TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHÁT HIỆN BẤT THƢỜNG<br />
NHIỄM SẮC THỂ TRƢỚC CHUYỂN PHÔI BẰNG KỸ THUẬT FISH<br />
Triệu Tiến Sang*; Trần Văn Khoa*; Nguyễn Thị Việt Hà*<br />
Nguyễn Đình Tảo*; Đỗ Minh Trung*; Đỗ Ngọc Ánh*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: phát hiện bất thường nhi m sắc thể (NST) trước chuyển phôi trên các phôi thụ tinh<br />
trong ống nghiệm (TTTON) góp phần nâng cao hiệu quả chuyển phôi và phôi làm tổ của các<br />
phôi chuyển. Đối tượng và phương pháp: 50 mẫu phôi dư được sinh thiết tại Trung tâm Công<br />
nghệ Phôi, Học viện Quân y. Sử dụng kỹ thuật FISH xác định bất thường số lượng NST của<br />
phôi. Kết quả: kỹ thuật FISH sau khi hoàn thiện đã chẩn đoán được 50 phôi; trong đó 21 phôi<br />
có lệch bội. Kết luận: đã hoàn thiện và áp dụng được quy trình phát hiện bất thường NST trước<br />
chuyển phôi trên các phôi TTTON.<br />
* Từ khóa: Thụ tinh trong ống nghiệm; Chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi; Lệch bội nhi m<br />
sắc thể.<br />
<br />
Having Process Detected Aneuploidy before Embryo Transfer by<br />
FISH Technique<br />
Summary<br />
Objectives: To detect aneuploidy before embryo transfer in IVF embryos contribute to<br />
improve embryo transfer and embryo implantation efficiency. Subjects and methods: 50 surplus<br />
embryos obtained at Embyonic Technology Center, Military Medical University. Using FISH<br />
technique for detection of aneuploidy of embryos. Results: FISH technique was applied<br />
successfully in detection of aneuploidy in 50 embryos, of which, 21 embryos were identified<br />
as aneuploidy. Conclusion: FISH technique was applied successfully in detection aneuploidy in<br />
embryos before embryo transfer.<br />
* Key words: IVF; Pre-implantation genetic diagnosis; Aneuploidy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng<br />
5 - 10% các cặp vợ chồng trong độ tuổi<br />
sinh sản. Cùng với sự phát triển của khoa<br />
học, kỹ thuật TTTON (In Vitro Fertilization IVF) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực<br />
hỗ trợ sinh sản và ngày càng phát triển<br />
rộng khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên,<br />
<br />
trong nhiều trường hợp, nguyên nhân khiến<br />
người phụ nữ không có thai sau khi được<br />
chuyển phôi là do phôi có bất thường về<br />
số lượng NST như vô nhi m, đơn nhi m,<br />
tam nhi m... Hiện tượng lệch bội NST ở<br />
phôi người trong quá trình điều trị bằng<br />
TTTON đã được nêu ra từ lâu và nhiều<br />
nghiên cứu cũng công nhận hiện tượng<br />
này xảy ra ở giai đoạn trước khi làm tổ.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Triệu Tiến Sang (trieusangk83@yahoo.com.vn)<br />
Ngày nhận bài: 10/12/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 07/03/2016<br />
<br />
53<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Vì vậy, trước khi cấy chuyển phôi bào<br />
