JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 37-41<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0005<br />
<br />
HOẠT CHẤT KHÁNG TẾ BÀO UNG THƯ TỪ CAO CHIẾT ETYL AXETAT<br />
CỦA CÂY NGỌC CẦU (Balanophora laxiflora)<br />
<br />
Nguyễn Thị Phương Thanh, Lê Thị Khánh Linh, Phạm Thành Chung và Đặng Ngọc Quang<br />
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Bốn hợp chất là methylcaffeate (1), dimethyl-6,9,10-trihydroxybenzo[kl]xanthene1,2-dicarboxylate (2), methylgallate (3) và p-coumaric acid (4) đã được tinh sạch từ cặn chiết<br />
EtOAc của cây Ngọc Cẩu, thu hái ở Lào Cai, Việt Nam. Cấu trúc của chúng được xác định<br />
bằng các phương pháp phổ như phổ khối MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân một và hai chiều<br />
(1D và 2D NMR). Trong đó, methylcaffeate (1) và dimethyl-6,9,10-trihydroxybenzo[kl]<br />
xanthene-1,2-dicarboxylate (2) có khả năng ức chế tốt sự phát triển của cả bốn dòng tế bào<br />
ung thư là ung thư biểu mô (KB), vú (MCF7), phổi (LU) và gan (HepG2).<br />
Từ khóa: Ngọc Cẩu, ung thư, methylcaffeate.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Ngọc Cẩu có tên khoa học là Balanophora laxiflora Hemsl., là một trong số các loài tương<br />
đối phổ biến của chi Balanophora. Ngọc Cẩu là một loại dược liệu quý, từ lâu đã được sử dụng<br />
rộng rãi trong y học cổ truyền để dùng làm thuốc bổ máu, phục hồi sức khỏe, kích thích ăn ngon<br />
miệng, chữa đau bụng, chữa nhức mỏi chân tay, làm thuốc bổ cho người già, người mới ốm dậy<br />
và nhất là dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ [1-4]. Ngọc cẩu còn có tên gọi khác là Tỏa Dương, củ<br />
Gió đất, củ Ngọt Núi, hoa Đất, Cu Chó, Xà Cô, cây không lá [4]. Loài thực vật này thường mọc<br />
và sống kí sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp, dưới tán rừng già hoặc ẩn mình<br />
trong bóng tối, dưới những lùm cỏ, khe đá hoặc gốc cây mục. Chúng được phân bố chủ yếu ở các<br />
khu rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới như ở Việt Nam, Lào, miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam,<br />
cây Ngọc Cẩu được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,<br />
Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã<br />
quan tâm nghiên cứu về thành phần hoá học cũng như hoạt tính sinh học của Ngọc Cẩu. Kết quả<br />
cho thấy Ngọc Cẩu và các hợp chất chính của nó có nhiều hoạt tính sinh học đáng chú ý như ức<br />
chế enzym xanthioxidase, giảm axit uric máu, kháng khuẩn, chống viêm [5] và chống oxy hóa [6].<br />
Nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào cũng như khả năng ứng dụng của Ngọc Cẩu<br />
trong điều trị bệnh ung thư, chúng tôi đã thu thập và nghiên cứu thành phần hóa học của nó. Bài<br />
báo này mô tả quá trình tinh sạch, xác định cấu trúc và hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào<br />
