intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ làm cơ sở cho việc thực hiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ làm cơ sở cho việc thực hiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học trình bày việc hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ là yêu cầu bắt buộc để thực hiện tự chủ; Một số vấn đề cơ bản về hệ thống văn bản nội bộ; Tổ chức hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ làm cơ sở cho việc thực hiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học

  1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN NỘI BỘ LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC THỰC HIỆN TỰ CHỦ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Nguyễn Huy Bằng Chi hội Luật gia Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐẶT VẤN ĐỀ Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật SĐBSMSĐ) thể hiện một bước tiến quan trọng về tư duy quản lý, tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH). Thực hiện tự chủ là quá trình cần được triển khai bài bản với cơ chế khoa học chứ không thể chỉ bằng kinh nghiệm và quyết tâm. Trên cơ sở Hội nghị triển khai Luật và Hội nghị triển khai Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, các CSGDĐH đã bắt tay vào việc hoàn thiện Quy chế tổ chức hoạt động mới và các văn bản cần thiết khác. Tuy nhiên, việc triển khai ở nhiều nơi còn lúng túng dẫn đến tốc độ và kết quả triển khai Luật còn khiêm tốn. Bên cạnh nguyên nhân ảnh hưởng của covit19 thì một số trường chưa có nhận thức đầy đủ vấn đề này, từ đó chưa tổ chức việc soạn thảo một cách căn cơ, quyết liệt. Tham luận này đề cập một số vấn đề cơ bản về hệ thống văn bản quy phạm nội bộ và gợi ý cách tổ chức hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ của CSGDĐH (hệ thống VBNB) trong quá trình thực hiện tự chủ theo quy định của Luật SĐBSMSĐ. NỘI DUNG I/ Hoàn thiện hệ thống VBNB là yêu cầu bắt buộc để thực hiện tự chủ 1. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Theo đó, các quan hệ xã hội cơ bản đều cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Các cơ quan nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Các tổ chức, cá nhân (trong đó có các CSGDĐH) hoạt động theo pháp luật. Với sự ra đời của Luật SĐBSMSĐ , Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, quyền tự chủ của CSGDĐH được mở rộng khá nhiều. Tự chủ là việc các CSGDĐH được tự xác định mục tiêu phát triển và cách thức thực hiện mục tiêu của mình nhằm đáp ứng mục tiêu chung của đất nước theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Nhiều việc trước đây nhà nước trực tiếp làm hoặc trực tiếp kiểm tra trước khi cho làm thì với cơ chế tự chủ, nhà nước chỉ đặt ra yêu cầu, giám sát việc làm đối với cơ sở. Nhà nước chuyển từ cơ chế kiểm soát, tiền kiềm sang cơ chế giám sát, hậu kiểm. CSGDĐH là một tổ chức của nhiều người thì không thể hoạt động tùy hứng mà phải thiết lập được mục tiêu, tổ chức, “lối chơi” một cách khoa học, thiết thực bằng một cơ chế nội bộ phù hợp quy định của Nhà nước và thực tiễn của mình. Mọi chủ thể trong CSGDĐH (từ lãnh đạo cao nhất đến mỗi nhân viên) phải có thói quen tự hỏi “quy định thế nào?” mỗi khi bắt tay vào làm một việc gì đó, tránh làm việc cảm tính hoặc thấy người ta làm mình cũng làm mà không biết thế là đúng hay sai dẫn đến rủi ro đáng tiếc. Tổ chức và cơ chế hoạt động của CSGDĐH trong bối cảnh tăng cường tự chủ chỉ có thể có được dựa trên cơ sở các quy định nội bộ được xây dựng một cách có hệ thống. 2. Theo quy định của Luật SĐBSMSĐ thì một trong các điều kiện để CSGDĐH được tự chủ là “ Đã ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt 11