cần chẩn đoán bất thường NST. PGD<br />
(Pre-implantation Genetic Diagnosis) là<br />
quá trình chẩn đoán di truyền trước làm tổ,<br />
kỹ thuật này giúp cho việc có thể chọn<br />
được tương đối chính xác những phôi<br />
không có bất thường về di truyền để cấy<br />
vào tử cung người mẹ. Từ đó, nâng cao tỷ<br />
lệ thành công của kỹ thuật TTTON, giúp<br />
cho ra đời các em bé khỏe mạnh. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:<br />
Hoàn thiện quy trình phát hiện bất thường<br />
NST trước chuyển phôi bằng kỹ thuật FISH.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
50 tế bào (TB) phôi được sinh thiết từ<br />
các phôi dư (lưu trữ tại Trung tâm Công<br />
nghệ Phôi, Học viện Quân y).<br />
- Hóa chất kỹ thuật FISH:<br />
Sử dụng bộ kít Vysis MultiVysion PGT:<br />
có đầu dò đối với các NST 13, 18, 21,<br />
X và Y. Dung dịch nhược trương (1% Na<br />
citrate và 6 mg/ml HSA); dung dịch cố<br />
định (Carnoy 3:1); methanol 100%; dung<br />
dịch 0,4X SSC/0,3% NP40; 2X SSC/0,1%<br />
NP40; antiface II; cement (chất gắn lamen).<br />
- Thiết bị: kính hiển vi soi nổi, buồng lai,<br />
tủ ổn nhiệt, bể ổn nhiệt, kính hiển vi huỳnh<br />
quang.<br />
2. Phƣơ g pháp ghi<br />
<br />
cứu.<br />
<br />
* Quy trình thụ tinh bằng phương pháp<br />
ICSI và quy trình sinh thiết TB phôi:<br />
Quy trình thụ tinh bằng phương pháp<br />
ICSI và quy trình sinh thiết các TB phôi<br />
ngày được tiến hành tại Trung tâm Công<br />
nghệ Phôi, Học viện Quân y. TB phôi sau<br />
khi sinh thiết được đặt lên đĩa sinh thiết,<br />
<br />
54<br />
<br />
bảo quản trong các giọt dầu và chuyển<br />
sang Trung tâm Nghiên cứu Y Dược học<br />
Quân sự, Học viện Quân y để tiến hành<br />
thực hiện kỹ thuật FISH.<br />
* Quy trình FISH:<br />
- Công đoạn cố định TB lên lam kính:<br />
chuẩn bị đĩa petri có nhỏ sẵn các giọt<br />
dung dịch. Quan sát dưới kính hiển vi soi<br />
nổi, hút một TB phôi, sau đó đặt vào giọt<br />
thứ nhất (giọt dung dịch PBS) để rửa<br />
sạch dầu (lớp dầu bảo quản TB phôi).<br />
Sau đó, hút chuyển các TB sang giọt thứ<br />
hai (dung dịch nhược trương). Ở giọt thứ<br />
hai, sau khoảng 5 phút, hút TB và đặt lên<br />
lam kính. Khi thấy vị trí có TB gần khô<br />
hoàn toàn, tiến hành nhỏ lần lượt từng<br />
giọt dung dịch cố định lên vòng tròn đã<br />
khoanh, mỗi giọt khoảng 2 µl. Giọt trước<br />
khô mới tiếp tục nhỏ giọt tiếp theo. Khi<br />
thấy hình ảnh nhân TB rõ ràng thì dừng<br />
việc nhỏ dung dịch cố định. Để tiêu bản<br />
khô ở nhiệt độ phòng.<br />
- Công đoạn lai đầu dò với TB bạch cầu<br />
và TB phôi: ngâm tiêu bản vào methanol<br />
trong 2 phút. Sau đó lấy ra để tiêu bản<br />
khô ở nhiệt độ phòng. Lấy mẫu dò ADN<br />
MultiVysion PGT từ tủ bảo quản -200C để<br />
ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng từ<br />
5 - 10 phút. Nhỏ 3 µl mẫu dò lên vùng lai<br />
có chứa TB đã được đánh dấu. Đặt nhẹ<br />
nhàng lamen phủ lên vùng lai. Gắn rubber<br />