ung thư của các hợp chất tinh sạch từ cao chiết EtOAc của cây Ngọc Cẩu.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 26/2/2017. Ngày nhận đăng: 27/3/2017.<br />
Tác giả liên hệ: Đặng Ngọc Quang, e-mail: quangdn@hnue.edu.vn<br />
<br />
37<br />
<br />
Nguyễn Thị Phương Thanh, Lê Thị Khánh Linh, Phạm Thành Chung và Đặng Ngọc Quang<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Thực nghiệm<br />
* Mẫu cây<br />
Toàn bộ cây Ngọc Cẩu (Balanophora laxiflora) được thu hái tại Lào Cai, Việt Nam vào ngày<br />
16/10/2014 và đã được TS. Đỗ Hữu Thư, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật xác định tên khoa học.<br />
* Phương pháp chung<br />
- Sắc kí lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn Kieselgel 60 F254 của hãng<br />
Merck, CHLB Đức. Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại có ba bước sóng ở 254, 302 và 366 nm hoặc<br />
dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng từ từ đến<br />
khi hiện màu.<br />
- Sắc kí cột được tiến hành với chất hấp phụ là silica gel pha thường (cỡ hạt 60 - 100 M,<br />
Merck) và sephadex LH-20 (GE Healthcare Life Sciences).<br />
- Phổ khối phân giải cao ghi trên máy Bruker Apex III Fourier transform ion cyclotron<br />
resonance (FT-ICR) và phổ khối (ESI-MS) đo trên máy Finnigan MAT TSQ Quantum Ultra AM<br />
system.<br />
- Sắc kí lỏng điều chế (prep. HPLC) được thực hiện trên máy Jasco PU-2087 instrument với<br />
detector là UV-2070 và RI-2031, sử dụng cột Waters 5C 18-AR-II (10.0 × 250 mm), tốc độ dòng<br />
1.0 mL/min.<br />
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) được đo trên máy Bruker AMX-500 (500 MHz cho<br />
phổ 1H NMR và 150 MHz cho phổ 13C NMR) với chất nội chuẩn là TMS. Độ chuyển dịch hóa<br />
học () được biểu thị bằng đơn vị phần triệu (ppm).<br />
* Tách các hoạt chất<br />
Mẫu Ngọc Cẩu tươi (4,0 kg) được ngâm chiết trong dung môi metanol và chiết siêu âm nhiều<br />
lần. Lọc lấy dịch chiết và cất quay dưới áp suất thấp ở 45 oC để đuổi hết dung môi thu được 320 g<br />
cao tổng. Cao tổng được phân bố lần lượt trong các dung môi có độ phân cực tăng dần là n-hexan,<br />
etyl axetat (EtOAc), butanol. Cô cạn dịch chiết EtOAc thu được 28,0 g cao EtOAc. Chạy sắc kí<br />
cột nhồi silica gel, dung môi n-hexan-EtOAc (3/1) thu được 10 phân đoạn. Phân đoạn 7 (1,64 g)<br />
được tiếp tục tinh sạch với cột silica gel với hệ dung môi CHCl3/n-hexan (98/2) thu được hợp chất<br />
1 (20,9 mg) và hỗn hợp (314 mg). Chạy sắc kí cột nhồi sephadex LH-20, dung môi CHCl3 /MeOH<br />
(1/2) và sắc kí lỏng điều chế, cột RP-18, dung môi CH3OH/H2O (7/3) thu được các hợp chất 2 (5,3 mg),<br />
3 (1,6 mg) và 4 (4,2 mg).<br />
Hợp chất 1: Phổ 1H NMR (CDCl3): H 7,58 (1H, d, J = 16 Hz, H-7), 7,08 (1H, s, H-2), 7,01<br />
(1H, dd, J = 8,0, 1,5 Hz, H-6), 6,88 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5), 6,26 (1H, d, J = 16 Hz, H-8), 3,80<br />