  2. động; Quy chế tài chính; Quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác…” ( Điểm b, Khoản 2 Điều 32). Luật còn quy định cụ thể nhiệm vụ của Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong việc ban hành văn bản nội bộ như sau: - Hội đồng trường “ Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính, Quy chế dân chủ ở cơ sở” ( Điểm b, Khoản 2, Điều 16) và một số vấn đề khác về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản… - Hiệu trưởng “ Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng trường, hội đồng đại học sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong CSGDDH; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học…” ( Điểm c, Khoản 2, Điều 20) Trên cơ sở Luật SĐBSMSĐ , Nghị định số 99/2019/NĐ-CP đã có quy định cụ thể hơn việc ban hành văn bản nội bộ khi đề cập đến quyền tự chủ của CSGDDH tại Điều 13. Cụ thể: - Điểm a, Khoản 1 Điều 13 quy định quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn quy định rõ: “ Được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật”. - Điểm c, Khoản 2 Điều 13 quy định tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự quy định: “Các CSGDDH phải ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự”. - Điểm c, Khoản 3, Điều 13 quy định : “ Các CSGDĐH phải ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tài chính, tài sản…”. 3. Nghị quyết 19 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng đối với việc đổi mới quản trị đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Theo đó, pháp luật chuyên ngành không quy định việc thành lập tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, việc này phải được quy định trong các văn bản nội bộ của CSGDĐH. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu ra nhiều vấn đề cụ thể như: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng Hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học. Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường” và nhiều chủ trương, biện pháp khác mà các trường phải nghiên cứu, thể chế hóa để vận dụng thống nhất. II/ Một số vấn đề cơ bản về hệ thống VBNB 1. Quan niệm về hệ thống VBNB Quy phạm nội bộ của một CSGDĐH có thể được hiểu là quy tắc xử sự chung do CSGDĐH ban hành trên cơ sở quy định của pháp luật, điều chỉnh các quan hệ tổ chức và hoạt động trên các lĩnh vực của CSGDĐH mà mọi chủ thể trong CSGDĐH buộc phải tuân theo. Việc tổ chức và hoạt động của CSGDĐH rất đa dạng với nhiều hành vi của nhiều chủ thể khác nhau. Vì vậy, các quy phạm này cũng rất nhiều. Để bảo đảm mọi quan hệ quan trọng trong CSGDĐH đều được điều chỉnh và việc sử dụng các quy phạm này thuận lợi thì các quy phạm này phải được xây dựng có hệ thống. Hệ thống VBNB bao gồm tổng thể các quy phạm nội bộ điều chỉnh các quan hệ trong CSGDĐH được thể hiện trong các quy chế, quy trình, quy định do CSGDDH ban hành trên cơ sở quy định của pháp luật, phù hợp với mục tiêu phát triển nhằm hình 12
  3. thành cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, tiêu chuẩn chuyên môn, các điều kiện bảo đảm chất lượng và điều chỉnh các quan hệ khác của CSGDDH. Theo quy định thì các VBNB của CSGDĐH chủ yếu do Hội đồng trường và Hiệu trưởng ban hành. Tuy nhiên, đối với trường tư thục thì Quy chế tài chính lại do nhà đầu tư ban hành. Đối với các trường có đơn vị trực thuộc (có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng) thì các đơn vị này cũng có thể ban hành VBNB điều chỉnh trong phạm vi đơn vị đó. Vì vậy, cần quy định về thứ bậc của hệ thống VBNB trong CSGDDH. Thứ bậc đó có thể là: - Văn bản của nhà đầu tư. - Văn bản của Hội đồng trường. - Văn bản của Thường trực Hội đồng trường. - Văn bản của Hiệu trưởng. - Văn bản của người đứng đầu đơn vị trực thuộc. Khi đó, giá trị của các văn bản này cần được áp dụng tương tự như việc việc áp dụng văn bản pháp luật của Nhà nước. 2. Vai trò của hệ thống VBNB - Là điều kiện để được tự chủ - Là phương tiện thống nhất mọi hoạt động, phát huy dân chủ, bảo đảm sự ổn định, nâng cao hiệu quả quản trị của CSGDĐH - Là thước đo để giám sát, đánh giá, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong CSGDĐH - Đáp ứng yêu cầu giải trình theo quy định và phản ánh “hình ảnh” của CSGDĐH. 