cement quanh vị trí mép lamen để tránh<br />
bay hơi dung dịch mẫu dò trong quá<br />
trình lai. Đặt lam mẫu vào buồng lai. Đặt<br />
chương trình: 730C trong 10 phút, 370C<br />
trong 3 giờ.<br />
- Công đoạn rửa tiêu bản sau lai: lấy<br />
tiêu bản ra khỏi buồng lai, nhẹ nhàng gỡ bỏ<br />
rubber cement và lamen. Nhúng tiêu bản<br />
vào cốc đựng dung dịch 0,4X SSC/0,3%<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
NP40 trong 2 phút. Dung dịch này phải<br />
đạt được 730C từ trước khi sử dụng. Sau<br />
đó, lấy tiêu bản ra, nhúng tiếp vào cốc<br />
đựng dung dịch 2X SSC/0,1% NP40 ở<br />
nhiệt độ phòng trong 1 phút. Lấy tiêu bản<br />
ra để khô hoàn toàn trong tủ ấm 370C<br />
(tránh ánh sáng).<br />
<br />
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật,<br />
chúng tôi thấy công đoạn cố định TB lên<br />
lam kính hết sức quan trọng, cần đặc biệt<br />
chú ý tới bước nhỏ dung dịch Carnoy cố<br />
định lên vị trí có TB phôi. Nếu TB phôi bị<br />
bong khỏi lam trong quá trình thao tác thì<br />
kỹ thuật thất bại.<br />
<br />
- Công đoạn phân tích tín hiệu sau lai:<br />
sau khi lam khô, nhỏ 3 µl antifade II lên<br />
vùng lai và đậy lamen kính lên trên. Quan<br />
sát phân tích tín hiệu lai dưới kính hiển vi<br />
huỳnh quang với từng phin lọc thích hợp,<br />
đưa ra kết luận với từng mẫu phôi bào<br />
cụ thể.<br />
<br />
Các chú ý trong quá trình gắn TB lên<br />
lam kính: hút TB hết sức cẩn thận, nhẹ<br />
nhàng, tránh làm vỡ TB khi rửa trong giọt<br />
PBS 1X. Rửa sạch dung dịch dầu, nếu<br />
rửa không sạch dầu vẫn bám lên bề mặt<br />
TB phôi, do vậy không thể làm nhược<br />
trương để bộc lộ nhân TB. Khi đó, quá<br />
trình lai với các tín hiệu đầu dò sẽ thất<br />
bại. Dung dịch nhược trương phải đảm<br />
bảo được pha mới trong ngày, không quá<br />
8 giờ trước khi sử dụng để tránh sai lệch<br />
nồng độ muối và pH. Nếu sai hỏng sẽ dẫn<br />
đến quá trình lai tín hiệu huỳnh quang<br />
không thành công.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Kết quả hoàn thiện quy trình kỹ<br />
thuật FISH trên TB phôi sinh thiết từ<br />
các phôi dƣ.<br />
Sử dụng kỹ thuật FISH để xác định những<br />
bất thường NST đã được thực hiện ở nhiều<br />
trung tâm nghiên cứu trên thế giới. Chúng<br />
tôi sử dụng bộ kít Vysis MultiVysion đã<br />
thương mại hóa và được nhiều trung tâm<br />
nghiên cứu trên thế giới sử dụng.<br />
Đối với quá trình chuẩn hóa quy trình<br />
FISH, sinh thiết từ các mẫu phôi dư được<br />
tổng số 58 TB phôi (có TB phôi ngày 3 và<br />
TB phôi ngày 5).<br />
Trước khi bước vào thực hiện kỹ thuật<br />
FISH để chuẩn hóa quy trình, tiến hành<br />
thử thao tác cố định TB lên lam kính đối<br />
với 5 TB phôi. Trong quá trình thao tác<br />
trên 5 TB phôi, 3/5 TB bị bong do nguyên<br />
nhân: lam kính sử dụng chưa đủ sạch<br />
nên TB khó bám dính vào lam, quá trình<br />
nhỏ dung dịch cố định là carnoy quá<br />
nhanh và nhiều. Sau khi rút kinh nghiệm,<br />
