JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 98-108<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0035<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO<br />
– LÍ THUYẾT VÀ VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC TIỂU HỌC<br />
Dương Giáng Thiên Hương<br />
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Học tập trải nghiệm, hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo hay học tập thông<br />
qua trải nghiệm là những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong giai đoạn đổi mới giáo dục<br />
ở nước ta gần đây. Mặc dù đã xuất hiện những nghiên cứu về giáo dục trải nghiệm, học tập<br />
thông qua trải nghiệm vào những năm 80 của thế kỉ XX, song tại Việt Nam, những nghiên<br />
cứu chuyên sâu về triết lí học tập này, cụ thể hơn là các hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
cũng như việc vận dụng nó vào các cấp học bậc học vẫn còn là một khoảng trống. Dưới các<br />
góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu giáo dục cũng đưa ra những khái niệm,<br />
đặc điểm, cách vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo các cách thức khác nhau. Bài<br />
báo đề cập đến lí thuyết về hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo (gọi tắt là hoạt động<br />
trải nghiệm sáng tạo - HĐTNST) dưới góc độ một hình thức tổ chức giáo dục, mô tả khái<br />
niệm, các hình thức HĐTNST và quy trình tổ chức các HĐTNST trong dạy học ở tiểu học<br />
hiện nay.<br />
Từ khóa: Học tập trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tiểu học.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm (experiential education) đã xuất hiện sơ khai từ<br />
thời cổ đại, song nó chỉ thực sự phát triển và trở thành một tư tưởng giáo dục chính thống và phát<br />
triển thành học thuyết khi có những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học, giáo dục học nổi<br />
tiếng trên thế giới. Từ cuối thế kỉ XIX, xuất hiện mô hình dạy học trải nghiệm đầu tiên trên thế giới<br />
là mô hình về nghiên cứu ứng dụng và đào tạo thực nghiệm của nhà tâm lí học Kurt Lewin. Lewin<br />
nhấn mạnh tới sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành. Ông thấy rằng, việc học có thể đạt<br />
hiệu quả tối đa khi có mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh nghiệm cá nhân và việc phân tích giải quyết<br />
nhiệm vụ học tập. Nhắc đến học thuyết giáo dục trải nghiệm, phải nhắc đến quan điểm “học qua<br />
làm, học bắt đầu từ làm” của John Deway. Với triết lí giáo dục đề cao vai trò kinh nghiệm, từ giữa<br />
thế kỉ XX, ông đã đưa ra được quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục. Ông cũng chỉ<br />
ra rằng, kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả của giáo dục bằng cách kết nối người học, kiến thức<br />
học với thực tiễn cuộc sống, vì thế cần đưa các loại bài tập như nghề làm vườn, dệt, mộc... vào nhà<br />
trường [7]. David Kolb nghiên cứu chu trình học từ trải nghiệm. Theo ông, các bước của học tập<br />
trải nghiệm bao gồm kinh nghiệm cụ thể, quan sát phản chiếu, khái niệm hóa và thử nghiệm tích<br />
cực.Ngoài ra, còn phải kể đến rất nhiều các nhà giáo dục học hiện đại như Willingham, Conrad và<br />
Ngày nhận bài: 11/11/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017<br />
Liên hệ: Dương Giáng Thiên Hương, e-mail: huongdgt@hnue.edu.vn<br />
<br />
98<br />
<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học<br />
<br />
Hedin, Druism, Owens và Owens, Karen Warren... [3-5]. Đối với các nước có nền giáo dục phát<br />
triển, đặc biệt là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng<br />
lực, HĐTNST được quan tâm và triển khai dưới nhiều góc độ. Trong khu vực châu á, từ năm 1973,<br />
học tập trải nghiệm đã được Hồng Kông áp dụng thông qua việc dạy học qua hoạt động tham<br />
quan, dã ngoại. Tư tưởng này tiếp tục phát triển ở các nước châu á khác như Singapore, Đài Loan,<br />
Hàn Quốc, Trung Quốc...Dạy học trải nghiệm sáng tạo có một bước tiến quan trọng hơn khi vào<br />
năm 2002, chương trình “Dạy học vì một tương lai bền vững” đã được UNESCO thông qua. Trong<br />
chương trình này có phần quan trọng về học qua trải nghiệm sáng tạo.<br />
Ở Việt Nam, từ thời kì đầu của nền giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Học đi<br />
đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.” Mặc dù cũng<br />
đã được vận dụng trong nhiều loại hình trường, song lí thuyết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