3. Yêu cầu của hệ thống VBNB a) Yêu cầu của hệ thống: cần đảm bảo - Tính toàn diện: tất cả các lĩnh vực hoạt động của CSGDĐH đều phải có quy phạm điều chỉnh. - Tính đồng bộ: có quy định về nội dung thì phải có quy định về trình tự, thủ tục; có quy định giao nhiệm vụ thì phải có quy định về điều kiện thực hiện nhiệm vụ… - Tính phù hợp: không được trái quy định của pháp luật và phải phù hợp với thực tiễn của CSGDĐH. - Kỹ thuật pháp lý: phải có sự thống nhất nội tại cao, được sắp xếp logic, dễ tìm, dễ sử dụng. b) Yêu cầu đối với từng văn bản: - Có căn cứ pháp lý, căn cứ đó đang còn hiệu lực; - Mỗi văn bản phải giải quyết trọn vẹn một hoặc một số vấn đề quản lý của CSGDĐH. - Nội dung phù hợp quy định của pháp luật; phù hợp thực tiễn của CSGDDH có tính đến hướng phát triển theo mục tiêu. 13
  4. - Ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày ( có thể áp dụng theo quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản QPPL) 4. Các văn bản cần ban hành - Quy chế tổ chức và hoạt động - Quy chế tài chính - Quy chế dân chủ - Các văn bản về chuyên môn - Các văn bản về tổ chức, nhân sự - Các văn bản về tài chính, tài sản - Các văn bản khác III/ Tổ chức hoàn thiện hệ thống VBNB 1. Nâng cao nhận thức Thực tế cho thấy, trong quá trình xây dựng và phát triển, các CSGDĐH đều đã tổ chức soạn thảo, ban hành các văn bản quy định nhiều lĩnh vực hoạt động ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các văn bản này thường rời rạc, không được cập nhật, nhiều văn bản hình thức, thậm chí không phù hợp với quy định của pháp luật ( cả về nội dung và hình thức). Vì vậy, trong điều hành phải ra nhiều mệnh lệnh cụ thể, lãnh đạo phải “ra tay” phân xử trực tiếp thường xuyên, tính thống nhất trong việc thực hiện các công việc có tính lặp lại không cao, tính chủ động của cấp dưới bị hạn chế. Đối với các CSGDĐH đã thành lập Hội đồng trường rồi thì quan hệ hoạt động giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng không rõ ràng, không tạo được cơ chế bổ sung, phát huy vai trò của nhau. Trong bối cảnh tăng cường tự chủ hiện nay, các CSGDĐH phải thay đổi nhận thức về việc xây dựng và thực hiện các quy định nội bộ của mình. Cần xác định rõ vai trò của hệ thống VBQPNB, sự cần thiết sớm hoàn thiện cả hệ thống và trách nhiệm tham gia hoàn thiện của từng chủ thể. Việc hoàn thiện này cần chung tay một cách căn cơ, khoa học chứ không chỉ giao cho bộ phận pháp chế hoặc một vài chuyên viên soạn thảo trình lãnh đạo ký. Cũng cần nhận thức rằng, việc tăng cường tự chủ, đổi mới quản trị là quá trình nên việc ban hành văn bản này cũng cần “ vừa chạy vừa xếp hàng”, có thứ tự ưu tiên. 2. Công việc cần làm - Xây dựng kế hoạch chung để hoàn thiện hệ thống VBNB. Kế hoạch này nên tập trung thời gian khoảng 01 năm. - Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ thư ký hoàn thiện hệ thống VBNB do Hiệu trưởng đứng đầu. Kiện toàn bộ phận làm công tác pháp chế giúp Ban chỉ đạo với vai trò thường trực. - Tổ chức rà soát các văn bản hiện có, xây dựng kế hoạch soạn thảo đối với từng văn bản theo thứ tự ưu tiên - Tổ chức soạn thảo, thẩm định, thông qua, ban hành - Tập hợp hóa thành “bộ luật” của CSGDĐH. 14
  5. 3. Tổ chức rà soát các văn bản hiện có - Ban chỉ đạo tổ chức tập huấn cho các đơn vị trong CSGDĐH để thống nhất cách thức rà soát. Trường hợp cần thiết thì nên mời chuyên gia giúp cho việc tập huấn. - Các đơn vị chủ động tập hợp các văn bản đang được sử dụng cho chuyên môn của mình; sắp xếp theo mảng việc và thứ tự thời gian ban hành - Từ thực tiễn công việc đang tiến hành và yêu cầu của quy định mới để đề xuất: (i) Cần bổ sung thêm VB nào (ii) Cần sửa đổi, bổ sung văn bản nào ( cần ghép văn bản nào (iv) Cần loại bỏ văn bản nào Mỗi đề xuất cần nêu rõ căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, nội dung chính cần bổ sung/sửa đổi, thời gian và điều kiện thực hiện - Bộ phận pháp chế/ Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo chủ trì tập hợp, xây dựng kế hoạch soạn thảo trong đó phân công các đơn vị trong CSGDĐH chủ trì soạn thảo một số văn bản. 4. Tổ chức soạn thảo a) Hiệu trưởng thành lập Ban soạn thảo Quy chế tổ chức và hoạt động. Hiệu trưởng hoặc trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản