intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện việc trình bày một số khoản mục tài sản trên bản cân đối kế toán của doanh nghiệp

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

141
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc phân loại và trình bày một số khoản mục tài sản thành ngắn hạn và dài hạn trên bảng cân đối kế toán do một số noịo dung quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành chưa hợp lý. 1/ Các khoản chi phí trả trước: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính quy định chi phí trả trước được hạch toán và theo dõi trên tài khoản 142 –...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện việc trình bày một số khoản mục tài sản trên bản cân đối kế toán của doanh nghiệp

  1. Hoàn thiện việc trình bày một số khoản mục tài sản trên bản cân đối kế toán của doanh nghiệp Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc phân loại và trình bày một số khoản mục tài sản thành ngắn hạn và dài hạn trên bảng cân đối kế toán do một số noịo dung quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành chưa hợp lý. 1/ Các khoản chi phí trả trước: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính quy định chi phí trả trước được hạch toán và theo dõi trên tài khoản 142 – “Chi phí trả trước ngắn hạn”, tài khoản 242 – “Chi phí trả trước dài hạn” với các quy định cụ thể như sau: Tài khoản 142 chỉ phản ánh những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Số dư cuối kỳ của tài khoản này được điền vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên bảng cân đối kế toán. Tài khoản 242 chỉ phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD trên một số năm tài chính. Số dư cuối kỳ của tài khoản này được điền vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” trên bảng cân đối kế toán. Do đó, nếu căn cứ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì tài khoản 142- “Chi phí trả trước ngắn hạn” cuối năm số dư
  2. sẽ bằng không nghĩa là trên bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp chỉ tiêu “chi phí trả trước ngắn hạn” sẽ không có số liệu. Trong khi đó, đoạn 40 VÁ 21 quy định một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn khi tài sản này: - Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; - Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; - Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào Như vậy, đã có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán bởi lẽ nếu xét theo đoạn 49 của VAS 21 thì trên thực tế vào điểm cuối năm tài chính doanh nghiệp vẫn có thể có các khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Chẳng hạn, ngày 1/7/08 doanh nghiệp trả trước 90 triệu tiền thuê nhà trong 9 tháng. Nếu căn cứ chế độ kế toán thì khoản chi phí trả trước này liên quan đến hai niên độ kế toán nên sẽ được hạch toán vào tài khoản 242. Vào ngày 31/12/08, sau khi phẩn bổ vào chi phí của năm 2008 thì tài khoản 242 có số dư là 30 triệu sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế toán ở chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn”. Trong khi đó, nếu theo đoạn 40 của VAS 21 thì số tiền 30 triệu chưa phân bổ trên đây được phân loại là tài sản ngắn hạn vì doanh nghiệp sẽ dự kiến thu hồi trong vòng 3 tháng kể từ ngày 31/12/08 Trên thực tế có thể thấy việc phân loại các khoản chi phí trả trước thành ngắn hạn và dài hạn chỉ cần thiết khi lập báo cáo tài chính tức là ở thời điểm cuối kỳ kế toán, còn khi nghiệp vụ kinh
  3. tế phát sinh thì không cần thiết phải phân chia các tài sản này thành ngắn hạn và dài bạn bởi vì ở những thời điểm khác nhau các khoản chi phí trả trước dài hạn có thể chuyển thành ngắn hạn. Do đó, để đơn giản công tác kế toán và đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kế toán khi lập và trình bày báo cáo tài chính, chế độ kế toán không cần thiết phải mở riêng hai toàn khoản 142 và 242 mà chỉ cần sử dụng một tài khoản 142 để theo dõi tất cả các khoản chi phí trả trước của doanh nghiệp với tên gọi là chi phí trả trước. Vào thời điểm lập báo cáo tài chính, căn cứ sổ chi tiết tài khoản 142 và quy định của đoạn 49 VAS 21, doanh nghiệp sẽ phân loại các khoản chi phí trả trước thành ngắn hạn và dài hạn để trình bày trên bảng cân đối kế toán. Khi đó sẽ đảm bảo tính thống nhất của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2