vẫn còn vô cùng mới mẻ. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ra đời, trong đó xuất<br />
hiện khái niệm mới “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. Trong dự thảo nêu rõ, theo định hướng đổi<br />
mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 thì các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động<br />
trải nghiệm sáng tạo được cấu trúc thành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất từ cấp tiểu học đến<br />
cấp trung học phổ thông. HĐTNST dành cho tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 giúp HS vận<br />
dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm bản<br />
thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo [1]. Đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu,<br />
các tác giả luận văn, luận án cũng đưa ra những kết quả nghiên cứu về HĐTNST trong thời gian<br />
gần đây theo hướng tổng hợp lí thuyết, vận dụng HĐTNST trong dạy học một số môn học ở THPT,<br />
THCS hay tiểu học. Có thể kể đến các tác giả như Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên, Tưởng Duy<br />
Hải, Đinh Thị Kim Thoa... [1-3].<br />
Có thể nói, mặc dù hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế<br />
giới nhưng ở Việt Nam thì đây vẫn còn là một hình thức mới mẻ, đang trên đường khẳng định dần<br />
vị thế của mình trong giáo dục bởi tính tích cực của nó. Bài báo đề cập đến lí thuyết về hoạt động<br />
học tập trải nghiệm sáng tạo (gọi tắt là hoạt động trải nghiệm sáng tạo - HĐTNST) dưới góc độ<br />
một hình thức tổ chức giáo dục, mô tả khái niệm, các hình thức HĐTNST và quy trình tổ chức các<br />
HĐTNST trong dạy học ở tiểu học hiện nay.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
<br />
2.1.1. Khái niệm “hoạt động” - “trải nghiệm” - “sáng tạo”<br />
Để tìm hiểu đầy đủ về thuật ngữ HĐTNST, cần có những mô tả về các thuật ngữ “hoạt động<br />
giáo dục”, “trải nghiệm”, “sáng tạo”<br />
* Hoạt động học tập<br />
Hoạt động là phạm trù cơ bản của tâm lí học, là phương thức tồn tại của con người trong<br />
thế giới xung quanh. Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữa họ với thế giới<br />
tự nhiên, xã hội, người khác và với bản thân. Nếu đối tượng của hoạt động trong quan hệ của con<br />
người với thế giới xung quanh là thế giới đồ vật thì đó là hoạt động có đối tượng. Còn đối tượng<br />
của hoạt động là con người thì quá trình tương tác đó gọi là giao tiếp.<br />
Dưới góc độ tâm lí học, hoạt động được hiểu là quá trình tác động qua lại giữa con người<br />
với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và về phía con người.<br />
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là một loại hình hoạt động đặc thù của xã hội loài<br />
99<br />
<br />
Dương Giáng Thiên Hương<br />
<br />
người nhằm truyền kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác, được tổ chức có mục đích, nhằm<br />
hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người. Hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng bao<br />
gồm hoạt động dạy học (hoạt động học tập - nhấn mạnh chủ thể hoạt động nhận thức) và hoạt<br />
động giáo dục (theo nghĩa hẹp).<br />
Hoạt động học tập là quá trình hoạt động có mục đích, có ý thức, có động cơ và mang tính<br />
tự giác của người học, dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn, cố vấn của người dạy, nhằm đạt được mục tiêu<br />
học tập. Hoạt động học tập là quá trình diễn ra hoạt động nhận thức của người học, mà tư duy<br />
chính là một yếu tố cơ bản của loại hình hoạt động này.<br />
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình tổ chức hoạt động của nhà giáo dục nhằm<br />
hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ và phát triển<br />
thể chất của học sinh thông qua hệ thống các biện pháp kết hợp của gia đình và xã hội để phát huy<br />
mặt tốt, khắc phục những hạn chế trong suy nghĩ và hành động của các em (Phạm Viết Vượng,<br />
2005).<br />
*Trải nghiệm<br />
Theo Wikipedia, trải nghiệm là tiến trình hay là quá trình hoạt động năng động để thu thập<br />
kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thu thập<br />
được những bình luận, nhận định, rút tỉa tích cực hay tiêu cực, không rõ ràng, còn tùy theo nhiều<br />
yếu tố khác như môi trường sống và tâm địa mỗi người.<br />
Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê định nghĩa: Trải nghiệm được hiểu đơn giản<br />
nhất là những gì con người từng kinh qua thực tế, từng biết, từng chịu.<br />