đã cố định được 2/5 TB phôi còn lại.<br />
<br />
Một chú ý nữa là khi bóc lam men ra<br />
khỏi lam kính cần bóc nhẹ nhàng, tránh<br />
làm mất TB phôi nếu TB phôi dính vào<br />
lamen. Keo gắn lamen phải đúng hang,<br />
sau khi gắn d dàng bóc ra sau lai, dung<br />
dịch lai không bị bay hơi sau khi ủ trong<br />
buồng lai.<br />
Trong quá trình tiến hành kỹ thuật<br />
FISH để chuẩn hóa quy trình trên 53/58<br />
TB phôi sinh thiết từ các phôi dư, có 3/50<br />
TB phôi không đưa ra được kết luận có<br />
hay không có lệch bội NST do tín hiệu<br />
lai xấu; còn lại 50/58 TB phôi có tín hiệu<br />
huỳnh quang phân tích được, kết quả FISH<br />
như sau: bình thường: 29 TB (58%); bất<br />
thường: 21 TB (42%).<br />
Đối với 50 mẫu TB phôi thu được kết<br />
quả lai, 21 mẫu cho tín hiệu bất thường<br />
ở các cặp NST 13, 18, 21, X, Y. Như vậy,<br />
<br />
55<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
tỷ lệ lệch bội NST cao, chiếm tới 42%<br />
tổng số phôi được chẩn đoán. Còn lại 29<br />
mẫu phôi cho kết quả chẩn đoán bình<br />
thường với các cặp NST đang đánh giá<br />
chiếm 58%.<br />
Nghiên cứu của Munné và CS (2007)<br />
thực hiện trên 6.000 phôi, kết quả: 56% BN<br />
nữ < 35 tuổi với phôi có hình thái tốt ở giai<br />
đoạn phân chia có tỷ lệ bất thường về NST,<br />
tỷ lệ này tăng theo độ tuổi người mẹ [6].<br />
Nghiên cứu của Rubio và CS (2013)<br />
sử dụng kỹ thuật FISH 9 đầu dò 13, 15,<br />
16, 17, 18, 21, 22 và XY nghiên cứu trên<br />
265 phôi ngày 3 của 91 phụ nữ không có<br />
phôi làm tổ liên tiếp (tuổi trung bình 35,2),<br />
kết quả: tỷ lệ lệch bội NST là 57,3% [5].<br />
<br />
Kết quả của chúng tôi tương đồng với<br />
nghiên cứu của Munné, Sandalinas và<br />
Cohen thực hiện trên 1.600 phôi: hầu hết<br />
dị bội NST xuất hiện ở các cặp NST 21,<br />
22, 16, 15; trong khi các cặp NST giới tính<br />
13, 18 ít gặp hơn [6].<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lệch<br />
bội NST trên phôi bào khá cao ở các cặp<br />
NST 13, 18, 21, X, Y. Do vậy, cần sàng<br />
lọc những bất thường này trước chuyển<br />
phôi nhằm hạn chế trẻ sinh ra mang dị tật<br />
bẩm sinh, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao.<br />
Chúng tôi thu được một số hình ảnh lai<br />
như sau:<br />
<br />
Nguy n Thị Hương và CS nghiên cứu<br />
127 phôi ngày 3 bằng kỹ thuật FISH 5 đầu<br />
dò, kết quả: tỷ lệ lệch bội NST là 46,4% [1].<br />
Như vậy, kết quả về tỷ lệ lệch bội của<br />
chúng tôi khác với một số tác giả khác, do<br />
khác về việc chọn mẫu nghiên cứu, số<br />
lượng mẫu và số lượng NST được đánh<br />
giá trong mỗi nghiên cứu.<br />
<br />
(a)<br />
<br />
Bảng 1: Các dạng bất thường thu được<br />
sau khi phân tích kết quả lai.<br />
Số ƣợng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Patau<br />
<br />
4<br />
<br />
19,0<br />
<br />
Edwards<br />
<br />
2<br />
<br />
9,5<br />
<br />
Down<br />
<br />