thành lập ban soạn thảo văn bản quan trọng khác. Đối với văn bản thông thường thì giao cho cán bộ chủ trì soạn thảo b) Ban soạn thảo/ cán bộ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm triển khai soạn thảo như sau: - Xây dựng kế hoạch soạn thảo văn bản được giao - Nghiên cứu các văn bản của cấp trên, đánh giá văn bản hiện hành và thực tiễn của CSGDĐH liên quan nội dung văn bản cần soạn thảo - Xác định phạm vi điều chỉnh và các nội dung cơ bản cần đưa vào văn bản - Xây dựng đề cương, xây dựng các dự thảo - Lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện hồ sơ chuyển thẩm định c) Thẩm định, ban hành - Bộ phận pháp chế tiến hành thẩm định. Trường hợp cần thiết thì thành lập hội đồng thẩm định - Ban soạn thảo tiếp thu thẩm định, hoàn thiện văn bản trình ký ban hành 5. Gợi ý cụ thể về một số văn bản a) Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Là văn bản nội bộ quan trọng nhất có tính bao quát như “Hiến pháp của Trường”. Cần tập trung ban hành trước làm cơ sở để ban hành các văn khác. - Phạm vi điều chỉnh: Quy định về tổ chức và hoạt động của trường bao gồm: tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo và bảo đảm chất lượng; hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế; giảng viên, cán bộ quản lý, người lao động, người học; tài chính và tài sản; các mối quan hệ; công tác truyền thông, giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm và một số quy định nội bộ khác 15
  6. - Cần cụ thể hóa các vấn đề mà Luật SĐBSMSĐ và Nghị định 99 giao (Khoảng 30 vấn đề trong Luật và 10 vấn đề trong Nghị định 99). Không chép lại Quyết định 70/2014/QĐ-TTg mà nên lựa chọn nội dung phù hợp để dùng. b) Quy chế làm việc của Hội đồng trường: Quy định nguyên tắc làm việc của Hội đồng trường, Thường trực hội đồng trường; trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký, các thành viên khác, bộ phận giúp việc, các ban ( nếu có); cách thức giám sát và triển khai các công việc của Hội đồng; điều kiện làm việc và các mối quan hệ của Hội đồng trường. c) Quy chế tài chính: - Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: quy định việc tạo lập, sử dụng và quản lý tất cả các nguồn lực tài chính phát sinh trong hoạt động của Trường; áp dụng với Hội đồng trường; Hiệu trưởng; các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường; các tổ chức và cá nhân có liên quan. - Mục đích: Thực hiện thống nhất quản lý về tài chính, kế toán của Trường, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật; Khai thác và mở rộng, phát triển nguồn thu nhằm tăng cường nguồn lực đáp ứng yêu cầu hoạt động và đầu tư phát triển Trường; Sử dụng và quản lý có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực tài chính nhằm góp phần từng bước tăng thu nhập cho người lao động, gắn chất lượng và hiệu quả lao động với việc phân phối thu nhập; Bảo đảm quyền tự chủ đi đôi với trách nhiệm giải trình theo quy định; bảo đảm công khai, minh bạch trong việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản; Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ. 6. Một số khó khăn hiện tại - Một số nghị định, thông tư hướng dẫn Luật chưa được ban hành. - Mối quan hệ giữa các quy định của Đảng, Luật GDĐH, pháp luật khác có liên quan chưa rõ. - Nhận thức về những điểm mới của Luật chưa sâu sắc, về vai trò của hệ thống VBNB ở nhiều trường chưa đúng mức. - Kinh nghiệm và năng lực thực sự của hội đồng trường còn hạn chế. - Một số hiệu trưởng chưa thật sẵn sàng với cách quản trị mới. - Bộ phận pháp chế của các trường còn yếu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012. 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018. 3. Nghị quyết 19 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW Đảng 4. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. 5. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ Về công tác văn thư. 6. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật . NXBCTQG - 2014 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2