NHỮNG NGÔI NHÀ TẠ TRONG KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ
lượt xem 12
download
Không có mặt trong những cung điện quan trọng nhất - nơi tổ chức các điển lễ của Hoàng triều - hay chốn miếu mạo thâm nghiêm - nơi thờ cúng thần linh và các vị hoàng đế - quy mô kiến trúc cũng không bề thế, hoành tráng nhưng nhà tạ (tạ gia hay thuỷ tạ) vẫn là một loại hình kiến trúc rất quan trọng và đặc sắc; góp phần tạo nên sự phong phú cùng vẻ đẹp thanh thoát, lãng mạn của quần thể kiến trúc cung đình Nguyễn tại kinh đô Huế. Trong lịch sử kiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG NGÔI NHÀ TẠ TRONG KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ
- NHỮNG NGÔI NHÀ TẠ TRONG KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ
- Không có mặt trong những cung điện quan trọng nhất - nơi tổ chức các điển lễ của Hoàng triều - hay chốn miếu mạo thâm nghiêm - nơi thờ cúng thần linh và các vị hoàng đế - quy mô kiến trúc cũng không bề thế, hoành tráng nhưng nhà tạ (tạ gia hay thuỷ tạ) vẫn là một loại hình kiến trúc rất quan trọng và đặc sắc; góp phần tạo nên sự phong phú cùng vẻ đẹp thanh thoát, lãng mạn của quần thể kiến trúc cung đình Nguyễn tại kinh đô Huế. Trong lịch sử kiến trúc truyền thống Việt, hình thức kiến trúc nhà tạ có lẽ xuất hiện từ khá sớm và tương tự như ở Trung Hoa, nó cũng sớm được cung đình hoá rồi gần như trở thành một hình thức kiến trúc độc quyền của vua chúa. Theo các nguồn sử liệu, dưới tất cả các triều đại vua chúa Việt Nam, hình thức nhà tạ xuất hiện khá phổ biến tại những chốn phục vụ nhu cầu ăn chơi của tầng lớp thống trị, như hành cung, ly Hồ Khiêm Tạ trong lăng vua Tự cung, biệt cung... Chúng là những kiến trúc Đức tương đối đơn giản, được dựng bên bờ mặt nước như hồ, ao, sông, suối (nguyên chữ tạ có nghĩa là ngôi nhà dựng trên mặt nước - vì thế mà còn gọi là thuỷ tạ) với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng phải đến thời Nguyễn, hình thức kiến trúc nhà tạ mới trở nên thật sự phong phú về số lượng và hình thức. Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương. Theo thống kê của chúng tôi, vào thời hoàng kim, riêng trong khu vực Kinh thành đã có hàng
- chục ngôi nhà tạ của vua Nguyễn; các Hành cung, Biệt cung thì hầu như cung nào cũng có. Căn cứ vào sự mô tả của các nguồn sử liệu, nhất là các bức tranh mộc bản, tranh gương của triều Nguyễn, nhà tạ thời Nguyễn rất phong phú về quy mô và hình thức kết cấu. Đáng tiếc là trải qua thời gian cùng sự tàn phá của chiến tranh, đến nay, trong quần thể kiến trúc cung đình chỉ còn vẻn vẹn lại 4 ngôi nhà tạ. Tuy nhiên, thật may mắn vì chúng cũng là bốn ngôi nhà khá tiêu biểu về hình thức kết cấu và vai trò trong tổ hợp kiến trúc. Đó là Trường Du Tạ ở cung Diên Thọ (Hoàng Thành); Nghênh Lương Tạ (hay Nghênh Lương Đình) ở trước mặt Kinh Thành; Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ (ở lăng Tự Đức). Dưới đây chúng tôi xin được giới thiệu về bốn ngôi nhà khá đặc biệt này. 1. Trường Du Tạ Đây là ngôi nhà tạ nằm trong tổ hợp kiến trúc cung Diên Thọ, khu vực dành riêng cho các bà Thái hậu triều Nguyễn, rộng gần 1.8 ha, nằm ở phía tây trong Hoàng Thành. Trường Du Tạ được dựng năm 1849 để chuẩn bị cho lễ Ngũ tuần đại khánh tiết của bà Thái hậu Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Tạ dựng trên một chiếc hồ hình vuông xinh xắn, rộng 530 m2, ở phía đông tòa điện chính, mặt hướng về phía nam. Kết cấu tạ kiểu nhà Rường truyền thống Huế với thức vuông (phương đình), một gian bốn chái, 16 cột trụ, mái lợp ngói ống tráng men xanh. Cả ba mặt đông, tây và nam của Trường Du Tạ đều có hành lang bao bọc. Về sau hành lang này bị dỡ bỏ, phần phía nam thì cải tạo thành một ngôi nhà vỏ cua với tên gọi Lương Phong Đình.