Trải nghiệm mang lại cho con người kinh nghiệm phong phú bởi khi trải nghiệm, ta đã trải<br />
qua con đường “thử” và “sai”. Người trải nghiệm nhiều sẽ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm sống<br />
cho bản thân, giúp con người hình thành năng lực, phẩm chất sống.<br />
Trải nghiệm có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau như phạm vi<br />
diễn ra hoạt động, đặc điểm của hoạt động hay nội dung giáo dục thông qua hoạt động... Học tập<br />
thông qua trải nghiệm là học tập thông qua sự phản ánh về việc làm, thường tương phản với học<br />
vẹt, giáo khoa. Học tập trải nghiệm có liên quan nhưng không đồng nhất với giáo dục thực nghiệm,<br />
học tập hành động, học tập khám phá hay học tập dịch vụ.<br />
Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học, không nhất thiết phải là hoạt động<br />
quy mô lớn, ở ngoài trời,. . . mới được gọi là trải nghiệm. Khi học sinh trực tiếp tham gia vào các<br />
hoạt động trên lớp học, được tương tác với con người, sự vật, được làm những cái mới mẻ mà trước<br />
đó chưa từng làm, chưa từng nói, qua đó lấy được kinh nghiệm cho bản thân cũng là trải nghiệm.<br />
Thêm vào đó, không phải khi học sinh hoạt động chân tay, chạy nhảy,..mới gọi là trải nghiệm. Việc<br />
các em tư duy, động não về những cái chưa biết, cái mới cũng được cho là trải nghiệm. Từ quan<br />
điểm này khi tổ chức hoạt động trải nghệm cho học sinh nói chung, hoạt động trải nghiệm sáng<br />
tạo nói riêng, giáo viên không nên cứng nhắc về thời gian, địa điểm hay quy mô thực hiện.<br />
*Sáng tạo<br />
Sáng tạo là năng lực cần thiết với mỗi người. Đặc biệt là trong thời kì kinh tế tri thức, toàn<br />
cầu hóa như hiện nay, đòi hỏi người lao động phải có sức sáng tạo cao. Sáng tạo là sự nảy sinh ra<br />
ý tưởng mới, dựa trên những cái đã có, đã biết, mang lại những thành quả phục vụ được cho đời<br />
sống con người<br />
Sáng tạo được diễn ra ở các độ tuổi với những đặc trưng khác nhau và các cấp độ khác<br />
nhau. Mỗi người có khả năng sáng tạo khác nhau. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả<br />
Nguyễn Huy Tú đã đưa ra 5 mức độ của sự sáng tạo [2-3]:<br />
100<br />
<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học<br />
<br />
Như vậy, sáng tạo không nhất định phải là điều gì quá cao xa, khó khăn hay phức tạp. Kể<br />
cả những hành động, việc làm nhỏ cũng có thể được đánh giá là sáng tạo. Đưa ra năm mức độ của<br />
sự sáng tạo như trên nhằm nhấn mạnh người giáo viên không nên phức tạp hóa, đòi hỏi cao ở sự<br />
sáng tạo của học sinh, nhất là học sinh tiểu học. Sự sáng tạo có thể giáo dục được, vậy nên cần tạo<br />
điều kiện thoải mái để các em có thể phát triển khả năng sáng tạo trong tương lai.<br />
<br />
2.1.2. Thế nào là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo?<br />
Cụm từ “hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là một thuật ngữ mới trong dự thảo Chương trình<br />
giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2015. Có thể hiểu:<br />
một hoạt động có giáo dục có mục đích, được tổ chức nhằm hình thành phẩm chất, năng lực cho<br />
người học, dành cho học sinh và phải đảm bảo 3 yếu tố: Hoạt động – Trải nghiệm – Sáng tạo, mới<br />
được gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong Dự thảo, thuật ngữ HĐTNST được định nghĩa:<br />
là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường<br />
hoặc xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức,<br />
các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. ở đây, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ có<br />
vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục của học sinh tiểu học, được coi như một môn học<br />
trong tuần (3-4 tiết/tuần) [6].<br />
Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra một<br />
định nghĩa khác: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng<br />
dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau<br />
của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát<br />
triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.<br />
Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục; thầy cô giáo,<br />
cha mẹ học sinh, người phụ trách...[5]<br />
Trong Tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu<br />
học, nhóm tác giả đưa ra quan điểm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong<br />
đó học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng<br />
dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh<br />
