục phát triển trong tƣơng lai‖. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trƣởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trƣờng (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)2. Nhƣ vậy, yêu cầu đảm bảo cho phát triển bền vững phải đƣợc đảm bảo trong hoạch định và thực thi mỗi chính sách trong hệ thống chính sách phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Các chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phải hƣớng tới đảm bảo đạt đƣợc đồng bộ, hài hòa, bền vững ba mục tiêu: (1) Phát triển kinh tế toàn diện; (2) Phát triển văn hóa – xã hội; (3) Quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái. 2 Phạm Thị Thanh Bình (2016), ―Phát triển bền vững ở Việt Nam: tiêu chí đánh giá và định hƣớng phát triển, 12/10/2016, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-ben-vung-o-viet-nam- tieu-chi-danh-gia-va-dinh-huong-phat-trien-94064.html. 301
- 2. Chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang), có diện tích 30.595 km2 (chiếm khoảng 9,24% diện tích cả nƣớc) với 19.341,3 nghìn ngƣời (chiếm khoảng 21% dân số cả nƣớc) (Tổng cục Thống kê, 2015). Vùng đƣợc xác định là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nƣớc; là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thƣơng, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn là đầu tàu của cả nƣớc trong phát triển kinh tế. Năm 2016, mức tăng trƣởng kinh tế của vùng gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nƣớc, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân sách quốc gia, thu hút hơn 60% số dự án và 50% số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Theo Viện trƣởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, ―Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần tận dụng lợi thế để thể hiện vai trò là một thế lực phát triển. Quy hoạch chung phải gắn đƣợc lợi ích tổng thể quốc gia vào đây, đặt lợi ích vùng trong chiến lƣợc phát triển của Việt Nam‖3. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện, việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn một số bất cập, là lực cản lớn để vùng phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế và hƣớng tới phát triển bền vững. Một là, hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chƣa toàn diện, đồng bộ. Theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, Quy hoạch là cơ sở cho việc lập điều chỉnh, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng trong Vùng. Quyết định cũng quy định các bộ có trách nhiệm đề xuất cơ chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của mình. Tuy nhiên, đến nay, một số ngành, lĩnh vực cũng nhƣ một số địa phƣơng còn chậm trong thực hiện các nhiệm vụ này làm cho hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chƣa đầy đủ, toàn diện. Hai là, tính liên kết giữa các địa phƣơng trong vùng trong thực thi chính sách vùng chƣa đồng bộ. Đây cũng là thực trạng chung trong phạm vi cả nƣớc nhƣ Viện trƣởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận định tại Hội thảo quốc tế ―Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng ở Việt Nam‖, Việt Nam hiện đang tồn tại 64 nền kinh tế - bao gồm mỗi tỉnh, thành phố trực 3 Vũ Hạnh (2017), ―Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tự tin với kì vọng phát triển‖, 28/01/2017, http://vov.vn/kinh-te/vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam-tu-tin-voi-ki-vong-phat-trien-588619.vov. 302
- thuộc Trung ƣơng là một nền kinh tế, cộng với nền kinh tế Trung ƣơng4. Ở góc độ vĩ mô, tình trạng này làm cho nền kinh tế quốc gia bị chia cắt, manh mún, tự phát, khó kiểm soát. Ở góc độ vùng, các lợi ích chung, thế mạnh của vùng không đƣợc tận dụng khai thác tối đa để phục vụ phát triển. Ở góc độ từng địa phƣơng, có những địa phƣơng lãng phí nguồn lực, có địa phƣơng gặp khó khăn trong phát triển khi không có các điều kiện, nguồn lực để phát triển. Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mặc dù Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 với định hƣớng phát triển toàn diện, bền vững vùng nhƣng trên thực tế, các hoạt động liên kết trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển vùng còn chƣa đồng bộ, rõ ràng. Trên phạm vi toàn vùng cần có các hoạt động, giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn để hƣớng đến phát triển bền vững vùng nhƣ: quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên chung (đất, nƣớc…); quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ cho toàn vùng; quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu chung cho sản xuất toàn vùng; quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực cho toàn vùng; cam kết chung của các địa phƣơng trong quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sinh thái… Ba là, việc điều phối, tổ chức thực thi hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chƣa rõ ràng, cụ thể ―nên trách nhiệm cũng nhƣ hiệu quả thực hiện còn hạn chế và tự phát‖5. Đây cũng là thực trạng chung đối với 06 vùng kinh tế - xã hội và 04 vùng kinh tế trọng điểm trong cả nƣớc. Tại Hội thảo quốc tế ―Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng ở Việt Nam‖, Trƣởng Ban Kinh tế Trung ƣơng Vƣơng Đình Huệ cũng nhận định: ―thiếu thể chế quản trị, điều phối vùng hiệu quả, do đó thiếu cơ chế ra quyết định và cơ chế điều phối tập thể liên kết giữa các địa phƣơng để thúc đẩy quá trình ra quyết định kinh tế vùng‖6. 