- Tuy kết cấu theo kiểu nhà Rường với hệ thống cột khá dày đặc nhưng không gian kiến trúc của nhà tạ này vẫn rất thoáng bởi hệ thống cửa ở 4 mặt đều rất rộng, hệ thống vách ván lại được thay thế bằng kính sáng nên đứng ngay trong nhà người ta vẫn có thể quan sát rõ cảnh quan bên ngoài. Một số đố bản và Trường Du tạ sau khi được vách ngăn trong nhà lại được trang trí rất tỉ mỉ bằng trùng tu các bức chạm lộng, chạm thủng cực kỳ công phu nên càng tăng tính hiệu quả về mặt mỹ thuật. Nhìn chung, cả về quy mô và hình thức kết cấu, Trường Du Tạ chỉ là một công trình kiến trúc tương đối nhỏ và đơn giản, nhưng bù lại, do đặt trong một không gian hợp lý Trường Du Tạ lại tạo được vẻ đẹp rất hài hoà và giàu chất thơ, xứng đáng dành làm nơi “thưởng tiết ưu du” cho các bà Mẫu hậu tại Tây cung. 2. Nghênh Lương Tạ Nằm soi bóng trên bến Văn Lâu (tức bến Phu Văn Lâu), Nghênh Lương Tạ là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Huế dù đây chỉ là một ngôi nhà tạ có quy mô vừa phải. Ca dao xứ Huế có câu: “ Chiều chiều trước bến Văn Lâu, Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm, Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông…” chính là chỉ vị trí thơ mộng này. Nghênh Lương Tạ (thời Khải Định về sau gọi là Nghênh Lương Đình) là tòa nhà dành cho vua nghỉ ngơi hóng mát mỗi khi đến tiết hạ nóng nực (chữ Nghênh Lương Tạ có nghĩa là nhà Thủy Tạ để hóng mát). Nguyên xưa Nghênh Lương Tạ là một phần của hành cung Hương Giang dựng từ năm Tự Đức 5 (1852) ở bờ bắc
- sông Hương, trước mặt toà Phu Văn Lâu. Ngoài hành cung này, tại khu vực Huế, các vua Nguyễn còn có nhiều hành cung khác như hành cung Thần Phù, hành cung Thuận Trực, hành cung Thuận An, hành cung Thúy Vân... Tất cả các hành cung này đều có dựng nhà tạ để phục vụ nhà vua, tuy nhiên, đến nay duy chỉ có Nghênh Lương Tạ của hành cung Hương Giang là còn tồn tại. Vì vậy di tích này càng trở nên quí hiếm. Nghênh Lương Đình trong lễ bế mạc Festival Huế 2006 Nghênh Lương Tạ có kết cấu kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái, gần giống như Trường Du Tạ. Nhưng phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra. Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua cùng hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu li vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng. Nền Nghênh Lương Tạ cao 90cm, bó vỉa bằng gạch vồ và đá Thanh. Phía bờ sông có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Cảnh
- quan xung quanh nhà tạ thoáng đãng và rất trữ tình. Xét về cấu trúc không gian ở trục trước mặt Kinh thành, Nghênh Lương Tạ là điểm nối kết tuyệt vời giữa Kỳ Đài (cột cờ) - Phu Văn Lâu - Hương Giang - Ngự Bình. Và đây cũng là vị trí tuyệt vời để người ta ngắm nhìn, cảm nhận hết vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương, nhất là vào lúc bình minh, khi hoàng hôn hay trong đêm trăng sáng: “Hương giang nhất phiến nguyệt, Kim cổ hứa đa sầu” (Một mảnh trăng dòng Hương, Xưa nay sầu vấn vương - thơ Nguyễn Du). 3. Dũ Khiêm Tạ Ngôi nhà tạ bé nhỏ này cũng rất nổi tiếng bởi nó vốn là một bộ phận không thể thiếu được của quần thể kiến trúc lăng Tự Đức. Dũ Khiêm Tạ được dựng vào năm 1864, cùng với nhiều công trình khác của Khiêm Cung (sau khi vua băng và được táng vào đây mới gọi là Khiêm Lăng). Tự Đức là một ông vua thi sĩ và Khiêm Cung, một biệt cung kiêm lăng mộ của ông phản ánh rất rõ điều này. Gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ được bố trí hài hòa trong một không gian thiên nhiên, rộng trên 150.000m2. Nổi bật trong số đó bởi vẻ đẹp trữ tình, giàu chất thơ là hai ngôi nhà tạ ven bờ hồ Lưu Khiêm: Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ.