(3H, 9-OMe). Phổ 13C NMR (CDCl3 ): C 127,7 (C-1), 115,2 (C-2), 146,8 (C-3), 149,5 (C-4), 116,5<br />
(C-5), 122,8 (C-6), 144,6 (C-7), 115,1 (C-8), 169,4 (C-9), 51,7 (9-OCH3). ESI-MS: m/z 193,0536<br />
[M-H]-, tính toán cho C10H9O4 là 193,0501.<br />
Hợp chất 2: Phổ 1H NMR (CD3OD): H 8,11 (1H, s, H-3), 7,40 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-4), 7,25<br />
(1H, d, J = 8,5 Hz, H-5), 7,08 (1H, s, H-7), 6.73 (1H, s, H-8), 4,04 (3H, s, 1-OMe), 3,91 ppm<br />
(3H, s, 2-OMe). Phổ 13C NMR (CD3OD): C 125,7 (C-1), 121,2 (C-2), 130,1 (C-3), 128,1 (C-3a),<br />
122,4 (C-4), 120,9 (C-5), 143,2 (C-6), 138,3 (C-6a), 149,8 (C-7a), 105,0 (C-8), 148,4 (C-9), 143,2<br />
(C-10), 112,3 (C-11), 110,9 (C-11a), 125,9 (C-11b), 124,7 (C-11c), 173,5 (1-C=O), 168,2<br />
38<br />
<br />
Hoạt chất kháng tế bào ung thư từ cao chiết etyl axetat của cây ngọc cầu (Balanophora laxiflora)<br />
<br />
(2-C=O), 53,5 (1-OMe), 52,9 (2-OMe). ESI-MS: m/z 381,0684 [M-H]-, tính toán cho C20 H13O8 là<br />
381,0610.<br />
Hợp chất 3: Phổ 1 H NMR (CD3 OD): H 7,06 (2H, s, H-2 và H-6), 3,84 (3H, s, H-8). Phổ<br />
C NMR (CD3OD): C 121,5 (C-1), 110,1 (C-2), 146,5 (C-3), 139,8 (C-4), 146,5 (C-5), 110,1 (C-6),<br />
169,0 (C-7), 52,3 (C-8).<br />
13<br />
<br />
Hợp chất 4: Phổ 1H NMR (CD3OD): H 7,62 (1H, d, J = 16 Hz, H-7), 7,47 (2H, d, J = 8,5 Hz,<br />
H-2 và H-6), 6,83 (2H, d, J = 8.5 Hz, H-3 và H-5), 6,30 (1H, d, J = 16 Hz, H-8). Phổ 13C NMR<br />
(CD3 OD): C 127,3 (C-1), 131,1 (C-2, C-6), 116,8 (C-3, C-5), 161,1 (C-4), 146,6 (C-7), 115,7<br />
(C-8), 170,0 (C-9).<br />
* Thử hoạt tính sinh học<br />
Các chất sạch được thử khả năng kháng tế bào ung thư theo phương pháp của Scudiero và<br />
cộng sự [7] tại phòng Thử hoạt tính sinh học, Viện Hóa học.<br />
<br />
2.2. Kết quả và Thảo luận<br />
2.2.1. Xác định cấu trúc các hợp chất (1-4)<br />
Phổ HR-ESI-MS của hợp chất 1 có pic ion giả phân tử ở m/z 193,0536 [M-H]-, như vậy chất 1<br />
có khối lượng phân tử là m/z 194, ứng với công thức phân tử là C10H10O4. Từ phổ 1H NMR của<br />
hợp chất 1, chúng ta thấy có 3 tín hiệu proton có độ chuyển dịch hóa học ở các vị trí 6,88 ppm (1H,<br />
d, J=8,5 Hz), 7,01 ppm (1H, dd, J = 8,0 Hz, 1,5 Hz), 7,08 ppm (1H, s). Dự đoán, đây là ba proton<br />
trong nhân thơm. Căn cứ vào hằng số J có thể dự đoán có hai proton ở vị trí octo với nhau và một<br />
proton ở vị trí meta. Ngoài ra còn có hai proton của liên kết đôi có cấu hình trans (J = 16 Hz) và<br />
một nhóm –OMe ở 3,80 ppm. Phổ 13C NMR của 1 có 10 cacbon, trong đó đáng chú ý có một<br />
nhóm cacbonyl ở 169,4 ppm. Cấu trúc của 1 được quy kết bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai<br />
chiều gồm HSQC và HMBC. Nhóm –OCH3 (3,80 ppm) tương tác xa với nhóm >C=O (169,4<br />
ppm), chứng tỏ có nhóm metyl este trong hợp chất 1. Đồng thời H-8 (6,26 ppm) tương tác với<br />
>C=O, C-1 (127,6 ppm) và H-7 (7,58 ppm) tương tác với C-2 (114,3 ppm), C-6, C=O, chứng tỏ<br />
nhóm thế gắn với nhân thơm ở C-1. Từ các phân tích trên, và so sánh với các dữ liệu phổ đã công<br />
bố [8], hợp chất 1 được xác định là methyl caffeate có cấu trúc như trong Hình 1.<br />
Phổ HR-ESI-MS của hợp chất 2 có pic ion giả phân tử ở m/z 381,0684 [M-H]-, ứng với công<br />
thức phân tử là C20H14O8. Từ phổ 1H NMR của 2 có 5 tín hiệu ứng với 5 nguyên tử hidro của nhân<br />
thơm có độ chuyển dịch hóa học là 8,11 ppm (1H, s), 7,40 ppm (1H, d, J = 8,5 Hz), 7,25 ppm<br />
(1H, d, J = 8,5 Hz), 7,08 ppm (1H, s) và 6,73 ppm (1H, s) và hai nhóm –OMe ở 4,04 ppm,<br />
3,91 ppm. Phân tích phổ 13 C NMR của 2, cho thấy hợp chất này có 20 cacbon. Trong đó có<br />
16 cacbon lai hóa sp2 và hai nhóm C=O ở 173,5 ppm và 168,2 ppm. Trên phổ HMBC ta thấy có<br />
hai nhóm –OMe có tương tác HMBC với hai nhóm C=O chứng tỏ sự tồn tại của hai nhóm<br />
–COOMe. Hai nhóm này gắn với vị trí C-1 và C-2 do H-3 có tương tác với nguyên tử C-2, C-4,<br />
C-11c, C-3a và 2-C=O (168,2 ppm). Ngoài ra còn có các tương tác HMBC: i) H-4/ C-11c, C-3a,<br />
C-3 và C-6; ii) H-5/ C-4, C-3a, C-6a và C-6; iii) H-8/ C-11a, C-10, C-9 và C-7a; iv) H-11/ C-11b,<br />
C-10 và C-7a; kết hợp với việc so sánh với các dữ liệu phổ đã công bố [9], chúng tôi xác định hợp<br />
chất 2 là dimethyl-6,9,10-trihydroxybenzo[kl]xanthene-1,2-dicarboxylate. Đây là lần đầu tiên tìm<br />
thấy hợp chất 2 trong tự nhiên.<br />
Phổ 1 H NMR của hợp chất 3 có hai proton cộng hưởng ở 7,06 ppm và một nhóm –OMe<br />
ở 3,84 ppm. Trong khi đó phổ 13 C NMR cho ta biết hợp chất này có tám nguyên tử cacbon.<br />
Phân tích phổ HMBC cho thấy có các tương tác xa giữa nhóm –OCH3 (3,84 ppm) với nguyên tử<br />
C trong nhóm >C=O (169,0 ppm) chứng tỏ sự tồn tại của nhóm metyl este. Ngoài ra, H-2, H-6<br />
39<br />
<br />
Nguyễn Thị Phương Thanh, Lê Thị Khánh Linh, Phạm Thành Chung và Đặng Ngọc Quang<br />
<br />
(7,06 ppm) tương tác với >C=O (169,0 ppm), C-3, C-5 (146,50 ppm), C-4 (139,8 ppm), C-1<br />
(121,5 ppm) đã quy kết cấu trúc của 3 là methyl gallate [10].<br />
<br />
OCH3<br />
<br />
O<br />
<br />
C<br />
<br />
8<br />
<br />
5<br />
<br />
7<br />
<br />
6<br />
5<br />
<br />
8 CH3<br />
<br />
O<br />
<br />
9<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
3a<br />
11c<br />
<br />
4<br />
<br />
11b<br />
<br />
6a<br />
<br />
O<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
11a<br />
7a<br />
8<br />
<br />
OH<br />
<br />
COOH<br />
<br />
O<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
HO<br />
2<br />
<br />
O<br />
<br />
2<br />
<br />
6<br />
<br />
1<br />
<br />
OCH3<br />
<br />
C<br />
<br />
OCH3<br />
<br />
6<br />
<br />
O<br />
<br />
5<br />
<br />
11<br />
9<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