7<br />
<br />
33,3<br />
<br />
Turner<br />
<br />
1<br />
<br />
4,8<br />
<br />
Klinefelter<br />
<br />
1<br />
<br />
4,8<br />
<br />
Bất thường khác<br />
<br />
6<br />
<br />
28,6<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
21<br />
<br />
100<br />
<br />
Hội chứng<br />
<br />
Kết quả phân tích trên 50 TB phôi: tỷ lệ<br />
phôi cho kết quả trisomy 21 cao nhất (33,3%),<br />
tiếp đến là tỷ lệ phôi trisomy 13 (19%),<br />
NST 18 và NST giới tính ít gặp bất thường.<br />
<br />
56<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Hình 1: Kết quả FISH của các phôi bào<br />
E8 và E30 không có bất thường ở cặp<br />
NST 13, 18, 21 và cặp NST giới tính.<br />
(a) Phôi E8 có cặp NST giới tính XX;<br />
(b) Phôi E30 có cặp NST giới tính XY.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Phân tích dưới kính hiển vi huỳnh<br />
quang thấy: 2 tín hiệu màu đỏ (red) ứng<br />
với 2 NST 13, 2 tín hiệu màu xanh lá cây<br />
(green) ứng với 2 NST 21, 2 tín hiệu màu<br />
xanh lơ (aqua) ứng với 2 NST 18. Bên<br />
cạnh đó, tín hiệu màu xanh da trời (blue)<br />
ứng với NST X và tín hiệu màu vàng<br />
(gold) ứng với NST Y. Như vậy, với phôi<br />
(a) cặp NST giới tính là XX vì có 2 tín<br />
hiệu màu xanh da trời (blue), phôi (b) cặp<br />
NST giới tính là XY vì có 1 tín hiệu màu<br />
xanh da trời (blue) và 1 tín hiệu màu vàng<br />
(gold). Như vậy, với các phôi bào có số<br />
lượng tín hiệu thu được giống như trên,<br />
kết quả chẩn đoán đưa ra sau khi tiến<br />
hành kỹ thuật FISH là phôi bào không có<br />
<br />
bất thường về số lượng các cặp NST 13,<br />
18, 21, X, Y.<br />
<br />
Hình 2: Kết quả FISH phôi bào E2 mang<br />
3 NST ở các cặp NST 13, 18, 21 và<br />
NST giới tính X.<br />
<br />
Hình 3: Kết quả FISH của phôi bào E38<br />
mang 3 NST số 21.<br />
<br />
Sau khi chính thức đưa quy trình FISH<br />
đã chuẩn hóa vào chẩn đoán tiền làm tổ<br />
ở phôi của BN thực hiện IVF, những phôi<br />
được chẩn đoán bằng FISH có kết quả<br />
bình thường, sẽ được cấy chuyển vào tử<br />
cung người mẹ. Điều đó giúp tăng khả<br />
năng mang thai của bà mẹ và trẻ sinh ra<br />
được khỏe mạnh.<br />
Trong các phôi bào chúng tôi phân tích<br />
bằng kỹ thuật FISH, ngoài những phôi<br />
bào có kết quả bình thường đối với cặp<br />
NST 13, 18, 21, X, Y, chúng tôi còn thu<br />
được một số hình ảnh phôi bất thường<br />
như sau:<br />
<br />
Quan sát phân tích thấy phôi bào ở hình 2 có 3 tín hiệu màu đỏ (red), 3 tín hiệu màu<br />
xanh lá cây (green), 3 tín hiệu màu xanh lơ (aqua) và 3 tín hiệu với màu xanh da trời (blue).<br />
Như vậy, TB phôi này có 3 NST 13, 3 NST 18, 3 NST 21 và cặp NST giới tính là XXX.<br />
TB phôi trên hình 3 có 2 tín hiệu màu xanh lơ, 2 tín hiệu màu đỏ, 2 tín hiệu màu<br />
xanh da trời và 3 tín hiệu màu xanh lá cây. Như vậy, phôi bào có bất thường ở NST<br />
21, có tới 3 NST 21. Trẻ sinh ra sẽ mắc hội chứng Down.<br />
<br />
57<br />
<br />