- Hai ngôi nhà tạ bên bờ hồ Lưu Khiêm Dũ Khiêm Tạ có kết cấu khá đặc biệt, bộ khung công trình chỉ là sự liên kết khá đơn giản gữa 3 bộ vì cùng kiểu giao nguyên - trụ đội, đặt từ cao xuống thấp, chia công trình thành 3 phần. Hai phần dưới đặt ngay trên mặt nước. Toàn bộ phần thân nhà để thoáng, chỉ có một hàng lan can con tiện thấp chạy bao quanh hai bên và mặt trước. Một chiếc thang gỗ đơn giản nhưng chắc chắn nối từ mặt sàn thấp nhất xuống hồ nước làm chỗ nhà vua bước xuống thuyền. Cấu trúc đơn giản, trang trí không cầu kỳ nhưng hiệu quả nghệ thuật do công trình đưa lại lại rất cao do sự hài hoà tuyệt vời với cảnh trí xung quanh. 4. Xung Khiêm Tạ Khác với Dũ Khiêm Tạ ở phía bờ hồ đối diện vốn là một bến thuyền của nhà vua, Xung Khiêm Tạ là toà nhà dành làm nơi ông câu cá, ngắm trăng, làm thơ… Quy
- mô công trình này lớn hơn Dũ Khiêm Tạ nhiều. Đây là một toà nhà kép theo lối “trùng thiềm điệp ốc” rất phổ biến trong kiến trúc cung đình Nguyễn. Nhà chính (chính đường) cấu trúc như một ngôi nhà Rường lớn, nối trực tiếp với nhà trước (tiền đường) chỉ bé như một nhà vỏ cua thông qua một cột trụ chung. Phần phía trên của cột trụ này đặt một máng xối mà hai đầu đều được trang trí bằng hình cá gáy (cá chép) đang há miệng nhả nước rất độc đáo. Phần thân của nhà chính có vách ván che cả ba mặt (mặt sau và hai bên) nhưng toàn bộ nhà trước lại để trống tương tự như ở Dũ Khiêm Tạ. Nhìn chung, tuy cấu trúc đơn giản, quy mô cũng không lớn nhưng do khéo chọn vị trí nên cả hai ngôi nhà tạ ở lăng Tự Đức đều tạo nên được vẻ đẹp rất hài hoà và thu hút du khách. Có lẽ đây cũng là ưu thế chung của tất cả các ngôi nhà tạ ở Huế. Mỗi khi vào hạ, đứng ở nhà tạ Xung Khiêm hay Dũ Khiêm lúc hoàng hôn, ngập tràn trong mùi hương sen đang nở rộ trên mặt hồ Lưu Khiêm, trong tiếng thông reo đùa với gió, người ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp tuyệt vời của lăng Tự Đức. Có lẽ khi ấy người ta mới tin rằng, câu thơ: “Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên” là chỉ dành riêng để mô tả chốn này. Với tất cả những ưu thế và nét độc đáo đó, thật khó hình dung rằng, trong hệ thống kiến trúc cung đình Huế lại thiếu vắng những ngôi nhà tạ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại
11 p | 815 | 130
-
Nhà cổ Hà Nội
3 p | 334 | 102
-
Vì sao du đãng khiến ta muốn “sống”?
10 p | 85 | 10
-
TÔI VẼ TRANH: NGƯỜI NGỒI ĐÓ VỚI CÂY CHÌ ĐỎ...
3 p | 127 | 7
-
Ánh mắt từ bức tượng Ai Cập
5 p | 111 | 7
-
Để ngôi nhà thực sự là tổ ấm
6 p | 74 | 5
-
TẤM GIA THU TRONG NHỮNG NGÔI NHÀ RƯỜNG XỨ QUẢNG
4 p | 107 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn