intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HOÀNG QUY VÀ MỘT VẺ ĐẸP THẦM LẶNG

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nay, bao đổi thay đến ngỡ ngàng. Chỉ cần bước xuống những bậc cầu thang, rời căn nhà ra phố là đã thấy cả một xã hội thương trường đầy màu sắc, những dòng người dòng xe như những dòng sông chảy gấp gáp, tấp nập. Ai cũng muốn vượt lên đồng bào, đồng loại để được giàu sang hơn người. Nhưng với họa sĩ như Hoàng Quy đã ở tuổi “bát tuần thượng thọ”, thì sự lặng lẽ, dửng dưng với cặp mắt nhìn cuộc sống đang diễu hành đến chóng mặt, thì tốt nhất nên im lặng, “làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HOÀNG QUY VÀ MỘT VẺ ĐẸP THẦM LẶNG

  1. HOÀNG QUY-MỘT VẺ ĐẸP THẦM LẶNG
  2. Nay, bao đổi thay đến ngỡ ngàng. Chỉ cần bước xuống những bậc cầu thang, rời căn nhà ra phố là đã thấy cả một xã hội thương trường đầy màu sắc, những dòng người dòng xe như những dòng sông chảy gấp gáp, tấp nập. Ai cũng muốn vượt lên đồng bào, đồng loại để được giàu sang hơn người. Nhưng với họa sĩ như Hoàng Quy đã ở tuổi “bát tuần thượng thọ”, thì sự lặng lẽ, dửng dưng với cặp mắt nhìn cuộc sống đang diễu hành đến chóng mặt, thì tốt nhất nên im lặng, “làm ngơ” là thượng sách. Sáng, đọc báo, xem màn hình nhỏ để biết thông tin, thời tiết, thời cuộc. Chiều, ông tản bộ, ngồi ghế đá công viên dưỡng sinh, suy ngẫm chuyện đời. Thời gian còn lại, thanh thản, tỉnh táo thì vẽ nếu có cảm hứng và ý tưởng mới nảy ra trong đầu. Sinh năm 1928. Tu nghiệp tại Đại học Mỹ thuật Liên Xô cũ mang tên Suricốp, những năm đầu thập kỷ 70 thế kỷ XX. Tốt nghiệp về nước (1967) ông làm mỹ thuật sân khấu cho Đoàn kịch nói Trung ương. Dù bận rộn với nhiệm vụ của Đoàn, nhưng ông vẫn dành thì giờ sáng tác, một nhu cầu không thể thiếu của đời sống tinh thần. Đều đặn ông có tác phẩm gửi tham dự các triển lãm trong và ngoài nước. Học khoa Sơn dầu Hội họa phương Tây, nhưng với ông còn có nghĩa là để biết và
  3. tham khảo các nền văn hóa bên ngoài, vừa tự đo mình trong tương quan chung của cuộc giao lưu, vừa tiếp biến tinh hoa của người mà làm giàu cho mình. Không phải học bị động, choáng ngợp và “Âu hóa”. Vì vậy, ngoài sơn dầu, ông còn say mê những chất liệu dân tộc như lụa, sơn mài, khắc gỗ, màu nước - giấy dó... Kết quả ông đã tạo ra được một gia tài nghệ thuật giàu có đa dạng, mang rõ dấu ấn cá tính - dân tộc, cộng với sở trường, tài năng mà làm nên cái đẹp: Sương sớm Hạ Long, Quê hương, Những cánh buồm nâu (Lụa 1985, 1994, 1992); Bác Hồ quan sát trận địa trong chiến dịch Biên giới (Sơn mài 1994); Chân dung thiếu nữ Nga, Mùa xuân bên nhà sàn cao nguyên Hà Giang, Thiếu nữ với mùa Thu, Sơn dầu những năm 80, 90 thế kỷ XX; Hoa và bướm, Đảo Cát Bà, Cây sa-mu Hà Giang (Màu bột, 2007)... ở tuổi ngoại bát tuần (83), dù có nghỉ ngơi, không vẽ, không sáng tác nữa, thì ông cũng đã hoàn thành tốt đẹp sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ - công dân. Một gia tài tinh thần với những con số tác phẩm đáng nhớ, bút pháp có phong cách riêng, đầy ấn tượng, đã là phần thưởng danh dự cao quý, xứng đáng với niềm tự hào của một con người đã hiến dâng trọn đời cho cái đẹp. Chỉ riêng bức Chân dung thiếu nữ Nga (Sơn dầu 1961) của ông, có nhà phê bình đã đưa ra một so sánh giàu liên tưởng thật lý thú, rằng nếu các cố họa sĩ tiền bối tài năng như Trần Văn Cẩn có Em Thúy (Sơn dầu 1943), Huỳnh Văn Gấm có Cô Liên (sơn mài 1962) thì Hoàng Quy cũng là người đồng hành, tương đắc, đã nối tiếp xứng đáng hơi thở ấy: mực
  4. thước, hoàn mỹ, sáng tạo với vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống, rất có hồn qua chân dung Cô gái Nga. Hoàng Quy, người họa sĩ sống lặng lẽ với cái đẹp đã ra đi cũng lặng lẽ và giản dị. Ông đã lao động say sưa trọn đời vì lý tưởng cái đẹp: cái đẹp vì con người, vì cuộc sống, đúng với nghĩa Chân - Thiện - Mỹ của nghệ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1