nghiệm cá nhân. Mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức và<br />
kĩ năng khác nhau [2].<br />
Bởi hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất linh hoạt và mềm dẻo (về địa điểm, thời gian, quy<br />
mô, nội dung,...) nên có thể nhìn nhận hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới các góc độ khác nhau:<br />
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể là một hình thức tổ chức dạy học: như vậy, ở đây,<br />
hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ là một trong số các hình thức tổ chức dạy học, giáo dục để tổ<br />
chức các hoạt động giáo dục, là một “CáCH” để học sinh chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình<br />
thành năng lực, phẩm chất.<br />
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là một nội dung giáo dục: như vậy, nó sẽ<br />
101<br />
<br />
Dương Giáng Thiên Hương<br />
<br />
là nội dung rất lớn, bao gồm nhiều nội dung nhỏ khác như: đời sống xã hội, văn hóa – nghệ thuật,<br />
thể thao, khoa học kĩ thuật, . . . được nhà giáo dục thiết kế nhằm phát triển nhân cách một cách<br />
toàn diện cho học sinh.<br />
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là bản chất của một hoạt động: như vậy,<br />
hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động có mục đích, đối tượng,. . . cụ thể:<br />
+ Chủ thể: Học sinh và các lực lượng liên quan.<br />
+ Đối tượng: Tri thức, kinh nghiệm xã hội, giá trị, kĩ năng xã hội.<br />
+ Mục tiêu: Giáo dục toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi học<br />
sinh.<br />
+ Kết quả: Hệ thống các kĩ năng, năng lực, phẩm chất.<br />
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu tương đương với một môn học, giống<br />
với quan điểm trong dự thảo Chương trình giáo dục tổng thể. Như vậy, nó sẽ có nội dung, phương<br />
pháp, hình thức, cách đánh giá,. . . được thiết kế cụ thể, nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân<br />
cách học sinh.<br />
Như vậy, bản thân hoạt động trải nghiệm sáng tạo được có thể được nhìn nhận dưới nhiều<br />
góc độ khác nhau tùy vào quan điểm, nghiên cứu của mỗi người. Với mỗi cách nhìn, nó lại được<br />
tổ chức thực hiện theo cách khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi quyết định nhìn nhận hoạt<br />
động trải nghiệm sáng tạo như một hình thức tổ chức dạy học tích cực. Do đó, chúng tôi quan<br />
niệm: HĐTNST (creative experiential activities) là một hình thức hoạt động giáo dục, trong đó,<br />
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động<br />
học tập thực tiễn khác nhau của môi trường xung quanh với tư cách là chủ thể của hoạt động, được<br />
thể hiện sự sáng tạo của bản thân, qua đó tăng cường kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng,<br />
xác định giá trị, phát triển năng lực, nhân cách phù hợp cũng như tiềm năng sáng tạo của bản thân.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Tổ chức các HĐTNST trong dạy học tiểu học:<br />
<br />
Trong nhà trường tiểu học hiện nay, việc tổ chức các HĐTNST phụ thuộc nhiều vào sự chủ<br />
động, tự giác của nhà trường và đội ngũ giáo viên, vì lẽ đó, việc tổ chức hình thức hoạt động này<br />
còn khá hạn chế, đơn điệu. Nếu các HĐTNST được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong<br />
phú, tích hợp trong các hoạt động học tập một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập<br />
tích cực đối với học sinh.<br />
<br />
2.2.1. Nguyên tắc tổ chức các HĐTNST ở tiểu học:<br />
Để tổ chức các HĐTNST một cách có hiệu quả, cần tuân thủ theo một số quy tắc nhất định<br />
sau đây:<br />
a. Đảm bảo tính trải nghiệm và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh tham gia hoạt<br />
động<br />
Đây là yếu tố cơ bản thể hiện điểm khác biệt cũng như ưu thế của hoạt động trải nghiệm<br />
sáng tạo với các hoạt động học tập khác, đó là tính trải nghiệm và tính khám phá. Học sinh được<br />
tham gia các nội dung mới mẻ, gắn liền với cuộc sống, thực tiễn xung quanh. Trong yêu cầu của<br />
HĐTNST phải chứa đựng các tình huống có vấn đề làm nảy sinh những băn khoăn, thắc mắc của<br />
HS, đòi hỏi các em phải vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng sẵn có của mình<br />
trong việc giải quyết vấn đề. Sự trải nghiệm được thể hiện ở tất cả các khâu của hoạt động, từ chỗ<br />
học sinh được chủ động lên ý tưởng, chuẩn bị, tổ chức tiến hành hay đánh giá, nhận xét.<br />
Một đặc điểm tất yếu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo đó là giáo viên phải phát huy được<br />
102<br />
<br />