HO<br />
<br />
OH<br />
<br />
10<br />
<br />
OH<br />
<br />
OH<br />
<br />
OH<br />
<br />
OH<br />
<br />
OH<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc của các chất 1-4<br />
1<br />
<br />
Phổ H NMR của hợp chất 4 có 2 tín hiệu ứng với 4 nguyên tử H của nhân thơm có độ<br />
chuyển dịch hóa học ở các vị trí 6,83 ppm (2H, d, J = 8,5 Hz) và 7,47 ppm (2H, d, J = 8,5 Hz) gợi<br />
ý sự có mặt của nhân thơm có hai nhóm thế ở vị trí para. Ngoài ra còn hai proton ở 6,30 ppm và<br />
7,62 ppm có cùng J = 16 Hz, gợi ý sự có mặt của liên kết đôi có cấu hình trans. Phổ 13C NMR có<br />
tín hiệu của C=O ở 170,0 ppm. Từ kết quả phân tích các phổ ở trên kết hợp với tài liệu [11], cho<br />
phép xác định hợp chất 4 là p-coumaric acid.<br />
Các dẫn xuất của axit coumaric là những chất có hoạt tính chống oxi hóa mạnh [6] và hợp<br />
chất 2 chưa được nghiên cứu hoạt tính sinh học. Do vậy, chúng tôi tiến hành thử nghiệm khả năng<br />
kháng tế bào ung thư của hai chất 1 và 2. Kết quả cho thấy, cả hai hợp chất đều kháng bốn dòng tế<br />
bào ung thư là ung thư biểu mô (KB), ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (LU-1) và ung thư vú<br />
(MCF-7) (Bảng 1). Đây là phát hiện mới về các chất có hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào<br />
ung thư từ cây Ngọc Cẩu.<br />
Bảng 1. Hoạt tính kháng tế bào ung thư của 1 và 2 (IC50, g/mL).<br />
Giá trị IC50 (g/mL) trên dòng tế bào<br />
Stt<br />
<br />
Tên mẫu<br />
KB<br />
<br />
Hep-G2<br />
<br />
Lu-1<br />
<br />
MCF-7<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
20,77<br />
<br />
43,75<br />
<br />
106,5<br />
<br />
87,17<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
30,7<br />
<br />
55,9<br />
<br />
55,4<br />
<br />
68,02<br />
<br />
Ellipticine<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,67<br />
<br />
0,27<br />
<br />
0,29<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Chúng tôi đã tinh sạch và xác định cấu trúc của bốn hợp chất trong cặn chiết EtOAc của cây<br />
Ngọc Cẩu là methylcaffeate (1), dimethyl-6,9,10-trihydroxybenzo[kl]xanthene-1,2-dicarboxylate<br />
(2), methylgallate (3) và p-coumaric acid (4). Đây là công trình đầu tiên công bố về việc tìm thấy<br />
hợp chất 2 từ thiên nhiên cũng như nghiên cứu hoạt tính kháng tế bào ung thư của nó. Kết quả<br />
nghiên cứu đã góp phần mở ra triển vọng chữa bệnh ung thư của cây Ngọc Cẩu.<br />
Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề tài mã số B2016-SPH-18.<br />
40<br />
<br />
Hoạt chất kháng tế bào ung thư từ cao chiết etyl axetat của cây ngọc cầu (Balanophora laxiflora)<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
D. H. Bích, Đ. Q. Trung, B. X. Chương, N. T. Dong, Đ. T. Đàm, P. V. Hiển, V. N. Lộ, P.<br />
D. Mai, P. K. Mãn, Đ. T. Nhu, N. Tập, T. Toàn, 2006. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở<br />
Việt Nam, tập 1. Nxb Khoa học và Kĩ thuật, tr. 555-556.<br />
[2] V. V. Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1. Nxb Y học, tr. 803.<br />
[3] P. H. Hộ, 2004. Cây cỏ Việt Nam, tập 2. Nxb Trẻ, tr. 140-141.<br />
[4] Đ. T. Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội, tr. 914.<br />
[5] T. S. Wu, Y. F. Chen, C. Ching, C. R. Wu, W. T. Hsieh, i H. Y. Tsa, 2012. Balanophora<br />
spicata and lupel acetate possess antinociceptive and anti-inflammatory activities in vivo<br />
and in vitro. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, pp. 273-371.<br />
[6] G. M. She, Y. J. Zhang and C. R. Yang, 2009. Phenolic constituents from Balanophora<br />
laxiflora with DPPH radical - scavenging activity. Chemistry and biodiversity, Vol. 6,<br />
pp. 875-880.<br />
[7] D.A. Scudiero, R.H. Shoemaker, D.P. Kenneth, A. Monks, S. Tierney, T.H. Nofziger, M.J.<br />
Currens, D. Seniff, M.R. Boyd, 1988. Evaluation of a soluable tetrazolium/formazan assay<br />
for cell growth and drug sensitivity in culture using human and other tumor cell lines. Can.<br />
Res., Vol. 48, pp. 4827-4833.<br />
[8] W. F. Chiou, C. C. Shen, L. C. Lin, 2011. Anti-inflammatory principles from Balanophora<br />
laxiflora. Journal of Food and Drug Analysis, Vol. 4, pp. 502-508.<br />
[9] C. Daquino, A. Rescifina, C. Spatafora, C. Tringali, 2009. Biomimetic synthesis of natural<br />
and unnatural lignans by oxidative coupling of caffeic esters. Eur. J. Org. Chem., pp. 6289-6300.<br />
[10] M. T. Ekaprasada, H. Nurdin, S. Ibrahim and D. Hamidi, 2009. Antioxidant activity of<br />
methyl gallate isolated from the leaves of Toona sureni. Indo. J. Chem., Vol. 9, pp. 457-460.<br />
[11] N. Durust, S. Ozden, E. Umur, Y. Durust, M. Kucukislamoglu, 2001. The isolation of<br />
carboxylic acids from the flowers of Delphinium formosum. Turk. J. Chem., Vol. 25, pp. 93-97.<br />
[1]<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CYTOTOXIC CONSTITUENTS FROM THE ETHYL ACETATE EXTRACT<br />
OF NGOC CAU PLANT (Balanophora laxiflora)<br />
<br />
Nguyen Thi Phuong Thanh, Le Thi Khanh Linh, Pham Thanh Chung<br />
and Dang Ngoc Quang<br />
Faculty of Chemistry, Hanoi National University of Education<br />
Four compounds, methylcaffeate (1), dimethyl-6,9,10-trihydroxybenzo[kl]xanthene-1,2dicarboxylate (2), methylgallate (3), and p-coumaric acid (4) were purified from EtOAc extract of<br />
Balanophora laxiflora collected in Lao Cai province, Vietnam. Their structures were determined<br />
by a combination of MS, 1D and 2D NMR spectroscopy. In addition, methylcaffeate (1) and<br />
dimethyl-6,9,10-trihydroxybenzo[kl]xanthene-1,2-dicarboxylate (2) have cytotoxicity against four<br />
cancer cell lines such as KB, MCF7, LU and HepG2.<br />
Keywords: Ngoc Cau, cancer, methylcaffeate.<br />
<br />
41<br />
<br />