3. Một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Một là, tiếp tục hoàn thiện các chính sách hiện hành và ban hành các chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tiễn và đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững Trên cơ sở định hƣớng, mục tiêu phát triển chung, Nhà nƣớc cần hoàn thiện các chính sách hiện hành, ban hành các chính sách mới để giải phóng mọi nguồn lực, tháo gỡ mọi rào cản để thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển toàn diện, bền vững theo định hƣớng các ngành, lĩnh vực đã xác định trong Quyết định số 252/QĐ- TTg. Các chính sách trong hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần đƣợc hoạch định, hoàn thiện trên những luận cứ khoa học; điều kiện, yêu cầu thực tiễn của vùng; các phân tích dự báo phát triển. Các chính sách hƣớng đến đạt 4 Tự Cƣờng (2016), ―Mạnh ai nấy làm?‖, 05/4/2016, http://dbnd.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=63&Group=9&NID=3466&manh-ai-nay-lam. 5 Nguyễn Huế (2016), ―Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn thiếu bền vững‖, 23/12/2016, http://www.baomoi.com/phat-trien-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam-con-thieu-ben-vung/c/21156889.epi 6 Tạp chí tài chính online (2016), ―GS. TS. Vƣơng Đình Huệ: Cần giải đáp 9 câu hỏi về liên kết vùng‖, 02/4/2016, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/gsts-vuong-dinh-hue-can-giai-dap-9- cau-hoi-ve-lien-ket-vung-79278.html. 303
- đƣợc các mục tiêu đã xác định trong Quyết định số 252/QĐ-TTg với ba mục tiêu trụ cột: 1) Tăng trƣởng bền vững kinh tế trên cơ sở hiện đại hóa nền kinh tế của vùng và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên. Xây dựng nền kinh tế năng động, đồng bộ trong phạm vi toàn vùng; phát triển mạnh khu vực kinh tế tƣ nhân; chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng…; 2) Thúc đẩy phát triển đồng bộ văn hóa – giáo dục – xã hội. Trong đó chú ý xây dựng không gian, môi trƣờng văn hóa; quy hoạch, nâng cao chất lƣợng các trƣờng dạy nghề để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động cùng với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, có những chính sách riêng hỗ trợ các nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thƣơng trong quá trình phát triển...; 3) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản lý, bảo vệ môi trƣờng trên cơ sở quy hoạch, quản lý nguồn tài nguyên chung của vùng (đất, nƣớc, không khí…) và quản lý, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng. Hai là, tổ chức tốt hoạt động tham vấn chính sách trong chu trình chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tham vấn chính sách công (tham vấn chính sách) đƣợc hiểu là việc các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo đảm và phát huy vai trò của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong chu trình chính sách công: nhận diện vấn đề chính sách, hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Đối với chính sách công, các bên có liên quan là các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức tƣ vấn, chuyên gia độc lập… Thông qua tổ chức tham vấn chính sách, các cơ quan nhà nƣớc sẽ tranh thủ đƣợc trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn của các cá nhân, tổ chức để đảm bảo cho nội dung chính sách khoa học, sát với tình hình thực tiễn, sau khi đƣợc ban hành dễ dàng đi vào cuộc sống, đƣợc thực thi hiệu quả, tác động tích cực đến xã hội. Đồng thời, thông qua tổ chức tham vấn chính sách, định hƣớng, mục tiêu của Nhà nƣớc và mong muốn, nguyện vọng của Nhân dân gặp nhau, kết tinh trong nội dung chính sách. Về hình thức tổ chức tham vấn chính sách, các cơ quan nhà nƣớc có thể tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, các diễn đàn trực tuyến hay công khai ý tƣởng, dự thảo chính sách trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để mọi ngƣời dân tham vấn. Trong tham vấn chính sách các chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần chú ý đến vai trò của các chuyên gia, các nhà khoa học. Tổ chức các hình thức tham vấn phù hợp để các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia, phát huy trách nhiệm công dân, trí tuệ của mình đối với quá trình phát triển bền vững vùng. Bên cạnh đó, trong tổ chức tham vấn chính sách các chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không thể không chú ý đến vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức, công dân – những chủ thể chính trong quá trình thực thi các chính sách và cũng là đối tƣợng chính thụ hƣởng các giá trị, lợi ích mà các chính sách đó đem lại. 304
- Để tổ chức tham vấn chính sách hiệu quả, các cơ quan nhà nƣớc cần đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của tham vấn chính sách. Bên cạnh đó, đòi hỏi sự nghiêm túc trong tổ chức tham vấn chính sách, tiếp thu tham vấn chính sách. Đồng thời, phát huy tốt trách nhiệm của chủ thể tham vấn và không ngừng nâng cao năng lực tổ chức, thiết kế các hoạt động tham vấn chính sách của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm. Ba là, xác lập vai trò điều phối vùng hiệu quả; xác định quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong tổ chức thực thi hệ thống chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rõ ràng, có chế tài trách nhiệm cụ thể Trƣớc hết, cần cụ thể hơn vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có trách nhiệm, quyền hạn trong điều phối, chỉ đạo, tổ chức thực thi hệ thống chính sách phát triển vùng. Vai trò điều phối của Ban Chỉ đạo trong tổ chức thực thi hệ thống chính sách phát triển vùng có vai trò quan trọng, mang tính quyết định tạo nên tính đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn vùng. Bên cạnh đó, kịp thời nhận diện các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực thi để điều chỉnh, khắc phục; đẩy mạnh tính liên kết giữa các địa phƣơng trong thực thi từng chính sách. Do đó, trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chỉ đạo trong chu trình chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm cần quy định rõ ràng hơn. Cụ thể rõ hơn vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng vùng theo hƣớng gia tăng quyền hạn để chỉ đạo, tổ chức thực thi hệ thống chính sách trên phạm vi toàn vùng. Xác lập mối quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng vùng với Ban Chỉ đạo, với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phƣơng các tỉnh trong vùng linh hoạt hơn để đảm bảo giải quyết các vấn đề của vùng nhanh chóng, dứt điểm. Đồng thời, xem xét lại quy định Chủ tịch Hội đồng vùng là ―Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đƣợc bầu luân phiên trong số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm, nhiệm kỳ hai năm‖7. Bởi lẽ, nếu thực hiện theo quy định này, vai trò của Chủ tịch Hội đồng vùng sẽ không rõ ràng, giữ vai trò chỉ đạo, điều phối chung cho phạm vi toàn vùng nếu đƣợc luân phiên cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh nhỏ trong vùng kinh tế trọng điểm. Nên chăng, với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vai trò Chủ tịch Hội đồng vùng giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thƣờng trực đảm nhiệm. Điều này phù hợp với vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần xác định vai trò, trách nhiệm cụ thể của chính quyền địa phƣơng trong vùng trong tổ chức thực thi hệ thống chính sách phát triển vùng. Tránh tình trạng vì lợi ích cục bộ, lợi ích của địa phƣơng mà làm ảnh hƣởng đến mục tiêu phát triển bền vững chung của toàn vùng. 7 Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 – 2020. 305
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc. Để vùng tiếp tục phát triển bền vững, tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế không thể không quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển vùng. Theo tác giả, để hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển của vùng hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững vùng, Nhà nƣớc cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp trên. Tài liệu tham khảo: 1. Phạm Thị Thanh Bình (2016), ―Phát triển bền vững ở Việt Nam: tiêu chí đánh giá và định hƣớng phát triển, 12/10/2016, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-- trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-tieu-chi-danh-gia-va-dinh- huong-phat-trien-94064.html. 2. Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 3. Tự Cƣờng (2016), ―Mạnh ai nấy làm?‖, 05/4/2016, http://dbnd.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=63&Group=9&NID=3466&manh- ai-nay-lam. 4. Nguyễn Tiến Dũng (2009), Kinh tế và chính sách phát triển vùng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 5. Vũ Hạnh (2017), ―Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tự tin với kì vọng phát triển‖, 28/01/2017, http://vov.vn/kinh-te/vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam-tu-tin-voi- ki-vong-phat-trien-588619.vov. 6. Nguyễn Huế (2016), ―Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn thiếu bền vững‖, 23/12/2016, http://www.baomoi.com/phat-trien-vung-kinh-te-trong-diem- phia-nam-con-thieu-ben-vung/c/21156889.epi 7. Tạp chí tài chính online (2016), ―GS. TS. Vƣơng Đình Huệ: Cần giải đáp 9 câu hỏi về liên kết vùng‖, 02/4/2016, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao- doi/trao-doi-binh-luan/gsts-vuong-dinh-hue-can-giai-dap-9-cau-hoi-ve-lien-ket-vung- 79278.html. 8. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 252/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 9. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số 941/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 – 2020, Hà Nội. 10. Hoàng Phê (2012), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 306
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
4 p | 1157 | 340
-
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (tiếp theo) - Trần Thị Thu Hương
13 p | 118 | 10
-
Chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh tái cấu trúc mô hình tăng trưởng
6 p | 101 | 8
-
Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
10 p | 61 | 6
-
Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý dự trữ ngoại hối góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
8 p | 30 | 5
-
Quy định pháp luật về quản lý, phát triển, đầu tư, xây dựng mới hệ thống bờ kè sông, kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh, một số gợi ý hoàn thiện thể chế, chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện
8 p | 45 | 5
-
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về thủy sản
10 p | 60 | 5
-
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp
9 p | 51 | 5
-
Phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng - Cần có chính sách ‘đột phá’
10 p | 25 | 4
-
Chính sách, pháp luật về đất đai đối với người dân tộc thiểu số tại chỗ của Campuchia và Philippines – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
9 p | 40 | 4
-
Hoàn thiện lý thuyết về tội phạm hoá trong hoạt động lập pháp hình sự
14 p | 24 | 3
-
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường để đáp ứng những thách thức hiện nay
11 p | 26 | 3
-
Hoàn thiện pháp luật đối với các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
13 p | 34 | 3
-
Cải cách chính sách thuế góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
6 p | 33 | 3
-
Chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta đến năm 2010 và khuyến nghị hoàn thiện
8 p | 83 | 3
-
Đánh giá chính sách trong xây dựng pháp luật ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
14 p | 22 | 2
-
Bản tin Khoa học số 15
61 p | 28 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn